Sức khỏe người cao tuổi - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 22 Jun 2023 00:11:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi/ Thu, 22 Jun 2023 00:11:40 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=43252 Cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi

Lão hóa không chỉ tác động đến toàn thân, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng làm giảm chất lượng cuộc sống. Điều này đặt ra vấn đề chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi không chỉ ở cơ sở y tế mà còn ở mỗi gia đình người dân.

Bài viết Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi

 

Già hóa dân số là một trong những xu hướng nổi bật của thế kỷ 21. Thống kê dân số về số lượng người cao tuổi (NCT) đang tăng đáng kể trên toàn thế giới. Xu hướng già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức to lớn trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho NCT tại Việt Nam. Lão hóa không chỉ tác động đến toàn thân, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng làm giảm chất lượng cuộc sống. Điều này đặt ra vấn đề chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi không chỉ ở cơ sở y tế mà còn ở mỗi gia đình người dân.

Chăm sóc nha khoa cho người cao tuổi

Tuổi tác cao khiến nhiều người cao tuổi có nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như:

  • Răng bị sậm màu có thể do những thay đổi trong ngà răng hoặc do tiêu thụ thực phẩm và đồ uống gây đổi màu răng trong một thời gian dài. Cũng có thể do sự mỏng đi của lớp men răng bên ngoài khiến ngà răng có màu vàng sậm hơn lộ ra ngoài. Răng bị sậm màu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn và cần được nha sĩ kiểm tra.
Rang-bi-sam-mau-khi-cao-tuoi
Hình 1. Răng bị sậm màu khi cao tuổi.
  • Khô miệng. Nguyên nhân là do giảm lưu lượng nước bọt, có thể là kết quả của phương pháp điều trị ung thư sử dụng bức xạ ở vùng đầu và cổ, cũng như một số bệnh lý như hội chứng Sjögren hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt khi người cao tuổi sử dụng quá nhiều loại thuốc để chữa trị các bệnh lý mãn tính.
  • Giảm cảm giác vị giác, có thể đến từ sự teo các nhú vị giác do lão hóa, do bệnh lý toàn thân, do dùng thuốc và do mang hàm giả.
  • Sâu chân răng. Điều này là do chân răng tiếp xúc với axit gây sâu răng. Chân răng bị lộ ra khi mô nướu bị tụt ra khỏi răng. Phần chân răng không có men răng để bảo vệ và dễ bị sâu hơn phần thân răng.
  • Bệnh nha chu. Gây ra bởi mảng bám và trở nên tồi tệ hơn do thức ăn còn sót lại trong răng, sử dụng các sản phẩm thuốc lá, do đang mang các loại phục hình như cầu răng và hàm giả lỏng lẻo, chế độ ăn uống thiếu chất và một số bệnh như thiếu máu, ung thư và tiểu đường.
  • Mất răng. Bệnh lý nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng.
Sau-rang-va-cac-ton-thuong-niem-mac-mieng
Hình 2. Sâu răng và các tổn thương niêm mạc miệng (mũi tên)
  • Tiêu sống hàm. Điều này là do mất răng không được phục hồi. Mất một răng làm các răng còn lại di chuyển vào khoảng trống, tạo nên các rối loạn về khớp cắn và các bệnh lý sâu răng, nha chu.
  • Viêm miệng do hàm giả. Hàm giả tháo lắp không khít sát, lỏng lẻo, vệ sinh răng miệng kém hoặc tích tụ nấm Candida albicans gây ra tình trạng này.
  • Nấm miệng. Các bệnh hoặc thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans trong miệng.

Bản thân tuổi tác không phải là yếu tố chi phối duy nhất trong việc xác định sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như viêm khớp ở bàn tay và ngón tay, có thể khiến việc đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa trở nên khó thực hiện. Thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và có thể tạo ra sự thay đổi cần thiết trong việc điều trị nha khoa của người lớn tuổi. 

Mẹo vệ sinh răng miệng cho người cao tuổi

Đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa cho răng tự nhiên là điều cần thiết để giữ sức khỏe răng miệng tốt. Mảng bám có thể tích tụ nhanh chóng trên răng của người cao tuổi, đặc biệt nếu việc vệ sinh răng miệng không được chú ý và dẫn đến sâu răng và bệnh nha chu.

Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt, điều quan trọng đối với tất cả mọi người bất kể tuổi tác là:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluor
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn một hoặc hai lần một ngày
  • Ghé thăm nha sĩ định kỳ để làm sạch và kiểm tra răng miệng
Ve-sinh-rang-mieng-o-nguoi-cao-tuoi-bang-cach-chai-rang
Hình 3. Vệ sinh răng miệng ở người cao tuổi bằng cách chải răng

Người cao tuổi có thể mong đợi điều gì khi khám răng

Nếu bạn là người cao tuổi muốn kiểm tra răng, nha sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và khám răng kỹ lưỡng. Các câu hỏi thường được hỏi là:

  • Lần khám nha khoa gần nhất là khi nào và lý do đến khám?
  • Bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào gần đây trong miệng?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ răng lung lay hoặc nhạy cảm nào không?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ khó khăn nào khi nếm, nhai hoặc nuốt không?
  • Bạn có bị đau, khó chịu, lở loét hoặc chảy máu trong miệng không?
  • Bạn có nhận thấy bất kỳ cục u, vết sưng nào trong miệng không?

Trong khi khám răng miệng, nha sĩ sẽ kiểm tra những điểm sau: mặt và cổ (để tìm sự đổi màu da, nốt ruồi, vết loét); vết loét (đối với bất kỳ vấn đề nào về khớp cắn); khớp thái dương hàm (đối với các dấu hiệu rối loạn vận động khớp); các hạch bạch huyết và tuyến nước bọt (đối với bất kỳ dấu hiệu sưng hoặc cục u nào); má (đối với nhiễm trùng, loét, chấn thương); lưỡi và các bề mặt bên trong khác – sàn miệng, vòm miệng mềm và cứng, mô nướu (để biết dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ung thư miệng); và răng (đối với sâu răng, tình trạng trám răng và vết nứt).

Nếu bạn mang hàm giả hoặc các khí cụ khác, nha sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về thời điểm bạn mang hàm giả và khi nào tháo chúng ra (nếu có thể tháo rời). Nha sĩ cũng sẽ tìm các điểm đau, loét, … mà hàm giả chạm vào, đồng thời kiểm tra chính hàm giả (nếu bị mòn hoặc lỏng lẻo).

Tài liệu tham khảo

Dental care seniors

Bài viết Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Những Video hữu ích giúp người già vận động https://yhoccongdong.com/thongtin/nhung-video-huu-ich-giup-nguoi-gia-van-dong/ Sun, 17 May 2020 18:10:16 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=33306 Những Video hữu ích giúp người già vận động

Xin giới thiệu những video người già tập luyện tại Nhật Bản để giúp mọi người hình thành thói quen tốt cho sức khỏe. Tập luyện trong tư thế NGỒI.

Bài viết Những Video hữu ích giúp người già vận động được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Những Video hữu ích giúp người già vận động

 

Xin giới thiệu những video người già tập luyện tại Nhật Bản để giúp mọi người hình thành thói quen tốt cho sức khỏe.

Tập luyện trong tư thế NGỒI.

https://www.youtube.com/watch?v=feSVtC1BSeQ&feature=youtu.be

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.youtube.com/watch?v=vS-ch249Q7s
  2. https://www.youtube.com/watch?v=sWYitMddV4U
  3. https://www.youtube.com/watch?v=BknkkUrouxU
  4. https://www.youtube.com/watch?v=KdquPtwY_vY
  5. https://www.youtube.com/watch?v=U5ClwEcZNZI
  6. https://www.youtube.comp-/watch?v=h3dClIGyj3c&fbclid=IwAR0J6tvnEc7iqWaIiU6cKMj4LjvdKsfwxdd4fwF7I1oz4VBqFT8w6NdYJ-g
  7. https://www.youtube.com/watch?v=ACqIxsmYp50&fbclid=IwAR3QUpDMBYvgyiwvAAJOW6oRhQ_-Ho5Z5SVvIjyVFJJvQvBPL2NcWZxY6Rg
  8. https://www.youtube.com/watch?v=BknkkUrouxU&fbclid=IwAR3Kf7HEAecJtzJAXHpykPIjyQU6c9ZT96i6dNR_jSVvHitNn5_ITabY04A
  9. https://www.youtube.com/watch?v=ISNraFDGjUM&fbclid=IwAR2rjzHNIIfjmXLKfxlPH-eQPFToqq8riBASUggIWHFK40lSuvB4hPeadOE

Bài viết Những Video hữu ích giúp người già vận động được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Người lớn tuổi và bệnh tiểu đường https://yhoccongdong.com/thongtin/nguoi-lon-tuoi-va-benh-tieu-duong/ Sat, 07 Sep 2019 09:21:20 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30345 kiểm tra máu

  Biên dịch: Diệu Thảo   Hiệu đính: BS Nguyễn Ngọc Phương Phần lớn các hướng dẫn chăm sóc cho người tiểu đường đều như nhau ở mọi nhóm tuổi. Nhưng đối với những người lớn tuổi, việc chăm sóc có một số thay đổi. Lựa chọn dinh dưỡng Trong một số trường hợp, chế độ …

Bài viết Người lớn tuổi và bệnh tiểu đường được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
kiểm tra máu

 

 Biên dịch: Diệu Thảo

  Hiệu đính: BS Nguyễn Ngọc Phương

Phần lớn các hướng dẫn chăm sóc cho người tiểu đường đều như nhau ở mọi nhóm tuổi. Nhưng đối với những người lớn tuổi, việc chăm sóc có một số thay đổi.

Lựa chọn dinh dưỡng

Trong một số trường hợp, chế độ dinh dưỡng dành cho người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường có thể không giống với các nhóm tuổi khác. Người lớn tuổi trong viện dưỡng lão thường bị thiếu cân hơn là thừa cân và có tỉ lệ cao bị thiếu dinh dưỡng. Vì thế, không nên lúc nào cũng giảm lượng chất béo, muối và đường trong khẩu phần ăn của người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường. Chế độ  ăn uống nghèo nàn hay không được quản lí là nguyên nhân của bệnh hạ đường huyết.

Sức khỏe răng miệng kém, hậu quả của việc dùng thuốc tiêu hóa, khả năng di chuyển, hạn chế vận động tay hay thị lực có thể gây khó chịu khi ăn uống. Người lớn tuổi thường uống ít nước hơn khiến cho cơ thể bị mất nước, đặc biệt trong thời gian bệnh. Đối tượng có nguy cơ cao nên được đánh giá về nhu cầu dinh dưỡng và nhận sự tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, từ đó xác định được các vấn đề cần quan tâm như bổ sung năng lượng, thực phẩm chức năng và thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn, giảm cân, chế độ ăn ít muối hay quản lí bữa ăn.

Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng là một phần trong kế hoạch săn sóc cá nhân nếu sống trong viện dưỡng lão. Sở thích ăn uống cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong bất cứ chế độ ăn nào và người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường nên được ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhân viên trong các viện dưỡng lão nên được đào tạo để có nền tảng kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng cá nhân dành cho người bị tiểu đường.

Duy trì vận động

Việc tiếp tục vận động giúp tăng cường cơ bắp, duy trì sự linh hoạt và thăng bằng cơ thể, đồng thời nâng cao tính nhạy cảm với insulin. Điều này giúp người lớn tuổi tự chăm sóc bản thân, cải thiện sức khỏe tinh thần và ngăn ngừa bệnh tật.

Các bài tập rèn luyện thể lực mức nhẹ và giữ thăng bằng đã được chứng minh mang lại lợi ích cho người lớn tuổi, bao gồm đối tượng có sức khỏe yếu. Bài tập nâng cao sức mạnh và sự dẻo dai cho các chi trên giường hay ghế dành cho người nội trợ hay đối tượng bị giới hạn vận động có thể được hướng dẫn bởi chuyên gia vật lý trị liệu và được hỗ trợ bởi các nhân viên chăm sóc. Hãy thảo luận với bác sĩ gia đình trước khi bắt đầu một bài tập mới.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi mức đường huyết thấp hơn 4 mmol/l. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết ở người lớn tuổi:

  • Sử dụng 5 loại thuốc hoặc hơn
  • Bệnh thận mạn
  • Chế độ ăn uống nghèo nàn
  • Có các bệnh lý khác đi kèm

Nhiều người lớn tuổi có những triệu chứng gợi ý bệnh hạ đường huyết ít rõ ràng hơn, một số không biểu hiện triệu chứng. Vậy nên, có những dấu hiệu đầu tiên nên được người chăm sóc để ý:

  • Mất khả năng tập trung
  • Thay đổi tính tình
  • Đau đầu vào sáng sớm
  • Rối loạn giấc ngủ

Hạ đường huyết diễn tiến âm thầm có thể dẫn đến những triệu chứng gây khó chịu sau:

  • Dễ lẫn lộn
  • Khó khăn trong nói năng và khả năng tự chăm sóc
  • Khẩu vị kém
  • Cáu gắt
  • Đi đứng loạng choạng, dễ ngã
  • Hôn mê
  • Mất nhận thức
  • Đau tim hay đột quỵ

Chữa trị

Hạ đường huyết nên được điều trị ngay lập tức khi đối tượng còn tỉnh táo bằng đường glucose tác dụng nhanh, ví dụ như nước đường (không nóng, không thêm sữa), glucose dạng viên và kèm theo sau đó với thực phẩm chứa tinh bột như bánh quy, bánh sandwich hoặc bữa ăn. Nếu người đó bất tỉnh, hãy gọi cho các cơ sở y tế để nhận giúp đỡ hoặc xe cứu thương.

Đối với người lớn tuổi ở các viện dưỡng lão, hypo box (một bộ dụng cụ chăm sóc tại chỗ cung cấp nhiều loại sản phẩm chứa glucose để sử dụng trong trường hợp bị hạ đường huyết ở các bệnh nhân bị tiểu đường) với những phương pháp hướng dẫn chữa trị bệnh hạ đường huyết cầm tay.

Ngăn ngừa

Để ngăn ngừa hạ đường huyết, thời gian các bữa ăn nên được phân đều đặn và đồng thời có những bữa ăn phụ chứa carbohydrate (hyđrat-cacbon). Nên lưu ý những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết và dấu hiệu nhận biết đối với các cá nhân có nguy cơ cao. Nồng độ đường huyết không nên kiểm soát quá chặt và thuốc phải đúng cho từng đối tượng. Đây là điều nên thảo luận với bác sĩ gia đình.

Theo dõi đường huyết giúp xác định những người lớn tuổi có nguy cơ bị hạ đường huyết nhưng phải luôn kết hợp theo dõi kết quả xét nghiệm máu có tính dài hạn hơn như chỉ số HbA1c.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người bị tiểu đường nên có chính sách riêng dành cho những đối tượng này, bao gồm quản lí và ngăn ngừa bệnh hạ đường huyết, kế hoạch chăm sóc những cá nhân bệnh tiểu đường và huấn luyện kĩ năng cho đội ngũ chăm sóc bệnh nhân tiểu đường.

Sức khỏe tinh thần

Trầm cảm thường phổ biến ở những người bệnh mãn tính và thường diễn ra âm thầm ở người lớn tuổi kèm theo các vấn đề sức khỏe phức tạp khác. Bệnh lí thần kinh, vết loét lòng bàn chân và tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân hình thành trầm cảm. Nguy cơ mất trí nhớ gia tăng theo tuổi. Bất cứ nguyên nhân nào gây ảnh hưởng tới tinh thần cũng có tác động đến khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường.

Bác sĩ gia đình có các bài kiểm tra giúp tầm soát các triệu chứng của trầm cảm và mất trí. Việc nhận biết những vấn đề này ở giai đoạn sớm sẽ giúp hạn chế những tác động lâu dài.

Đối với người lớn tuổi ở viện dưỡng lão, việc tầm soát nên được thực hiện khi nhận vào và thường niên. Nếu bạn hoặc người thân đang sống chung với căn bệnh tiểu đường và mất trí, Living with Diabetes and Dementia (được cập nhật link bên dưới) sẽ giúp hướng dẫn và cung cấp những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

Nhập viện

Người lớn tuổi bị tiểu đường, đặc biệt là những người sống trong viện dưỡng lão có nhiều nguy cơ nhập viện hơn do bệnh tiểu đường làm cho bệnh đang mắc phải trầm trọng hơn và chính bệnh lí đó cũng tác động lên bệnh tiểu đường.

Đường huyết có thể tăng lên nhanh chóng trong suốt diễn tiến bệnh, đặc biệt là những người lớn tuổi bị mất nước. Người chăm sóc nên tăng cường theo dõi và hỗ trợ dùng thuốc trong thời gian này. Nên có hướng dẫn dành cho người chăm sóc trong đó chỉ rõ khi nào thì sự chăm sóc y tế là bắt buộc.

Nếu phải đi bệnh viện, nên mang theo bản sao chép kế hoạch chăm sóc bên mình để nhân viên y tế có thể biết được tiền sử bệnh tiểu đường và thuốc đang được sử dụng

người lớn tuổi và bệnh tiểu đường

Quản lý việc tự chăm sóc

Khi những thay đổi về cơ học khi cơ thể già đi ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân, đó là dấu hiệu nên đi kiểm tra và có thể cần đổi thuốc.

Tuổi tác là nhân tố quan trọng trong các vấn đề phổ biến liên quan tới mắt như bệnh cườm mắt, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Giảm thị lực và vận động làm cho việc chăm sóc bàn chân hằng ngày khó khăn hơn và những dấu hiệu ở giai đoạn sớm bị bỏ lỡ. Tiểu tiện không kiểm soát là triệu chứng chung của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt hoặc thay đổi chức năng thận.

Có thể cho rằng các triệu chứng trên là do quá trình lão hóa hay do tình trạng tiểu đường. Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ để được tư vấn khi có bất cứ triệu chứng mới nào xuất hiện và kêu gọi sự hỗ trợ từ người khác khi gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và kiểm soát bệnh của bản thân.

Tài liệu tham khảo

https://diabetes-resources-production.s3-eu-west-1.amazonaws.com/diabetes-storage/2017-08/DL_Dementia_leaflet_Final.pdf

Bài viết Người lớn tuổi và bệnh tiểu đường được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Phế cầu và vaccine https://yhoccongdong.com/thongtin/phe-cau-va-vaccine/ Mon, 11 Apr 2016 01:38:01 +0000 http://yhoccongdong.com/?p=9875 Phế cầu và vaccine

Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây ra những bệnh như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Bạn nên cân nhắc việc chủng ngừa nếu bạn trên 65 tuổi.

Bài viết Phế cầu và vaccine được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Phế cầu và vaccine

 

Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây ra những bệnh như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Trẻ em dưới 2 tuổi nên được chủng ngừa vaccine. Bạn nên cân nhắc việc chủng ngừa nếu bạn trên 65 tuổi hoặc đang mắc bệnh về phổi, tim, thận, gan hoặc hệ thần kinh.

Phế cầu là gì?

Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh nhiễm trùng khác. Viêm phổi do phế cầu chiếm tỷ lệ khoảng 1 trên 1000 người lớn mỗi năm. Phế cầu có thể tấn công bất kì ai. Tuy nhiên, trẻ em, người già và những nhóm người đặc biệt có nguy cơ khuẩn phế cầu cao hơn.

Ai cần chủng ngừa phế cầu?

Những đối tượng nên chủng ngừa vaccine phế cầu

3 nhóm người nên được chủng ngừa:

  • Trẻ em.
  • Người già trên 65 tuổi.
  • Một số người khác có nguy cơ cao (chi tiết bên dưới).

Tất cả trẻ em

Chủng ngừa chống phế cầu là một phần của chương trình chủng ngừa thường quy cho trẻ em. Lịch chủng ngừa gồm 3 mũi thường tiêm vào lúc trẻ 2 tháng, 4 tháng và khoảng giữa 12 đến 13 tháng tuổi.

Tất cả người già

Tất cả người già trên 65 tuổi nên được chủng ngừa, gồm 1 mũi vaccine duy nhất.

Nhóm nguy cơ khác

Những người từ 2 tháng tuổi trở lên, thuộc 1 trong các nhóm nguy cơ sau nên được chủng ngừa:

  • Không có hoặc thiểu năng lách.
  • Mắc các bệnh phổi mạn tính. Ví dụ như viêm phế quản mãn, khí phế thũng, xơ phổihen (cần dùng steroid dạng xịt hoặc dạng uống thường xuyên).
  • Mắc các bệnh tim mạn tính. Ví dụ bệnh tim bẩm sinh, đau thắt ngực, suy tim hoặc từng bị nhồi máu cơ tim.
  • Mắc các bệnh thận mạn. Ví dụ hội chứng thận hư, suy thận hoặc đã được ghép thận.
  • Mắc các bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn.
  • Mắc bệnh tiểu đường, cần insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh.
  • Suy giảm miễn dịch. Ví dụ như nếu đang được hóa trị hoặc điều trị bằng steroid (kéo dài hơn 1 tháng) hoặc nhiễm HIV/AIDS.
  • Có cấy ghép ốc tai điện tử.
  • Có shunt dịch não tủy (một shunt thoát chất dịch bao quanh não).
  • Là thợ hàn hoặc tiếp xúc với khói kim loại trong công việc của bạn. Có mối liên quan chặt chẽ giữa nghề hàn và bệnh do phế cầu, đặc biệt viêm phổi do phế cầu.

Những loại vaccine

Có 2 loại vaccine bảo vệ chống lại nhiễm phế cầu

  • Vaccine phế cầu liên hợp (PCV).
  • Vaccine phế cầu polysaccharide (PPV).

Cả hai đều được chủng ngừa bằng đường tiêm. Cả hai loại vaccine đề chứa nhiều thành phần để bảo vệ chống lại nhiều chủng phế cầu nhưng khác nhau về số lượng chủng mà chúng bảo vệ chống lại. Hơn nữa, vaccine PPV hoạt động không tốt ở trẻ em dưới 2 tuổi do đó hay dùng vaccine PCV để chủng ngừa cho trẻ dưới 2 tuổi.

Vaccine PPV và PCV không chứa thiomersal, không chứa tổ chức sống nên không có khả năng gây bệnh.

Vaccine kích thích cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại khuẩn phế cầu. những kháng thể này bảo vệ cơ thể bạn khỏi những bệnh bạn có thể mắc do phế cầu. Vaccine bảo vệ bạn khỏi nhiều (không phải tất cả) chủng phế cầu khác nhau.

Lịch chủng ngừa phế cầu cho trẻ em dưới 2 tuổi

Trẻ em thường được chủng ngừa 3 mũi PCV vào lúc 2 tháng, 4 tháng và giữa khoảng 12 đến 13 tháng tuồi. 2 mũi đầu tiên thường được chủng cùng lúc với vaccine ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Haemophilus influenza type B (DPT/IPV/HiB) (được tiêm vào vùng khác nhau của cơ thể với mũi tiêm riêng biệt). Mũi thứ 3, vào khoảng giữa 12 đến 13 tháng tuổi, thường được chủng cùng thời điểm với HiB và vaccine MenC (Viêm màng não C) và vaccine ngừa sởi – quai bị – rubella (MMR vaccine).

Nếu trẻ ở khoảng 1 đến 5 tuổi chưa từng được chủng ngừa mũi PCV nào, hoặc chỉ được chủng 1 mũi trước trước đó, nên được chủng ngừa thêm 1 mũi PCV nữa.

Lịch chủng ngừa cho người già và những người có nguy cơ

Những người trên 65 tuổi và những người khác ở bất kì lứa tuổi nào nằm trong danh sách nhóm nguy cơ phía trên nên được chủng ngừa PPV với một mũi duy nhất. Vaccine tạo miễn dịch suốt đời cùng chống lại nhiều loại phế cầu.

Trẻ em nằm trong nhóm nguy cơ và đã được chủng ngừa trong chương trình tiêm chủng thường quy với PCV nên được chủng thêm 1 mũi PPV sau khi tròn 2 tuổi (vào thời gian sớm nhất nhưng cần cách mũi PCV cuối cùng ít nhất 2 tháng).

Trẻ em thuộc nhóm nguy cơ, dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng thường quy với PCV cần được chủng cả PCV và PPV. Lịch tiêm phụ thuộc vào tuổi và điều kiện tài chính gia đình. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc này.

Lưu ý cho những nhóm đặc biệt

  • Nếu bạn được phẫu thuật cắt lách, bạn cần được chủng ngừa ít nhất vào 2 tuần trước, lý tưởng là vào từ 4-6 tuần trước phẫu thuật. Nếu không chủng ngừa trước phẫu thuật được, bạn nên chủng ngừa vào 2 tuần sau phẫu thuật.
  • Nếu bạn đang được hóa trị hoặc xạ trị, lý tưởng bạn nên chủng ngừa vào 4-6 tuần trước khi bắt đầu liệu pháp điều trị.
  • Thông thường, liều vaccine tăng cường không cần thiết trong những trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, ở những người thiểu năng lách hoặc suy thận mạn, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần dần theo thời gian. Vì vậy, những người này nên được chủng 1 liều tăng cường sau mỗi 5 năm.

Có tác dụng phụ không?

Chủng ngừa phế cầu thường không gây ra vấn đề gì lớn. Thỉnh thoảng có thể đau nhẹ và sưng tại chỗ tiêm. Có thể sốt nhẹ trong khoảng 1 ngày sau tiêm. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và nhanh chóng trôi qua.

Ai không nên chủng ngừa phế cầu?

  • Nếu bạn có tiền sử phản ứng với vaccine phế cầu trước đó.
  • Có thể hoãn tiêm vaccine nếu bạn đang bệnh, hoặc con bạn đang bệnh, hoặc đang sốt cao.
  • Không cần thiết hoãn tiêm vaccine nếu bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ hoặc con bạn bị nhiễm trùng nhẹ, ví dụ như ho, cảm lạnh hay nghẹt mũi.

Vaccine này có thể tiêm cho phụ nữ có thai khi đang cần miễn dịch mà không thể trì hoãn. Đồng thời vaccine này cũng an toàn trong thời gian cho con bú.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/pneumococcal-immunisation

Bài viết Phế cầu và vaccine được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tiêm chủng cúm cho người lớn tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/tiem-chung-cum-cho-nguoi-lon/ Tue, 13 Oct 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/tiem-chung-cum/ Tiêm chủng cúm cho người lớn tuổi

Tiêm chủng chống cúm mùa được áp dụng hằng năm cho những người có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng từ cúm mùa.

Bài viết Tiêm chủng cúm cho người lớn tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tiêm chủng cúm cho người lớn tuổi

 

Tiêm chủng chống cúm mùa (tiêm cúm) được áp dụng hằng năm cho những người có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng từ cúm mùa. Những đối tượng được khuyến cáo tiêm phòng cúm sẽ được đề cập ở dưới. Tiêm phòng cúm giúp bạn giảm phần lớn khả năng mắc phải cúm mùa.

Cúm là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut cúm. Virut cúm có nhiều chủng khác nhau. Cúm lây truyền từ người sang người thông qua đờm rãi khi người bệnh ho hoặc sổ mũi. Bạn cũng có thể bị cúm khi tiếp xúc với bề mặt nơi virut phân tán. Cúm có thể lây lan nhanh theo những cách như vậy.

Triệu chứng của cúm bao gồm sốt, đau cơ, ho, đau đầu và rất mệt mỏi. Cúm thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Phần lớn mọi người có thể phục hồi hoàn toàn. Biến chứng như nhiễm trùng hô hấp hay viêm phổi đôi khi xảy ra.

Biến chứng xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em, người già và những người mắc một số bệnh mạn tính (đặc biệt là các bệnh về tim và phổi), phụ nữ có thai và người có hệ thống miễn dịch yếu. Biến chứng đôi khi nghiêm trọng và nhiều người chết hằng năm tại Anh, thường là người già.

Vắc xin cúm

Có 3 loại virut cúm: A, B và C. Virut cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây dịch cúm. Mỗi mùa đông, một chủng khác của virut cúm bùng phát ảnh hưởng đến nhiều người. Đây được gọi là cúm mùa. Trong suốt giai đoạn bùng phát dịch cúm mùa, nếu bạn nhiễm phải một bệnh như cúm, rất có thể nó được gây ra bởi chủng cúm đang gây dịch hơn bất cứ chủng nào. Phần lớn dịch cúm xảy ra trong 6 đến 8 tuần của mùa đông.

Cúm lợn gây ra bởi một chủng nhất định của virut cúm A gọi là virut cúm A (H1N1v). Nó thường ảnh hưởng đến trẻ em, người trưởng thành hơn là những người già trên 60 tuổi. Phần lớn những người mắc phải loại cúm này điều bị bệnh cúm nhẹ. Bạn có thể bị nôn ói hoặc ỉa chảy với loại cúm này.

Chú ý: cúm gia cầm (cúm chim) là loại khác và nghiêm trọng hơn.

Tiêm chủng chống cúm mùa

Tiêm chủng chống cúm (tiêm cúm) bảo vệ cơ thể rất tốt khỏi cúm mùa và hiệu lực kéo dài đến 1 năm. Nếu 10 người được tiêm cúm, 7 đến 8 người sẽ được bảo vệ khỏi cúm.

Tiêm chủng thường được tiến hành vào tháng 10 hoặc tháng 11 hằng năm. Vắc-xin cúm được bào chế từ chủng virut cúm được cho là sẽ gây bệnh vào mùa đông sắp tới. Mỗi năm thành phần của vắc-xin cúm có sự thay đổi nhằm ngăn chặn những chủng virut mới. Bạn cần tiêm cúm hằng năm để được bảo vệ.

Tiêm cúm không ngăn ngừa những lây nhiễm những loại virut khác gây ho, sốt lạnh và bệnh giống cúm. Nó bảo vệ bạn khỏi loại cúm nhất định trong mùa đông.

Vắc-xin cúm cho người lớn không chứa virut cúm sống. Nghĩa là nó không thể gây cúm hoặc sự lây nhiễm khác. Nếu sau khi tiêm một thời gian ngắn bạn có sốt hay ho, đây chỉ là sự trùng hợp.

Ai nên tiêm phòng virut cúm mùa?

Ai nen tiem chung cum

(Ở nước Anh cúm mùa là do một chủng virut nhất định xuất hiện vào mùa thu). Virut gây cúm biến đổi theo chu kỳ năm. Loại vắc-xin mới được phát triển mỗi năm để chống lại loại được cho là sẽ gây bệnh trong mùa cúm tới. Vắc-xin cúm cần đến 14 ngày để tạo hiệu ứng miễn dịch đầy đủ giúp bảo vệ cơ thể sau khi tiêm.

Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về đối tượng nên tiêm chủng. Điều này được xem xét thường xuyên. Mục đích là để bảo vệ những người có khả năng bị biến chứng từ cúm. Lời khuyên hiện tại là bạn nên tiêm chủng chống cúm mùa hằng năm nếu:

  • Từ 65 tuổi trở lên.
  • Có bệnh phổi (mạn tính). Ví dụ:  viêm phế quản mãn, khí phế thũng, xơ nang và hen nặng (cần dùng thường xuyên steroid dạng hít hoặc uống), trẻ em có tiền sử nhập viện vì nhiễm trùng hô hấp.
  • Có bệnh tim mạn tính. Ví dụ: chứng đau thắt ngực,suy tim hay đã từng có cơn đau tim.
  • Có bệnh thận nghiêm trọng. Ví dụ: hội chứng thận hư, suy thận, ghép thận.
  • Có bệnh gan nghiêm trọng như xơ gan
  • Có bệnh đái tháo đường.
  • Có hệ thống miễn dịch yếu. Ví dụ: Người đang dùng hóa trị liệu hay liệu pháp steroid ( kéo dài hơn 1 tháng), người nhiễm HIV/AIDS hoặc đã bị cắt lách.
  • Có những bệnh nghiêm trọng về hệ thần kinh như đa xơ cứng hoặc có  tiền sử đột quỵ.
  • Sống trong viện dưỡng lão hoặc những nơi chăm sóc nội trú.

Ngoài nhóm có nguy cơ chính trên:

  • Bạn nên tiêm chủng nếu bạn là người điều dưỡng chính cho một người già hoặc người khuyết tật có khả  mắc cúm nếu bạn bị cúm.
  • Nhân viên liên quan trực tiếp đến chăm sóc bệnh nhân ( bao gồm điều dưỡng và chăm sóc tại nhà) có thể được yêu cầu tiêm chủng bởi nhà tuyển dụng của họ.
  • Phụ nữ mang thai. Ngay cả khi bạn khỏe, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tiêm cúm.

Nếu là người trưởng thành khỏe mạnh, dưới 65 tuổi và không thuộc các đối tượng trên, thì không cần phải tiêm cúm mùa. Lý do là vì nhóm này ít có khả năng bị các biến chứng từ cúm.

Với mùa cúm 2014/15 trẻ em từ 2 đến 4 tuổi được đưa vào chương trình tiêm chủng chống cúm.

Vì sao phụ nữ mang thai cần tiêm chủng chống cúm?

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng ngày một tăng. Họ có khả năng phải nhập viện cao hơn phụ nữ không mang thai. Chưa có một vấn đề nào được phát hiện khi tiêm ngừa cúm mùa cho phụ nữ mang thai.

Có tác dụng phụ nào từ tiêm chủng chống cúm mùa hay không?

Tiêm phòng cúm mùa thường không gây ra hậu quả gì. Bạn có thể có đau nhức một chút tại vị trí tiêm. Đôi khi nó có thể gây sốt nhẹ và đau cơ nhẹ kéo dài trong ngày hoặc hơn. Các biểu hiện này sẽ sớm giảm nhẹ và không dẫn đến cúm hay vấn đề nào khác.

Phản ứng cơ thể nghiêm trọng đã được ghi nhận nhưng hiếm. Ví dụ, phản ứng dị ứng nặng, viêm dây thần kinh, và viêm não hiếm khi xảy ra.

Loại vắc-xin dùng cho trẻ em khác với của người lớn. Loại vắc-xin này được gọi là Fluenz® và được dùng qua đường xịt mũi. Nó chứa dạng virut cúm sống nhưng bị giảm độc lực, không gây cúm ở trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ em khỏe mạnh sống với người có hệ thống miễn dịch yếu (ví dụ người nhiễm HIV hoặc ghép tủy), những trẻ này nên được tiêm  loại vắc-xin khác (vắc-xin từ virut bất hoạt). Loại vắc-xin từ virut sống giảm độc lực được cho là có hiệu quả tốt hơn trong phòng cúm ở trẻ em.

Ai không nên tiêm chủng chống cúm mùa?

Phần lớn mọi người có thể tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây không nên tiêm:

  • Những người có dị ứng nghiêm trọng với trứng. Tuy nhiên, bạn có thể tiêm chủng chống chủng cúm lợn (H1N1v).
  • Những người có tiền sử bị dị ứng với tiêm chủng cúm.
  • Trẻ em có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em bị HIV hay bệnh bạch cầu.
  • Trẻ em sống với hoặc tiếp xúc với những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Có thể tiêm chủng chống cúm cùng thời điểm với các loại chủng ngừa khác, thường được dùng cùng lúc với chủng ngừa viêm phổi. Nó cũng an toàn cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Xem thêm bài Chủng ngừa phế cầu cho người cao tuổi

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/influenza-immunisation

Bài viết Tiêm chủng cúm cho người lớn tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Rượu và người cao tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/ruou-va-nguoi-cao-tuoi/ Fri, 09 Oct 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/ruou-va-nguoi-cao-tuoi/ Rượu và người cao tuổi

Người lớn tuổi có xu hướng uống rượu ít hơn người trẻ, nhưng cứ 1 trong 5 người già nam và 1 trong 10 người già nữ đang uống ở mức có hại.

Bài viết Rượu và người cao tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Rượu và người cao tuổi

 

Tờ rơi này được cung cấp bởi Trường đại học Tâm Thần Hoàng Gia, một bộ phận chuyên sâu về giáo dục, đào tạo, tiền đề và nâng tầm các tiêu chuẩn trong ngành tâm thần học. Họ cũng cung cấp những thông tin dựa trên bằng chứng một cách dễ đọc, thân thiện với người dùng về nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Tờ rơi này dành cho:

  • Những người lớn tuổi lo ngại đến việc uống rượu.
  • Những người chăm sóc, bạn bè hay những chuyên gia y tế lo ngại về việc uống rượu ở người lớn tuổi.
  • Bất kì ai muốn biết thêm về các vấn đề uống rượu ở người lớn tuổi.
  • Người đang tìm kiếm sự hỗ trợ.

Điều gì khác biệt về uống rượu ở người lớn tuổi?

Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ thay đổi. Ở bề ngoài, những vết lằn, nếp nhăn và tăng cân xuất hiện. Da chúng ta có lẽ không còn khỏe và đàn hồi như trước nữa. Ở bên trong chúng ta:

  • Mất dần cơ.
  • Tăng mỡ.
  • Phân hủy rượu ngày càng chậm hơn.

Điều này có nghĩa là chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với ảnh hưởng của rượu. Chúng ta cũng phản ứng chậm hơn và có xu hướng mất cảm giác cân bằng. Thế nên, ngay cả khi một người uống cùng một lượng rượu trong khi già đi thì dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn khi còn trẻ.

Uống bao nhiêu là an toàn?

Chúng ta uống càng nhiều thì khả năng rượu gây hại cho cơ thể càng cao; nhưng có những mức uống “hợp lý” cho hầu hết mọi người để không bị ảnh hưởng. Chúng vào khoảng:

  • 14 đơn vị cồn một tuần ở nữ.
  • 21 đơn vị cồn cho nam.

Tuy nhiên, với những thay đổi được đề cập ở trên nghĩa là mức uống cho người già có thể phải thấp hơn như thế.

Nhiều loại đồ uống bây giờ đưa thông tin về đơn vị cồn của nó ngay trên chai. Nhưng bạn nên biết rằng:

  • 1 ly bia nhẹ (4%) hay 70ml rượu whisky đều chứa 2 đơn vị cồn.
  • 750ml rượu chứa 8 đến 10 đơn vị cồn nên 1 ly rượu có thể chứa từ 1¼ đến 3¼ đơn vị cồn tùy vào kích cỡ.

Giới hạn theo tuần có thể gây nhầm lẫn. ¼ lượng đơn vị cồn khuyên dùng của một tuần được uống trong vòng vài giờ thì có thể trở nên có hại.

Vậy có mối nguy hại nào với uống rượu “hợp lý” hay không?

Chỉ bởi vì chúng ta uống trong giới hạn không có nghĩa là an toàn. Rất ít nghiên cứu về người lớn tuổi được tiến hành nên chúng ta có thể nhầm lẫn khi nghĩ rằng những giới hạn này áp dụng cho tất cả mọi người. Có 1 số vấn đề cụ thể:

  • Vấn đề sức khỏe có thể khiến chúng ta nhạy cảm hơn với rượu.
  • Giữ thăng bằng trở nên tệ hơn khi về già, ngay cả 1 lượng nhỏ rượu cũng có thể khiến bạn loạng choạng và có thể ngã.

Rượu có thể:

  • Tăng hiệu quả của 1 số thuốc – Ví dụ: thuốc giảm đau, thuốc ngủ.
  • Giảm hiệu quả của những thuốc khác – Ví dụ: thuốc chống đông máu (warfarin); rượu có thể tăng nguy cơ chảy máu hay tạo máu đông.

Hãy hỏi bác sĩ điều trị cho bạn xem liệu có an toàn hay không khi uống rượu với bệnh hiện tại và thuốc đang dùng.

Bao nhiêu người uống quá nhiều?

Người lớn tuổi có xu hướng uống ít hơn người trẻ, nhưng dù vậy, cứ 1 trong 5 người già nam và 1 trong 10 người già nữ đang uống ở mức có hại. Những con số này đã tăng lên 40% ở nam và 100% ở nữ trong 20 năm qua.

Những nguy cơ của uống rượu quá nhiều là gì?

Rượu ảnh hưởng đến cơ tim Uống rượu bị xơ gan

Rượu có thể ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận trong cơ thể:

  • Niêm mạc dạ dày -> loét hay chảy máu.
  • Gan-> xơ gan hay suy gan.
  • Cơ tim-> suy tim làm ứ đọng dịch ở phổi, gây ngạt thở.
  • Ung thư -> ở miệng, dạ dày, và gan.
  • Suy dinh dưỡng-> rượu có nhiều calo năng lượng nhưng không có protein, chất béo và vitamin cần thiết cho sự tái tạo cơ thể.
  • Mất thăng bằng-> ngã và tai nạn ( ngay cả với uống rượu “hợp lý”)
  • Đột quỵ
  • Ngủ ít -> mệt mỏi ban ngày

Không phải ai uống nhiều rượu cũng sẽ gặp vấn đề về sức khỏe nhưng bạn uống càng nhiều thì khả năng mắc những vấn đề đó càng cao.

Vậy uống rượu không tốt cho tim sao?

Nếu bạn uống 1 đơn vị 1 ngày, bạn có thể giảm nguy cơ ngừng tuần hoàn. Điều này được nghiên cứu ở nam từ độ tuổi 40 đến 50 nên không áp dụng cho tất cả mọi người.

Bạn sẽ nhận thấy điều khác biệt nếu kiểm soát cân nặng bản thân, tập thể dục và nhận được điều trị phù hợp khi bị cao huyết áp, cao cholesterol hay tiểu đường.

Làm thế nào rượu ảnh hưởng đến tinh thần?

Rượu ảnh hưởng đến tinh thần

Quá nhiều rượu có thể dẫn đến:

  • Lo âu: có thể là do bạn bắt đầu lo lắng khi rượu hết tác dụng- như thể một triệu chứng sút giảm nhẹ. Vì thế, bạn muốn uống rượu để cảm thấy tốt hơn, nhưng khi tác dụng giảm. bạn bắt đầu lo lắng trở lại.
  • Phiền muộn: bạn cảm thấy ít đói hơn, ngủ khó và dễ mệt. bạn bắt đầu cảm thấy mất hứng vào những thứ mình từng thích, chậm chạp hơn khi đọc hay xem TV và ít lạc quan hơn về tương lai- hay thậm chí cho rằng đời này không đáng sống nữa.
  • Nghe thấy giọng nói: việc này ít thường xuyên nhưng có thể xảy ra nếu uống rượu nặng trong thời gian dài. Bắt đầu từ những âm thanh mơ hồ như tiếng lá và dần dần trở nên rõ ràng hơn. Những tiếng này có thể gây khó chịu và thường gây mất tập trung.
  • Nhầm lẫn: Nếu bạn uống mà không ăn, việc thiếu thiamine( một vitamin quan trọng) có thể khiến bạn nhầm lẫn và loạng choạng. Nếu không được điều trị kịp thời, trí nhớ ngắn hạn của bạn có thể bị phá hủy vĩnh viễn- đây gọi là triệu chứng Korsakoff.
  • Mất trí : bạn có thể không còn nhớ được thông tin mới, điều mà có thể đổ lỗi là do “tuổi già” thay vì là hậu quả của rượu.

Vấn đề về rượu xảy ra như thế nào ở người già?

Khoảng 1/3 người già gặp vấn đề về rượu (chủ yếu là nữ) mắc phải chúng lần đầu tiên khi về già. Chết, sức khỏe yếu và khó khăn trong đi lại và sự cô lập xã hội có thể dẫn đến chán nản và phiền muộn. Bệnh tật có thể đau đớn và khiến người ta nghĩ đến việc dùng rượu để thấy dễ chịu hơn. Nó dần trở thành một phần của cuộc sống họ và khó mà từ bỏ. Bỏ rượu ở người già là việc ít áp lực hơn ở người trẻ vì họ chịu ít trách nhiệm trong gia đình hơn,và không phải đi làm mỗi ngày.

Có thể là những chuyên gia sức khỏe không đặt nặng vấn đề uống rượu ở người già như họ cần, vì:

  • Người già thường ít nói về việc uống rượu của họ, có thể là do mặc cảm, xấu hổ.
  • Họ nhầm tưởng hậu quả là từ một vấn đề sức khỏe thể lực hay tinh thần thay vì rượu.
  • Họ quên rằng người già người già có thể có vấn đề về rượu nên không coi đó là quan trọng.
  • Họ không có thời gian để hỏi người già về thói quen uống rượu.

Vậy có những trợ giúp gì?

Điều trị vấn đề về rượu ở người già thường dễ dàng hơn ở người trẻ.

Điều trị bao gồm:

  • Giải độc: đưa thuốc cho bệnh nhân để giảm đi triệu chứng suy giảm rồi giảm dần hoặc dừng thuốc sau 1 vài ngày hoặc tuần. Ở người lớn tuổi, nên tiến hành ở bệnh viện.
  • Ủng hộ tham gia câu lạc bộ nhóm: Một số người cho rằng những nhóm tự giúp đỡ như AA (alcoholics anoynymous) là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề về rượu. Nhưng những nhóm này không phù hợp cho tất cả mọi người. Họ thường muôn dừng hẳn việc uống rượu và nhiều người già chỉ muốn giảm uống. Nếu bạn có vấn đề đi lại thì rất khó để đến những cuộc họp của hội.
  • Điều trị tâm lý- trò chuyện: Cách này có thể giữa 2 người hoặc 1 nhóm người chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trị liệu viên được đào tạo để trò chuyện về những vấn đề của bạn mà không đưa ra phán xét. Họ giúp bạn dừng uống hoàn toàn hoặc điều khiển bản thân tốt hơn. Điều này có thể tốn thời gian và có thể có trì hoãn. Điều này là bình thường và một sự trì hoãn không nên bị xem xét như là thất bại.

Bạn cũng sẽ cần dành thời gian cho các hoạt động tránh liên quan đến rượu. Bạn bè và gia đình có thể giúp bạn điều này.

Acamprosate và naltrexone là thuốc khi bạn đã chấm dứt uống rượu. Chúng chủ yếu được kê đơn cho người trẻ vì độ an toàn và hiệu quả của chúng đối với người già chưa được tìm hiểu.

Giải quyết nguyên nhân gốc khiến bạn uống. Có thể là do lo lắng, buồn, vấn đề sức khỏe hoặc do không gặp ai đó thường xuyên.

Tôi cần phải làm gì?

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có vấn đề với rượu, hãy nói với bác sĩ của bạn. Nếu cần thiết, họ có thể sắp xếp để khám cho bạn, gặp tư vấn viên hay liên hệ với bộ phận Dịch vụ Sức Khỏe Quốc Gia ở địa phương bạn. Ngoài ra, còn có nhiều tổ chức khác cung cấp thông tin miễn phí về vấn đề nghiện rượu.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/alcohol-and-older-people

Bài viết Rượu và người cao tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tăng tuổi thọ người cao tuổi thường xuyên tập thể dục https://yhoccongdong.com/thongtin/tang-tuoi-tho-nguoi-cao-tuoi-thuong-xuyen-tap-the-duc/ Tue, 09 Jun 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nguoi-cao-tuoi-thuong-xuyen-tap-the-duc-co-the-keo-dai-tuoi-tho-them-5-nam/ Khả năng kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm ở người cao tuổi thường xuyên tập thể dục

Công trình nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí y học thể thao Anh bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Olso cho biết việc tập thể dục thường xuyên ở người cao tuổi có tác dụng đặc biệt đối với tuổi thọ, tương đương việc bỏ thuốc lá.

Bài viết Tăng tuổi thọ người cao tuổi thường xuyên tập thể dục được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Khả năng kéo dài tuổi thọ thêm 5 năm ở người cao tuổi thường xuyên tập thể dục

 

Công trình nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí y học thể thao Anh bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Oslo cho biết việc tập thể dục thường xuyên ở người cao tuổi có tác dụng đặc biệt đối với tuổi thọ, tương đương với việc bỏ thuốc lá.

Phân tích trên 5.700 người đàn ông lớn tuổi ở Na Uy cho thấy những người tập luyện 3 giờ một tuần sống lâu hơn 5 năm so những người không tập. Nhóm tác giả của nghiên cứu đã kêu gọi các chiến dịch khuyến khích tập thể dục ở người cao tuổi. Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra cảnh báo tình trạng lười tập thể dục hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho biết mức độ tập luyện dù nặng hay nhẹ đều có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Lời khuyên chính thức được đưa ra tại Anh là những người trên 65 tuổi nên dành 150 phút tập thể dục mỗi tuần.

Tăng cường luyện tập

Theo dõi những người trong độ tuổi từ 68-77 nhóm nghiên cứu nhận thấy việc luyện nhẹ nhàng dưới 1 giờ mỗi tuần không có tác dụng. Tuy nhiên, những người tập luyện trung bình 30 phút một ngày ở bất kỳ cường độ nào, giảm tới 40% nguy cơ tử vong trong 11 năm nghiên cứu. Báo cáo cho biết: “Ngay cả khi đã bước sang tuổi 73, những người thường xuyên tập luyện có tuổi thọ cao hơn 5 năm so với người không tập.” Vì thế, hoạt động thể chất được coi là có lợi như việc bỏ thuốc lá về khả năng làm giảm nguy cơ tử vong. Do đó, “chiến lược y tế công cộng ở người cao tuổi nên bao gồm nỗ lực kêu gọi tăng cường hoạt động thể chất song song với những nỗ lực nhằm giảm bớt hành vi hút thuốc.”

Điểm thú vị là nhóm nghiên cứu không quan tâm tới mức độ vận động của các tình nguyện viên trước khi nghiên cứu được tiến hành mà chỉ thống kê khi nghiên cứu được bắt đầu. Điều này càng làm nổi bật kết quả nghiên cứu, cũng như cho thấy việc bắt đầu tập luyện không bao giờ là muộn.

Quá lười biếng

Nghiên cứu này được công bố cùng thời điểm Quỹ Tim mạch Anh xuất bản một báo cáo cảnh báo mọi người đang ngày càng dành ít thời gian cho việc tập thể dục. Báo cáo này cho biết tỷ lệ người trưởng thành không tập thể dục ở một số nước châu Âu:

  • 69% ở Bồ Đào Nha
  • 55% ở Ba Lan
  • 46% ở Pháp
  • 44% ở Anh
  • 34% ở Croatia
  • 26% ở Đức

Hà Lan là nước có kết quả tương đối tốt, chỉ có 14% số người không tập luyện.

Ông Julie Ward từ Quỹ Tim mạch Anh cho biết: “Hoạt động thể chất thường xuyên ở bất kì lứa tuổi nào cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn và có thể giúp bạn sống lâu hơn.”

“Tuy nhiên, số liệu thống kê mới nhất của chúng tôi cho thấy gần một nửa số người ở Anh không luyện tập – một tỷ lệ cao hơn so với nhiều quốc gia châu Âu.”

“Thông điệp của chúng tôi là 10 phút cũng có ý nghĩa quan trọng, và chủ động thay đổi thay đổi thói quen hàng ngày là phương thức hiệu quả giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch.”

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.bbc.com/news/health-32735723
  2. http://bjsm.bmj.com/content/49/11/743

Bài viết Tăng tuổi thọ người cao tuổi thường xuyên tập thể dục được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nuôi dưỡng bộ não của bạn https://yhoccongdong.com/thongtin/nuoi-duong-bo-nao-cua-ban/ Mon, 15 Apr 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nuoi-duong-bo-nao-cua-ban/ Nuôi dưỡng bộ não của bạn

Bạn có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật bằng những lựa chọn lành mạnh về lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục.

Bài viết Nuôi dưỡng bộ não của bạn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nuôi dưỡng bộ não của bạn

 

Suy giảm nhận thức là gì?

Suy giảm nhận thức là khi bộ não của bạn không hoạt động như nó đã từng làm. Một người bị suy giảm nhận thức có thể gặp khó khăn trong học tập, sử dụng ngôn ngữ hoặc ghi nhớ một chuyện gì đó.

Một vài kiểu suy giảm nhận thức là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Suy giảm nhận thức xảy ra nhanh chóng hoặc ảnh hưởng đến những hoạt động hằng ngày được gọi là chứng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đột quỵ, bệnh Alzheimer hoặc chấn thương đầu.

Tôi có thể ngăn chặn sự suy giảm nhận thức?

Khi cơ thể của bạn già đi, não của bạn cũng vậy. Suy giảm nhận thức cũng nằm trong lộ trình của sự lão hóa. Bạn không thể ngừng hay ngăn chặn nó, cũng giống như bạn không thể ngăn chặn các dấu hiệu khác của sự lão hóa bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật bằng những lựa chọn lành mạnh về lối sống, chế độ ăn uống và tập thể dục.

Nuôi dưỡng bộ não

Có thứ gì như là một chế độ “bổ dưỡng cho não”?

Có và không. Mặc dù không có một chế độ ăn cụ thể nào là tốt nhất cho sức khỏe não bộ, có một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể của bạn. Việc lựa chon thực phẩm nuôi dưỡng cơ thể và bộ não của bạn có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn nhiều loại bệnh, bao gồm cả những bệnh gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Mẹo để nuôi dưỡng cơ thể và bộ não của bạn

  • Quản lý cân nặng của bạn. Các nghiên cứu cho thấy béo phì, tiểu đường,  và cao cholesterol có thể làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Để giảm cân và duy trì cân nặng, cố gắng tránh những chế độ ăn theo sở thích riêng và thiếu cơ sở khoa học. Thay vào đó, nhận thức đúng tầm quan trọng của thực phẩm và dùng những thức ăn bổ dưỡng. Tìm hiểu và làm theo một vài quy tắc về thực phẩm mà bạn thấy phù hợp. Chế độ ăn Địa Trung Hải có thể là một lựa chọn tốt để bắt đầu.
  • Ăn trái cây, rau và ngũ cốc. Có thể bạn đã nghe về điều này – một chế độ ăn giàu trái cây, rau và ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ bị các bệnh mãn tính, bao gồm cả bệnh tim, bệnh tiểu đường và ung thư. Có lẽ không ai ngạc nhiên rằng những loại thực phẩm này cũng có thể giúp bảo vệ chức năng của não. Những chất chống oxy hóa (antioxidants) trong rau lá xanh, cây họ cải (như bắp cải, súp lơ xanh và củ cải) và các loại rau sậm màu có khả năng bảo vệ đặc biệt. Hãy thử những món ăn sử dụng củ cải, bông cải xanh, brussels sprouts, súp lơ, cà tím, cải xoăn, ớt chuông đỏ, xà lách Romaine hoặc rau chân vịt. Những loại trái cây như quả mâm xôi đen, dâu tây, trái mâm xôi, nho khô, mận, cam, quả anh đào,…cũng là những lựa chọn tốt cho não.
  • Tránh các chất béo bão hòa. Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa toàn phần, có thể góp phần làm tăng mức cholesterol trong máu. Theo thời gian, cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Để hạn chế việc tiêu thụ chất béo bão hòa, hãy sử dụng dầu ô-liu hoặc dầu hạt cải thay cho bơ khi chiên xào thức ăn hoặc nướng và quay thay vì chiên. Với thịt, bạn nên chọn gà hoặc cá. Thêm vào đó, nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo thay cho các sản phẩm dùng sữa toàn phần.
  • Hấp thu nhiều Omega-3. Những nguồn phổ biến nhất cung cấp các axit béo omega-3 là các loại cá nhiều chất béo, chẳng hạn như cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá nục, cá ngừ, cá chép, cá trống và cá bông lau. Để nhận được nhiều omega-3 có lợi cho sức khỏe, hãy thử ăn một trong những loại cá trên 1 hoặc 2 lần một tuần.
  • Hỏi chuyện bác sĩ v thuốc bổ. Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại vitamin như vitamin D, vitamin E, vitamin B12 và axit folic có thể giúp bảo vệ bộ não của bạn. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, việc uống vitamin tổng hợp có thể giúp đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạn. Nếu bạn không ăn cá và lo lắng về việc thiếu axit béo omega-3, hãy cân nhắc uống dầu cá để hỗ trợ.

Tôi có thể làm những việc gì khác để duy trì sức khỏe não bộ?

Bạn có thể sống năng động về mặt thể chất, xã hội lẫn tinh thần.

Hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa bệnh tật và duy trì lưu lượng máu lên não. Nếu bạn chưa quen tập thể dục, hãy thử vận động vừa phải trong tầm 30 phút 5 lần một tuần. Vận động vừa phải bao gồm bất cứ việc gì giúp làm tăng nhịp tim của bạn. Đi bộ, đạp xe đạp, leo núi, và bơi lội đều là các lựa chọn tốt. Chọn một thứ mà bạn thích.

Tương tác xã hội giúp kích thích trí não của bạn. Hoạt động xã hội là bất kỳ hoạt động nào mà bạn thực hiện với người khác. Nó có thể đơn giản như ăn trưa với một người bạn hoặc đi bộ vòng quanh khu phố với người hàng xóm. Những cơ hội làm việc tình nguyện trong cộng đồng cũng là dịp tốt để bạn tham gia. Hoặc giả là cố gắng tìm câu lạc bộ hoặc nhóm xã hội chuyên tổ chức những hoạt động mà bạn hứng thú, chẳng hạn như thể thao, âm nhạc, mỹ thuật, hoặc một sở thích nào đó.

Cuối cùng, để giữ cho các tế bào não của bạn mạnh khỏe và năng động, việc giữ tinh thần hoạt bát là rất quan trọng. Hãy thách thức bản thân học vài điều mới lạ. Đọc báo, sách và tạp chí. Ghi danh vào một lớp học tại trường cao đẳng cộng đồng tại địa phương hoặc trung tâm giáo dục dành cho người lớn. Bạn cũng có thể thách thức chính mình theo những cách khác như chơi trò chơi, hoàn thành câu đố hay cố gắng làm bài tập luyện bộ nhớ.

Xem thêm bài Thói quen tốt cho sức khỏe ở người từ 60 tuổi trở lên

Tài liệu tham khảo

1. http://familydoctor.org/familydoctor/en/seniors/staying-healthy/nourish-your-brain.html

2. http://wellcommunitychicago.org/brain-food-how-eat-right-brain-health
3. http://www.mayoclinic.com/health/fish-oil/NS_patient-fishoil/DSECTION=dosing

4. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/weight-loss/mediterranean-diet.html

Bài viết Nuôi dưỡng bộ não của bạn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Những thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/nhung-thay-doi-giac-ngu-o-nguoi-cao-tuoi/ Mon, 15 Apr 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nhung-thay-doi-giac-ngu-o-nguoi-cao-tuo%cc%89i/ Những thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

Khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.

Bài viết Những thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Những thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

 

Người cao tuổi cần ngủ bao lâu?

Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.

Giấc ngủ ở người cao tuổi

Thay đổi giấc ngủ nào là phổ biến ở người cao tuổi?

Người cao tuổi có thể thấy buồn ngủ sớm hơn vào buổi tối. Những người cao tuổi có thể bị mất ngủ, tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ ngon giấc suốt đêm. Họ có thể thức giấc rất sớm vào buổi sáng và không thể ngủ trở lại.

Những gì gây ra vấn đề về giấc ngủ?

Một số thứ có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Khi qua tuổi 65, chu kỳ “ngủ-thức” của chúng ta có vẻ không vận hành như lúc còn trẻ. Ở người cao tuổi, cơ thể ít sản xuất ra các hoá chất và hormone giúp chúng ta ngủ ngon (hormone tăng trưởng và melatonin).

Một số thói quen và lối sống (như hút thuốc và uống rượu hoặc đồ uống có chứa caffeine) có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ có thể được gây ra bởi bệnh tật, bởi những cơn đau cản trở giấc ngủ hoặc bởi những loại thuốc khiến người ta tỉnh táo.

Tuy nhiên, mọi lứa tuổi đều có thể gặp rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng chân không yên hoặc rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ cũng là những tình huống có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn trong đó một người ngừng thở nhiều lần trong khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ thường ngáy rất to. Họ ngừng thở từ 10 đến 30 giây trong khi ngủ và sau đó bắt đầu thở lại với hơi thở hổn hển. Điều này có thể xảy ra hàng trăm lần trong một đêm. Mỗi lần xảy ra, nó làm người bệnh tỉnh giấc một chút, phá vỡ chu trình giấc ngủ và làm người bệnh khó có được một đêm ngủ ngon. Nó cũng có thể gây nên cao huyết áp tăng nguy cơ đau tim.

Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ và thừa cân, việc giảm cân có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn hút thuốc lá, bạn nên bỏ thuốc. Việc ngủ nằm nghiêng, ngừng uống rượu hoặc dùng thuốc ngủ có thể giúp bạn.

Nhiều bệnh nhân cần mang mặt nạ mũi (nasal mask) vào ban đêm để giữ cho đường hô hấp rộng mở. Việc điều trị bằng mặt nạ được gọi là “áp suất đường thở dương liên tục,” hoặc CPAP. Nó giúp bạn thở bình thường trong khi ngủ.

Phẫu thuật cũng là một lựa chọn cho những người có chứng ngưng thở khi ngủ nặng.

Hội chứng chân không yên là gì?

Hội chứng chân không yên (restless legs syndrome, RLS) là tình trạng trong đó chân của bạn cảm thấy rất khó chịu khi bạn đang ngồi hoặc nằm xuống. Nó có thể làm bạn khó ngủ.

Rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ là gì?

Rối loạn chuyển động chân tay chu kỳ (periodic limb movement disorder, PLMD) là tình trạng trong đó một người đá một hoặc cả hai chân nhiều lần trong khi ngủ. Thông thường, người bệnh không hề biết gì về việc này, trừ khi người ngủ cùng giường nói về nó. Rối loạn này ngăn cản giấc ngủ tốt và gây buồn ngủ vào ban ngày. Một số người có hội chứng chân không yên cũng có chuyển động chân tay chu kỳ trong khi ngủ. Nhiều loại thuốc có thể giúp cải thiện cả hai vấn đề này.

Tôi có thể làm gì để ngủ ngon hơn?

  • Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ vào mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
  • Đừng ngủ trưa lâu hơn 20 phút.
  • Không đọc, ăn vặt hoặc xem TV trên giường. Sử dụng phòng ngủ của bạn cho giấc ngủ và các phòng khác cho những hoạt động khác.
  • Tránh đồ ăn, đồ uống có caffeine khoảng 8 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh nicotine và rượu vào buổi tối. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ ban đầu, nhưng nó sẽ có thể sẽ làm bạn thức dậy vào giữa đêm.
  • Đừng nằm trên giường trong một thời gian dài để cố gắng ngủ. Sau 30 phút cố gắng ngủ, hãy thức dậy và làm một việc gì đó yên lặng một lúc ở một căn phòng khác, chẳng hạn như đọc sách hay nghe nhạc êm dịu. Sau đó, hãy thử ngủ trên giường một lần nữa.
  • Hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có đang dùng loại thuốc nào khiến mình tỉnh táo vào ban đêm hay không. Thuốc có thể phá vỡ giấc ngủ bao gồm các thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế bêta và các loại thuốc tim mạch.
  • Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được giúp đỡ nếu đau hoặc các vấn đề sức khỏe khác khiến bạn thức giấc.
  • Hãy thử tập thể dục một ít vào mỗi ngày. Tập thể dục giúp nhiều người già ngủ tốt hơn.
Xem thêm bài Thể dục và người lớn tuổi

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/seniors/staying-healthy/sleep-changes-in-older-adults.html

Bài viết Những thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Thể dục và người lớn tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/the-duc-va-nguoi-lon-tuoi/ Mon, 15 Apr 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/the-duc-va-nguoi-lon-tuoi/ Thể dục và người lớn tuổi

Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường.

Bài viết Thể dục và người lớn tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Thể dục và người lớn tuổi

 

Tập thể dục có an toàn cho người lớn tuổi?

Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đườngviêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn. Nhiều tình trạng bệnh còn được cải thiện nhờ tập thể dục. Nếu bạn không chắc rằng tập thể dục là an toàn cho mình hoặc nếu bạn đang ít vận động, hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Người lớn tuổi tập thể dục

Người lớn tuổi bắt đầu tập thể dục như thế nào?

Điều quan trọng là mặc quần áo thoải mái và mang giày vừa vặn, chắc chắn. Đôi giày của bạn cần có khung hỗ trợ tốt, có phần gót cao và được đệm để hấp thu chấn động.

Nếu bạn chưa quen vận động, hãy bắt đầu từ từ. Bắt đầu với những bài tập mà bạn đã làm một cách thoải mái. Khởi đầu chậm làm bạn ít cảm thấy rằng mình sẽ làm tổn thương bản thân. Khởi đầu chậm cũng giúp ngăn ngừa đau nhức. “Không đau, không được” (“no pain, no gain”) là câu nói không đúng đối với người cao tuổi. Bạn không cần phải tập thể dục ở cường độ cao để có được hầu hết các lợi ích sức khỏe.

Ví dụ, đi bộ là một hoạt động tuyệt vời để bắt đầu. Khi bạn quen với việc tập thể dục, hoặc nếu bạn đã tích cực hoạt động, bạn có thể dần dần tăng cường độ của chương trình thể dục.

Người lớn tuổi nên chọn tập thể dục loại nào?

Có nhiều loại thể dục khác nhau mà bạn nên làm. Bạn nên thực hiện một số loại hình hoạt động tiêu thụ nhiều oxy (aerobic acitivities) cho ít nhất 30 phút ở hầu hết các ngày trong tuần. Ví dụ như đi bộ, bơi lội và đạp xe. Bạn cũng nên có các bài tập kháng lực để luyện sức mạnh cơ bắp 2 ngày mỗi tuần.

Làm ấm cơ thể trong 5 phút trước mỗi buổi tập thể dục. Đi bộ chậm rãi và các động tác kéo giãn cơ thể là những cách khởi động tốt. Bạn cũng nên làm nguội cơ thể bằng các động tác kéo giãn trong 5 phút trước khi kết thúc buổi tập. Nếu thời tiết ấm hoặc nóng, hãy làm nguội cơ thể với thời gian dài hơn.

Tập thể dục chỉ tốt cho bạn nếu bạn đang cảm thấy khỏe khoắn. Nên dừng tập thể dục nếu bạn đang bị cảm lạnh, cúm hay mắc các bệnh khác cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Nếu bạn bỏ tập thể dục trong hơn 2 tuần, hãy bắt đầu từ từ một lần nữa.

Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?

Nếu cơ hoặc khớp của bạn bị đau nhức ngay hôm sau, có lẽ bạn đã tập quá nhiều. Lần tới, hãy tập thể dục ở cường độ thấp hơn. Nếu đau hoặc khó chịu vẫn còn, bạn nên hỏi bác sĩ. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu trong khi tập thể dục có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau ngực hoặc tức ngực.
  • Khó thở.
  • Chóng mặt hoặc choáng.
  • Khó giữ cân bằng.
  • Buồn nôn.

Một số bài tập cụ thể mà người lớn tuổi có thể làm là gì?

Các mục sau đây nói về một số bài rèn luyện sức mạnh đơn giản có thể làm ở nhà.

Mỗi bài tập nên được thực hiện từ 8 đến 10 lần cho 2 vòng. Hãy nhớ:

  • Hoàn thành tất cả các chuyển động chậm rãi và có kiểm soát.
  • Không giữ hơi thở của bạn (nín thở).
  • Dừng lại nếu bạn cảm thấy đau.
  • Căng cơ bắp sau khi tập luyện.

Chống đẩy trên tường

Đứng thẳng đặt tay áp vào tường. Dần dần dồn cơ thể vào phía tường.

Đẩy cơ thể cách xa tường để quay trở lại vị trí bắt đầu.

Đứng dậy từ ghế (Chair Squat)

Bắt đầu bằng cách ngồi trên ghế. Nghiêng nhẹ về phía trước và đứng lên khỏi ghế. Cố gắng không để cơ thể nghiêng về một bên hay sử dụng tay để chống.

Co cơ nhị đầu (Bicep Curl)

Giữ vật nặng trong mỗi bàn tay với cánh tay đặt ở cùng bên. Gập khuỷu tay, nâng vật nặng về phía vai bạn và sau đó hạ nó xuống chỗ cũ.

Nhún vai

Giữ vật nặng trong mỗi bàn tay với cánh tay đặt ở cùng bên. Nâng vai về phía tai và sau đó hạ xuống.

Xem thêm bài Tăng tuổi thọ ở người cao tuổi thường xuyên tập thể dục

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/seniors/staying-healthy/exercise-and-seniors.html

Bài viết Thể dục và người lớn tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>