Mang thai - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 20 Jul 2023 06:16:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Giải đáp thắc mắc khi tiêm phòng cúm lúc mang thai https://yhoccongdong.com/thongtin/giai-dap-thac-mac-khi-tiem-phong-cum-luc-mang-thai/ Mon, 12 Jun 2023 14:44:35 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=42940 Giải đáp thắc mắc khi tiêm phòng cúm lúc mang thai

 Biên dịch: Đào Thị Phương Anh Hiệu đính: ThS.BS. Thiều Đình Hoàng Khi mang thai, cả mẹ và thai phải đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nặng do cúm và tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé, việc này đã được thực hiện an toàn cho hàng …

Bài viết Giải đáp thắc mắc khi tiêm phòng cúm lúc mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Giải đáp thắc mắc khi tiêm phòng cúm lúc mang thai

 

Biên dịch: Đào Thị Phương Anh

Hiệu đính: ThS.BS. Thiều Đình Hoàng

Khi mang thai, cả mẹ và thai phải đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng nặng do cúm và tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé, việc này đã được thực hiện an toàn cho hàng triệu phụ nữ mang thai trong nhiều năm qua. Vì vi-rút cúm luôn biến đổi nên tiêm phòng cúm hàng năm là điều cần thiết.

Hiệu quả của việc tiêm phòng cúm lên trẻ sơ sinh?

Khi tiêm phòng, cơ thể người mẹ tạo ra các kháng thể và truyền cho thai nhi, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm. Điều này rất quan trọng vì trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm phòng cúm.

Tại sao việc tiêm phòng cúm cho phụ nữ đang mang thai lại quan trọng?

Bệnh cúm có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm sốt, đau nhức, đau họng, ho và mệt mỏi. Phụ nữ mang thai mắc cúm có nguy cơ biến chứng thành viêm phổi cao hơn người không mang thai. Phụ nữ mang thai bị cúm thường phải khám và nhập viện nhiều hơn để theo dõi và điều trị.

Tiêm phòng cúm trong thai kỳ có khiến tôi bị cúm không?

Không. Bạn không thể bị cúm sau khi tiêm phòng cúm.

Vì sao tôi vẫn mắc cúm dù đã tiêm phòng cúm?

Tiêm phòng cúm không giúp cơ thể chống lại tất cả các chủng vi-rút cúm. Các chuyên gia vẫn đang xác định các chủng vi-rút có khả năng gây bệnh cao nhất trong mùa tiếp theo. Ngoài ra, sau khi tiêm phòng, cơ thể sẽ mất khoảng hai tuần để sản sinh các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể, do đó nếu bạn tiếp xúc với vi-rút cúm trong giai đoạn này thì vẫn có thể nhiễm bệnh. Đó là lý do tại sao phải tiêm phòng trước khi bắt đầu vào mùa cúm. Cần lưu ý rằng tiêm phòng cúm không bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh thông thường hoặc các loại vi-rút đường hô hấp khác. Do đó, dù bạn đã tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể mắc bệnh về đường hô hấp khác.

Tiêm vắc-xin phòng cúm trong thai kỳ có tác dụng phụ không?

Một số người có thể bị sốt nhẹ, đau đầu và đau cơ từ 1 đến 2 ngày sau khi tiêm phòng cúm. Dù vậy, những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời. Cúm là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn bé nên lợi ích của việc tiêm phòng vượt trội hơn tác dụng phụ.

Những lưu ý cho thai phụ khi quyết định tiêm phòng cúm

Có một số vấn đề thai phụ cần cân nhắc trước khi tiêm phòng cúm. Tiền sử dị ứng trứng, kể cả phát ban đều không phải là lý do để tránh tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau lần tiêm phòng cúm trước đó, bạn không nên tiêm phòng cúm lần nữa. Bạn cần trao đổi với bác sĩ sản phụ khoa về bất kỳ phản ứng nào mà bạn gặp phải với các lần tiêm phòng cúm trước đây.

Chất bảo quản trong vắc-xin cúm có an toàn cho em bé không?

Có. Thimerosal là một chất bảo quản có chứa thủy ngân được sử dụng với lượng rất nhỏ trong một số loại vắc-xin cúm. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thimerosal gây ra các vấn đề về sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Hiện nay cũng đã có các loại vắc-xin cúm không chứa thimerosal. Phụ nữ mang thai có thể tiêm phòng cúm có hoặc không có loại chất bảo quản này.

Cần làm gì khác để giúp em bé được khỏe mạnh và không mắc cúm?

Tiêm phòng cúm khi bạn đang mang thai là bước tốt nhất để bảo vệ em bé của bạn khỏi bệnh cúm. Dữ liệu cho thấy những thai phụ tiêm phòng cúm trong thai kỳ làm giảm tỷ lệ mắc cúm ở con của họ. Cho em bé bú sữa mẹ, đảm bảo các thành viên trong gia đình và người chăm sóc được tiêm phòng cúm cũng sẽ bảo vệ em bé của bạn.

Phụ nữ đang cho con bú tiêm phòng cúm liệu có an toàn?

Có. Việc tiêm phòng cúm cho phụ nữ đang cho con bú là an toàn. Kháng thể tạo ra được truyền cho con qua sữa mẹ, giúp làm giảm nguy cơ mắc cúm cho con.

Tiêm phòng cúm tại cơ sở y tế địa phương có an toàn không?

Có. Bạn có thể tiêm phòng cúm ở hầu hết các cơ sở y tế. Hãy thông báo với bác sĩ sản khoa để cập nhật hồ sơ bệnh án, bao gồm cả hồ sơ tiêm phòng cúm của bạn.

Có thể tiêm Tdap và tiêm phòng cúm cùng lúc được không?

Có. Bạn có thể tiêm vắc-xin uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) và tiêm phòng cúm cùng lúc. Việc tiêm cùng lúc hai vắc-xin trên là an toàn và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/store/products/patient-education/fast-facts/influenza-vaccination-during-pregnancy

Bài viết Giải đáp thắc mắc khi tiêm phòng cúm lúc mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
HIV và các xét nghiệm máu quan trọng khác khi mang thai https://yhoccongdong.com/thongtin/hiv-va-cac-xet-nghiem-mau-quan-trong-khac-khi-mang-thai/ Mon, 24 Apr 2023 07:02:04 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=42910 HIV-va-cac-xet-nghiem-mau-quan-trong-khac-khi-mang-thai

HIV và Xét nghiệm máu là việc cần thiết trong theo dõi thai kỳ khi mang thai.

Bài viết HIV và các xét nghiệm máu quan trọng khác khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
HIV-va-cac-xet-nghiem-mau-quan-trong-khac-khi-mang-thai

 

Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Ngọc

Hiệu đính: Ths.BS. Thiều Đình Hoàng

Tại sao xét nghiệm máu khi mang thai lại quan trọng?

Xét nghiệm máu là việc cần thiết trong theo dõi thai kỳ. Thông qua các xét nghiệm máu, bác sĩ có thể phát hiện được nhiễm trùng hoặc tình trạng bất thường trong thai kỳ. Nếu phát hiện bất thường, việc điều trị sẽ làm giảm nguy cơ gây hại cho mẹ và thai nhi.

Những xét nghiệm máu nào nên được thực hiện trong khi mang thai?

Những xét nghiệm máu dưới đây thường được chỉ định trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ có thể bổ sung thêm những xét nghiệm khác.

Công thức máu toàn phần

Xét nghiệm này kiểm tra số lượng, kích thước của tế bào hồng cầu và bạch cầu. Qua đó có thể phát hiện các tình trạng như thiếu máu, nhiễm trùng hoặc các vấn đề đông máu.

Xét nghiệm viêm gan B

Viêm gan B là tình trạng nhiễm vi-rút ở gan. Nếu mẹ nhiễm vi-rút viêm gan B và được dự phòng lây truyền từ mẹ sang con, hầu hết trẻ sơ sinh đều không bị nhiễm, và ngược lại.

Xét nghiệm viêm gan C

Đây là tình trạng nhiễm vi-rút viêm gan C ở gan. Nguy cơ liên quan đến tải lượng vi-rút. Ngoài ra, là việc người đó có bị nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hay không.

Xét nghiệm Rubella (Sởi Đức)

Nhiễm Rubella trong khi mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nếu một người phụ nữ chưa có miễn dịch, có thể tiêm vắc-xin sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm bệnh cho thai nhi ở những lần mang thai kế tiếp.

Nhóm máu (A, B, AB, O) và Rh (Rh âm tính hoặc Rh dương tính)

Một người mang thai có Rh âm tính có thể cần được tiêm globulin miễn dịch Rh (Rhlg). Đây là loại thuốc ngăn cơ thể tạo ra các kháng thể bằng cách phá vỡ các tế bào hồng cầu Rh+ của thai nhi đã vào máu mẹ. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu nghiêm trọng ở thai nhi.

Xét nghiệm bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Nếu được phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa các biến chứng cho mẹ. Đồng thời điều trị hoặc dự phòng giang mai bẩm sinh cho con.

Xét nghiệm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)

HIV là vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Nhiều phụ nữ nhiễm HIV trong nhiều năm nhưng không biết điều đó và không cảm thấy bất thường. Phụ nữ mang thai cần biết mình có bị nhiễm HIV hay không. Qua đó, họ sẽ được hỗ trợ sớm và giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Ngay cả khi không có triệu chứng, phụ nữ nhiễm HIV vẫn có 25% khả năng truyền bệnh cho con. Nguy cơ này có thể giảm khi điều trị.

HIV và các xét nghiệm máu quan trọng khác khi mang thai

Nếu tôi bị nhiễm HIV và tôi đang mang thai thì sao?

Mẹ có thể lây HIV cho con khi đang mang thai, khi sinh hoặc cho con bú. Chăm sóc y tế khi mang thai và sinh nở bao gồm việc dùng thuốc đặc trị. Việc dùng thuốc có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn và bảo vệ thai nhi. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thuốc đặc trị HIV khi đang mang thai. Ngoài ra, sinh mổ có thể được khuyến nghị. Nếu mẹ được điều trị HIV, tỷ lệ lây truyền sang con giảm từ 25% xuống chỉ còn khoảng 1%.

Nếu tôi bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi con tôi chào đời?

  • Sau khi sinh, con bạn sẽ được xét nghiệm HIV và dùng thuốc đặc trị trong 6 tuần tiếp theo để giảm khả năng bị nhiễm HIV.
  • Em bé có thể bị nhiễm HIV từ sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú.

Nếu tôi quyết định không xét nghiệm HIV thì sao?

  • Bạn sẽ được chăm sóc giống như những thai phụ khác. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không thể cung cấp thuốc điều trị để bảo vệ bạn và thai nhi nếu bị nhiễm HIV.
  • Bạn sẽ được xét nghiệm HIV nhanh khi chuyển dạ nếu bạn không được xét nghiệm trong lúc mang thai.

Nếu tôi xét nghiệm HIV, ai sẽ biết kết quả?

Nếu bạn bị nhiễm HIV, bác sĩ sẽ thông báo điều trị cho em bé. Điều trị có thể bắt đầu ngay sau khi sinh. Tại Việt Nam, việc thông báo kết quả nhiễm HIV là hoàn toàn bảo mật. Chỉ có bạn và những người được bạn cho phép mới được nhận kết quả này.

HIV-test-HIV-va-cac-xet-nghiem-mau-quan-trong-khac-khi-mang-thai

Khi nào thì tôi được xét nghiệm HIV?

Bạn nên làm xét nghiệm HIV và các xét nghiệm máu khác ngay trong lần khám thai đầu tiên.

Điều gì xảy ra khi tôi xét nghiệm HIV?

Một ít máu được lấy từ cánh tay của bạn. Đồng thời sẽ được lấy cho các xét nghiệm thông thường khác trong thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh HIV âm tính, bạn sẽ biết ngay trong ngày và không xét nghiệm thêm. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh dương tính, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về ý nghĩa của kết quả. Bác sĩ sẽ bổ sung xét nghiệm khẳng định và tư vấn các lựa chọn điều trị khả thi. Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định là dương tính, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các lựa chọn điều trị.

Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính thì sao?

Hầu hết các trường hợp mất từ 4 đến 8 tuần sau khi phơi nhiễm HIV thì xét nghiệm máu mới cho kết quả dương tính. Nếu kết quả xét nghiệm HIV là âm tính, thì có nghĩa là bạn không bị nhiễm HIV. Một số ít trường hợp, bạn có thể bị nhiễm bệnh nhưng cho kết quả âm tính.

Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/store/products/patient-education/fast-facts/hiv-and-other-important-blood-tests-during-pregnancy

Bài viết HIV và các xét nghiệm máu quan trọng khác khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Ung thư trong khi mang thai https://yhoccongdong.com/thongtin/ung-thu-trong-khi-mang-thai/ Fri, 19 Aug 2022 23:26:34 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=42322 ung-thu-trong-khi-mang-thai

Ung thư trong quá trình mang thai là điều không phổ biến. Về bản chất thì ung thư hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi (trẻ còn trong bụng mẹ).

Bài viết Ung thư trong khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
ung-thu-trong-khi-mang-thai

 

Biên dịch: Phạm Công Hoài

Hiệu đính: BS. Võ Ngọc Tú

Được phê chuẩn bới Cancer.Net Editorial Board, 08/2020

Ung thư trong quá trình mang thai là điều không phổ biến. Về bản chất thì ung thư hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi (trẻ còn trong bụng mẹ). Việc chẩn đoán, điều trị ung thư trong thai kỳ có thể trở nên phức tạp hơn bình thường. Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư, phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, mỗi biện pháp y tế cần được thực hiện một cách cẩn thận. Làm việc với một đội ngũ chăm sóc sức khoẻ, có kinh nghiệm điều trị ung thư trong thai kỳ là điều hết sức cần thiết. Tìm hiểu thêm: tìm kiếm bác sĩ chuyên khoa ung bướu.

Chẩn đoán cũng như bắt đầu điều trị ung thư trong thai kỳ có thể mang đến sự căng thẳng cao độ, hoặc vượt quá khả năng chịu đựng. Để vượt qua điều này, bạn hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với nhân viên y tế. Nhờ đó mà họ có thể đưa ra những hỗ trợ cần thiết. Có thể là một buổi gặp mặt nhóm trực tiếp hoặc trực tuyến giữa những người đang hoặc đã từng được chẩn đoán ung thư trong thai kỳ. 

Những loại ung thư nào có thể xảy ra trong thai kỳ?

Phổ biến nhất là ung thư vú trong thai kỳ, với tỷ lệ 1/3000 thai phụ. Ngoài ra, các loại ung thư khác, có xu hướng xảy ra trong thai kỳ, thường gặp hơn ở những người trẻ không mang thai, bao gồm:

Làm thế nào để chẩn đoán ung thư trong thai kỳ?

Thật không dễ để phát hiện ung thư khi người phụ nữ đang mang thai. Bởi vì một số triệu chứng ung thư như chướng bụng, đau đầu, chảy máu hậu môn rất thường gặp ở thai kỳ bình thường. Tuyến vú trong thai kỳ bình thường cũng lớn hơn và thay đổi mô tuyến. Điều đó có nghĩa là, những thay đổi do ung thư ở thai phụ hoàn toàn có thể phát hiện muộn. Từ đó dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán bệnh so với phụ nữ không mang thai.

Thỉnh thoảng, mang thai cũng giúp phát hiện ung thư. Ví dụ như, xét nghiệm pap (phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn trong thai kỳ, có thể phát hiện ung thư cổ tử cung. Siêu âm trong khi mang thai, có thể phát hiện ung thư buồng trứng.

Một vài xét nghiệm ung thư an toàn cho quá trình mang thai cũng như thai nhi mà bác sĩ có thể dùng. Những loại khác thì có thể gây hại. Do đó hãy luôn trao đổi với bác sĩ của bạn về mỗi xét nghiệm được khuyên, cũng như cho kỹ thuật viên biết là bạn đang mang thai. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư thường là:

X quang

Nghiên cứu cho thấy mức độ phóng xạ trong chụp X quang quá thấp để ảnh hưởng đến thai nhi. Có thể sử dụng tấm chắn che phủ vùng bụng khi chụp.

Chụp vi tính cắt lớp (CT hay CAT)

CT là một phương pháp dựa trên tia X như X quang, nhưng độ chính xác cao hơn. Lý do là vì CT dùng nhiều phóng xạ hơn. CT có thể phát hiện ung thư cũng như cho thấy mức độ lan tràn của nó. CT đầu và ngực trong thai kỳ thường an toàn, vì thai nhi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của phóng xạ. Có thể dùng khiên chắn để bảo vệ vùng bụng trong quá trình chụp. CT bụng và vùng chậu chỉ nên được thực hiện khi không còn lựa chọn khác. Trao đổi với bác sĩ về độ cần thiết của phương pháp này, cũng như rủi ro chúng mang lại.

Những phương pháp khác

MRI, siêu âm và sinh thiết được xem là an toàn đối với thai kỳ.

Điều trị ung thư trong thai kỳ như thế nào?

Lựa chọn phương pháp điều trị

Cần một đội ngũ các bác sĩ và nhân viên chăm sóc sức khoẻ có chuyên ngành khác nhau cùng hợp tác để đưa ra một kế hoạch điều trị ung thư trong thai kỳ. Bao gồm bác sĩ ung bướu, bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm với thai kỳ nguy cơ cao. Bác sĩ sản khoa – là danh xưng thường dùng cho các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho thai phụ trong quá trình mang thai cũng như phụ nữ sau khi sinh.

Bác sĩ ung bướu và bác sĩ sản khoa của bạn sẽ đánh giá và so sánh về các lựa chọn điều trị tối ưu cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận xem xét nhiều yếu tố. Tuổi thai, loại ung thư, kích thước cũng như giai đoạn của nó là những yếu tố quan trọng. Các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn liệu rằng bạn có quyết định điều trị ung thư hay không. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để đảm bảo em bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Đề nghị hoãn hoặc tránh các phương pháp điều trị

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị hoãn/tránh các liệu pháp điều trị nào đó. Một vài ví dụ:

  • Trong 03 tháng đầu thai kỳ, một vài phương pháp điều trị ung thư có thể tác động xấu đến thai nhi. Bác sĩ có thể đề nghị trì hoãn đến 03 tháng giữa hoặc 03 tháng cuối thai kỳ. 
  • Một vài phương pháp điều trị có thể tác động không tốt đến thai nhi bất kể giai đoạn nào của thai kỳ. Bác sĩ có thể đề nghị hoãn sử dụng các phương pháp này cho đến sau khi sinh. Điển hình là xạ trị, sử dụng tia phóng xạ năng lượng cao để phá huỷ tế bào ung thư. Tuỳ thuộc vào liều lượng phóng xạ và vùng chiếu xạ trên cơ thể, có thể gây hại đến thai nhi trong suốt quá trình mang thai.
  • Khi bác sĩ phát hiện ung thư ở gần cuối thai kỳ, bác sĩ có thể đề nghị bắt đầu điều trị sau khi sinh em bé.
  • Bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị một vài loại ung thư điển hình, như là ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, sau khi em bé được sinh.

Những phương pháp điều trị ung thư nào có thể được sử dụng trong thai kỳ?

Một vài phương pháp điều trị an toàn cho thai kỳ hơn những phương pháp khác:

Phẫu thuật

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể loại bỏ khối u, cũng như các mô khoẻ mạnh xung quanh nó. Thông thường không có rủi ro đáng kể cho thai nhi. Đây được xem là phương pháp điều trị ung thư an toàn nhất ở bất kỳ tuổi thai nào.

Sử dụng thuốc điều trị ung thư

Phác đồ điều trị có thể bao gồm dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, chẳng hạn như hóa chất. Hoá trị chỉ được sử dụng trong một số thời điểm nhất định trong thai kỳ.

  • Trong 03 tháng đầu thai kỳ, hoá trị có nguy cơ gây dị tật thai nhi, hoặc sảy thai. Đây là giai đoạn các cơ quan thai nhi vẫn đang hình thành.
  • Trong quý 02 và quý 03 của thai kỳ, bác sĩ có thể đưa ra một vài phác đồ hoá trị có nguy cơ thấp cho thai nhi. Nhau thai có vai trò như là một bức tường bảo vệ cho thai nhi, ngăn chặn sự xâm nhập một vài loại thuốc. Một vài loại thuốc có thể vượt qua với số lượng không đáng kể. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị phơi nhiễm hóa trị trong thai kỳ không cho thấy các vấn đề về sức khoẻ hơn là các trẻ em không bị phơi nhiễm, bao gồm giai đoạn sau khi sinh và trong quá trình trưởng thành.
  • Hoá trị ở cuối thai kỳ có thể dẫn đến các tác dụng phụ như thiếu máu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây hại trực tiếp đến thai nhi trong lúc sinh và ngay sau khi sinh.
  • Bác sĩ có thể cân nhắc đến khởi phát chuyển dạ sớm để bảo vệ thai nhi từ tác hại của việc điều trị ung thư. Quyết định này cần được xem xét kỹ lưỡng, về cả điều kiện sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Bạn nên ngừng cho con bú nếu điều trị hóa chất sau sinh. Bởi thuốc có thể truyền qua sơ sinh thông qua sữa mẹ.

Mang thai có ảnh hưởng đến điều trị ung thư không?

Mang thai, tự nó không có ảnh hưởng đến điều trị ung thư. Mà việc phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn hoặc không khởi trị ngay có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Cần nên trao đổi với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ và làm thế nào để hồi phục sau điều trị ung thư.

Những câu hỏi đến nhân viên y tế

Nếu bạn mang thai và phát hiện ung thư, những câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ của bạn

  • Kinh nghiệm điều trị ung thư cho thai phụ?
  • Quá trình kết hợp làm việc với bác sĩ phụ sản như thế nào?
  • Tôi cần làm thêm những xét nghiệm đặc biệt nào để làm rõ hơn về vấn đề ung thư? Ảnh hưởng của các xét nghiệm này đến thai nhi?
  • Những lựa chọn về phương pháp điều trị ung thư cho tôi.
  • Kế hoạch nào bạn nghĩ là tốt nhất cho tôi? Tại sao?
  • Tôi có nên bắt đầu điều trị ngay bây giờ, hay tôi nên chờ đợi ?
  • Việc trì hoãn điều trị có ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư không?
  • Việc giữ thai có an toàn không?
  • Những nguy cơ sớm và lâu dài trong quá trình điều trị ung thư cho tôi, cho em bé là gì?
  • Làm thế nào để theo dõi sức khỏe thai nhi trong quá trình điều trị?
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng thế nào đến quá trình sinh con?
  • Tôi có thể cho con bú không?
  • Có nhân viên cố vấn, nhân viên hoạt động xã hội hỗ trợ bệnh nhân ung thư, hoặc các đội ngũ khác có thể giúp tôi đối mặt với ảnh hưởng tâm lý từ chẩn đoán ung thư không?
  • Có dịch vụ chăm sóc nào cũng như nguồn hỗ trợ đến tôi, gia đình tôi không?

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/dating-sex-and-reproduction/cancer-during-pregnancy?fbclid=IwAR1oDET5a7QWoolbkTlEDOvLHTonTZvMOX2pFhR41EhOV1H2nKGi5C2zBn8

Bài viết Ung thư trong khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Kiểm soát cân nặng: Ăn uống đúng cách và duy trì sức khỏe https://yhoccongdong.com/thongtin/kiem-soat-can-nang-an-uong-dung-cach-va-duy-tri-suc-khoe/ Mon, 13 Dec 2021 20:34:47 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=39763 Kiểm soát cân nặng: Ăn uống đúng cách và duy trì sức khỏe

Kiểm soát cân nặng, chế độ ăn hợp lí và duy trì vận động là các yếu tố quan trọng của một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết Kiểm soát cân nặng: Ăn uống đúng cách và duy trì sức khỏe được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Kiểm soát cân nặng: Ăn uống đúng cách và duy trì sức khỏe

 

Biên dịch: Phạm Đoàn Bảo Chi

Hiệu đính: BS Cao Đình Huy

Những câu hỏi thường gặp

Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khối cơ thể (body mass index-BMI) là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể. Nó được tính dựa trên chiều cao và cân nặng. 

Công thức tính BMI: 

BMI= (cân nặng)/ (chiều cao x chiều cao)

Calo là gì?

Calo (hay còn gọi là Calories) là một đơn vị được dùng để đo lường mức năng lượng có trong một loại thực phẩm nhất định.

Lượng calo nạp vào ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?

Cơ thể chỉ sử dụng một lượng calo cần thiết để cung cấp năng lượng. Lượng calo dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ. Nạp vào nhiều calo hơn mức cần thiết là yếu tố chính dẫn đến tăng cân.

Ngoài lượng calo dư thừa, còn những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng nữa không?

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng bao gồm:

    • Tuổi – Khi bạn càng lớn tuổi thì cân nặng cũng sẽ tăng thêm một ít.
    • Gen – Gen có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cân nặng. Một số người mắc những rối loạn về di truyền có thể dẫn đến đến béo phì.
    • Mang thai – Sau khi sinh con, người phụ nữ có thể không giảm được toàn bộ số cân nặng đã tăng lên trong thời kỳ mang thai. Nếu điều này xảy ra với mỗi lần mang thai, cân nặng của thai phụ sẽ thay đổi.

Thừa cân liên quan đến những vấn đề sức khỏe nào?

Nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến thừa cân hoặc béo phì như:

    • Bệnh tim mạch
    • Bệnh đái tháo đường
    • Bệnh túi mật
    • Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư túi mật; béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
    • Chứng ngưng thở khi ngủ
    • Bệnh về khớp
    • Vô sinh

Thừa cân ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp trong thai kỳ cao hơn phụ nữ có cân nặng bình thường, đồng thời họ cũng có khả năng phải sinh mổ cao hơn.

Tôi có thể giảm cân như thế nào?

Lượng calo bạn tiêu thụ cần lớn hơn calo nạp vào nên tập thể dục thường xuyên kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết để giảm cân.

Những loại thực phẩm nên hạn chế khi giảm cân

Nên hạn chế những thực phẩm có nhiều đường và chất béo như những đồ uống có nhiều đường như nước ngọt, trà đường…

Những thói quen ăn uống nào khác có thể giúp tôi giảm cân?

Kiểm soát khẩu phần ăn là điều then chốt. Giảm thiểu lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ví dụ, một khẩu phần thịt hoặc gia cầm chỉ khoảng 85 gram, có trọng lượng tương đương với một bộ bài. Hay một thìa bơ có trọng lượng tương đương với một thẻ tiền chơi Poker.

Tập thể dục với cường độ như thế nào để giảm cân và duy trì cân nặng

Những người đã giảm cân và duy trì được cân nặng thường tập thể dục trung bình khoảng 60-90 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần. Bạn không cần phải tập liên tục trong một lần. Bạn có thể chia ra nhiều lần tập trong ngày, ví dụ ba lần một ngày, mỗi lần khoảng 20-30 phút.

Những lợi ích nào khác của việc tập thể dục

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần. Sức bền, cũng như sự linh hoạt và sức mạnh cơ của bạn sẽ tăng lên. Tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở một số người. Nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư đại tràng và đái tháo đường của bạn cũng giảm khi tập thể dục thường xuyên…

Tôi đã cố gắng giảm cân bằng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục, nhưng vẫn thất bại. Liệu sử dụng thuốc có giúp tôi giảm cân không?

Đối với một số người, có thể khó để giảm cân chỉ bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Nếu bạn có chỉ số BMI lớn hơn 30 hoặc ít nhất là 27, và có một số bệnh lý đi kèm, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, bạn có thể sử dụng thuốc để giúp giảm cân.

Khi nào cần phẫu thuật để giảm cân?

Nếu chế độ ăn kiêng và tập thể dục không có hiệu quả, một loại phẫu thuật đặc biệt “Phẫu thuật bariatric”, có thể là một lựa chọn cho những người béo phì độ 3 (BMI từ 40 trở lên) hoặc những người có BMI từ 35 đến 39 và có kèm 0theo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây ra do béo phì. Phẫu thuật nội soi giảm cân có thể giúp cân nặng giảm một cách đáng kể. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến béo phì.

Những nguy cơ của phẫu thuật giảm cân

Nguy cơ của phẫu thuật giảm cân có thể bao gồm: 

    • Rò rỉ dịch dạ dày vào ổ bụng
    • Tổn thương các cơ quan khác, chẳng hạn như lá lách
    • Vòng thắt dạ dày hoặc kim bấm khâu bị rơi ra
    • Nhiễm trùng
    • Các biến chứng do gây mê
    • Tử vong

Cần đợi bao lâu sau khi phẫu thuật mới có thể mang thai

Bạn nên trì hoãn mang thai 12-24 tháng sau phẫu thuật, đây là khoảng thời gian bạn sẽ sụt cân nhanh chóng.

Bảng chú giải

    • Gây mê: Gây mất cảm giác để giảm đau.
    • Phẫu thuật Bariatric: Các phẫu thuật làm giảm cân để điều trị béo phì.
    • Chỉ số khối cơ thể (BMI): Một con số được tính toán trên chiều cao và cân nặng được sử dụng để xác định tình trạng cân nặng của một người nào đó: thiếu cân, bình thường, thừa cân hay béo phì.
    • Calo: Đơn vị nhiệt lượng được sử dụng để biểu thị giá trị nhiên liệu hoặc giá trị năng lượng của thực phẩm.
    • Bệnh tim mạch: Bệnh tim và mạch máu.
    • Sinh mổ: Sinh thông qua đường mổ ở bụng và tử cung của người mẹ.
    • Bệnh đái tháo đường: bệnh với mức đường trong máu rất cao.
    • Nội mạc tử cung: Lớp lót bên trong tử cung.
    • Gen: Các đoạn ADN chứa các thông tin di truyền để phát triển các đặc điểm thể chất của một người và kiểm soát các quá trình trong cơ thể. Chúng là đơn vị di truyền cơ bản và có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái.
    • Vô sinh: Tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau 12 tháng mà không sử dụng bất kỳ hình thức ngừa thai nào.
    • Ngưng thở khi ngủ: Một rối loạn đặc trưng bởi sự gián đoạn thở trong khi ngủ, có thể kéo theo các vấn đề sức khỏe khác.

 Tài liệu tham khảo

https://www.acog.org/womens-health/faqs/weight-control-eating-right-and-keeping-fit?

Bài viết Kiểm soát cân nặng: Ăn uống đúng cách và duy trì sức khỏe được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Máu báo thai https://yhoccongdong.com/thongtin/mau-bao-thai/ Mon, 13 Dec 2021 19:46:32 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=39752 Máu bào thai

Máu báo thai là dấu hiệu sớm của thai nghén, có thể gây chảy máu lượng ít, đôi khi chỉ vài giọt máu và thường nhầm với máu kinh nguyệt.

Bài viết Máu báo thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Máu bào thai

 

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Thanh

Hiệu đính: BS Nguyễn Tấn Hưng

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là hiện tượng chảy máu khi thai làm tổ, vào khoảng 6 – 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung. Sự làm tổ của trứng có thể gây chảy máu lượng ít, đôi khi chỉ vài giọt máu. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không cần có sự can thiệp y tế. Nhìn chung, khoảng 1/3 phụ nữ khi bắt đầu mang thai sẽ có máu báo thai. Mặc dù hay bị nhầm lẫn với kinh nguyệt, máu báo thai và kinh nguyệt hoàn toàn khác nhau.

Triệu chứng của máu báo thai

Máu báo thai được xem là một trong những dấu hiệu sớm của thai nghén. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên bà mẹ có thể nhận biết mình đang mang thai. Do hiện tượng này thường xảy ra gần với chu kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ sẽ nhầm lẫn giữa hiện tượng này và máu do chu kỳ kinh nguyệt . Đặc điểm của máu báo thai gồm:

    • Cảm giác đau thắt nhẹ hoặc thưa (nhẹ hơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt).
    • Thay đổi cảm xúc
    • Đau đầu
    • Buồn nôn
    • Căng tức vú
    • Đau lưng

(Những dấu hiệu trên cũng có thể là triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc triệu chứng của rụng trứng, do đó, khi xuất hiện những dấu hiệu nêu trên kèm với ra máu dạng đốm hồng/ nâu cũng chưa thể khẳng định đó là dấu hiệu của thai kỳ).

Đặc điểm của máu báo thai

Chảy máu khi thai làm tổ có vài điểm khác biệt với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải tất cả phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt đều. Sẽ có vài chu kỳ có lượng máu nhiều, hoặc ít, hoặc đôi khi khó dự đoán ngày có kinh. 

Những điểm khác nhau chính giữa máu báo thai và kinh nguyệt:

Màu sắc

Hầu hết phụ nữ đều quen thuộc với màu sắc của máu trong chu kỳ. Màu sắc thường là đỏ nhạt đến đỏ sẫm. Tuy nhiên, chảy máu khi thai làm tổ thường có dạng đốm màu hồng nhạt hoặc màu nâu sẫm (màu gỉ sét).

Máu cục

Một số người có thể có máu cục khi hành kinh, trong khi vài người khác lại ít gặp. Tuy nhiên, máu báo thai không có máu cục.

Lượng máu

Đa số phụ nữ đều dùng tampon hoặc băng vệ sinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng máu báo thai thường chỉ “lấm tấm”, lượng rất ít, vì vậy thuật ngữ “chảy máu” đôi khi gây hiểu nhầm. Thông thường, chảy máu do thai làm tổ chỉ có một vài giọt màu hồng hoặc nâu. Phát hiện điều này khi người phụ nữ dùng khăn lau, hoặc chỉ vừa thấm quần lót. Lượng máu thấm không liên tục hoặc rỉ rả lượng ít.

Máu báo thai kéo dài bao lâu?

Máu báo thai xuất hiện và chỉ kéo dài vài giờ đến khoảng 3 ngày. Nếu ra máu âm đạo đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, kéo dài trên 3 ngày và lượng máu thấm đầy băng vệ sinh, khả năng lớn không phải hiện tượng này.

Những người mang thai lần đầu tiên thường gặp hiện tượng chảy máu khi thai làm tổ hơn những người mang thai  nhiều lần (tương tự với việc tổn thương nướu do viêm nướu lần đầu sẽ chảy nhiều máu nhưng những lần viêm sau lại có xu hướng ít máu hơn).

Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn bình thường (dưới 3 ngày), lượng máu không thấm hết băng vệ sinh, máu ra có màu hồng hoặc nâu sẫm  thay vì màu đỏ và đau bụng ít hơn bình thường thì khả năng cao đó là máu báo thai.

Nguyên nhân gây ra máu báo thai?

Khoảng 6 – 12 ngày sau khi thụ tinh (tinh trùng kết hợp với trứng), phôi thai sẽ bắt đầu làm tổ vào thành tử cung. Hiện tượng thai vùi vào lớp nội mạc tử cung có thể gây vỡ một số mạch máu nhỏ và gây chảy máu.

Kinh nguyệt xảy ra vào khoảng ngày 11 – 14 sau khi rụng trứng (trứng rụng và có thể thụ thai). Đây là lý do nhầm lẫn hiện tượng này với máu của chu kỳ kinh nguyệt thường. Một số phụ nữ nghĩ rằng chu kỳ của họ đến sớm hơn vài ngày vì máu báo thai thường xuất hiện sớm hơn khoảng 1 tuần so với chu kỳ hành kinh dự kiến.

Ví dụ về máu báo thai

Bạn có sinh hoạt tình dục và chu kỳ kinh dự kiến của bạn là ngày 25 tháng 1. Bạn có thể nghi ngờ mình mang thai nếu có triệu chứng chảy máu lấm tấm vào thời gian từ ngày 18 đến ngày 25 tháng 1. Đó có thể là máu báo hiệu mang thai. Rất hiếm khi máu báo thai xảy ra quá sớm (trước khi hành kinh một tuần) hoặc muộn hơn hành kinh hay trễ kinh. Một người rụng trứng sớm trước thời điểm thụ thai hoặc quá trình thai làm tổ diễn ra sớm, hoặc khi người đó rụng trứng muộn và quá trình thai làm tổ xảy ra muộn, thì khả năng máu báo thai xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn thông thường.

Hầu hết mọi phụ nữ đều có thể nhận biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bản thân. Các chu kỳ kinh nguyệt đều tương tự nhau về tính chất, màu sắc, số lượng của máu khi hành kinh. Có thể thay đổi khi sử dụng thuốc tránh thai (bao gồm thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp) hoặc khi gặp các vấn đề như stress. Do vậy, khi xuất hiện dạng máu lấm tấm, màu hồng nhạt hay nâu sẫm, người phụ nữ có thể dễ dàng nhận ra.

Các vấn đề cần quan tâm về máu báo thai

Chảy máu khi thai làm tổ không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này không gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tính chất chảy máu không giống với máu báo thai, người phụ nữ cần phải thực sự lưu tâm. Ví dụ như  hiện tượng chảy máu xảy ra vài ngày sau trễ kinh. Những vấn đề quan trọng của thai kỳ hiếm khi xảy ra ở giai đoạn thụ thai mà thường xảy ra sau khi trễ kinh.

Các trường hợp ra huyết lượng ít sau thời kỳ làm tổ đa số phản ánh những vấn đề bất thường. Tuy nhiên, vẫn có một ít khả năng nguyên nhân gây chảy máu là do:

    • Tổn thương cổ tử cung (đặc biệt là sau khi thăm khám âm đạo)
    • Kích ứng hoặc tổn thương sau giao hợp
    • Vận động mạnh hoặc nâng vác vật nặng quá mức
    • Nhiễm trùng âm đạo

Chảy máu âm đạo trong thai kỳ

Ít nhất 50% phụ nữ có hiện tượng chảy máu thấm giọt/ra huyết âm đạo ít (không phải máu báo thai) vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường.

Chảy máu âm đạo kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. Đặc biệt là chảy máu trong thời kỳ mang thai. Hai vấn đề cần lưu ý là thai trứng và sảy thai đều gây hiện tượng chảy máu âm đạo. Khi đi khám, cần báo với bác sĩ về tình trạng ra máu âm đạo và các triệu chứng khác. Có thể là biểu hiện ra máu ở hiện tại hoặc trước đó, nhất là khi máu ra lượng nhiều.

Trong thai kỳ, cần thông báo cho bác sĩ ngay về bất cứ tình trạng chảy máu nào xảy ra. Khi chảy máu  nhiều, cần lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc gọi cho phòng cấp cứu.

Nếu buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, đau bụng (đặc biệt là đau bụng một bên), khả năng cao có thai ngoài tử cung. Khi đó, cần liên hệ với nhân viên y tế khẩn cấp kh. Đau thắt bụng dưới thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên đau bụng tăng dần là dấu hiệu quan trọng cần được bác sĩ thăm khám ngay.

Nếu không chắc chắn?

Nếu không chắc chắn về tình trạng chảy máu, nên chờ hiện tượng chảy máu dừng lại 3 ngày và thực hiện thử thai bằng que thử.

Thông thường, việc thử thai quá sớm trước khi trễ kinh, hoặc khi xuất hiện máu báo thai, sẽ cho kết quả không chính xác. Nên thử thai sau một tuần khi máu xuất hiện hoặc khi trễ kinh. Điều này giúp kết quả chính xác hơn.

Các bước tiếp theo

Máu báo thai là dấu hiệu của mang thai. Nếu kết quả thử thai âm tính sau khi đã hết chu kỳ kinh, khả năng cao không mang thai. Nếu đang kỳ vọng mang thai, có thể lưu ý về dấu hiệu này. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không ccó triệu chứng này hoặc có thể bị bỏ lỡ do không nhận ra.

Tài liệu tham khảo

https://americanpregnancy.org/pregnancy-symptoms/what-is-implantation-bleeding?

Bài viết Máu báo thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Ứ mật thai kỳ https://yhoccongdong.com/thongtin/u-mat-thai-ky/ Fri, 24 Sep 2021 15:18:27 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=38797 ứ mật thai kỳ

Cùng tìm hiểu về ứ mật thai kỳ - một tình trạng gây ngứa khi mang thai: triệu chứng, nguyên nhân cũng như các biến chứng có thể xảy ra.

Bài viết Ứ mật thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
ứ mật thai kỳ

 

Biên dịch: Phan Thị Tú Oanh

Hiệu đính: Bs. Thiều Đình Hoàng

Ứ mật trong gan trong thai kỳ thường được gọi là ứ mật thai kỳ, là một bệnh gan xảy ra vào cuối thai kỳ. Tình trạng này gây ra ngứa dữ dội nhưng không có phát ban. Ngứa thường xảy ra trên bàn tay và bàn chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Ứ mật thai kỳ có thể khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng điều đáng lo ngại hơn là những biến chứng có khả năng xảy ra cho bạn và em bé. Do đó bác sĩ có thể khuyên bạn nên sinh sớm hơn.

Triệu chứng

Triệu chứng chính của ứ mật thai kỳ là ngứa dữ dội và không có phát ban. Hầu hết các thai phụ cảm thấy ngứa ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; tuy nhiên, một số có thể ngứa toàn thân. Cơn ngứa thường trầm trọng hơn vào ban đêm và có thể gây khó chịu đến mức làm cho bạn không thể ngủ được.

Triệu chứng ngứa phổ biến nhất trong tam cá nguyệt thứ ba nhưng đôi khi xuất hiện sớm hơn. Điều này có thể trầm trọng hơn khi ngày dự sinh của bạn đến gần. Tuy nhiên, tình trạng ngứa thường biến mất trong vòng một vài ngày sau sinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng ít phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Vàng da và vàng mắt (lòng trắng của mắt)
  • Buồn nôn
  • Chán ăn 

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ với bác sĩ sản khoa ngay lập tức nếu bạn bắt đầu cảm thấy tình trạng ngứa kéo dài hoặc gây khó chịu nhiều.

Nguyên nhân

Nguyên nhân ứ mật thai kỳ không rõ ràng.

Tình trạng này có thể một phần do di truyền, vì hội chứng đôi khi xuất hiện trong gia đình và một số biến thể di truyền nhất định có liên quan đến nó. 

Các hormone thai kỳ cũng có thể đóng một vai trò. Các bác sĩ cho rằng sự gia tăng các hormone xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ có thể làm chậm dòng chảy bình thường của dịch mật (một loại dịch tiêu hóa được gan sản xuất giúp cho hệ tiêu hóa của bạn phân hủy chất béo). Thay vì rời khỏi gan, mật sẽ tích tụ trong gan. Kết quả cuối cùng là muối mật đi vào máu, điều này có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.

Các yếu tố nguy cơ 

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ứ mật trong thai kỳ
  • Tiền sử tổn thương gan hoặc bệnh gan
  • Đa thai

Khoảng 60 đến 70% phụ nữ bị tái phát. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nguy cơ tái phát có thể lên đến 90%.

Các biến chứng

Ứ mật thai kỳ có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Ở mẹ, tình trạng này có thể ảnh hưởng tạm thời đến quá trình hấp thu chất béo. Sự giảm hấp thu này có thể dẫn đến giảm hàm lượng của các yếu tố phụ thuộc vitamin K, đây là những chất có liên quan đến quá trình đông máu. Nhưng biến chứng này rất hiếm và gan cũng ít bị tổn thương về sau. 

Ở trẻ sơ sinh, các biến chứng của tình trạng ứ mật thai kỳ có thể rất nghiêm trọng. Những biến chứng này có thể bao gồm:

  • Sinh non
  • Các vấn đề về phổi do hít phân su (phân su là chất dính, màu xanh lục thường tích tụ trong ruột của thai nhi nhưng có thể đi vào nước ối nếu mẹ bị ứ mật)
  • Thai chết lưu

Vì các biến chứng có thể rất nguy hiểm cho em bé của bạn, bác sĩ có thể cân nhắc việc khởi phát chuyển dạ trước ngày dự sinh của bạn.

Dự phòng

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể dự phòng ứ mật thai kỳ.

Tài liệu tham khảo

www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholestasis-of-pregnancy/symptoms-causes

Bài viết Ứ mật thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tiền sản giật sau sinh https://yhoccongdong.com/thongtin/tien-san-giat-sau-sinh/ Sun, 05 Sep 2021 15:15:04 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=38920

Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh tiền sản giật sau sinh - một bệnh nguy hiểm và khó phát hiện, để giúp bạn và bé có một thai kỳ khỏe mạnh hơn

Bài viết Tiền sản giật sau sinh được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Tuyến 

Hiệu đính: BS. Thiều Đình Hoàng

Tiền sản giật sau sinh là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi người mẹ bị cao huyết áp và xuất hiện protein trong nước tiểu sau khi sinh. Tiền sản giật là một tình trạng tương tự, nhưng xảy ra trong thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh.

Hầu hết các trường hợp xuất hiện trong vòng 48 giờ sau sinh con. Tuy nhiên, đôi khi bệnh phát triển đến 6 tuần hoặc nhiều hơn (6 tuần) sau khi sinh con. Đây được gọi là tiền sản giật sau sinh muộn.

Tiền sản giật sau sinh cần được điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây co giật và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Triệu chứng bệnh tiền sản giật sau sinh

Tiền sản giật sau sinh thường khó tự phát hiện. Nhiều phụ nữ bị bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng trong khi mang thai. Sau khi sinh, người mẹ phải tập trung vào việc chăm sóc em bé cũng như phục hồi cơ thể mà có thể bỏ qua những dấu hiệu của bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật sau sinh, thường giống với các triệu chứng của tiền sản giật có thể bao gồm:

  • Tăng huyết áp (trị số huyết áp đạt 140/90 mm Hg trở lên)
  • Protein niệu
  • Đau đầu dữ dội
  • Thay đổi thị lực, bao gồm mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải
  • Thiểu niệu (giảm lượng nước tiểu)

Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được nhập viện ngay lập tức.

tiền sản giật sau sinh

Nguyên nhân

Nguyên nhân của tiền sản giật sau sinh và tiền sản giật xảy ra trong thai kỳ vẫn chưa được hiểu rõ.

Các yếu tố nguy cơ

Một số nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm:

  • Cao huyết áp trong lần mang thai gần nhất. Nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh tăng nếu bị cao huyết áp sau 20 tuần của thai kỳ.
  • Béo phì: nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh cao hơn nếu bị béo phì.
  • Đa thai: sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Tăng huyết áp mãn tính. Tăng huyết áp không kiểm soát trước khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và tiền sản giật sau sinh.
  • Bệnh tiểu đường: mắc bệnh tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật và tiền sản giật sau sinh. 

Các biến chứng

Bao gồm:

  • Sản giật sau sinh: là chứng tiền sản giật sau sinh cùng các cơn co giật. Bệnh có thể làm tổn thương vĩnh viễn các cơ quan quan trọng gồm não, mắt, gan và thận.
  • Phù phổi: Tình trạng phù phổi đe dọa tính mạng  khi chất lỏng dư tràn ngập trong phổi.
  • Đột quỵ: Tai biến mạch máu não xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm nghiêm trọng, làm mất oxy và chất dinh dưỡng của mô não. Đột quỵ là một cấp cứu y tế.
  • Thuyên tắc huyết khối: thuyên tắc huyết khối là tình trạng tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông di chuyển từ nơi khác của cơ thể. Tình trạng này cũng là một cấp cứu y tế.
  • Hội chứng HELLP: Hội chứng HELLP viết tắt của chứng tán huyết (Hemolysis), tăng men gan (Elevated Liver) và số lượng tiểu cầu thấp (Low Platelet) có thể đe dọa tính mạng. Tán huyết là sự phá hủy các tế bào hồng cầu.

Phòng ngừa

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng Aspirin hàm lượng thấp (81mg) để ngăn ngừa tiền sản giật trong lần mang thai tiếp theo. Đồng thời khuyến khích bạn có một lối sống năng động và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Đừng ngại liên hệ với các cơ sở chăm sóc sức khỏe nếu bạn có thắc mắc hoặc lo lắng về sức khỏe trong giai đoạn phục hồi sau khi sinh.

Chẩn đoán

Nếu đã xuất viện sau khi sinh nhưng bác sĩ nghi ngờ rằng bạn bị tiền sản giật sau sinh, bạn có thể cần nhập viện.

Chẩn đoán bệnh bằng các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu. Những xét nghiệm này có thể xác định gan và thận có đang hoạt động tốt không và số lượng tiểu cầu có bị giảm hay không, chức năng đông máu tốt hay không.
  • Phân tích nước tiểu. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm mẫu nước tiểu của bạn để xem có protein không, hoặc có thể yêu cầu bạn lấy nước tiểu trong 24 giờ và kiểm tra tổng lượng protein.

Điều trị

Tiền sản giật sau sinh có thể được điều trị bằng thuốc, bao gồm:

  • Thuốc chống tăng huyết áp (thuốc hạ huyết áp). Nếu huyết áp ở mức nguy hiểm, bác sĩ có thể kê thuốc hạ huyết áp cho bạn.
  • Thuốc ngăn ngừa co giật. Magnesium sulfate có thể giúp ngăn ngừa co giật ở phụ nữ có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh nghiêm trọng. Magnesium sulfate thường được dùng trong 24 giờ.  Sau khi điều trị bằng magnesium sulfate, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ huyết áp, nước tiểu và các triệu chứng khác.

Những loại thuốc này được coi là an toàn và có thể sử dụng cho những phụ nữ con bú. Hỏi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có những vấn đề mà bạn không chắc chắn. 

Quản lý và hỗ trợ

Giai đoạn sau sinh thường mang đến những khó chịu về thể chất cũng như về mặt cảm xúc. Nếu bạn bị tiền sản giật sau sinh, bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự định hoặc được chuyển tuyến. Điều này có thể gây thêm căng thẳng.

Trong giai đoạn này bạn sẽ cần sự giúp đỡ, hỗ trợ từ gia đình và người thân. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ để biết cách quản lý tình trạng của mình an toàn đồng thời có thể chăm sóc tốt cho bé.

Chuẩn bị cho việc tái khám của bạn

tiền sản giật sau sinh

Nếu bạn vừa mới sinh con và có bất kỳ triệu chứng nào bài viết nhắc đến. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn sẵn sàng cho cuộc hẹn tái khám của mình, cũng như những gì bác sĩ của bạn mong đợi.

Bạn nên làm những

Trước cuộc hẹn, bạn nên:

  • Tái khám cùng một người thân hoặc người mà bạn tin tưởng. Sợ hãi và lo lắng có thể khiến bạn khó tập trung vào những gì bác sĩ của bạn nói. Người đi cùng có thể thay bạn nhớ tất cả thông tin.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ. Bằng cách này, bạn sẽ không quên bất kỳ điều gì quan trọng mà bạn muốn hỏi và có thể tận dụng tối đa thời gian tái khám với bác sĩ.

Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ:

  • Tình trạng của tôi nghiêm trọng đến mức nào?
  • Các phương pháp điều trị là gì?
  • Tôi cần làm những loại xét nghiệm nào?
  • Tôi có thể tiếp tục chăm sóc con và nuôi con bằng sữa mẹ không?
  • Cách giúp tôi có thể kiểm soát tốt nhất các tình trạng sức khỏe khác cùng với chứng tiền sản giật sau sinh?
  • Những dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến tôi nên gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện?

Ngoài những câu hỏi bạn đã chuẩn bị, đừng ngần ngại hỏi những câu hỏi khác trong cuộc hẹn tái khám.

Những mong đợi từ bác sĩ của bạn

Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi, ví dụ như:

  • Gần đây bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào không, chẳng hạn như mờ mắt hoặc đau đầu?
  • Lần đầu tiên bạn nhận thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng của mình là khi nào?
  • Bạn có thường bị cao huyết áp không?
  • Bạn có từng bị tiền sản giật hoặc tiền sản giật sau sinh với lần mang thai nào trước đó không?
  • Bạn có bị biến chứng nào khác trong lần mang thai trước không?
  • Bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác không?
  • Bạn có tiền sử đau đầu hoặc đau nửa đầu không?

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/postpartum-preeclampsia/symptoms-causes

Bài viết Tiền sản giật sau sinh được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Folate và Axit Folic trong thai kỳ https://yhoccongdong.com/thongtin/folate-va-axit-folic-trong-thai-ky/ Sun, 05 Sep 2021 12:36:26 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=38814 Folate và Axit Folic trong thai kỳ

Folate và axit folic rất quan trọng để phát triển một thai nhi khỏe mạnh, đồng thời giảm nguy cơ thiếu máu, sẩy thai, sinh non.

Bài viết Folate và Axit Folic trong thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Folate và Axit Folic trong thai kỳ

 

Biên dịch: Ma Thị Huệ

Hiệu đính: BS. Lê Hữu Thắng

Folate và Axit Folic rất quan trọng để phát triển một thai nhi khỏe mạnh vì nó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Ống thần kinh phát triển trong vòng 28 ngày đầu của thai kỳ. Do đó tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến cáo bổ sung folate. Folate ngăn ngừa một số bất thường về tim, sứt môi và hở hàm ếch. Đồng thời giảm nguy cơ thiếu máu, sẩy thai, sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Nó có thể được tìm thấy trong ngũ cốc ăn sáng tăng cường, đậu lăng, mì Ý, gạo, các loại đậu, bông cải xanh, nước cam, rau chân vịt và dâu tây.

Vai trò của Folate và Axit Folic trong thai kỳ là gì?

Folate (vitamin B9) rất quan trọng trong hình thành hồng cầu, cho sự phát triển và chức năng của tế bào khỏe mạnh, là chất dinh dưỡng quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh về não và cột sống. Lượng folate mỗi ngày được khuyến cáo cho người lớn là 400 microgam (mcg). Phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai nên bổ sung 400 đến 1.000 mcg axit folic mỗi ngày.

Folate được tìm thấy trong các loại rau xanh lá đậm, đậu Hà Lan và các loại hạt. Trái cây giàu folate bao gồm cam, chanh, chuối, dưa và dâu tây. Dạng tổng hợp của folate là axit folic. Nó là một thành phần vitamin thiết yếu trước khi sinh và có trong nhiều loại thực phẩm tăng cường như ngũ cốc và mì ống.

Chế độ ăn kiêng thiếu thực phẩm giàu folate hoặc axit folic có thể dẫn đến thiếu folate. Thiếu folate cũng có thể xảy ra ở những người mắc các bệnh, chẳng hạn như bệnh celiac. Bệnh này ngăn cản ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn (hội chứng kém hấp thu).

Sự khác biệt giữa Folate và Axit Folic là gì?

Mọi người thường sử dụng cả 2 loại thay thế cho nhau vì chúng đều là các dạng vitamin B9. Nhưng trên thực tế có một sự khác biệt quan trọng. Axit folic là dạng tổng hợp được sử dụng trong thực phẩm đã chế biến và thực phẩm bổ sung. Folate được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như rau xanh, trứng và trái cây họ cam quýt. Nghiên cứu về việc sử dụng folate và bổ sung axit folic cho các trường hợp cụ thể cho thấy:

  • Dị tật bẩm sinh. Bổ sung axit folic có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của ống thần kinh. Uống vitamin hàng ngày trước khi sinh – thời điểm lý tưởng là từ ba tháng trước khi thụ thai – có thể giúp đảm bảo phụ nữ nhận đủ chất dinh dưỡng này.
  • Thiếu axit folic. Sự thiếu folate trong dinh dưỡng được điều trị bằng cách uống bổ sung axit folic. Loại thiếu hụt này không còn là vấn đề ở nhiều quốc gia, nơi tăng cường axit folic trong thực phẩm như ngũ cốc và mì ống.
  • Các bệnh lý tim và mạch máu và đột quỵ. Axit folic hoạt động cùng với vitamin B6 và B12 để kiểm soát nồng độ cao của homocysteine trong máu. Nồng độ homocysteine tăng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy folate có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Trầm cảm. Một số bằng chứng cho thấy axit folic có thể hữu ích trong điều trị trầm cảm.
  • Sa sút trí tuệ. Không có đủ bằng chứng ủng hộ việc bổ sung axit folic để ngăn ngừa sa sút trí tuệ.

Làm thế nào mà các yếu tố di truyền có thể quyết định đến quá trình chuyển hóa vitamin B9?

Tiến sĩ Chris D. Meletis giải thích rằng ước tính 25 – 60% dân số có đột biến ở một trong các gen MTHFR. Điều này tác động bất lợi đến khả năng chuyển hóa axit folic (dạng tổng hợp của B9) và một số folate tự nhiên trong thực phẩm thành dạng hoạt động của folate. Nếu bạn đang cố gắng mang thai, hãy cân nhắc thực hiện xét nghiệm gen để xác định xem bạn có đột biến gene MTHFR hay không. Kết quả sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt về nhu cầu dinh dưỡng của riêng bạn, bao gồm cả việc bạn có nên chọn các chất bổ sung trước sinh và mang thai ở dạng hoạt động, dạng methylfolate của axit folic hay không.

MTHFR chuyển đổi vitamin B9 từ dạng tổng hợp thành dạng có hoạt tính sinh học

Vitamin B9 được tìm thấy ở dạng tổng hợp (axit folic) xuất hiện trong nhiều thực phẩm bổ sung vitamin và thực phẩm tăng cường hoặc dạng tự nhiên có trong thức ăn (folate). Cả folate tổng hợp và hầu hết folate có nguồn gốc từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ phải được chuyển hóa thông qua con đường enzyme tự nhiên trong cơ thể, thành dạng có hoạt tính sinh học cuối cùng được gọi là L-methylfolate (còn được gọi là 5-MTHF). Khi MTHF được tạo ra, dạng B9 hoạt động này có thể xâm nhập vào các tế bào và vượt qua hàng rào máu não để giúp nuôi dưỡng các mô và não của chúng ta. Việc chuyển hóa thành công từ axit folic hoặc folate thành MTHF phụ thuộc vào một loại enzym chuyển đổi được gọi là MTHFR.

MTHFR là nguyên nhân làm tăng nồng độ homocysteine liên quan đến sẩy thai liên tiếp

Homocysteine là một axit amin tự nhiên được tạo ra khi protein bị phân (giải) hủy trong cơ thể. Nó không có hại ở nồng độ thấp, nhưng khi ở nồng độ cao, nó có thể dẫn đến tình trạng tăng đông máu. Khi đó máu của bạn có xu hướng dễ đông lại hơn bình thường. Phụ nữ có nồng độ homocysteine cao có thể tăng nguy cơ sẩy thai, tiền sản giật và thậm chí sinh non – rất có thể là do sự gia tăng đông máu gây ra bởi nồng độ homocysteine tăng cao.

Tại sao nồng độ homocysteine tăng cao? Methylfolate, dạng hoạt động của axit folic, đóng vai trò chuyển đổi homocysteine thành methionine (một axit amin vô hại). Vì vậy nếu thiếu methylfolate do đột biến MTHFR, homocysteine có thể tích tụ đến nồng độ nguy hiểm.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nồng độ homocysteine cao và sẩy thai liên tiếp. Điều này cho thấy đột biến di truyền MTHFR có thể đóng một vai trò trong việc sẩy thai.

Mối liên hệ giữa MTHFR và PCOS

Tình trạng phổ biến nhất gây vô sinh ở phụ nữ là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dễ mất cân bằng nội tiết và chuyển hóa, bao gồm rối loạn điều hòa đường máu, còn được gọi là đề kháng insulin. Các vấn đề về chuyển hóa có thể gây ra hiện tượng không rụng trứng mạn tính (buồng trứng không phóng thích noãn trong chu kỳ kinh nguyệt), kinh nguyệt không đều, cường androgen và đề kháng insulin. Với hàng loạt triệu chứng liên quan đến khả năng sinh sản, không có gì đáng ngạc nhiên khi PCOS là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.

Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản của PCOS. Một nghiên cứu năm 2014 đã tìm thấy mối liên quan giữa PCOS và đột biến gene MTHFR. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng một đột biến MTHFR đặc thù làm tăng khả năng mắc PCOS. Mối liên hệ chung giữa MTHFR và PCOS lại một lần nữa liên quan đến nồng độ homocysteine. Nói chung, nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng nồng độ homocysteine (hyperhomocysteinemia) là giảm hoạt động của MTHFR dẫn đến giảm sản xuất methylfolate. Những phụ nữ mắc PCOS thường có nồng độ homocysteine cao hơn những phụ nữ khỏe mạnh khác. Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để xác định quan hệ chính xác giữa MTHFR và PCOS.

Tài liệu tham khảo

Folate and Folic Acid in Pregnancy – American Pregnancy Association

Bài viết Folate và Axit Folic trong thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
10 bài tập cần tránh trong khi mang thai https://yhoccongdong.com/thongtin/10-bai-tap-can-tranh-trong-khi-mang-thai/ Fri, 16 Jul 2021 16:10:26 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=38150 10 bài tập cần tránh trong khi mang thai

Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về bài tập nào nên tránh trong khi mang thai, khi nào nên ngừng tập thể dục.

Bài viết 10 bài tập cần tránh trong khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
10 bài tập cần tránh trong khi mang thai

 

Tập thể dục giúp bạn giữ gìn vóc dáng. Nó tốt cho tim mạch, cơ thể và tâm trí của bạn. Nhưng khi mang thai, bạn không biết rằng mình nên tiếp tục tập thể dục hay nghỉ ngơi cho đến khi sinh con. Những lo sợ này là dễ hiểu vì bạn không muốn mạo hiểm bằng việc thực hiện các bài tập sai.

Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn biết những bài tập nào nên tránh trong khi mang thai, khi nào nên ngừng tập thể dục và cả những chú ý khác nữa.

Tập thể dục khi mang thai có an toàn không?

Câu trả lời là có. Tập thể dục an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thực tế, bạn cần tập thể dục thường xuyên trong thời gian này, ngay cả khi trước đó bạn không có thói quen tập thể dục. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng chế độ tập luyện.

Bởi vì cơ thể trải qua một số thay đổi về thể chất khi mang thai, nên cần phải lựa chọn các hoạt động phù hợp với những thay đổi đó.

Những thay đổi thể chất ảnh hưởng đến việc tập thể dục trong khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể bạn không đủ linh hoạt để thực hiện các bài tập khó. Phần bụng to lên và cơ thể suy yếu là một trở ngại cho kế hoạch tập luyện của bạn. Dưới đây là Các thay đổi của cơ thể có thể ảnh hưởng tới bạn:

  • Các dây chằng và khớp lỏng lẻo do các nội tiết tố thai kỳ. Các khớp xương bị yếu đi dễ bị chấn thương khi vận động.
  • Lịch trình tập dày đặc sẽ làm tăng nhịp tim.
  • Hạ huyết áp gây choáng váng, chóng mặt.
  • Bụng của bạn ngày càng lớn sẽ làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, khiến cho bạn dễ ngã.

Lưu ý rằng chúng tôi không yêu cầu bạn kiêng tập thể dục. Bạn cần tập luyện nhưng hãy tham gia vào các hoạt động mà bạn cảm thấy thoải mái khi thực hiện. Và khi cơ thể phản hồi tín hiệu rằng nó không thể tiếp tục tập nữa, hãy dừng lại ngay lập tức.

Khi nào nên ngừng tập thể dục trong thai kỳ

Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn hãy dừng việc luyện tập lại và nghỉ ngơi:

  • Đau đầu
  • Tim đập loạn nhịp
  • Đau ngực
  • Chóng mặt
  • Chảy máu âm đạo
  • Hụt hơi
  • Yếu cơ
  • Đau lưng sâu, xương mu hoặc vùng chậu

Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu những triệu chứng này vẫn còn ngay cả khi bạn đã ngừng các hoạt động thể chất. Ngoài ra, trước khi lập ra kế hoạch tập luyện, bạn cần biết về những hoạt động không nên luyện tập trong danh sách của bạn.

Các bài tập cần tránh trong khi mang thai

  • Động tác gập người hoặc ngồi dậy: Trong khi mang thai, tránh gập bụng hoặc tránh động tác ngồi dậy.
  • Đẩy tạ qua đầu: Bài tập này không tốt sau tam cá nguyệt đầu. Nó gây áp lực cho phần lưng dưới của bạn, và điều này không tốt trong thai kỳ.
  • Tập luyện ngắt quãng cường độ cao: Khi mang thai, tim của bạn tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu lượng máu tăng lên. Các bài tập cường độ cao ngắt quãng làm tăng nhịp tim, từ đó gây áp lực lên tim. Nhịp tim của bạn không nên vượt quá 100 nhịp/phút.
  • Thể thao va chạm hoặc cường độ cao: Cần tránh tuyệt đối các môn thể thao có tác động mạnh hoặc có sự tiếp xúc lẫn nhau trong thời kỳ mang thai. Tham gia vào các hoạt động thể thao như vậy có thể dẫn đến chấn thương.
  • Nằm ngửa: Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, không nên thực hiện các bài tập bằng cách nằm ngửa. Tư thế này có thể dẫn đến hội chứng hạ huyết áp khi nằm ngửa, liên quan đến các triệu chứng như huyết áp thấp và chóng mặt.
  • Sumo squat sâu và nâng tạ sumo: Tránh tham gia các bài tập như squat sumo sâu và nâng tạ sumo vì chúng có thể dẫn đến chấn thương và đau lưng.
  • Hot yoga: Hot yoga dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao, điều đó không tốt cho thai kỳ. Tránh tập thể dục trong điều kiện nóng và ẩm ướt vì nó làm tăng cao nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể thử các tư thế yoga an toàn khác.
  • Nâng tạ: Nâng tạ là động tác tuyệt đối cấm kị khi mang thai vì nó có thể gây ra áp lực lên cơ xương và các vấn đề tim mạch.
  • Lặn: Tránh tham gia các hoạt động như lặn.
  • Tập aerobic: Mặc dù các bài tập hoạt động vừa phải mang lại hiệu quả tích cực, nhưng nên tránh các bài tập thể dục nhịp điệu cường độ cao khi mang thai, đặc biệt nếu bạn bị bệnh tim, thiếu máu nặng hoặc chảy máu kéo dài trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Một số bài tập khác cần tránh khi mang thai bao gồm nằm sấp, gập lưng, thái cực quyền và các động tác kéo dài các khớp.

Một nguyên tắc đơn giản: Bạn phải cảm thấy thoải mái khi tập thể dục. Nếu bạn cảm thấy không ổn, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Phải, chúng tôi nói ‘nghỉ ngơi’ bởi vì bạn không cần phải ngừng tập thể dục hoàn toàn, vì nó vẫn mang lại nhiều lợi ích khác cho bạn.

Các bài tập mang lại lợi ích gì cho quá trình mang thai của bạn?

Nếu bạn đang có ý định ngừng việc tập thể dục hoặc chưa bắt đầu tập luyện, thì bạn nên tiếp tục đọc bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc tập luyện thể dục trong suốt thai kỳ thông qua những chia sẻ dưới đây:

  • Giảm khó chịu trong thai kỳ: Tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để giúp tăng cường cơ bắp của bạn. Ngoài ra, nó giúp cơ thể bạn cải thiện với những cơn đau và những khó chịu khác. Các bài tập nhẹ như đi bộ, vươn vai và yoga giúp giảm đau lưng, tăng cường cơ bụng và cải thiện lưu thông máu.
  • Nâng cao năng lượng tích cực: Tập thể dục thường xuyên tăng cường năng lượng cho bạn, đồng thời hỗ trợ bạn thực hiện các công việc hàng ngày. Tập thể dục giúp cải thiện hệ tim mạch. Với cơ bắp săn chắc, bạn có thể có một lối sống năng động.
  • Khiến bạn ngủ ngon hơn: trong quá trình mang thai, bạn có thể cảm thấy khó ngủ suốt đêm. Tuy nhiên, tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon.
  • Giảm căng thẳng: Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến tâm trạng thay đổi thất thường và khiến bạn căng thẳng. Thói quen tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng. Hơn nữa, trò chuyện với những phụ nữ mang thai khác trong các buổi tập thể dục của bạn có thể là một cách xả stress hiệu quả.
  • Tăng cường sự tự tin cho bạn: Bạn sẽ nảy sinh một số nghi ngờ về khả năng sinh con của mình. Bạn có thể lo sợ về việc mang thai và sức khỏe của thai nhi. Tập thể dục giúp bạn vượt qua tất cả những cảm xúc đó vì nó xây dựng sự tự tin trong bạn.
  • Hỗ trợ chuẩn bị cho quá trình sinh nở: Sinh con đòi hỏi khả năng chịu đựng và bạn có thể đạt được điều này thông qua các bài tập thường xuyên trong thai kỳ. Nếu bạn giữ được vóc dáng, quá trình chuyển dạ của bạn có thể dễ dàng hơn và thời gian sinh nở sẽ giảm xuống.
  • Đái tháo đường thai kỳ (GD): Tập thể dục giúp giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát.
  • Giúp lấy lại cân nặng trước khi mang thai sau khi sinh: Việc tham gia các hoạt động thể chất sẽ mang đến cho bạn một sức khoẻ tốt và cơ bắp săn chắc. Điều này giúp bạn nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường sau sinh. Hơn nữa, việc này còn làm giảm tối đa nguy cơ tăng cân quá mức.

Trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện, bạn cần biết về các biện pháp phòng ngừa an toàn cần thực hiện.

Lời khuyên để có một chế độ tập thể dục tốt khi mang thai

Nói chuyện với bác sĩ của bạn và làm theo những lời khuyên dưới đây để có một buổi tập luyện hài lòng:

  • Nếu bạn có các vấn đề sức khoẻ như huyết áp cao hoặc bệnh tim mạch, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu bất kỳ bài tập nào.
  • Nếu bạn đang có bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến mang thai như nhau thai thấp, tiền sử sinh non, cổ tử cung yếu, ra máu kéo dài,… bác sĩ có thể khuyên bạn không nên tập thể dục.
  • Cố gắng thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng suốt cả ngày mà không gây ra áp lực nào cho cơ thể.
  • Thay vì tự tạo thói quen tập thể dục, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn chuyên nghiệp để các hoạt động diễn ra hiệu quả và an toàn.
  • Không bắt đầu trực tiếp với các bài tập khó vì bạn có thể gây hại cho cơ và dây chằng. Bắt đầu với khởi động. Ví dụ, nếu bạn đang đi bộ, hãy đi bộ chậm trong vài phút đầu tiên và dần dần bắt kịp tốc độ.

Nếu bạn là một người đam mê thể thao, hãy từ bỏ các thói quen yêu thích của mình một thời gian vì sự an toàn của thai nhi là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Khi cơ thể đã sẵn sàng sau khi sinh, bạn có thể quay lại chế độ tập luyện yêu thích của mình. Cho đến lúc đó, tốt hơn là nên hoạt động an toàn.

Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc tập thể dục khi mang thai bằng cách để lại bình luận tại đây.

Tài liệu tham khảo

www.momjunction.com/exercises-you-should-avoid-during-pregnancy

Bài viết 10 bài tập cần tránh trong khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? https://yhoccongdong.com/thongtin/co-the-su-dung-ibuprofen-trong-thai-ky-hay-khong/ Thu, 01 Jul 2021 06:56:19 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=37928 Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không?

Trong bài viết này, y học cộng đồng sẽ bàn luận về một loại thuốc giảm đau rất thông dụng, Ibuprofen, về việc có nên sử dụng hay không và vì sao thai phụ cần thận trọng với nó.

Bài viết Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không?

 

Câu trả lời là không, phụ nữ có thai cần đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng các loại dược phẩm nói chung. Bạn không được dùng bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ, vì một vài loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi của bạn. Ở bài viết này, y học cộng đồng sẽ bàn luận về một loại thuốc giảm đau rất thông dụng, Ibuprofen, về việc có nên sử dụng hay không và vì sao thai phụ cần thận trọng với nó.

Ibuprofen là gì và tại sao được chỉ định?

Ibuprofen là thuốc kháng viêm thuộc nhóm non-steroid (NSAID) và có nhiều tên thương mại khác nhau như Nurofen, Ebufac, Rimafen, Arthrofen, Brufen hay Fenbid. Có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu hay đau khớp. Thuốc được bán trực tiếp không cần qua kê đơn của bác sĩ. Đây chính là lý do tại sao bạn cần phải hiểu rõ về Ibuprofen cũng như cân nhắc về tính an toàn của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ.

Sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ có an toàn?

Không, thai phụ không nên sử dụng Ibuprofen để giảm đau. Dù bạn chỉ sử dụng một liều duy nhất trong suốt thai kỳ và việc này thường không gây ra tác hại đáng kể, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thận trọng. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) xếp Ibuprofen vào mức D trong những thuốc có nguy cơ ảnh hưởng lên thai nhi. Mức D có nghĩa là “Có bằng chứng cho rằng thuốc gây hại cho thai nhi, nhưng lợi ích khi sử dụng có thể chấp nhận được so với nguy cơ của thuốc”. Bảng phân loại không xác nhận tính an toàn của Ibuprofen, để biết nguyên do, hãy tiếp tục đọc nhé.

Tại sao sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ lại không an toàn?

Dưới đây là một số tác dụng phụ đi kèm khi sử dụng Ibuprofen trong quá trình mang thai. Ở giai đoạn đầu thai kỳ (khoảng 6 tháng đầu): cần tránh sử dụng Ibuprofen ở hai tam cá nguyệt đầu tiên vì đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự hình thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi, và cũng là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm với độc chất cũng như dược phẩm. Những chất này có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai và tác động xấu đến thận. Đối với tam cá nguyệt thứ hai, sử dụng Ibuprofen có thể làm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với bình thường.

Giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối): Ở tam cá nguyệt cuối, Ibuprofen ngăn chặn tác dụng của prostaglandins, đây là một hóa chất trung gian giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm cũng như đảm nhận một số chức năng khác. Trong khoảng thời gian chuẩn bị lâm bồn, nồng độ prostaglandins trong máu được hạ thấp, giúp  đóng kín một mạch máu chỉ xuất hiện ở tim thai nhi (hay còn gọi là ống động mạch). Điều này giúp dòng máu chuyển hướng lưu thông đến phổi. Nhưng, nếu có sự xuất hiện của Ibuprofen, thuốc này khiến cho ống động mạch đóng sớm hơn bình thường, dẫn đến tăng áp phổi và cuối cùng là tử vong thai nhi.

Thuốc còn gây chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ ngưng tiến, hay xuất huyết ồ ạt trong quá trình sinh nở.

Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây giảm thể tích dịch ối (thiểu ối).

Nguy cơ lâu dài:

Nghiên cứu cho thấy những trẻ được sinh ra từ bà mẹ sử dụng Ibuprofen ở hai tam cá nguyệt cuối thường mắc hen suyễn sớm.

Nếu đứa trẻ là nam, thuốc làm tăng khả năng vô sinhung thư tinh hoàn cũng như ảnh hưởng lên chất lượng sản sinh testosterone.

Bác sĩ của bạn chỉ kê đơn Ibuprofen khi không còn lựa chọn khác an toàn hơn, và họ hi vọng rằng nguy của cơ thuốc sẽ thấp hơn so với nguy cơ gây ra bởi bệnh lý bạn đang mắc.

Tuy nhiên, vì thuốc thuộc nhóm không kê đơn, bạn thường vô tình sử dụng nó mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phải làm thế nào nếu bạn đã lỡ sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ?

Nếu bạn đã sử dụng Ibuprofen được một thời gian dài, bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình hình phát triển của thai nhi.

Nếu bạn mang thai và đang trong liệu trình điều trị thuốc, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết. Họ sẽ quyết định xem bạn có nên tiếp tục liệu trình hay phải chuyển sang một phương thức điều trị thay thế.

Có thuốc thay thế được cho Ibuprofen để sử dụng trong thai kỳ hay không?

Acetaminophen đường uống (Tylenol/Paracetamol) là một lựa chọn an toàn hơn để hạ sốt và giảm đau trong thai kỳ. Bạn có thể sử dụng thuốc này ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai.

Có thể dùng Ibuprofen dạng gel trong thai kỳ không?

Ibuprofen dạng gel vẫn không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ trừ khi được khuyên dùng bởi bác sĩ. Gel có thể thẩm thấu qua bề mặt da và tác động lên thai nhi. Trước khi sử dụng bất kỳ dược phẩm nào, bạn phải luôn đảm bảo rằng nó đã được thông qua sự đồng ý của bác sĩ. Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ gia đình của mình để kiểm tra. Trong trường hợp bạn cần phải điều trị thuốc khi đang mang thai, hãy dùng chúng với liều tối thiểu.

Bạn có từng sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ? Bác sĩ đã bao giờ đề xuất một loại thuốc khác để kiểm soát cơn đau của bạn hay chưa? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận ở bên dưới nhé.

Tài liệu tham khảo

www.momjunction.com/safe-take-ibuprofen-pregnancy

Bài viết Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>