Thuốc giải độc kim loại nặng - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Penicilamin – Thuốc trị nhiễm độc chì hoặc đồng https://yhoccongdong.com/thongtin/penicilamin-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/penicilamin-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/

Penicilamin thuốc trị nhiễm độc kim loại nặng, đặc biệt là chì và đồng, bệnh Wilson, viêm khớp. Penicilamin tránh dùng khi suy thận, đang mang thai.

Bài viết Penicilamin – Thuốc trị nhiễm độc chì hoặc đồng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Thuốc tạo phức với Cu, Hg, Zn, Pb và làm tăng thải trừ các kim loại này qua nước tiểu.

Tên chung quốc tế Penicilamin

Penicillamine

Dạng thuốc và hàm lượng Penicilamin

Viên nén 125 mg, 250 mg; nang 125 mg; 250 mg.

penicilamin-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang

Hình Penicilamin

Chỉ định Penicilamin

Nhiễm độc kim loại nặng, đặc biệt chì và đồng; bệnh Wilson; viêm khớp dạng thấp nặng (Mục 2.4).

Chống chỉ định Penicilamin

Mẫn cảm; lupus ban đỏ.

Thận trọng Penicilamin

Giám sát số lượng huyết cầu và xét nghiệm nước tiểu suốt thời gian điều trị; suy thận (Phụ lục 4); mang thai (Phụ lục 2); tránh dùng đồng thời với vàng, cloroquin hoặc thuốc ức chế miễn dịch; tránh uống sắt trong vòng 2 giờ sau khi uống penicilamin.

Tương tác thuốc Penicilamin

(Phụ lục 1). Cần phải báo cho thầy thuốc biết ngay nếu có đau họng, sốt, nhiễm khuẩn, các dấu hiệu bệnh lý không đặc hiệu khác như chảy máu, bầm tím, chảy máu dưới da, loét miệng hay phát ban mà không giải thích được.

Liều lượng và cách dùng Penicilamin

Cách dùng: Nên uống vào lúc đói, ít nhất 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Liều dùng: Nhiễm độc kim loại nặng (chì): uống, người lớn, 1 – 2 g mỗi ngày, chia làm 4 liều nhỏ trước bữa ăn (tiếp tục uống cho tới khi chì trong nước tiểu ổn định ở mức dưới 500 microgam/ngày; Trẻ em, 20 – 25 mg/kg hàng ngày chia thành liều nhỏ. Người cao tuổi, 20 mg/kg/ngày cho đến khi lượng chì trong nước tiểu ổn định ở 500 microgam/ngày.

Bệnh Wilson, uống, người lớn, 1,5 – 2 g, chia làm nhiều liều nhỏ trước bữa ăn, tối đa 2 g mỗi ngày, trong 1 năm, sau đó, duy trì từ 0,75 – 1 g mỗi ngày cho đến khi bệnh đã kiểm soát được bằng cách xác định đồng qua nước tiểu 24 giờ (cần xét nghiệm 3 tháng 1 lần). Người cao tuổi, 20 mg/kg/ngày chia làm nhiều liều nhỏ; điều chỉnh theo đáp ứng. Trẻ em, tối đa 20 mg/kg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ; liều tối thiểu 500 mg mỗi ngày.

Tác dụng không mong muốn Penicilamin

Lúc đầu buồn nôn (ít thấy nếu uống cùng thức ăn hoặc lúc đi ngủ), chán ăn, sốt, mất vị giác, (không nên bổ sung muối khoáng); rối loạn máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản); protein niệu; hiếm gặp đái ra máu; (ngừng thuốc ngay); thiếu máu huyết tán; hội chứng thận hư, hội chứng giống lupus ban đỏ; hội chứng giống nhược cơ, viêm đa cơ (ít khi có tổn thương tim); viêm da – cơ; loét miệng, viêm miệng, rụng tóc, viêm tiểu phế quản, viêm phổi; pemphigus; hội chứng Goodpasture, hội chứng Stevens-Johnson cũng được báo cáo; vú to ở nam và nữ; phát ban sớm (thường do dị ứng, có thể phải tạm ngừng thuốc), phát ban muộn trong khi điều trị (giảm hoặc ngừng thuốc).

Quá liều và xử trí Penicilamin

Có thể dùng pyridoxin 25 mg/24 giờ. Điều trị triệu chứng.

Độ ổn định và bảo quản Penicilamin

Bảo quản trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 25 o C.

http://nidqc.org.vn/duocthu/229/

Bài viết Penicilamin – Thuốc trị nhiễm độc chì hoặc đồng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Natri calci edetat – Thuốc giải độc kim loại nặng https://yhoccongdong.com/thongtin/natri-calci-edetat-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/natri-calci-edetat-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/

Natri calci edetat là Sodium calcium edetate.Thuốc giải độc kim loại nặng.Thuốc giải độc đặc hiệu.Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong nhiễm độc.

Bài viết Natri calci edetat – Thuốc giải độc kim loại nặng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Natri calci edetat

Sodium calcium edetate

Dạng thuốc và hàm lượng Natri calci edetat

Natri calci edetat - Thuốc giải độc kim loại nặng

Hình:

Dung dịch đậm đặc để tiêm truyền, ống 5 ml, 200 mg/ml.

Chỉ định Natri calci edetat

Nhiễm độc chì.

Chống chỉ định Natri calci edetat

Người bị bệnh thận nặng, vô niệu, thiểu niệu, viêm gan.

Thận trọng Natri calci edetat

Suy thận.

Liều lượng và cách dùng Natri calci edetat

Cách dùng: Tiêm truyền tĩnh mạch, mỗi ống phải pha loãng vào 250 ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc glucose 5%, hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Liều dùng: Nhiễm độc chì: truyền tĩnh mạch, người lớn và trẻ em, tối đa 40 mg/kg, 2 lần mỗi ngày, tới 5 ngày; có thể truyền lại nếu cần sau khoảng cách 48 giờ.

Tác dụng không mong muốn Natri calci edetat

Hoại tử ống thận, buồn nôn, ỉa chảy, đau quặn bụng, viêm tắc tĩnh mạch (nếu truyền nhanh hoặc dung dịch quá đậm đặc), sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, khát, rét run, đáp ứng giống histamin (hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mắt), giảm huyết áp nhất thời.

Quá liều và xử trí Natri calci edetat

Triệu chứng: Quá liều có thể làm tăng các triệu chứng ngộ độc chì nặng, do vậy, hầu hết các tác dụng độc xuất hiện có liên quan với ngộ độc chì như phù não, hoại tử ống thận.

Điều trị: Điều trị phù não bằng truyền mannitol dùng nhắc lại. Cần duy trì tốt lượng nước tiểu bằng các thuốc lợi tiểu để tăng thải trừ thuốc. Cần phải theo dõi nồng độ kẽm trong máu. Chưa rõ thẩm tách có thể loại được calci edetat hay không.

Độ ổn định và bảo quản Natri calci edetat

Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 o C.

http://nidqc.org.vn/duocthu/231/

Bài viết Natri calci edetat – Thuốc giải độc kim loại nặng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Dimercaprol – Thuốc giải độc kim loại nặng https://yhoccongdong.com/thongtin/dimercaprol-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/dimercaprol-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/

Tên chung quốc tế Dimercaprol. Thuốc giải độc kim loại nặng. Thuốc giải độc đặc hiệu. Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong nhiễm độc

Bài viết Dimercaprol – Thuốc giải độc kim loại nặng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Dimercaprol tạo phức với kim loại nặng và giải phóng trở lại các nhóm SH tự do cho hệ thống pyruvat – oxydase (trước đó đã gắn vào kim loại nặng). Phức tạo thành nhanh chóng được thận đào thải qua nước tiểu.

Tên chung quốc tế Dimercaprol

Dimercaprol

Dạng thuốc và hàm lượng Dimercaprol

Dimercaprol - Thuốc giải độc kim loại nặng

Hình:

Dung dịch tiêm 50 mg/ml, 100 mg/ml pha trong dầu lạc trung tính và chất ổn định benzyl benzoat. ống tiêm 2 ml.

Chỉ định Dimercaprol

Nhiễm độc cấp antimoni, arsen, bismuth, vàng, thuỷ ngân, có thể cả thali; bổ trợ (cho natri calci edetat) trong nhiễm độc chì.

Chống chỉ định Dimercaprol

Nhiễm độc sắt, selen hoặc cadmi; tổn thương gan nặng (trừ khi do nhiễm độc arsen).

Thận trọng Dimercaprol

Tăng huyết áp; suy thận (ngừng thuốc hoặc dùng hết sức thận trọng khi xảy ra suy thận trong quá trình điều trị) (Phụ lục 4); bất cứ phản ứng bất thường nào như sốt cao phải được đánh giá xem xét; người cao tuổi, mang thai; cho con bú.

Liều lượng và cách dùng Dimercaprol

Cách dùng: Tiêm bắp sâu.

Liều dùng: Nhiễm độc kim loại nặng: người lớn, 2,5 – 3 mg/kg/lần cách nhau 4 giờ trong 2 ngày đầu; 2 – 4 lần trong ngày thứ ba, sau đó 1 – 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc cho tới khi hồi phục. Trẻ em, liều dùng cũng tính theo cân nặng như liều người lớn. Người cao tuổi, cần theo dõi cẩn thận vì thuốc đào thải qua thận.

Tác dụng không mong muốn Dimercaprol

Tăng huyết áp, tim đập nhanh; khó chịu, buồn nôn, nôn, đau bụng, chảy nước bọt, chảy nước mắt, vã mồ hôi, cảm giác nóng rát ở miệng, họng, và mắt; cảm giác lồng ngực và họng bị nghẹt; nhức đầu, co thắt cơ, tê tê đầu chi; sốt ở trẻ em; đau và áp xe tại chỗ tiêm.

Quá liều và xử trí Dimercaprol

Các triệu chứng quá liều thường giảm trong khoảng 30 – 90 phút. Có thể dùng dung dịch adrenalin 1/1000 tiêm tĩnh mạch (0,1 – 0,5 ml), hoặc tiêm dưới da diphenhydramin 50 mg hoặc ephedrin 30 mg, hoặc uống ephedrin 30 – 60 mg.

Độ ổn định và bảo quản Dimercaprol

Bảo quản ở 2 – 25 o C, tránh ánh sáng. Thuốc có thể bị vẩn đục ở nhiệt độ thấp khi trời lạnh. Có thể làm ấm nhẹ thuốc trước khi dùng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/228/

Bài viết Dimercaprol – Thuốc giải độc kim loại nặng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Kali fericyanid (Xanh phổ) – Thuốc giải độc kim loại nặng https://yhoccongdong.com/thongtin/kali-fericyanid-xanh-pho-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/kali-fericyanid-xanh-pho-thuoc-giai-doc-kim-loai-nang/

Kali fericyanid (Xanh phổ) là Potassium ferric hexacyanoferrate (Prussian blue).Thuốc giải độc kim loại nặng.Thuốc giải độc đặc hiệu Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong nhiễm độc.

Bài viết Kali fericyanid (Xanh phổ) – Thuốc giải độc kim loại nặng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Xanh phổ (Prussian blue) tạo thành với thali một phức hợp không hấp thu được ở đường tiêu hóa, do đó bị đào thải ra phân.

Tên chung quốc tế Kali fericyanid (Xanh phổ)

Potassium ferric hexacyanoferrate (Prussian blue).

Dạng thuốc và hàm lượng Kali fericyanid (Xanh phổ)

Bột để pha thành dung dịch uống.

kali-fericyanid-(xanh-pho)-thuoc-giai.

HÌnh

Chỉ định Kali fericyanid (Xanh phổ)

Nhiễm độc thali.

Chống chỉ định Kali fericyanid (Xanh phổ)

Táo bón; liệt ruột; suy thận.

Liều lượng và cách dùng Kali fericyanid (Xanh phổ)

Cách dùng: Pha bột thuốc vào dung dịch manitol 15% để cho qua ống thông tá tràng.

Liều dùng: 125 mg/kg trong 100 ml dung dịch manitol 15%, 2 lần mỗi ngày (cho tới khi thali nước tiểu ổn định ở nồng độ 500 microgam hoặc ít hơn/ngày).

Tác dụng không mong muốn Kali fericyanid (Xanh phổ)

Táo bón, phân sẫm màu.

http://nidqc.org.vn/duocthu/230/

Bài viết Kali fericyanid (Xanh phổ) – Thuốc giải độc kim loại nặng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>