Các bệnh Nam khoa - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Fri, 17 Aug 2018 07:47:22 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành https://yhoccongdong.com/thongtin/tran-dich-mang-tinh-hoan-o-nguoi-truong-thanh/ Mon, 21 May 2018 04:16:07 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=16736 tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn. Phần lớn xuất hiện không có nguyên nhân rõ ràng, vô hại và có thể đơn độc.

Bài viết Tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành

 

Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài

Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn. Phần lớn xuất hiện không có nguyên nhân rõ ràng, vô hại và có thể đơn độc. Trong trường hợp cần thiết, tiểu phẫu có thể giúp giải quyết hoặc điều trị bệnh. Trong một số ít trường hợp, tràn dịch màng tinh hoàn có liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn của tinh hoàn.

Bìu và tinh hoàn bình thường

Bìu thường là nơi lỏng lẻo, mềm mại và giữ hai tinh hoàn. Thông thường bạn có thể dễ dàng cảm thấy tinh hoàn trong bìu. Một ống (ống dẫn tinh) dẫn tinh trùng từ mỗi tinh hoàn đến dương vật. Bình thường thì một tinh hoàn sẽ nằm thấp hơn so với tinh hoàn còn lại.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là lượng dịch tập trung một túi bên trong bìu bên cạnh tinh hoàn. Thường thì xảy ra ở một bên nhưng đôi khi cả hai bên tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn điển hình

Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ. Bạn thường không thể cảm thấy điều này. Túi mô mềm này tạo ra một lượng nhỏ dịch để ‘bôi trơn‘ cho phép tinh hoàn di chuyển tự do. Lượng dịch dư thừa thường được hấp thu bởi tĩnh mạch trong bìu. Nếu sự cân bằng bị thay đổi giữa lượng dịch tạo ra và lượng dịch thoát đi, thì sẽ gây ra ứ đọng dịch và gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.

Triệu chứng tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn trông giống như một quả bóng nhỏ đầy chất lỏng bên trong bìu, trơn tru và chủ yếu ở phía trước của tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn thay đổi rất nhiều về kích thước. Tràn dịch màng tinh hoàn rất lớn thường gặp ở những người đàn ông lớn tuổi chưa bao giờ thấy sưng tấy. Nó lớn hơn nhiều so với các năm trước.

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không đau. Nếu nó lớn có thể gây khó chịu do kích thước. Đi bộ hoặc hoạt động tình dục có thể trở nên không thoải mái nếu tràn dịch màng tinh hoàn rất lớn.

tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành

Nguyên nhân gây ra tràn dịch màng tinh hoàn

Hầu hết tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra ở người trưởng thànhphổ biến nhất ở nam giới trên 40 tuổi.

  • Nguyên nhân không được biết rõ trong hầu hết các trường hợp.
  • Một số lượng nhỏ tràn dịch màng tinh hoàn là do vấn đề về tinh hoàn. Ví dụ, nhiễm trùng, viêm nhiễm, chấn thương hoặc khối u của tinh hoàn có thể dẫn đến hình thành dịch trong màng tinh hoàn.
  • Đôi khi tràn dịch màng tinh hoàn là do phù toàn ở nửa dưới của cơ thể bạn.

 Những xét nghiệm cần làm?

Một bác sĩ sẽ khám tinh hoàn của bạn, họ sẽ soi đèn qua bìu để giúp chẩn đoán tràn dịch màng tinh hoàn.

Nếu tràn dịch lượng lớn, và bác sĩ không thể khám được tinh hoàn của bạn, dịch này có thể được tháo ra bằng kim tiêm. (Thủ thuật này được hỗ trợ bằng gây tê tại chỗ, dưới da để bạn không cảm thấy đau.) Khi chất lỏng được lấy ra, tinh hoàn của bạn có thể được khám một cách dễ dàng hơn.

Siêu âm tinh hoàn giúp kiểm tra tinh hoàn của bạn để đảm bảo rằng không có nguyên nhân bên dưới nào gây ra tràn dịch màng tinh hoàn.

Các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Không điều trị gì cũng là một lựa chọn

Ở người trưởng thành, nếu tràn dịch màng tinh hoàn không gây ra triệu chứng, một lựa chọn đơn giản là để nguyên như vậy. Nếu tràn dịch lớn hơn hoặc gây phiền hà cho bạn, thì bạn có thể thay đổi ý định và điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu tràn dịch màng tinh hoàn lượng lớn hoặc gây khó chịu cho bạn. Phẫu thuật này bao gồm việc rạch một đường rất nhỏ trên bìu hoặc phần bụng dưới. Dịch sẽ được dẫn lưu ra ngoài màng tinh hoàn, đường đi giữa bụng và bìu cũng sẽ được thắt lại để dịch không thể tái lập trong tương lai. Tràn dịch màng tinh hoàn có thể trở lại sau phẫu thuật nhưng điều này là không phổ biến.

Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn

Dịch màng tinh hoàn có thể được dẫn lưu một cách dễ dàng bằng kim tiêm. Tuy nhiên, tràn dịch có thể quay trở lại trong vài tháng sau đó. Dẫn lưu dịch màng tinh hoàn sẽ phù hợp nếu bạn không phù hợp cho phẫu thuật hoặc không muốn phẫu thuật.

Liệu pháp xơ hóa

Liệu pháp xơ hóa là tiêm một chất để ngăn tràn dịch màng tinh hoàn quay trở lại sau khi đã dẫn lưu dịch màng tinh hoàn. Điều này thường không phổ biến nhưng có thể được áp dụng cho một số người không thích hợp với phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo

  1. https://patient.info/health/scrotal-lumps-pain-and-swelling/hydrocele-in-adults
  2. https://patient.info/health/scrotal-lumps-pain-and-swelling
  3. https://emedicine.medscape.com/article/438724-overview

Bài viết Tràn dịch màng tinh hoàn ở người trưởng thành được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Giãn tĩnh mạch thừng tinh https://yhoccongdong.com/thongtin/gian-tinh-mach-thung-tinh/ Mon, 21 May 2018 04:15:01 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=16739 Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tập hợp các tĩnh mạch giãn nở trong bìu. Nó thường xảy ra ở bên cạnh và trên một hoặc cả hai tinh hoàn.

Bài viết Giãn tĩnh mạch thừng tinh được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Giãn tĩnh mạch thừng tinh

 

Biên dịch: BS. Đinh Thị Phương Hoài

Hiệu đính: PGS.TS.BS. Khánh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn các tĩnh mạch nhỏ sát hoặc bên cạnh tinh hoàn một hoặc cả 2 bên.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Tinh hoàn nhìn từ bên trái qua

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một tập hợp các tĩnh mạch giãn nở trong bìu. Nó thường xảy ra ở bên cạnh và trên một hoặc cả hai tinh hoàn.

Các tĩnh mạch bị ảnh hưởng là những tĩnh mạch nằm trong thừng tinh. Thừng tinh giống như một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới của ổ bụng. Bạn có thể cảm thấy thừng tinh ở trên mỗi tinh hoàn, phần trên của bìu. Thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến dương vật (ống dẫn tinh), mạch máu, bạch huyết và dây thần kinh.

Thông thường, bạn không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy tĩnh mạch trong thừng tinh. Nếu bạn có giãn tĩnh mạch thừng tinh, các tĩnh mạch trở nên lớn hơn( giãn ra) và điều này làm cho chúng dễ dàng nhận thấy hơn. Nó tương tự như giãn tĩnh mạch ở chân. Kích thước của giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thay đổi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn đôi khi được cho là trông giống như một búi giun trong bìu.

Nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Van tĩnh mạch tốt

Trong hầu hết các trường hợp, lý do tại sao các tĩnh mạch trở nên lớn hơn là do các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu không hoạt động tốt. Các van này là một chiều, dọc theo tĩnh mạch: van mở ra cho phép máu chảy về tim, và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để máu không chảy ngược về.

Nếu các van này không hoạt động tốt, thì máu có thể chảy ngược về (do trọng lực) và ứ đọng ở phần dưới của tĩnh mạch tạo thành giãn tĩnh mạch thừng tinh. (Điều này tương tự như cách giãn tĩnh mạch ở chân)

Không rõ tại sao các van này lại không hoạt động tốt.

Tĩnh mạch trong giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể (hiếm khi) xuất hiện nếu có sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn ở vùng bụng. Nó gây ra áp lực trên các tĩnh mạch nhỏ hơn trong bìu và dẫn đến giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch thừng tinh loại này thường gặp ở nam giới lớn hơn 40 tuổi. Ví dụ, nếu một giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện đột ngột ở một người đàn ông lớn tuổi, thì nó có thể gợi ý một khối u của thận đã phát triển gây tăng áp lực lên tĩnh mạch.

Phần lớn các giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển ở thiếu niên và thanh niên trẻ và không do một tình trạng nghiêm trọng nào.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào?

Việc chẩn đoán được thực hiện bởi việc thăm khám của bác sĩ. Siêu âm Doppler màu (siêu âm để xem lưu lượng máu trong một khu vực) đôi khi được thực hiện để xác định chẩn đoán. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể liên quan đến một số trường hợp vô sinh. Do đó, một xét nghiệm tinh dịch đồ có thể được yêu cầu nếu bạn là một phần của cặp vợ chồng đang được điều trị vô sinh.

Trong trường hợp hiếm của giãn tĩnh mạch thừng tinh phát hiện đầu tiên ở một người đàn ông trên 40 tuổi, thì các xét nghiệm để kiểm tra một nguyên nhân tiềm ẩn có thể được khuyên dùng. Ngoài ra, một giãn tĩnh mạch thừng tinh đơn độc bên phải là không bình thường. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần một số xét nghiệm để loại trừ bất kỳ nguyên nhân bất thường nào khác.

Khi nào giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra mối lo ngại?

Nguyên nhân có thể gây vô sinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có tỷ lệ vô sinh cao hơn những người không có giãn tĩnh mạch thừng tinh. Lý do cho điều này là không rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng là máu ứ đọng lại gây tăng nhiệt độ hơn một chút trong bìu. Điều này có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng sinh ra và có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Ngay cả khi bạn chỉ có giãn tĩnh mạch thừng tinh một bên, thì cả hai tinh hoàn đều có thể được làm ấm bởi lượng máu ứ đọng lại trong các búi giãn tĩnh mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25 trong 100 người đàn ông có vấn đề trên tinh trùng đồ có giãn tĩnh mạch thừng tinh và được điều trị, thường cải thiện chất lượng tinh trùng. Và hãy nhớ rằng, hầu hết đàn ông với giãn tĩnh mạch thừng tinh không gây vô sinh

Xem thêm bài vô sinh nam của BS. Lê Đăng Khoa

Hiện nay các khuyến cáo cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh nên được điều trị nếu:

  • Khám thấy các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh rõ.
  • Số lượng tinh trùng thấp; bạn đã vô sinh trong hai năm trở nên.
  • Vô sinh là không giải thích được.

Tinh hoàn nhỏ

Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh lớn phát hiện ở tuổi thiếu niên, thì tinh hoàn ở phía bên của giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể không phát triển nhiều như mong đợi. Ví dụ, đo tinh hoàn hàng năm nên được khuyến cáo. Tinh hoàn có thể sẽ nhỏ hơn bình thường. Điều này có thể góp phần gây vô sinh.

Khởi phát đột ngột của giãn tĩnh mạch thừng tinh ở một người đàn ông lớn tuổi

Rất hiếm khi, giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển một cách đột ngột, điều này gợi ý một sự tắc nghẽn của tĩnh mạch lớn trong bụng – xem ở trên. Thường chỉ xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi.

Khi nào thì giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được điều trị?

Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng hoặc vấn đề gì, thì tốt nhất là không điều trị gì cả. Nó thường là vô hại nhưng có một số trường hợp nó lại gây ra sự lo ngại.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nếu chỉ có sự khó chịu nhẹ, quần lót hỗ trợ (thay vì quần soóc boxer) có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn ngừa sự khó chịu trên.

Điều trị bằng cách buộc các tĩnh mạch giãn. Một phương pháp khác là sử dụng một chất đặc biệt được tiêm vào tĩnh mạch để ngăn chặn chúng. Cả hai phương pháp này thường thành công. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ tư vấn về những ưu và nhược điểm của các kỹ thuật khác nhau.

Tuy nhiên, sau khi điều trị thành công, một số người đàn ông có thể tái phát giãn tĩnh mạch thừng tinh sau vài tháng hoặc vài năm. Điều này là do các tĩnh mạch còn lại ở phía sau sẽ nhận máu từ tinh hoàn và có thể giãn lớn với lượng máu thêm. Tái phát sẽ được điều trị theo cách tương tự như lần đầu tiên.

Tài liệu tham khảo

  1. https://patient.info/health/scrotal-lumps-pain-and-swelling/varicocele
  2. https://patient.info/doctor/infertility-male
  3. https://patient.info/health/scrotal-lumps-pain-and-swelling
  4. https://emedicine.medscape.com/article/438591-overview

Bài viết Giãn tĩnh mạch thừng tinh được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chuyện cái da quy đầu https://yhoccongdong.com/thongtin/chuyen-cai-da-quy-dau/ Mon, 19 Mar 2018 16:58:07 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=15277 chuyện cái da quy đầu

Ở trẻ sơ sinh, da quy đầu thường dính vào quy đầu. Lớp da này sẽ dần tách ra khỏi quy đầu theo thời gian, khoảng 90% tách khỏi khi trẻ 3 tuổi

Bài viết Chuyện cái da quy đầu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chuyện cái da quy đầu

 

Tự chẩn đoán

• Hẹp da quy đầu: là tình trạng không thể bộc lộ quy đầu dương vật ra ngoài khi “cậu bé” ở trạng thái nghỉ ngơi. Điều này khiến không thể vệ sinh quy đầu. Khi đi tiểu, nước tiểu sẽ làm phồng bao quy đầu lên, rồi sau đó mới len qua lỗ nhỏ thoát ra ngoài. (Hình 1)

hinh 1

• Bán hẹp da quy đầu: là tình trạng vẫn có thể bộc lộ quy đầu khi “cậu bé” ở trạng thái nghỉ ngơi, tuy nhiên, lại gặp khó khăn khi ở trạng thái “vươn vai thức giấc”. Vì lúc này thể tích “cậu bé” lớn hơn. Và nếu lỡ tuột vòng da ra sau quy đầu, mà không thể trả lại hiện trạng ban đầu, đặc biệt khi ở trạng thái cương cứng, có thể gây thắt nghẹt bao quy đầu. (Hình 2)

Hình 2

• Thừa da quy đầu: là tình trạng vẫn có thể bộc lộ quy đầu kể cả khi ở trạng thái “vươn vai thức giấc”, tuy nhiên, lớp da vẫn còn dư rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho nước tiểu đọng lại bên trong, tạo môi trường ẩm thấp và dễ gây viêm.

• Dính da quy đầu: thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặt trong da quy đầu vẫn còn dính với quy đầu. Thường sẽ tự tách dính khi trẻ được 3-6 tuổi.

Sự phát triển của bao quy đầu

Ở trẻ sơ sinh, da quy đầu thường dính vào quy đầu. Lớp da này sẽ dần tách ra khỏi quy đầu theo thời gian nhờ vào sự tích tụ các mảng tế bào biểu mô chết (Smegma) và hiện tượng cương vào mỗi buổi sáng. Da quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu ở 90% trẻ lên 3 tuổi.
Khả năng bộc lộ được quy đầu lần lượt là 4% ở trẻ sơ sinh, 20% ở trẻ 6 tháng tuổi, 50% ở trẻ 12 tháng tuổi, 80% ở trẻ 2 tuổi và 90% ở trẻ 3 tuổi.

Hậu quả của hẹp và bán hẹp bao quy đầu

• Dễ bị viêm quy đầu do không thể vệ sinh. (Hình 3A)

• Viêm xơ teo từ bao quy đầu đến quy đầu và có thể là viêm hẹp miệng sáo – đoạn ống tiểu phía quy đầu. (Hình 3B)

• Tăng nguy cơ ung thư dương vật.

• Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Hình 3

Khi nào cắt bao quy đầu?

• Chỉ định:
o Hẹp da quy đầu, viêm xơ teo quy đầu.
o Bán hẹp hay thừa da quy đầu mà gây viêm tái đi tái lại.
o Tôn giáo, văn hóa.
• Kĩ thuật:
o Đối với trẻ nhỏ: tiến hành trong phòng mổ, với tiền mê và tê tại chỗ hoặc gây mê mask thanh quản.
o Đối với người lớn: tiến hành ở phòng tiểu phẫu với gây tê tại chỗ.
• Biến chứng có thể gặp:
o Chảy máu
o Nhiễm trùng
o Sẹo đau
• Nên can thiệp bởi bác sĩ Nam Khoa hoặc Niệu Nhi (Hình 4).

Hình 4

Có nên nong bao quy đầu?

Tuyệt đối không nên cố gắng tuột da quy đầu khỏi quy đầu khi trẻ có vấn đề hẹp da quy đầu. Vì sẽ gây sang chấn tâm lý cho trẻ (do phải nong đi nong lại nhiều lần), đau rát vùng da bị rách và sau đó hình thành sẹo xấu cũng như hẹp tái phát. (Hình 5)

Hình 5

Làm gì khi thắt nghẹt bao quy đầu?

Khi bao quy đầu bị lộn ngược và thắt lại phía sau quy đầu, máu sẽ không thể hồi lưu và gây ra tình trạng sưng phù, mọng nước. (Hình 2 và Hình 6)

Các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm sẽ không giúp ích gì, cho đến khi nào tuột được lớp da này trở về trạng thái ban đầu. Nên đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Sau khi bớt phù nề thì nên tham gia cắt da quy đầu.

Hình 6

Tài liệu tham khảo:

https://www.facebook.com/groups/nhikhoa.yhcd/permalink/1556814264390172/
Group Nhi Khoa Y Học Cộng Đồng

Bài viết Chuyện cái da quy đầu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Vô sinh nam – Sách của Khoa hiếm muộn https://yhoccongdong.com/thongtin/vo-sinh-nam-sach-cua-khoa-hiem-muon/ Sat, 11 Mar 2017 16:45:57 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=12668 Vô sinh nam - Sách của khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

Vô sinh nam là sách trả lời các câu hỏi thường gặp về sự thụ tinh ở nam giới, các phương pháp điều trị vô sinh ở nam hiện nay.

Bài viết Vô sinh nam – Sách của Khoa hiếm muộn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Vô sinh nam - Sách của khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Hùng Vương

 

Giới thiệu vô sinh nam

Vô sinh nam là cuốn sách giới thiệu về cơ quan sinh sản ở người và các yếu tố ảnh hưởng lên khả năng có thai. Cũng như trả lời một số câu hỏi thường gặp về sự thụ tinh ở nam giới. Đồng thời xua tan những đồn đoán không đúng về vô sinh nam. Ngoài ra, cuốn sách này giúp độc giả khái quát hoá những phương pháp điều trị hiện nay như điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa và các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác.

Hi vọng sau khi đọc xong cuốn sách này bạn sẽ mạnh dạn đối đầu với những khó khăn hiện tại và sẵn sàng thảo luận, trao đổi với bác sĩ điều trị của mình về vấn đề hiếm muộn của bản thân.

Những điều cần biết

  • Nguồn gốc gây vô sinh

Vô sinh nam và nguyên nhân thường gặp

Tìm hiểu cơ quan sinh sản

  • Cơ quan sinh dục nam.
  • Chức năng của hóc-môn.
  • Tinh trùng trưởng thành như thế nào ?
  • Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.
  • Trứng và tinh trùng.

Các yếu tố ảnh hưởng khả năng thụ thai

  • Hút thuốc lá có làm ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới không?
  • Rượu có làm ảnh hưởng khả năng sinh sản?
  • Những bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ có ảnh hưởng khả năng sinh sản như thế nào?
  • Có phải là kiểu quần lót thật sự ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  • Spa và xông hơi ảnh hưởng khả năng sinh sản như thế nào?
  • Môi trường làm việc thế nào ảnh hưởng khả năng sinh sản?
  • Thuốc và dược phẩm có ảnh hưởng khả năng sinh sản không?
  • Chất bôi trơn âm đạo ảnh hưởng khả năng có thai như thế nào?
  • Tuổi tác có quan trọng khi muốn có con không?

Khảo sát khả năng sinh sản

a. Bệnh sử

b. Khám

Khám tổng quát.

Khám sinh dục.

Khám trực tràng.

c. Xét nghiệm

Tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ là gì?

Người đàn ông nên làm xét nghiệm phân tích tinh dịch ở đâu?

Tinh dịch được thu thập để làm xét nghiệm như thế nào?

Xét nghiệm tinh dịch bao gồm những gì?

Một kết quả phân tích tinh dịch bình thường là gì?

Chỉ số phân tích tinh dịch bình thường

Phân tích tinh dịch bình thường – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1999 và 2010

Những xét nghiệm nào khác được thực hiện như một phần của phân tích tinh dịch?

Định lượng nội tiết

Hormon nào được xét nghiệm?

Kiểm tra di truyền

Những xét nghiệm di truyền nào có thể được thực hiện?

Xét nghiệm karyotype là gì?

Nhiễm sắc thể Y có thể được kiểm tra cho những phần bị khiếm khuyết?

Những xét nghiệm di truyền nào khác có thể được thực hiện?

Sinh thiết tinh hoàn

Sinh thiết kim nhỏ.

Sinh thiết mở.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện thường quy khi lượng tinh dịch được xuất tinh (thể tích xuất tinh) thấp dưới 0,5 ml hoặc không có tinh dịch.

Điều trị ngoại khoa vô sinh nam

a. Nhóm phẫu thuật phục vụ cho chẩn đoán

Chụp ống dẫn tinh.

Sinh thiết tinh hoàn.

b. Nhóm phẫu thuật phục vụ cho điều trị

Phục hồi hệ thống tĩnh mạch tinh giãn.

Nối ống dẫn tinh với ống dẫn tinh.
Nối ống dẫn tinh với ống dẫn tinhNối ống dẫn tinh với mào tinh.

Nối ống dẫn tinh với mào tinh

Vi phẫu thuật trích tinh trùng từ mào tinh (MESA).

Phẫu thuật trong tắc nghẽn ống phóng tinh.

Điều trị nội khoa vô sinh nam

Điều trị rối loạn nội tiết.

Điều trị kháng thể kháng tinh trùng.

Điều trị viêm nhiễm.

Điều trị bệnh nền.

Điều trị thiểu tinh không rõ nguyên nhân.

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI

Thụ tinh với tinh trùng của người cho (DI)

Thụ tinh với tinh trùng của người cho (DI)

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Bơm tinh trùng vào bào tương của trứng (ICSI)

Kết luận

Mặc dù có nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị, tình trạng vô sinh có thể ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc cũng như mối quan hệ bền chặt của một cặp vợ chồng. Tình trạng vô sinh có thể khiến nam giới mặc cảm và cảm thấy không kiểm soát được đời sống của bản thân. Khi trải qua vấn đề này, một số người có thể dằn vặt về bản thân, đời sống tình dục và cảm xúc bị suy sụp. Hơn thế nữa, họ có thể mất khả năng kiểm soát các khủng hoảng của bản thân. Do đó, người bạn đời cần chú ý nhiều hơn. Bằng nhiều cách khác nhau và đó cũng là cách để giúp thắt chặt mối quan hệ vợ chồng.

Vô sinh là một vấn đề nhạy cảm. Người thầy thuốc cần chú ý đến cảm xúc của bệnh nhân, đồng cảm và thấu hiểu để có thể giúp họ giảm bớt áp lực cũng như nỗi thất vọng. Các cặp vợ chồng vô sinh cần phải chia sẽ lẫn nhau và không nên ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Mặc dù điều trị vô sinh là một quá trình đầy căng thẳng. Nhưng một điều quan trọng là không ai muốn bị kết luận là đáp ứng kém với điều trị. Mọi người đều có quyền hy vọng. Có khoảng 65% cặp vợ chồng tìm kiếm sự hỗ trợ của y học. Chỉ mong đạt được ý nguyện có con thông qua các phương pháp điều trị hiện có.

Tới một thời điểm nào đó các cặp vợ chồng sẽ kết thúc quá trình điều trị. Nếu kết quả điều trị không thành công, một số cặp vợ chồng sẽ chọn giải pháp xin con nuôi để bù đắp tình cảm thiếu hụt trong gia đình. Một số khác sẽ tìm kiếm cho mình một mục tiêu theo đuổi khác như một lối thoát. Việc thành công trong cuộc sống có lẽ là lựa chọn tốt nhất giúp họ vượt qua trở ngại vô sinh và dần chấp nhận sự thật.

Vấn đề vô sinh là một kinh nghiệm cần chia sẻ. Do đó các cặp vợ chồng có thể đối mặt với thử thách một cách thành công bằng cách chung tay vượt qua khó khăn. Giá trị tồn tại về mặt cảm xúc, tinh thần và thể chất của các cặp vợ chồng vô sinh là kết quả của một mối quan hệ bền chặt.

Không ít nam giới sau khi trải qua quá trình điều trị vô sinh càng thấy tình cảm vợ chồng của gia đình họ thêm gần gủi và keo sơn hơn bao giờ hết.

Chú giải

  • Sự kết dính: Xảy ra khi tinh trùng tụ lại với nhau thành từng nhóm. Có thể do đáp ứng miễn dịch từ chồng hay vợ hoặc không rõ nguyên nhân trong một số trường hợp. Sự kết dính chỉ có thể nhận biết dưới kính hiển vi.
  • Phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh: Là tình trạng từ khi mới sinh đã thiếu hụt men cần thiết cho tuyến thượng thận. Do đó các sản phẩm bình thường của tuyến thượng thận không được sản xuất. Đồng thời cơ thể cố gắng kích thích tuyến này khiến nó phì đại.
  • Nhược tinh: Là tình trạng tinh trùng di động kém hay bơi chậm hơn tiêu chuẩn bình thường.
  • Tinh hoàn ẩn: Xảy ra khi hai tinh hoàn không nằm trong bìu. Nó có thể nằm trên bẹn hay trong ổ bụng.
  • Vô tinh: Là tình trạng trong tinh dịch xuất ra không tìm thấy tinh trùng. Nó có thể do bế tắc đường đi của tinh trùng hay do quá trình sản sinh tình trùng tại tinh hoàn bất thường.
  • Xuất tinh ra máu: Là tình trạng xuất hiện máu bên trong mẫu tinh dịch xuất ra, có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân: Xảy ra khi không tìm thấy bất cứ nguyên nhân gây vô sinh nào ở cả chồng và vợ mà vẫn không thể có thai.
  • Thiểu tinh: Là tình trạng mật độ tinh trùng trong mẫu tinh dịch xuất ra thấp hơn tiêu chuẩn bình thường (>=20×106 tinh trùng/ml).
  • Bất lực: Hoàn toàn không có hoặc ít có khả năng đạt được sự cương cứng của dương vật
  • Xuất tinh ngược dòng: Tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì xuất ra bên ngoài cơ thể.
  • Xoắn tinh hoàn: Là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục từ đó làm tắc nghẽn nguồn máu nuôi dưỡng, thường gặp ở tuổi dậy thì. Phẫu thuật cấp cứu tháo xoắn càng nhanh càng tốt cho việc bảo tồn tinh hoàn. Thường biểu hiện bởi đau tinh hoàn một cách đột ngột và cực độ.
  • Giãn tĩnh mạch tinh: Là tình trạng giãn và gấp cuộn của các tĩnh mạch nuôi dưỡng tinh hoàn. Dòng chảy của máu trong các tĩnh mạch này bất thường, thay vì đổ về tim sẽ trào ngược về tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh sẽ làm tăng nhiệt độ ở tinh hoàn và được cho là tác nhân giảm sinh tinh.

Download sách “Vô sinh Nam”

[PDF – 1,7MB] https://goo.gl/zVggkt

Nguồn: Khoa Hiếm muộn – Bệnh viện Hùng Vương”

Bài viết Vô sinh nam – Sách của Khoa hiếm muộn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nữ hóa tuyến vú https://yhoccongdong.com/thongtin/nu-hoa-tuyen-vu/ Thu, 04 Jun 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nu-hoa-tuyen-vu/ nữ hóa tuyến vú

Nữ hóa tuyến vú là sự phì đại mô vú ở nam giới. Dấu hiệu ban đầu là một khối mô đàn hồi hoặc khá rắn dưới hai đầu núm vú và sau đó lan rộng ra ngoài vùng vú.

Bài viết Nữ hóa tuyến vú được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
nữ hóa tuyến vú

 

Triệu chứng và nguyên nhân

Nữ hóa tuyến vú ở nam giới là gì?

Nữ hóa tuyến vú là sự phì đại mô vú ở nam giới. Dấu hiệu ban đầu là một khối mô đàn hồi hoặc khá rắn dưới hai đầu núm vú và sau đó lan rộng ra ngoài vùng vú. Phần mô phình to không phải là mô mỡ mà là mô các tuyến. 50% số  trường hợp, sự phình to xảy ra ở cả hai bên ngực. Một số trường hợp khác chỉ xảy ra ở một bên.

Nữ hóa tuyến vú có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi hoặc cân nặng nào. Nam giới bị béo phì có thể có bộ ngực to như khi mắc nữ hóa tuyến vú. Tuy nhiên đó là do bởi họ có mô mỡ lớn ở khắp cơ thể bao gồm cả vùng ngực. Nhưng thực ra không phải là mắc nữ hóa tuyến vú.

Sự phì đại mô vú có thể gây đau đớn hoặc tăng nhạy cảm vùng ngực. Điều này nên cần có sự kiểm tra của bác sĩ. Nữ hóa tuyến vú có thể trông như một khối u nhỏ mà ngày càng trở nên nhạy cảm hơn khi lớn dần.

hình ảnh nữ hóa tuyến vú nam giới

Photo courtesy of Mr Graeme Southwick Melbourne Institute Plastic Surgery

Tỉ lệ mắc phải nữ hóa tuyến vú

Nữ hóa tuyến vú rất thường gặp ở thiếu niên độ tuổi dậy thì (chiếm 67% bệnh lý tuyến vú ở nam giới). Xảy ra ở hơn một nửa nam thanh niên, và thường sẽ tự khỏi theo thời gian. Ở những người đàn ông lớn tuổi hơn, hiện tượng phì đại tuyến vú xảy ra với tỉ lệ 1/3.

Nguyên nhân gây ra nữ hóa tuyến vú

Nữ hóa tuyến vú thường xảy ra ở lứa tuổi ấu thơ, dậy thì hoặc trưởng thành. Trong cơ thể nam giới tồn tại cả hóc môn sinh dục nam testosterone và hóc môn sinh dục nữ oestrogen điều khiển sự phát triển mô vú. Khi có sự biến đổi về tỉ lệ giữa testosterone và oestrogen (nghĩa là có sự mất cân bằng về mức độ giữa hai hóc môn này với sự gia tăng lượng hóc môn oestrogencao hơn), mô vú có thể phình to.

Một số nam giới mắc chứng nữ hóa tuyến vú có mức độ oestrogen cao hơn ngưỡng bình thường.

Một số bé trai mới sinh có mô vú phình to. Vì sự hấp thu oestrogen từ mẹ trong thời kì mang thai. Mức oestrogen sẽ giảm xuống sau khi sinh. Nên triệu chứng chỉ mang tính tạm thời.

Vào giữa hoặc cuối giai đoạn dậy thì oestrogen được sản xuất nhiều hơn testosterone. Bởi tinh hoàn đang phát triển cho đến khi bắt đầu sản xuất testosterone ở mức trưởng thành. Nữ hóa tuyến vú bắt đầu trong giai đoạn dậy thì thường sẽ tự khỏi. Nhưng có thể sẽ tiếp tục vào giai đoạn trưởng thành ở 5% nam thanh niên.

Nam giới càng có tuổi thì sẽ có sự tụt giảm nồng độ testosterone và có thể dẫn đến nữ hóa tuyến vú.

Nữ hóa tuyến vú còn có thể được gây ra bởi vấn đề về di truyền, một số bệnh mãn tính (đặc biệt bệnh thận hoặc gan) hoặc bởi sử dụng một số loai thuốc. Nam giới sử dụng hóc môn tổng hợp dùng để tăng khối lượng cơ hoặc trong thể thao thường dễ mắc phải chứng này. Ở một số trường hợp hiếm gặp, nữ hóa tuyến vú có thể gây ra bởi khối u ở tinh hoàn hoặc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều oestrogen.

Vấn đề di truyền nào gây ra nữ hóa tuyến vú?

Hội chứng Klinefelter (KS), liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra ở 1/650 nam giới. Là nguyên nhân chính liên quan đến di truyền gây ra nữ hóa tuyến vú. Nam giới mắc phải KS có thừa một nhiễm sắc thể X (XXY) và không sản xuất đủ testosterone khiến cơ thể hoạt động không bình thường. Sự phát triển về thể chất và sinh lí bị ảnh hưởng, tinh hoàn nhỏ, hầu như không có chức năng sinh sản và thường dẫn đến nữ hóa tuyến vú.

Nam giới mắc phải KS có sự mất cân bằng về tỉ lệ oestrogen và testosterone bởi vì mức testosterone thấp. Trị liệu bổ sung testosterone giúp tỉ lệ này cân bằng trở lại (thường bắt đầu trong giai đoạn dậy thì) sẽ dự phòng hoặc cải thiện triệu chứng nữ hóa tuyến vú. Nhưng nó có thể không hoàn toàn khỏi mà có thể phải cần đến phẫu thuật thẩm mĩ.

Thuốc hoặc dược phẩm gây ra nữ hóa tuyến vú như thế nào

Một số loại thuốc khiến ngực nam giới phát triển bao gồm một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp hoặc viêm phổi, và một số loại hóa dược phẩm. Kháng sinh, thuốc chống loét dạ dày và điều trị mạch vành đôi khi có thể gây mất cân bằng hóc môn của cơ thể.

Lạm dụng dược phẩm, đặc biệt là hóc môn tổng hợp dùng cho tăng cơ, và cả cần sa, thuốc phiện, lạm dụng chất cồn (gây bệnh gan mãn tính) có thể gây ra nữ hóa tuyến vú.

Một số loại thuốc vô hiệu hóa testosterone dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra nữ hóa tuyến vú.

Ở một số trường hợp hiếm, chồng hoặc bạn trai của những phụ nữ đang sử dụng kem hoặc gel oestrogen dành cho trị liệu thay thế hóc môn có thể bị tiếp nhận oestrogen một cách thụ động gây nữ hóa tuyến vú qua việc tiếp xúc thường xuyên và lâu dài.

Chẩn đoán

Nữ hóa tuyến vú được chuẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ có thể kiểm tra mô ngực bị phì đại to xem liệu đó là do nữ hóa tuyến vú hay sự tích tụ mỡ thừa. Nếu là nữ hóa tuyến vú thật. Một khối mô rắn, đàn hồi với hình dạng như núm vú có thể cảm nhận được. Nếu là sự tích tụ mỡ thừa, khối mô sẽ không có hình dạng đĩa tròn.

Sau khi đã chẩn đoán, điều quan trọng là bác sĩ cần kiểm tra tất cả những loại thuốc mà người đàn ông đó đã sử dụng có thể liên quan đến nữ hóa tuyến vú.

Việc xét nghiệm sâu hơn hay không phụ thuộc vào tình huống. Việc xét nghiệm sâu hơn có thể không cần thiết nếu nguyên nhân chính đã rõ. Ví dụ ở một bé trai trong giai đoạn dậy thì với tiền sử gia đình mắc chứng nữ hóa tuyến vú. Hoặc ở một người đàn ông trưởng thành mà tình trạng ngực phình to đã diễn ra nhiều năm.

Tuy nhiên, nếu một người đàn ông khỏe mạnh có tiền sử ngắn ngực phình to đột ngột. Thì cần phải có xét nghiệm máu cho hóc môn giới tính và một số chỉ điểm máu để xác định ung thư tinh hoàn. Cùng với siêu âm tinh hoàn, dù ung thư tinh hoàn khá hiếm gặp và hầu như không phải là nguyên nhân.

Nếu có sự bất thường hoặc khối u ở ngực, chụp tia X vú hoăc siêu âm ngực có thể giúp ích. Nếu có phát hiện nghi ngờ bất thường nào khác. Sinh thiết có thể loại trừ chấn đoán ung thư vú tuy khá hiếm.

Điều trị

Điều trị nữ hóa tuyến vú như thế nào?

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân chủ yếu, tình trạng diễn biến hoặc vì lí do thẩm mĩ. Theo dõi sự phát hiện của triệu chứng thường là lựa chọn tốt nhất. Vì đa số các trường hợp sẽ tự khỏi theo thời gian.

Nếu tìm ra nguyên nhân và chữa trị trong giai đoạn đầu. Có thể ngăn chặn sự phì đại của tuyến vú. Nếu thuốc hoặc dược phẩm là nguyên nhân gây ra nữ hóa tuyến vú. Thì việc ngưng sử dụng có thể khiến mô vú phình to trở lại bình thường trong vòng một tháng.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc đã được kiểm chứng có khả năng điều trị nữ hóa tuyến vú ở nam giới không có vấn đề liên quan đến hóc môn. Dù tỉ lệ thành công khác nhau ở những nghiên cứu khác nhau. Việc sử dụng thuốc kháng oestrogen để ức chế hoạt động của oestrogen, tăng lượng testosterone và điều chỉnh sự cân bằng oestrogen-testosterone. Có thể giúp cải thiện tình trạng ở một số người.

Tamoxifen, một thuốc kháng oestrogen uống dùng trong điều trị ung thư vú. Tuy không được chấp nhận trong điều trị nữ hóa tuyến vú. Nhưng đã được báo cáo là có hiệu quá ở một số người đàn ông. Tuy nhiên, ở một số trường hợp tamoxifen không đem lại hiệu quả. Mà ngược lại tác dụng phụ của nó có thể gây ra đông máu.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể giúp ích một số người mà chứng nữ hóa tuyến vú đã xuất hiện trong một khoảng thời gian dài hoặc khi việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật hút mỡ có hiệu quả khá tốt trong việc loại bỏ mô mỡ thừa. Đặc biệt ở những người đàn ông lớn tuổi, và một phần mô vú bị xơ hóa có thể được loại bỏ. Tuy nhiên, ở những người đàn ông trẻ tuổi hơn. Việc cắt bỏ phần mô thừa ở gốc quầng vú thường phải cần được tiến hành. Tuy phần da căng bởi nữ hóa tuyến vú sẽ tự điều chỉnh theo thời gian sau phẫu thuật. Đặc biệt nếu dụng cụ áp suất được sử dụng, và thường phần da thừa cần được loại bỏ.

Kiểm soát

Ảnh hưởng tâm lí bởi nữ hóa tuyến vú

Nữ hóa tuyến vú thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nam giới. Ví dụ, họ có thể từ bỏ việc bơi lội hoặc cởi trần để tránh bị xấu hổ.

Rất ít nam giới trao đổi cởi mở về vấn đề này với bác sĩ hoặc gia đình họ. Và có thể trở nên trầm cảm hoặc bất an về hình ảnh cơ thể của mình. Nữ hóa tuyến vú có thể đặc biệt khiến nam thanh niên trong tuổi trưởng thành vô cùng xấu hổ.

Nâng cao nhận thức về nữ hóa tuyến vú. Có thể giúp cải thiện việc chẩn đoán và giúp cho nam giới hiểu rằng họ không đơn độc trong vấn đề này. Từ đó nữ hóa tuyến vú được hiểu rằng là một phần bình thường của giai đoạn dậy thì và lão hóa. Và sẽ có nhiều nghiên cứu đi sâu hơn vào việc tìm ra phương pháp điều trị.

Liệu có liên quan nào giữa nữ hóa tuyến vú và ung thư vú

Ung thư vú rất hiếm gặp ở nam giới. Năm 2009 ở Úc chỉ có khoảng 110 người đàn ông chẩn đoán mắc phải ung thư vú (dưới 1% tổng số ca). Ung thư vú có những đặc điểm khác với nữ hóa tuyến vú. Phần mô của nữ hóa tuyến vú thường mềm, đàn hồi, hơi rắn. Nhưng không cứng, xuất hiện dưới đầu vú, và ở hơn một nửa số trường hợp xảy ra ở cả hai bên ngực. Ung thư vú thường xuất hiện dưới dạng một khối u rắn, cứng, nằm ngoài đầu vú. Nhưng thỉnh thoảng ở bên dưới, và đa phần chỉ ở một bên ngực. Nam giới mắc phải ung thư vú có thể có da trở nên nhăn nheo và đầu vú teo lại.

Nam giới mắc phải nữ hóa tuyến vú có tỉ lệ mắc phải ung thu vú cao gấp hai lần người bình thường. Vì ung thư vú có liên quan đến tình trạng gia tăng oestrogen trong cơ thể. Nam giới mắc phải hội chứng Klinefelter có nguy cơ cao hơn nhưng tỉ lệ mắc phải ung thư vú vẫn còn khá thấp.

Tài liệu tham khảo

https://www.andrologyaustralia.org/gynaecomastia/

Bài viết Nữ hóa tuyến vú được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bìu có khối u và viêm https://yhoccongdong.com/thongtin/biu-co-khoi-viem/ Mon, 06 Apr 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/biu-co-khoi-viem/ bìu có khối u và viêm

Khi ở bìu xuất hiện khối u hoặc viêm có thể bạn đang bị viêm tinh hoàn, xoắn tĩnh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tĩnh hoàn,... Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chẩn đoán.

Bài viết Bìu có khối u và viêm được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
bìu có khối u và viêm

 

Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là gì?

Viêm tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn viêm một bên hoặc hai bên với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Nguyên nhân thường gặp của viêm tinh hoàn là virus quai bị nhưng cũng có thể do một số virus hoặc vi khuẩn khác, dù rất hiếm gặp.

Hình ảnh viêm tinh hoàn

Quai bị ảnh hưởng thế nào đến tinh hoàn?

Quai bị có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh tinh. Đặc biệt nếu sự viêm nhiễm xảy ra trong khoảng từ 8 đến 9 tuổi, khi các tế bào sinh tinh đang bắt đầu phát triển. Tổn thương này có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy các bé trai cần được tiêm chủng phòng bệnh quai bị khi còn nhỏ.

Điều trị

Phương pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau. Tuy kháng sinh cũng thường được sử dụng nhưng có thể chúng không có tác dụng rõ rệt. Điều trị bằng thuốc kháng virus được báo cáo là có hiệu quả trong một số trường hợp.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn bị vặn, xoắn ở bìu. Điều này ngăn cản sự lưu thông của máu đến tinh hoàn gây viêm và sưng. Mà nếu không được điều trị kịp thời tinh hoàn sẽ “chết”.

Nguyên nhân

Xoắn tinh hoàn xảy ra phổ biến nhất ở thanh thiếu niên. Ở một số người đàn ông tinh hoàn không cố định chặt chẽ và rất dễ bị xoắn. Vì vậy, nếu một tinh hoàn bị xoắn thì tinh hòan còn lại cần được can thiệp bằng phẫu thuật để phòng ngừa.

Các hoạt động thể chất hoặc tình dục có thể gây ra xoắn tinh hoàn. Nó có thể xảy ra vào ban đêm. Vì vậy nếu có một cơn đau dữ dội ở tinh hoàn, cần đến khám ở bệnh viện gần nhất ngay lập tức. Những giờ phút đầu tiên là vô cùng quý báu nếu muốn cứu chữa.

Điều trị

Xoắn tinh hoàn là một tình trạng bệnh lý khẩn cấp và cần được phẫu thuật ngay lập tức để giảm đau đớn và “cứu” tinh hoàn.

Nếu không được cung cấp máu, tinh hoàn sẽ “chết” và sau 6 đến 8 giờ thì cơ hội cứu chữa sẽ rất thấp. Trong khi phẫu thuật, tinh hoàn còn lại cũng cần được điều chỉnh để không bị xoắn.

Tràn dịch màng tinh (hydrocele) và giãn tĩnh mạch tinh (varicocele)

Tràn dịch màng tinh là gì?

Tràn dịch màng tinh là tình trạng bìu trở nên sưng, viêm do ứ đọng các dịch quanh tinh hoàn.

Đây là nguyên nhân thường gặp gây nên sưng quanh tinh hoàn ở những người đàn ông lớn tuổi. Dù nó có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào và đôi khi kèm theo chấn thương. Tràn dịch màng tinh thường không đau đớn. Nhưng sẽ dần gia tăng về kích thước và có thể trở nên rất lớn.

Ở những người đàn ông trẻ hơn, tràn dịch màng tinh có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn tiềm ẩn, dù rất hiếm, và để đảm bảo cần kiểm tra tinh hoàn bằng siêu âm.

Ở những người đàn ông lớn tuổi, tràn dịch màng tinh không gây nguy hiểm. Nguyên nhân điều trị thường là do kich thước của vùng bị sưng gây xấu hổ hoặc do đau và gây khó chịu.

Điều trị

Nếu tình trạng gây nên sự khó chịu thì một cuộc tiểu phẫu sẽ khắc phục được. Có thể dùng ống tiêm để hút hết dịch tiết. Nhưng hầu như tình trạng sẽ quay trở lại như ban đầu.

Giãn tĩnh mạch tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng các mạch máu phía trên tinh hoàn bị sưng. Cứ 20 người đàn ông sẽ có 3 người mắc phải và thường ở tinh hoàn bên trái.

Giãn tĩnh mạch tinh xuất hiện lần đầu vào giai đoạn dậy thì và đôi khi có thể gây khó chịu. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng không phải ở mọi trường hợp. Lợi ích từ việc điều trị giãn tĩnh mạch tinh chưa rõ ràng và vẫn đang được nghiên cứu.

Điều trị

Có thể điều trị bằng tiểu phẫu. Các bác sĩ sẽ rạch một đường ở háng và tĩnh mạch sẽ được thắt lại. Tĩnh mạch cũng có thể được thắt bên trong bụng bằng phẫu thuật nội soi.

Một cách khác đó là làm nút mạch. Cái này được thực hiện bởi bác sĩ X-quang thông qua một lỗ kim nhỏ đâm vào mạch ở háng. Một ống siêu nhỏ sẽ được đính vào mạch nguồn và được đóng kín bằng chốt hoặc một loại keo đặc biệt.

Nang mào tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn

Nang mào tinh hoàn là gì?

Nang mào tinh hoàn khá phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng là những nang chứa dịch mọc ra từ ống dẫn của tinh hoàn (mào tinh), và gây ra những vùng sưng kích cỡ bằng hạt đậu ở phần đầu tinh hoàn, nhưng chúng có thể lớn hơn.

Một bác sĩ có kinh nghiệm thường có thể chẩn đoán được nang mào tinh hoàn bằng xem khám kĩ lưỡng vì chúng nằm tách biệt so với tinh hoàn. Nếu chưa chắc chắn, phương pháp kiểm tra tốt nhất chinh là siêu âm.

Nang mào tinh hoàn không gây nguy hiểm và không có nguy cơ cao về ung thư hoặc các vấn đề khác. Tuy nhiên chúng có thể gây khó chịu.

Điều trị

Các nang sẽ được lấy ra bằng tiểu phẫu, thông qua một đường rạch ở bìu.

Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển cần được lưu ý đặc biệt vì phẫu thuật có thể hình thành nên sẹo. Điều này có thể gây tắc ống dẫn tinh hoàn, ngăn cản sự lưu thông của tinh trùng.

Nang mào tinh hoàn có thể được hút dịch bằng ống tiêm kết hợp với gây tê. Tuy nhiên, cách này không nên thực hiện vì các nang có thể tái phát trở lại và có nguy cơ viêm nhiễm mỗi lần thực hiện thủ thuật.

Viêm mào tinh hoàn là gì?

Viêm mào tình hoàn là tình trạng sưng, viêm tinh hoàn.

Mào tinh hoàn hầu hết đều bao quanh tinh hoàn, vì vậy các cơn đau và sự khó chịu từ mào tinh cũng sẽ được cảm thấy ở tinh hoàn.

Sẽ rất khó để biết liệu cơn đau hoặc sự viêm sưng xuất phát từ mào tinh, tinh hoàn hoặc cả hai.

Nguyên nhân

Viêm mào tinh hoàn gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Ở thanh thiếu niên nguyên nhân thường gặp là do các bệnh lây qua đường tình dục ví dụ: chlamydia, lậu,… Ở những người đàn ông lớn tuổi nguyên nhân thường là các vi khuẩn gây viêm nhiễm niệu đạo ví dụ: E.coli.

Một số nguyên nhân khác bao gồm viêm sưng chống lại tinh trùng và nó có thể xảy ra sau một chấn thương hoặc phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.

Vấn đề đôi khi cũng được thấy ở nhiều vận động viên đua xe đạp do chấn thương gây ra bởi yên xe.

Điều trị

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để chống viêm nhiễm và có thể mất đến 6 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau nặng và không thuyên giảm thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn.

Dù việc phẫu thuật để loại bỏ phần gây đau của mào tinh khá đơn giản, nhưng không phải lúc nào nó cũng đem lại hiệu quả. Cơn đau có thể tái lại ở phần còn lại của mào tinh hoặc tinh hoàn. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, tốt nhất nên thử các phương pháp điều trị ngoại trú như sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài. Cắt bỏ mào tinh đồng nghĩa với việc thực hiện phẫu thuật bất sản ống dẫn tinh. Điều này rất quan trọng nếu một người đàn ông lập gia đình và có con sau này.

Tài liệu tham khảo

https://www.andrologyaustralia.org/testes-problems/scrotal-lumps-and-inflammation/

Bài viết Bìu có khối u và viêm được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Rối loạn xuất tinh https://yhoccongdong.com/thongtin/roi-loan-xuat-tinh/ Mon, 17 Mar 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/roi-loan-xuat-tinh/ rối loạn xuất tinh

Một số rối loạn xuất tinh ở nam giới có thể gặp là xuất tinh ngược dòng, chậm xuất tinh, đau khi xuất tinh, cần tìm rõ nguyên nhân và điều trị thích hợp.

Bài viết Rối loạn xuất tinh được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
rối loạn xuất tinh

 

Xuất tinh là gì?

Xuất tinh là sự phóng thích tinh dịch từ dương vật sau khi đạt cực khoái tình dục. Khi một người đàn ông được kích thích tình dục. Não sẽ gửi tín hiệu đến vùng sinh dục thông qua các dây thần kinh trong tủy sống để làm các cơ vùng chậu co thắt.

Khi quá trình này bắt đầu, những đợt co thắt của cơ làm các tinh trùng di chuyển, với một lượng dịch nhỏ, từ tinh hoàn ra các ống dẫn tinh. Túi tinh và tuyến tiền liệt tiết thêm chất dịch để bảo vệ tinh trùng.

Hỗn hợp dịch và tinh trùng (tinh dịch) đi dọc theo niệu đạo tới đầu dương vật, nơi nó được phóng thích (xuất tinh) khi đạt cao trào tình dục (cực khoái).

xuất tinh

Hình: hệ sinh dục nam

Xuất tinh ngược dòng là gì?

Ở những người bị xuất tinh ngược dòng, tinh dịch đi ngược vào bàng quang vì cơ đóng bàng quang không hoạt động tốt. Khi đó, sẽ không có hoặc có ít tinh dịch được phóng ra từ dương vật trong quá trình xuất tinh. Và nước tiểu đầu tiên sau khi quan hệ tình dục sẽ có màu đục đục vì tinh dịch trộn lẫn trong nước tiểu.

Hiện tượng xuất tinh ngược dòng là không phổ biến và vô hại.

Nguyên nhân gây xuất tinh ngược dòng?

Xuất tinh ngược dòng có thể xảy ra sau phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc phẫu thuật cổ bàng quang. Bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, tổn thương tủy sống và một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc trị cao huyết áp, có thể gây ra xuất tinh ngược dòng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Điều trị xuất tinh ngược dòng như thế nào?

Hầu hết những người đàn ông bị xuất tinh ngược dòng không cần điều trị. Điều quan trọng là xuất tinh ngược dòng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, những người đàn ông bị xuất tinh ngược dòng khó có con theo cách tự nhiên.

Đối với những nam giới có nhu cầu có con, điều trị có thể khắc phục tình trạng xuất tinh ngược dòng. Hoặc tinh trùng có thể cần phải được thu thập để sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Một chuyên gia về sinh sản (bác sĩ sản khoa) có thể lấy tinh trùng từ nước tiểu, hoặc có thể lấy trực tiếp từ tinh hoàn thông qua một phẫu thuật nhỏ (sinh thiết).

Chậm xuất tinh là gì?

Chậm xuất tinh và không đạt cực khoái khi quan hệ tình dục là tình trạng không có khả năng xuất tinh theo ý muốn. Do đó việc xuất tinh (và đạt cực khoái ) mất nhiều thời gian hơn so với mong muốn hoặc không xảy ra. Điều này có thể chỉ xảy ra khi giao hợp, hoặc trong mọi tình huống bao gồm cả tự kích thích (thủ dâm).

Không xuất tinh là tình trạng mà một người đàn ông không xuất tinh sau khi đạt cực khoái. “Cực khoái” và “xuất tinh” là hai từ thường được dùng thay thế cho nhau trong hội thoại hằng ngày. Nhưng có một số người có thể đạt cực khoái mà không xuất tinh.

Nguyên nhân gây chậm xuất tinh?

Các nguyên nhân cấu trúc (hay thực thể) bao gồm chấn thương tủy sống, phẫu thuật hạch bạch huyết lớn, bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng và chấn thương vùng chậu làm ảnh hưởng các dây thần kinh phụ trách sự xuất tinh.

Ngoài ra, chậm xuất tinh còn là tác dụng phụ của một số thuốc chống trầm cảm (đặc biệt là các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, SSRIs). Mặc dù chậm xuất tinh có thể xảy ra do những căng thẳng trong quan hệ với bạn tình. Việc không đạt cưc khoái trong thời gian dài mà không có nguyên nhân bệnh lý là rất hiếm.

Chậm xuất tinh được điều trị như thế nào?

Việc thay đổi thuốc chống trầm cảm có thể cần thiết cho những người đàn ông lo lắng về tác dụng phụ này của thuốc. Máy kích thích rung và kích thích điện lên dương vật có thể được sử dụng để thúc đẩy phản xạ xuất tinh ở những người bệnh.

Nếu không có nguyên nhân bệnh lý, người bị chứng không xuất tinh có thể cần được điều trị hoặc tư vấn lâu dài.

Đau khi xuất tinh là gì?

Đau khi xuất tinh là cảm giác đau, rát xuất hiện trong hoặc sau khi xuất tinh. Sự đau đớn có thể được cảm nhận ở vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu chạy từ bàng quang đến đầu dương vật).

Tình trạng này có thể gây ra khó chịu ở tinh hoàn và làm giảm khoái cảm tình dục.

Nguyên nhân gây đau khi xuất tinh?

Bất kỳ nguyên nhân nào gây viêm hoặc nhiễm trùng các cơ quan liên quan đến quá trình xuất tinh hoặc các cấu trúc xung quanh có thể gây ra đau xuất tinh.

Điều trị đau khi xuất tinh như thế nào?

Bác sĩ điều trị cần làm rõ nguyên nhân của cơn đau và điều trị một cách thích hợp. Việc điều trị có thể là một đợt kháng sinh để chống nhiễm trùng. Bệnh nhân cũng có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ tiết niệu trong trường hợp bệnh phức tạp.

Tài liệu tham khảo

https://www.andrologyaustralia.org/sexual-difficulties-2/ejaculation-problems/

Bài viết Rối loạn xuất tinh được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tinh hoàn ẩn https://yhoccongdong.com/thongtin/tinh-hoan-an/ Thu, 13 Mar 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/tinh-hoan-an/ tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở bụng hoặc chỉ xuống một phần.

Bài viết Tinh hoàn ẩn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
tinh hoàn ẩn

 

Tổng quan

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có chức năng sinh tinh (trùng) và hormone giới tính. Cả hai tinh hoàn thường nằm trong bìu, cạnh gốc dương vật. Ở hầu hết các bé trai, tinh hoàn ban đầu phát triển ở bụng sau đó di chuyển xuống bìu trước hoặc sau khi sinh ra.

Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu. Nhưng nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần.

Trong nhiều trường hợp, tinh hoàn sẽ tự động di chuyển xuống bìu trước khi trẻ được ba tháng tuổi. Nếu tinh hoàn không nằm trong bìu cho đến khi sáu tháng tuổi, rất khó để tinh hoàn tự động đi xuống và cần được điều trị.

TINH HOAN AN LA GI

Hình: (1) Tinh hoàn ẩn, (2) Vị trí bình thường của tinh hoàn, (3) Dương vật, (4) Bìu bẹn

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn và thường được phát hiện ở những trẻ bị rối loạn nội tiết. Dị tật bẩm sinh lúc sinh hoặc bất thường về di truyền. Ví dụ như hội chứng Klinefelter cũng có thể khiến tinh hoàn không xuống.

Những trẻ bị tật nứt đốt sống và hội chứng Down cũng có nguy cơ rất cao gặp phải tình trạng trên.

Nhiều trẻ được sinh ra với tinh hoàn ẩn nhưng lại không xác định được nguyên nhân.

Tỉ lệ mắc bệnh tinh hoàn ẩn ?

Khoảng 5% các trẻ sinh ra bị tinh hoàn ẩn. Tỉ lệ này giảm xuống còn 2 hoặc 3% đến khi 6 tháng tuổi. Vì tinh hoàn đã tự xuống được bìu trong khoảng thời gian này.

Tinh hoàn ẩn thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng. Vì tinh hoàn sẽ không di chuyển xuống bìu cho tới tháng thứ tám của thai kì. Ở một số nước, tỉ lệ các bé trai tinh hoàn ẩn đang gia tăng mà không rõ nguyên nhân.

Co kéo tinh hoàn là gì?

Không nên nhầm lẫn giữa tinh hoàn ẩn và co kéo tinh hoàn. Tinh hoàn bị co kéo khi phần cơ cơ bìu (gắn với tinh hoàn) kéo nó lên trên cao khiến ta không thể thấy hoặc cảm nhận được.

Nếu tinh hoàn có thể xuống lại bìu thì không cần phải can thiệp. Tình trạng này có thể làm cho tinh hoàn nằm cao hơn bìu trong vài năm nhưng nó có thể tự điều chỉnh vào lúc dậy thì.

Tinh hoàn ẩn mắc phải là gì?

Khi trẻ được sinh ra với tinh hoàn nằm trong bìu. Nhưng trong một số trường hợp tinh hoàn vẫn có thể di chuyển ra khỏi bìu đi ngược vào bụng. Tình trạng này được gọi là tinh hoàn ẩn mắc phải, và có thể xảy ra giai đoạn trẻ từ 1 đến 10 tuổi.

Nguyên nhân được cho là ống dẫn tinh (gắn tinh hoàn với cơ thể) không phát triển kịp so với những bộ phận khác trên cơ thể. Ống này sẽ từ từ kéo tinh hoàn ra khỏi bìu vào trong bụng.

Không có tinh hoàn?

Có khoảng 5% trường hợp hoàn toàn không có tinh hoàn. Nguyên nhân được cho là do máu không được cung cấp đầy đủ khiến tinh hoàn bị “chết” trong thời kỳ mang thai.

Không có tinh hoàn cũng có thể liên quan đến những dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu. Ví dụ như sự bất thường ở hệ thống mạch máu nối với ống dẫn tinh.

Chẩn đoán

Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán như thế nào?

Tinh hoàn ẩn được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng bởi bác sĩ có chuyên môn. Trong một số trường hợp, tinh hoàn ẩn có thể cảm nhận được ở phần bụng dưới. Không nên thăm khám trong điều kiện nhiệt độ thấp vì có thể xảy ra tình trạng co kéo tinh hoàn lên trên.

Vì sao cần điều trị tinh hoàn ẩn?

Tinh hoàn ẩn có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe về sau. Vì thế việc đưa tinh hoàn trở lại bìu như bình thường rất quan trọng.

  • Khả năng sinh sản

Nhiệt độ ở bìu thấp hơn ở bụng, và các ống sinh tinh ở tinh hoàn hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ thấp hơn. Tinh hoàn tiếp xúc môi trường có nhiệt độ cao hơn bìu có thể gây hại đến việc sinh tinh.

Đưa tinh hoàn xuống bìu trong khỏang từ 6 đến 12 tháng tuổi. Có thể nâng cao chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản sau này. Nam giới có tinh hoàn ẩn hai bên có chất lượng tinh trùng kém, ngay cả khi đã được điều trị bằng phẫu thuật.

  • Ung thư

Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn tăng gấp 10 lần so với nam giới bình thường. Nguy cơ ung thư tinh hoàn vẫn còn ngay cả khi đưa tinh hoàn xuống bìu sớm. Tinh hoàn bên còn lại bình thường cũng có nguy cơ cao bị ung thư tương đương với bên tinh hoàn ẩn.

  • Chấn thương

Khi tinh hoàn bị kẹt ở một vị trí bất thường sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc xoắn tinh hoàn (bị vặn xoắn ngăn cản sự cung cấp máu). Tinh hoàn ở bìu sẽ có tính di động cao hơn và khó có thể bị chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày.

  • Thoát vị bẹn

“Túi” thoát vị  xuất hiện khi một phần mô lòi ra khỏi thành ruột yếu và hầu như có liên quan đến tinh hoàn không xuống. Nếu phẫu thuật để đưa tinh hoàn trở lại bìu. Thoát vị bẹn sẽ được phối hợp điều trị trong thời điểm này.

  • Hình ảnh bản thân

Khi các bé trai trưởng thành, hình ảnh của bản thân rất quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên. Tinh hoàn không bình thường sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tự tin và lòng tự trọng của các bé trai. Thông thường, người ta sẽ đặt tinh hoàn giả (bằng silicon chẳng hạn) vào bìu giúp bìu trở lại hình dạng bình thường.

Điều trị

Điều trị tinh hoàn ẩn như thế nào?

Tinh hoàn ẩn có thể được điều trị bằng hai cách:

  • Phẫu thuật
  • Tiêm hormone (hóc-môn)

Phương pháp thường gặp và được ưa chuộng nhất là phẫu thuật (orchidopexy). Phẫu thuật sẽ xác định tinh hoàn ở trong bụng hay ở cao hơn bìu rồi đưa nó trở lại vào bìu.

Trong một số trường hợp, tiêm hormone có thể giúp tinh hoàn di chuyển xuống bìu. Hormone tiêm vào có tên là hCG sẽ giúp tinh hoàn sản xuất ra hormone nam. Một lượng hormone nam lớn hơn có thể đưa tinh hoàn xuống. Nhưng nếu không xuống được thì cần phải phẫu thuật. Tiêm hormone sẽ hiệu quả nhất khi tinh hoàn đã gần xuống tới bìu.

Khi nào nên tiến hành phẫu thuật tinh hoàn ẩn ?

Bởi vì tinh hoàn không xuống lúc sinh ra sẽ di chuyển xuống bìu trong khoảng 6 tháng đầu. Tốt nhất nên đợi cho đến giai đoạn này để đưa ra quyết định có phẫu thuật hay không. Nếu lúc 6 tháng tuổi tinh hoàn vẫn không sờ thấy được hoặc nằm quá cao. Khó có khả năng nó sẽ tự động xuống mà không cần điều trị.

Thường thì tinh hoàn đã bị tổn thương quá nặng để có thể tự xuống. Chúng có thể bị xoắn trong thời kỳ mẹ mang thai hoặc không được cung cấp máu dẫn đến tổn thương không thể phục hồi và hình thành nên mô sẹo và không thể hoạt động. Tinh hoàn sẽ được cắt bỏ nếu điều này xảy ra.

Quá trình phẫu thuật tinh hoàn ẩn diễn ra như thế nào?

Đứa bé được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ rạch một đường ở bẹn để tiếp cận được với tinh hoàn nằm ở ống bẹn (đường đi của tinh hoàn xuống bìu). Tinh hoàn sẽ được lấy ra khỏi bẹn và ống dẫn tinh nối tinh hoàn với cơ thể sẽ được gỡ xoắn và kéo dãn theo chiều dài hết mức có thể. Những mô gây cản trở có thể sẽ phải cắt đi.

Bìu sẽ được rạch một đường và tinh hoàn được đưa xuống bìu. Đường rạch sẽ được khâu lại khi tinh hoàn đã vào đúng vị trí để đảm bảo rằng nó không bị kéo ra ngoài trở lại. Tất cả đường rạch sẽ khép lại và hầu hết các trường hợp các bé sẽ ra về trong ngày.

Có biến chứng gì khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn không?

Thường sẽ có một số ít trường hợp bị biến chứng khi thực hiện phẫu thuật. Nhiễm trùng hoặc chảy máu vết thương. Mạch máu tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh có thể bị tổn thương vì những cấu trúc này khá mong manh.

Trong một số trường hợp hiếm, tinh hoàn chưa về được bìu sau lần phẫu thuật đầu tiên và cần thực hiện lại vào năm sau.

Sau phẫu thuật, tinh hoàn cần được thăm khám định kì.

Một số câu hỏi khác

Điều gì xảy ra khi một người đàn ông trưởng thành phát hiện mình có tinh hoàn ẩn?

Việc đưa tinh hoàn trở về bìu ở giai đoạn này sẽ không cải thiện được khả năng sinh sản.

Ở nam giới trưởng thành, tinh hoàn ẩn thường được cắt bỏ. Và nếu đã qua tuổi 40 thì không cần can thiệp gì cả.

Có thể ngăn ngừa được tình trạng tinh hoàn ẩn?

Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa tình trạng này.

Tại sao các bé trai cần được biết nếu chúng bị tinh hoàn ẩn lúc sinh?

Tuy tinh hoàn ẩn thường được điều chỉnh trong năm đầu đời. Bé trai có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về khả năng sinh sản sau này. Vấn đề về khả năng sinh sản và nguy cơ ung thư tinh hoàn cần được lưu ý khi chúng lớn lên.

Những người đàn ông sinh ra với tình trạng tinh hoàn ẩn cần được khuyến cáo nên tự khám tinh hoàn thường xuyên (TSE), đặc biệt là những khối u hoặc viêm có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn.

Tài liệu tham khảo

https://www.andrologyaustralia.org/underdeveloped-testies/

Bài viết Tinh hoàn ẩn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Vô sinh nam – Nguyên nhân và cách điều trị https://yhoccongdong.com/thongtin/vo-sinh-nam/ Fri, 21 Feb 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/vo-sinh-nam/ vô sinh nam

Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.

Bài viết Vô sinh nam – Nguyên nhân và cách điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
vô sinh nam

 

Tổng quan

Sinh sản là điều tự nhiên và bình thường mà hầu hết các cặp vợ chồng sẽ phải trải qua. Tuy nhiên, điều này lại khó khăn đối với một số cặp vợ chồng. Vô sinh nam được chẩn đoán sau khi đã tiến hành xét nghiệm cả vợ lẫn chồng. Mà khả năng sinh sản ở người chồng có vấn đề.

Tỉ lệ mắc vô sinh nam?

Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của vô sinh nam?

Ở đa số các trường hợp, vô sinh nam không có dấu hiệu rõ ràng. Các vấn đề như giao hợp, tình trạng cương cứng, và xuất tinh vẫn diễn ra bình thường. Chất lượng và bề ngoài tinh dịch xuất ra nhìn chung không có vấn đề gì khi quan sát bằng mắt thường.

Hệ sinh dục nam hoạt động như thế nào?

Hệ sinh dục nam được cấu tạo gồm hai tinh hoàn, hệ thống ống dẫn tinh và nhiều tuyến khác nối với ống dẫn tinh.

Tinh hoàn là một cặp tuyến hình trứng nằm trong bìu cạnh gốc dương vật và ở bên ngoài cơ thể.

Bình thường một tinh hoàn ở người đàn ông trưởng thành có thể tích từ 15 đến 35 ml. Tinh hoàn cần cho sự hoạt động bình thường của hệ sinh dục nam. Tinh hoàn có hai vai trò liên quan nhưng cũng riêng biệt:

  • Sản xuất tinh trùng
  • Sản xuất hormone (hóc-môn) sinh dục nam, testosterone

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra vô sinh ở nam giới.

Vô sinh nam có thể gây ra bởi các vấn đề làm ảnh hưởng đến sự sản xuất tinh trùng hoặc quá trình vận chuyển tinh trùng. Bằng các xét nghiệm y khoa, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân.

tinh trùng

Những nguyên nhân gây ra vô sinh nam có thể bao gồm:

  • Quá trình sinh tinh (trùng) có vấn đề: Nguyên nhân thường thấy nhất là do một vấn đề nào đó ở quá trình sinh tinh tại tinh hoàn. Số lượng tinh trùng ít hoặc tinh trùng hoạt động kém. Khoảng 2 phần 3 nam giới bị vô sinh có những vấn đề về quá trình sinh tinh.
  • Vận chuyển tinh trùng bị tắc nghẽn: Tắc nghẽn ở các ống dẫn tinh khiến cho tinh trùng không thể di chuyển từ tinh hoàn ra đến dương vật và làm cho tinh dịch thu được không có tinh trùng. Đây là nguyên nhân gây ra vô sinh nam phổ biến thứ hai và chiếm 1/5 trường hợp (bao gồm cả những người đã cắt/thắt ống dẫn tinh nhưng muốn có con trở lại).
  • Kháng thể tinh trùng: Ở một số trường hợp, những kháng thể tinh trùng có thể hình thành trong tinh dịch hoặc máu gây giảm khả năng di động của tinh trùng và ngăn chặn sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng (một quá trình cần thiết cho sự thụ tinh). Cứ khoảng 16 người vô sinh thì sẽ có một trường hợp là do kháng thể tinh trùng gây nên.
  • Vấn đề khi quan hệ tình dục: Gặp khó khăn trong việc giao hợp. Ví dụ như khả năng cương cứng hoặc rối loạn xuất tinh, cũng có thể khiến các cặp vợ chồng không thể có con. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến tình dục không phải là nguyên nhân thường gặp trong vô sinh nam.
  • Vấn đề về nội tiết: Đôi khi tuyến yên không gửi được đúng tín hiệu hormone đến tinh hoàn. Điều này có thể dẫn đến nồng độ hormone trong máu thấp và khiến tinh hoàn không thể sản xuất tinh trùng. Nguyên nhân này thường ít gặp, và ảnh hưởng chưa tới 1% trường hợp vô sinh nam. Không may là, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được đầy đủ về quá trình sinh tinh (trùng) và quá trình thụ tinh. Vì vậy, đối với nhiều người đàn ông có vấn đề về sinh tinh, thường không xác định được nguyên nhân.

Những nguyên nhân đã biết về vô sinh nam.

Vấn đề về sinh tinh:

  • Vấn đề về di truyền hoặc nhiễm sắc thể.
  • Tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không xuống bìu lúc mới sinh).
  • Viêm nhiễm.
  • Xoắn tinh hoàn.
  • Nhiệt.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Thuốc và hóa chất.
  • Phóng xạ.
  • Không rõ nguyên nhân.

Vận chuyển tinh trùng bị tắc nghẽn:

  • Viêm nhiễm.
  • Vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt.
  • Không có ống dẫn tinh (bất sản ống dẫn tinh).
  • Thắt / cắt ống dẫn tinh.

Kháng thể tinh trùng:

  • Thắt / cắt ống dẫn tinh.
  • Chấn thương hoặc viêm nhiễm mào tinh hoàn.
  • Không rõ nguyên nhân.

Vấn đề về quan hệ tình dục ( khả năng cương dương hoặc xuất tinh ):

  • Xuất tinh ngược dòng hoặc sớm.
  • Không thể xuất tinh.
  • Giao hợp không đều đặn.
  • Chấn thương cột sống.
  • Phẫu thuật tuyến tiền liệt.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Một số loại thuốc.

Vấn đề về nội tiết:

  • Khối u ở tuyến yên.
  • Thiếu hụt đồng thời LH/FSH (vấn đề ở tuyến yên từ lúc mới sinh).
  • Lạm dụng androgen và steroid.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán vô sinh ở nam giới

Nếu gặp khó khăn trong việc có con. Các cặp vợ chồng nên đến gặp bác sĩ, các phòng khám phụ hoặc phòng kế hoạch hóa gia đình để thực hiện các xét nghiệm ban đầu. Cả vợ lẫn chồng cần được xét nghiệm. Ngay cả khi một trong hai người đã từng có con trong cuộc hôn nhân trước.

Quá trình chẩn đoán có thể bao gồm xem qua tiền sử bệnh tật của người chồng để xác định liệu có vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  • Khám lâm sàng kèm với kiểm tra tinh dịch đồ nhằm kiểm tra số lượng, độ di động, và hình dạng của tinh trùng trong mẫu tinh dịch.
  • Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nội tiết (kiểm soát khả năng sinh tinh).
  • Kiểm tra về mặt di truyền và sinh thiết tinh hoàn (thỉnh thoảng được thực hiện trong một số trường hợp).

Điều trị

Điều trị vô sinh nam

Khi nguyên nhân vô sinh nam được khắc phục, cặp vợ chồng có thể có con một cách tự nhiên. Nhiều người vẫn có thể làm cha một cách tự nhiên cho dù số lượng tinh trùng đã giảm.

Một số nguyên nhân có thể khắc phục được:

  • Tắc (nghẽn) ống dẫn tinh (ví dụ: thắt/cắt ống dẫn tinh).
  • Vấn đề về nội tiết.
  • Vấn đề trong quan hệ tình dục (ví dụ: cương và duy trì cương).
  • Một số trường hợp có thể hồi phục (ví dụ: việc sử dụng các hormone, steroid tăng cơ).

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu cặp vợ chồng nhờ đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ví dụ IVF) để có con. Những kĩ thuật này không chữa khỏi hoặc điều trị vô sinh nam triệt để. Nhưng chúng có thể giúp có con ngay cả khi lượng tinh trùng rất thấp.

Vô sinh nam không thể chữa khỏi hoàn toàn khi không có tinh trùng trong tinh dịch hoặc tinh hoàn. Bởi vì các tế bào sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn không phát triển được hoặc đã vĩnh viễn bị phá hủy. Phương án duy nhất giúp những cặp vợ chồng như trên là nhận con nuôi, hoặc thụ tinh nhân tạo.

Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng (ICSI) là gì?

ICSI là một dạng của thụ tinh trong ống nghiệm mà tinh trùng được tiêm thẳng vào trứng bằng việc đâm xuyên qua lớp vỏ ngoài của trứng. Phương pháp đặc biệt hiệu quả đối với những trường hợp sinh tinh (trùng) kém.

ICSI có thể giúp mang thai ngay cả khi chỉ có một số ít tinh trùng. Tinh trùng thu được từ tinh dịch hoặc lấy ra từ tinh hoàn hoặc mào tinh. Nếu một vặp vợ chồng hiếm muộn quyết định chọn ICSI. Thì họ cần lưu ý rằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thế này sẽ khiến người vợ phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong việc phẫu thuật lấy trứng và trở thành tâm điểm của việc điều trị vô sinh.

ICSI Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng

Hình minh hoạ: ICSI Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào trứng

Kiểm soát và hỗ trợ

Vô sinh nam có thể được ngăn ngừa?

Thuốc lá, các thức uống chứa cồn, các bệnh lây qua đường tình dục, mặc quần lót chật, và hormone hoặc steroid tăng cơ (dùng trong việc tập thể hình hoặc thể thao) có thể gây hại đến việc sinh tinh (trùng) và cần nên tránh.

Tuy không có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh rằng một số môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các cặp vợ chồng muốn có con cũng được khuyến cáo rằng nên tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại.

Thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hóa chất độc hại và phóng xạ. Có thể gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Đối với những người mà nghề nghiệp của họ có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản. Mặc quần áo bảo hộ và tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn lao động là điều rất quan trọng.

Tầm quan trọng của tuổi tác khi lập gia đình?

Nam giới khỏe mạnh ngoài 70 vẫn có thể có con. Tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn để mang thai từ tuổi trung niên trở đi. Nguyên nhân có thể bao gồm sự giảm hoạt động tình dục, lượng tinh dịch, độ di động của tinh trùng, tổng số tinh trùng di động. Ngoài ra còn có chức năng tinh trùng và chất lượng ADN.

Bất thường về di truyền ở đứa trẻ sinh ra từ trường hợp này sẽ tỉ lệ thuận với tuổi đời của cha chúng.

Nam giới sẽ cảm thấy như thế nào khi được chẩn đoán vô sinh?

Hầu hết các trường hợp đều sốc khi biết mình vô sinh. Vẫn còn khái niệm rằng vô sinh chỉ gặp ở phụ nữ. Vì vậy khi được bảo rằng có vấn đề về tinh trùng, nam giới thường ở trạng thái chưa chuẩn bị. Sẽ hoàn toàn là bình thường nếu nam giới bị stress khi có chuẩn đoán ban đầu về vô sinh.

Hầu hết những trường hợp bị vô sinh phải đấu tranh với ý nghĩ rằng họ kém cỏi hơn người khác. Điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn giữa vô sinh nam với ý thức về bản lĩnh đàn ông của họ. Phản ứng nhạy cảm với vô sinh nam là hoàn toàn điều bình thường.

Hãy trao đổi với bác sĩ và nếu cần chuyên gia hoặc cố vấn tình dục để lấy lại cân bằng có thể giúp họ vượt qua thời kì khó khăn này.

Tài liệu tham khảo

https://www.andrologyaustralia.org/reproductive-problems/male-infertility/

Bài viết Vô sinh nam – Nguyên nhân và cách điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>