Thuốc điều trị cơn đau cấp - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 23 Sep 2021 10:01:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? https://yhoccongdong.com/thongtin/co-the-su-dung-ibuprofen-trong-thai-ky-hay-khong/ Thu, 01 Jul 2021 06:56:19 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=37928 Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không?

Trong bài viết này, y học cộng đồng sẽ bàn luận về một loại thuốc giảm đau rất thông dụng, Ibuprofen, về việc có nên sử dụng hay không và vì sao thai phụ cần thận trọng với nó.

Bài viết Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không?

 

Câu trả lời là không, phụ nữ có thai cần đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng các loại dược phẩm nói chung. Bạn không được dùng bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ, vì một vài loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi của bạn. Ở bài viết này, y học cộng đồng sẽ bàn luận về một loại thuốc giảm đau rất thông dụng, Ibuprofen, về việc có nên sử dụng hay không và vì sao thai phụ cần thận trọng với nó.

Ibuprofen là gì và tại sao được chỉ định?

Ibuprofen là thuốc kháng viêm thuộc nhóm non-steroid (NSAID) và có nhiều tên thương mại khác nhau như Nurofen, Ebufac, Rimafen, Arthrofen, Brufen hay Fenbid. Có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu hay đau khớp. Thuốc được bán trực tiếp không cần qua kê đơn của bác sĩ. Đây chính là lý do tại sao bạn cần phải hiểu rõ về Ibuprofen cũng như cân nhắc về tính an toàn của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ.

Sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ có an toàn?

Không, thai phụ không nên sử dụng Ibuprofen để giảm đau. Dù bạn chỉ sử dụng một liều duy nhất trong suốt thai kỳ và việc này thường không gây ra tác hại đáng kể, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thận trọng. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) xếp Ibuprofen vào mức D trong những thuốc có nguy cơ ảnh hưởng lên thai nhi. Mức D có nghĩa là “Có bằng chứng cho rằng thuốc gây hại cho thai nhi, nhưng lợi ích khi sử dụng có thể chấp nhận được so với nguy cơ của thuốc”. Bảng phân loại không xác nhận tính an toàn của Ibuprofen, để biết nguyên do, hãy tiếp tục đọc nhé.

Tại sao sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ lại không an toàn?

Dưới đây là một số tác dụng phụ đi kèm khi sử dụng Ibuprofen trong quá trình mang thai. Ở giai đoạn đầu thai kỳ (khoảng 6 tháng đầu): cần tránh sử dụng Ibuprofen ở hai tam cá nguyệt đầu tiên vì đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự hình thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi, và cũng là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm với độc chất cũng như dược phẩm. Những chất này có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai và tác động xấu đến thận. Đối với tam cá nguyệt thứ hai, sử dụng Ibuprofen có thể làm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với bình thường.

Giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối): Ở tam cá nguyệt cuối, Ibuprofen ngăn chặn tác dụng của prostaglandins, đây là một hóa chất trung gian giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm cũng như đảm nhận một số chức năng khác. Trong khoảng thời gian chuẩn bị lâm bồn, nồng độ prostaglandins trong máu được hạ thấp, giúp  đóng kín một mạch máu chỉ xuất hiện ở tim thai nhi (hay còn gọi là ống động mạch). Điều này giúp dòng máu chuyển hướng lưu thông đến phổi. Nhưng, nếu có sự xuất hiện của Ibuprofen, thuốc này khiến cho ống động mạch đóng sớm hơn bình thường, dẫn đến tăng áp phổi và cuối cùng là tử vong thai nhi.

Thuốc còn gây chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ ngưng tiến, hay xuất huyết ồ ạt trong quá trình sinh nở.

Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây giảm thể tích dịch ối (thiểu ối).

Nguy cơ lâu dài:

Nghiên cứu cho thấy những trẻ được sinh ra từ bà mẹ sử dụng Ibuprofen ở hai tam cá nguyệt cuối thường mắc hen suyễn sớm.

Nếu đứa trẻ là nam, thuốc làm tăng khả năng vô sinhung thư tinh hoàn cũng như ảnh hưởng lên chất lượng sản sinh testosterone.

Bác sĩ của bạn chỉ kê đơn Ibuprofen khi không còn lựa chọn khác an toàn hơn, và họ hi vọng rằng nguy của cơ thuốc sẽ thấp hơn so với nguy cơ gây ra bởi bệnh lý bạn đang mắc.

Tuy nhiên, vì thuốc thuộc nhóm không kê đơn, bạn thường vô tình sử dụng nó mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phải làm thế nào nếu bạn đã lỡ sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ?

Nếu bạn đã sử dụng Ibuprofen được một thời gian dài, bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình hình phát triển của thai nhi.

Nếu bạn mang thai và đang trong liệu trình điều trị thuốc, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết. Họ sẽ quyết định xem bạn có nên tiếp tục liệu trình hay phải chuyển sang một phương thức điều trị thay thế.

Có thuốc thay thế được cho Ibuprofen để sử dụng trong thai kỳ hay không?

Acetaminophen đường uống (Tylenol/Paracetamol) là một lựa chọn an toàn hơn để hạ sốt và giảm đau trong thai kỳ. Bạn có thể sử dụng thuốc này ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai.

Có thể dùng Ibuprofen dạng gel trong thai kỳ không?

Ibuprofen dạng gel vẫn không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ trừ khi được khuyên dùng bởi bác sĩ. Gel có thể thẩm thấu qua bề mặt da và tác động lên thai nhi. Trước khi sử dụng bất kỳ dược phẩm nào, bạn phải luôn đảm bảo rằng nó đã được thông qua sự đồng ý của bác sĩ. Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ gia đình của mình để kiểm tra. Trong trường hợp bạn cần phải điều trị thuốc khi đang mang thai, hãy dùng chúng với liều tối thiểu.

Bạn có từng sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ? Bác sĩ đã bao giờ đề xuất một loại thuốc khác để kiểm soát cơn đau của bạn hay chưa? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận ở bên dưới nhé.

Tài liệu tham khảo

www.momjunction.com/safe-take-ibuprofen-pregnancy

Bài viết Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Metoclopramid – Thuốc chống nôn điều trị cơn đau cấp https://yhoccongdong.com/thongtin/metoclopramid-thuoc-chong-non-dieu-tri-con-dau-cap/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/metoclopramid-thuoc-chong-non-dieu-tri-con-dau-cap/

Metoclopramidlà Metoclopramide.Thuốc chống nôn điều trị cơn đau cấp. Thuốc điều trị cơn đau cấp.Thuốc điều trị chứng nhức nửa đầu.

Bài viết Metoclopramid – Thuốc chống nôn điều trị cơn đau cấp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Metoclopramid

Metoclopramide

Dạng thuốc và hàm lượng Metoclopramid

Metoclopramid - Thuốc chống nôn điều trị cơn đau cấp

Hình:

Viên nén: 5 mg, 10 mg. Siro: 5 mg/5ml. Thuốc tiêm: 5 mg/ml, ống 2 ml.

Chỉ định Metoclopramid

Buồn nôn, nôn do nhức nửa đầu, do rối loạn tiêu hoá và do hoá trị liệu ung thư; nôn sau phẫu thuật.

Chống chỉ định Metoclopramid

Chảy máu hoặc thủng dạ dày – ruột; tắc ruột; u tế bào ưa crôm; 3 – 4 ngày sau phẫu thuật đường tiêu hoá.

Thận trọng Metoclopramid

Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); người cao tuổi; trẻ nhỏ; người trẻ tuổi; mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3); động kinh; rối loạn chuyển hoá porphyrin.

Tương tác thuốc Metoclopramid

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Metoclopramid

Nôn, buồn nôn do nhức nửa đầu. Dùng uống hoặc tiêm bắp. Người lớn: Uống liều một lần 10 – 20 mg ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn, nên dùng 10 – 15 phút trước khi uống thuốc chữa nhức nửa đầu.

Người trẻ tuổi (13 – 17 tuổi): Uống liều một lần 5 – 10 mg (5 mg nếu trọng lượng dưới 60 kg).

Tác dụng không mong muốn Metoclopramid

Tác dụng ngoại tháp (nhất là ở trẻ em và người trẻ tuổi), buồn ngủ; bồn chồn; ỉa chảy; ADR khi dùng thuốc dài ngày (Mục 17.2).

Xử trí ADR: Giảm liều xuống dưới 500 microgam/ngày; ngừng thuốc nếu triệu chứng ADR không giảm.

Quá liều và xử trí Metoclopramid

Triệu chứng: Triệu chứng ngoại tháp, lú lẫn, ngủ gà (nặng).

Xử trí: Diphenhydramin (tiêm bắp) hoặc benzatropin (tiêm tĩnh mạch).

Bảo quản Metoclopramid

Tránh ánh sáng, bảo quản ở 15 – 30 o C. Thuốc tiêm sau khi pha có thể bảo quản được 48 giờ nếu tránh ánh sáng. Metoclopramid pha trong dung dịch natri clorid 0,9% có thể được đông lạnh và bảo quản trong 4 tuần.

http://nidqc.org.vn/duocthu/374/

Bài viết Metoclopramid – Thuốc chống nôn điều trị cơn đau cấp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Ibuprofen – Thuốc giảm đau https://yhoccongdong.com/thongtin/ibuprofen-thuoc-giam-dau/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/ibuprofen-thuoc-giam-dau/

Ibuprofen.Thuốc giảm đau.Thuốc điều trị cơn đau cấp.Thuốc điều trị chứng nhức nửa đầu.

Bài viết Ibuprofen – Thuốc giảm đau được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Ibuprofen

Ibuprofen

Dạng thuốc và hàm lượng Ibuprofen

Ibuprofen - Thuốc giảm đau

Hinh:

Viên nén 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg. Nang 200 mg. Thuốc đặt trực tràng 500 mg. Nhũ tương 20 mg/ml.

Chỉ định Ibuprofen

Cơn nhức nửa đầu cấp, nhức đầu do căng thẳng; đau nhẹ và vừa; viêm; sốt (Mục 2.1.3).

Thận trọng Ibuprofen

Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); nên tránh nếu có tiền sử loét dạ dày – tá tràng tiến triển; bệnh tim; người cao tuổi; mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3); rối loạn đông máu; các bệnh dị ứng;

Tương tác thuốc Ibuprofen

(Phụ lục 1).

Chống chỉ định Ibuprofen

Tăng mẫn cảm với thuốc (gồm hen, phù mạch, mày đay, viêm mũi dị ứng) với aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác; mắc bệnh dị ứng (hen, co thắt phế quản); loét dạ dày – tá tràng tiến triển.

Liều lượng và cách dùng Ibuprofen

Điều trị cơn nhức nửa đầu cấp: Uống, nên dùng trong hoặc sau bữa ăn. Người lớn 400 – 600 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn; có thể nhắc lại, cách 4 – 8 giờ một lần khi cần thiết; tối đa 2,4 g mỗi ngày. Trẻ em 8 – 12 tuổi, 200 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn, có thể nhắc lại, cách 6 – 8 giờ một lần khi cần thiết.

Thuốc đặt trực tràng cũng có tác dụng như thuốc uống. Dùng khi không uống được thuốc.

Tác dụng không mong muốn Ibuprofen

Rối loạn tiêu hoá bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu, chảy máu đường tiêu hóa; phản ứng mẫn cảm như phát ban, phù mạch, co thắt phế quản; nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, trầm cảm, buồn ngủ, mất ngủ, ù tai; suy thận đôi khi suy gan; viêm da tróc vẩy (rất hiếm gặp); ban chảy máu; dùng thuốc dài ngày (Mục 2.1.3).

Xử trí ADR: Ngừng thuốc.

Quá liều và xử trí Ibuprofen

Xử trí quá liều: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Nếu uống quá liều: rửa dạ dày; gây nôn; lợi tiểu; uống than hoạt hoặc thuốc tẩy muối; truyền dịch kiềm; thẩm tách máu hoặc truyền máu nếu cần.

Bảo quản Ibuprofen

Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 o C; bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh, tránh để đóng băng.

Tài liệu tham khảo

http://nidqc.org.vn/duocthu/372/

Bài viết Ibuprofen – Thuốc giảm đau được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Acid acetylsalicylic (aspirin) – Thuốc giảm đau https://yhoccongdong.com/thongtin/acid-acetylsalicylic-aspirin-thuoc-giam-dau/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/acid-acetylsalicylic-aspirin-thuoc-giam-dau/

Tên chung quốc tế Acid acetylsalicylic (aspirin).Thuốc điều trị cơn đau cấp. Thuốc điều trị chứng nhức nửa đầu

Bài viết Acid acetylsalicylic (aspirin) – Thuốc giảm đau được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Acid acetylsalicylic (aspirin)

Acetylsalicylic acid

Dạng thuốc và hàm lượng Acid acetylsalicylic (aspirin)

Acid acetylsalicylic (aspirin) - Thuốc giảm đau

Viên nén 300 mg, 500 mg, 650 mg. Viên nén nhai 75 mg. Thuốc đạn: 300 mg.

Chỉ định Acid acetylsalicylic (aspirin)

Cơn nhức nửa đầu cấp, nhức đầu do căng thẳng; giảm sốt; giảm đau nhẹ và vừa, chống viêm (Mục 2.1.2); chống ngưng tập tiểu cầu (Mục 12.6).

Chống chỉ định Acid acetylsalicylic (aspirin)

Cơ địa mẫn cảm với acetylsalicylic hoặc với thuốc chống viêm không steroid (hen, phù mạch, nổi mày đay, viêm mũi dị ứng); bệnh ưa chảy máu; giảm tiểu cầu; loét dạ dày – tá tràng; suy tim; suy gan (Phụ lục 5), suy thận (Phụ lục 4); bệnh gút; trẻ em dưới 16 tuổi (hội chứng Reye).

Thận trọng Acid acetylsalicylic (aspirin)

Bệnh dị ứng; hen; giảm chức năng thận và gan (Phụ lục 4 và 5); mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); người cao tuổi; thiếu hụt G6PD; mất nước.

Tương tác thuốc Acid acetylsalicylic (aspirin)

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Acid acetylsalicylic (aspirin)

Điều trị cơn nhức nửa đầu cấp, uống trong hoặc sau bữa ăn: Người lớn, 300 – 900 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn, có thể dùng nhắc lại, cách 280 7.1.1 Thuốc giảm đau 4 đến 6 giờ một lần, khi cần thiết; tối đa 4 g mỗi ngày; trẻ em dưới 16 tuổi không dùng.

Điều trị cơn nhức nửa đầu cấp, dùng đường trực tràng: Người lớn, 600 – 900 mg, đặt khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn; có thể dùng nhắc lại, cách 4 giờ một lần, khi cần thiết; tối đa 3,6 g mỗi ngày; không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Tác dụng không mong muốn Acid acetylsalicylic (aspirin)

Thường là nhẹ; hay gặp nhất các triệu chứng tiêu hoá (chảy máu tiềm ẩn, không triệu chứng); thời gian máu chảy kéo dài; bệnh nhân mẫn cảm với thuốc dễ bị co thắt phế quản, nổi mẩn (Mục 2.1.2).

Xử trí ADR : ngừng thuốc.

Quá liều và xử trí Acid acetylsalicylic (aspirin)

Triệu chứng: Thường biểu hiện khác nhau tùy từng người như thở sâu, nhanh, ù tai, điếc, giãn mạch, ra mồ hôi.

Xử trí khi quá liều: Làm sạch dạ dày (gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt); truyền dịch và điện giải; kiềm hoá nước tiểu để lợi niệu (không dùng bicarbonat uống và acetazolamid). Phải theo dõi các chức năng sống trong thời gian dài. Nếu rất nặng: truyền thay máu; thẩm tách máu; thẩm tách màng bụng.

Bảo quản Acid acetylsalicylic (aspirin)

Bảo quản thuốc viên ở nơi khô và mát; bảo quản thuốc đạn trong tủ lạnh, không để đóng băng. Không dùng thuốc đã có mùi chua như dấm.

http://nidqc.org.vn/duocthu/370/

Bài viết Acid acetylsalicylic (aspirin) – Thuốc giảm đau được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Paracetamol (Acetaminophen) – Thuốc giảm đau https://yhoccongdong.com/thongtin/paracetamol-acetaminophen-thuoc-giam-dau/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/paracetamol-acetaminophen-thuoc-giam-dau/

Paracetamol (Acetaminophen) - Thuốc giảm đau.

Bài viết Paracetamol (Acetaminophen) – Thuốc giảm đau được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Paracetamol (Acetaminophen)

Paracetamol

Dạng thuốc và hàm lượng Paracetamol (Acetaminophen)

Viên nén 325 mg, 500 mg, 650 mg, nang chứa bột để pha, dung dịch: 80 mg, gói để pha dung dịch: 80 mg; 120 mg; 120 mg/5 ml, dung dịch: 130 mg/5 ml; 160 mg/5 ml; 48 mg/ml; 167 mg/5 ml; 100 mg/ml, dịch treo: 160 mg/5 ml; 100 mg/ml.

Viên sủi: 500 mg.

Thuốc đạn: 80 mg; 120 mg; 125 mg; 150 mg; 300 mg; 325 mg; 650 mg.

paracetamol-(acetaminophen)-thuoc-giam-dau

Hình Paracetamol

Chỉ định Paracetamol (Acetaminophen)

Cơn nhức nửa đầu cấp; nhức đầu do căng thẳng; đau nhẹ và vừa; sốt (Mục 2.1.1).

Thận trọng Paracetamol (Acetaminophen)

Suy gan (Phụ lục 5); suy thận (Phụ lục 4); có thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); nghiện rượu.

Tương tác thuốc Paracetamol (Acetaminophen)

(Phụ lục 1). Không tự dùng paracetamol để giảm đau quá 10 ngày ở người lớn, quá 5 ngày ở trẻ em.

Liều lượng và cách dùng Paracetamol (Acetaminophen)

Điều trị cơn nhức đầu cấp: Uống, người lớn, 0,5 – 1 g khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn; có thể nhắc lại cách 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết; tối đa 4 g mỗi ngày.

Trẻ em 6 – 12 tuổi: 250 – 500 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn; có thể nhắc lại cách 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết, tối đa 4 liều trong 24 giờ. Điều trị cơn nhức nửa đầu cấp: đặt trực tràng: người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 0,5 – 1 g khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn; có thể nhắc lại cách 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết; tối đa 4 liều trong 24 giờ.

Trẻ em 6 – 12 tuổi , 250 – 500 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn; có thể nhắc lại, cách 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết; tối đa 4 liều trong 24 giờ.

Tác dụng không mong muốn Paracetamol (Acetaminophen)

ít gặp. Nổi ban; rối loạn huyết học (giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu; giảm các dòng tế bào máu). Nếu dùng dài ngày: rối loạn về huyết học; viêm tuỵ cấp.

Xử trí ADR: Ngừng thuốc nếu có các triệu chứng nặng.

Quá liều và xử trí Paracetamol (Acetaminophen)

Triệu chứng quá liều: Tổn thương gan, tổn thương thận, có thể gây tử vong.

Xử trí quá liều: Chẩn đoán sớm; điều trị hỗ trợ tích cực; rửa dạ dày sớm (trong vòng 4 giờ sau khi uống); than hoạt và thuốc tẩy muối; dùng thuốc kháng độc đặc hiệu: N-acetylcystein hoặc methionin.

Bảo quản Paracetamol (Acetaminophen)

Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 o C, thuốc đạn bảo quản trong tủ lạnh, không để dung dịch hoặc dịch treo bị đóng băng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/371/

Bài viết Paracetamol (Acetaminophen) – Thuốc giảm đau được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Ergotamin tartrat – Alcaloid nấm cựa gà https://yhoccongdong.com/thongtin/ergotamin-tartrat-alcaloid-nam-cua-ga/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/ergotamin-tartrat-alcaloid-nam-cua-ga/

Ergotamin tartrat là Ergotamine tartrate. Alcaloid nấm cựa gà. Thuốc điều trị cơn đau cấp. Thuốc điều trị chứng nhức nửa đầu.

Bài viết Ergotamin tartrat – Alcaloid nấm cựa gà được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Ergotamin tartrat

Ergotamine tartrate.

Dạng thuốc và hàm lượng Ergotamin tartrat

Viên nén 1 mg. Thuốc đạn 2 mg.

Chỉ định Ergotamin tartrat

Điều trị cơn nhức nửa đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau.

Chống chỉ định Ergotamin tartrat

Thời kỳ mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); trẻ em; các bệnh mạch ngoại vi; bệnh mạch vành; tắc mạch máu và hội chứng Raynaud; tăng huyết áp nặng; nhiễm khuẩn huyết; rối loạn chức năng gan (Phụ lục 4); rối loạn chức năng thận (Phụ lục 5); tăng năng tuyến giáp; rối loạn chuyển hoá porphyrin.

Thận trọng Ergotamin tartrat

Người cao tuổi; nhức đầu tái diễn hàng ngày có biểu hiện phụ thuộc ergotamin; ngừng thuốc sau khi đã dùng đều đặn liều bình thường có thể gây nhức đầu do hội chứng cai thuốc; nguy cơ co thắt mạch ngoại vi (phải ngừng thuốc ngay khi thấy các đầu chi có cảm giác bị kim châm hoặc tê mất cảm giác hoặc đau thắt ngực và phải đi khám thầy thuốc);

Tương tác thuốc Ergotamin tartrat

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Ergotamin tartrat

Điều trị cơn nhức nửa đầu: Uống hoặc đặt trực tràng. Người lớn, 1 – 2 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn, tối đa 4 mg trong 24 giờ; không nhắc lại dưới 4 ngày, dùng tối đa là 8 mg trong một tuần; không dùng quá hai lần trong mỗi tháng; thuốc không dùng cho trẻ em.

Tác dụng không mong muốn Ergotamin tartrat

Buồn nôn; nôn; chóng mặt; đau bụng; tiêu chảy; chuột rút; đau vùng trước tim; thiếu máu cục bộ cơ tim; nhồi máu cơ tim (hiếm gặp); dùng liều cao nhắc lại có thể gây ngộ độc (xem Quá liều, xử trí).

Xử trí ADR : Ngừng dùng thuốc.

Quá liều và xử trí Ergotamin tartrat

Triệu chứng quá liều: Hoa mắt; đau nhức vùng trán; cảm giác đau ở vùng thắt lưng, chân; cảm giác kiến bò; xanh tím; co giật; co cứng; mê sảng; có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc mạn tính do dùng liều cao: hoại tử chi; lú lẫn; xơ hoá màng phổi, màng bụng.

Xử trí ngộ độc: Điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày, uống than hoạt; kích thích nhu động dạ dày – ruột bằng thuốc tẩy muối; gây giãn mạch (natri nitroprussid, thuốc chẹn alpha adrenergic); heparin và dextran 40 để giảm nguy cơ huyết khối.

Bảo quản Ergotamin tartrat

Tránh ánh sáng trực tiếp.

http://nidqc.org.vn/duocthu/373/

Bài viết Ergotamin tartrat – Alcaloid nấm cựa gà được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>