Thuốc ức chế bơm proton - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Omeprazol – Thuốc ức chế bơm proton https://yhoccongdong.com/thongtin/omeprazol-thuoc-uc-che-bom-proton/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/omeprazol-thuoc-uc-che-bom-proton/

Omeprazol - Thuốc ức chế bơm proton.

Bài viết Omeprazol – Thuốc ức chế bơm proton được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Omeprazol

Omeprazole

Dạng thuốc và hàm lượng Omeprazol

Viên nén, nang: 10 mg, 20 mg, 40 mg.

Thuốc tiêm: Lọ 40 mg thuốc bột, kèm ống dung môi 10 ml để pha tiêm.

omeprazol-thuoc-uc-che-bom-proton

Hình thuốc Omeprazol

Chỉ định Omeprazol

Loét dạ dày – tá tràng lành tính; trào ngược dạ dày – thực quản; hội chứng Zollinger-Ellison.

Chống chỉ định Omeprazol

Quá mẫn với thuốc

Thận trọng Omeprazol

Bệnh gan (Phụ lục 5); mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3); trước khi dùng omeprazol phải chẩn đoán loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày.

Liều lượng và cách dùng Omeprazol

Đường uống: Người lớn

Loét dạ dày – tá tràng lành tính: Uống mỗi ngày một lần 20 mg (bệnh nặng hoặc tái phát tăng lên 40 mg) trong 4 tuần nếu loét tá tràng; trong 8 tuần nếu loét dạ dày. Dự phòng tái phát loét tá tràng: mỗi ngày uống một lần 10 mg, tăng lên 20 mg nếu các triệu chứng trở lại.

Loét dạ dày – tá tràng do dùng NSAID: Mỗi ngày uống một lần 20 mg trong 4 tuần, sau đó uống thêm 4 tuần nữa nếu vết loét chưa liền hoàn toàn; dự phòng tái phát: uống mỗi ngày một lần 20 mg.

Loét dạ dày – tá tràng có Helicobacter pylori dương tính: Dùng phác đồ ở trên để điều trị tiệt căn.

Trào ngược dạ dày – thực quản: Mỗi ngày uống một lần 20 mg trong 4 tuần, sau đó uống thêm 4 – 8 tuần nữa nếu chưa khỏi hoàn toàn; trong trường hợp đã kháng với các điều trị khác: mỗi ngày một lần 40 mg trong 8 tuần, sau đó có thể tiếp tục duy trì mỗi ngày một lần 20 mg.

Hội chứng Zollinger-Ellison: Khởi đầu mỗi ngày uống một lần 60 mg, về sau dùng ngày 20 – 120 mg; nếu liều dùng cao hơn 80 mg thì chia làm hai lần mỗi ngày. Liều lượng và thời gian điều trị tùy theo từng trường hợp cụ thể. Không được dừng thuốc đột ngột.

Bệnh ợ chua (bệnh trào ngược dịch vị acid)(điều trị dài ngày): 10 – 20 mg ngày uống 1 lần nếu triệu chứng tái phát.

Chứng khó tiêu liên quan đến dịch vị acid: Uống mỗi ngày một lần 10 – 20 mg, trong 2 – 4 tuần theo sự đáp ứng của người bệnh.

Làm giảm dịch vị khi gây mê để tránh hít dịch vị vào khí quản: Uống 40 mg vào chiều hôm trước và trước khi phẫu thuật 2 – 6 giờ.

Tiêm tĩnh mạch chậm trong 5 phút hoặc truyền tĩnh mạch: Để làm giảm dịch vị khi gây mê, tránh hít dịch vị vào khí quản: dùng 40 mg trước khi phẫu thuật 1 giờ. Trường hợp loét dạ dày – tá tràng lành tính hoặc trào ngược dạ dày thực quản nếu không thể uống được, tiêm ngày 1 lần 40 mg đến khi uống được.

Trẻ em trên 2 tuổi, viêm thực quản trào ngược gây loét nặng, uống 0,7 – 1,4 mg/kg/ngày trong 4 – 12 tuần; tối đa 40 mg/ngày (bắt đầu điều trị do thầy thuốc nhi khoa ở bệnh viện chỉ định).

Tiêm tĩnh mạch trẻ em: Không khuyến cáo.

Tác dụng không mong muốn Omeprazol

Thường gặp: nhức đầu; buồn ngủ; chóng mặt; rối loạn tiêu hóa. ít gặp: mất ngủ; rối loạn cảm giác; nổi mày đay; phát ban; ngứa; rụng lông tóc; tăng enzym gan. Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn nặng (phù mạch; co thắt phế quản; hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Stevens – Johnson, phản vệ… ); thay đổi về số lượng tế bào máu; rối loạn thần kinh (lẫn lộn, kích động, trầm cảm); rối loạn thị giác; chứng vú to ở đàn ông; đau cơ; đau khớp; viêm thận kẽ.

Quá liều và xử trí Omeprazol

Khi uống quá liều, chỉ điều trị triệu chứng. Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Độ ổn định và bảo quản Omeprazol

Dung dịch tiêm tĩnh mạch phải dùng trong vòng 4 giờ sau khi pha. Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/542/

Bài viết Omeprazol – Thuốc ức chế bơm proton được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>