Vitamin và muối khoáng - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Alpha tocopherol (Vitamin E) https://yhoccongdong.com/thongtin/alpha-tocopherol-vitamin-e/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/alpha-tocopherol-vitamin-e/

Tên chung quốc tế Alpha tocopherol (Vitamin E). Các vitamin. Vitamin và muối khoáng

Bài viết Alpha tocopherol (Vitamin E) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Alpha tocopherol (Vitamin E)

Alpha tocopherol

Dạng thuốc và hàm lượng Alpha tocopherol (Vitamin E)

Alpha tocopherol gồm có đồng phân d và hỗn hợp đồng phân d và l.

Thuốc được dùng dưới dạng alphatocopheryl acetat hoặc alpha toco- pheryl sucinat.

Viên nén hoặc viên bao đường 10 mg, 50 mg, 100 mg, 200 mg

Nang 200, 400 và 600 mg

Thuốc mỡ 5 mg/1 g

Ống tiêm (dung dịch dầu): 30, 50, 100 và 300 mg/ml, dùng tiêm bắp.

alpha-tocopherol-(vitamin-e).

Hình Alpha tocopherol (Vitamin E)

Chỉ định Alpha tocopherol (Vitamin E)

Phòng và điều trị thiếu vitamin E do chế độ ăn; trẻ em bị xơ nang tuyến tụy; kém hấp thu do ứ mật mạn tính; thiếu beta lipoprotein huyết; trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân.

Vitamin E cũng được dùng kết hợp với vitamin C, vitamin A và selen làm thuốc chống oxy hoá.

Thận trọng Alpha tocopherol (Vitamin E)

Dễ gây huyết khối và tăng nguy cơ viêm ruột – đại tràng hoại tử ở những trẻ sinh non dưới 1,5 kg.

Liều lượng và cách dùng Alpha tocopherol (Vitamin E)

Cách dùng : Vitamin E thường được dùng theo đường uống hoặc có thể tiêm bắp (nếu không uống được).

Liều lượng:

Điều trị thiếu vitamin E: 45 – 50 mg d-alpha tocopherol/ngày;

Kém hấp thu trong xơ nang tuyến tụy: 100 – 200 mg/ngày; trẻ em dưới 1 tuổi: 50 mg/ngày; trẻ em từ 1 tuổi trở lên: 100 mg/ngày.

Kém hấp thu trong thiếu betalipoprotein huyết, người lớn và trẻ em : 50 – 100 mg alpha tocopheryl acetat/kg/ngày hoặc 33 – 67 mg d- alpha- tocopherol/kg/ngày.

Kém hấp thu do ứ mật mạn tính , trẻ em, 150 – 200 mg/kg/ngày.

Dự phòng bệnh võng mạc do đẻ thiếu tháng : 10 – 20 mg/kg/ngày để duy trì nồng độ tocopherol huyết tương giữa 1,5 – 2 microgam/ml.

Dự phòng thiếu vitamin E : uống 10 – 20 mg hàng ngày.

Tác dụng không mong muốn Alpha tocopherol (Vitamin E)

Gây ỉa chảy và đau bụng với liều cao hơn 1 g/ngày, viêm da tiếp xúc khi bôi thuốc.

Độ ổn định và bảo quản Alpha tocopherol (Vitamin E)

Để trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/702/

Bài viết Alpha tocopherol (Vitamin E) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Riboflavin (Vitamin B2) https://yhoccongdong.com/thongtin/riboflavin-vitamin-b2/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/riboflavin-vitamin-b2/

Riboflavin (Vitamin B2).

Bài viết Riboflavin (Vitamin B2) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Riboflavin (Vitamin B2)

Riboflavin

Dạng thuốc và hàm lượng Riboflavin (Vitamin B2)

Viên nén 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg

Thuốc tiêm 5 mg/ml, 10 mg/ml.

riboflavin-(vitamin-b2)

Hình

Chỉ định Riboflavin (Vitamin B2)

Phòng và điều trị thiếu vitamin B2.

Chống chỉ định Riboflavin (Vitamin B2)

Quá mẫn với vitamin B2.

Thận trọng Riboflavin (Vitamin B2)

Thiếu vitamin B2 thường xảy ra khi thiếu những vitamin khác của nhóm B.

Liều lượng và cách dùng Riboflavin (Vitamin B2)

Phòng thiếu vitamin B2: Người lớn và trẻ em uống 1 – 2 mg/ngày,

Điều trị thiếu vitamin B2: Người lớn và trẻ em uống tối đa 30 mg/ngày, uống một lần hoặc chia thành nhiều liều nhỏ.

Độ ổn định và bảo quản Riboflavin (Vitamin B2)

Dạng dung dịch rất nhanh hỏng khi tiếp xúc với ánh sáng. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/707/

Bài viết Riboflavin (Vitamin B2) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Ergocalciferol (Vitamin D2) https://yhoccongdong.com/thongtin/ergocalciferol-vitamin-d2/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/ergocalciferol-vitamin-d2/

Ergocalciferol (Vitamin D2). Các vitamin. Vitamin và muối khoáng.

Bài viết Ergocalciferol (Vitamin D2) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Ergocalciferol (Vitamin D2)

Ergocalciferol

Dạng thuốc và hàm lượng Ergocalciferol (Vitamin D2)

Ergocalciferol là một hợp chất đại diện cho nhóm vitamin D, nhiều hợp chất trong nhóm vitamin D có thể dùng thay thế (colecalciferol, alpha calcidiol, calcitriol, dihydrotachysterol).

Một đvqt vitamin D tương đương với 25 nanogam ergocalciferol hay colecalciferol.

Viên nén 1,25 mg ergocalciferol (50.000 đvqt)

Nang 1,25 mg ergocalciferol (50.000 đvqt)

Dung dịch ergocalciferol uống: 0,01 mg/giọt, 0,2 mg/ml, 0,25 mg/ml, 15 mg/1,5 ml,

Ergocalciferol-(vitamin-d2).

Hình Ergocalciferol (Vitamin D2)

Chú ý : Không có sẵn dạng viên nén chỉ chứa vitamin D hàm lượng thấp để điều trị thiếu vitamin D đơn thuần. Có thể thay thế bằng viên nén gồm calci và ergocalciferol, mặc dù calci không cần thiết.

Chỉ định Ergocalciferol (Vitamin D2)

Phòng thiếu vitamin D; thiếu vitamin D do kém hấp thu hoặc trong bệnh gan mạn tính; hạ calci – huyết do giảm năng cận giáp.

Các chỉ định cụ thể như sau:

Còi xương do dinh dưỡng, do chuyển hoá và nhuyễn xương bao gồm: Hạ phosphat trong máu – kháng vitamin D liên kết X, còi xương phụ thuộc vitamin D, loạn dưỡng xương do thận hoặc hạ calci – huyết thứ phát do bệnh thận mạn tính;

Thiểu năng cận giáp và thiểu năng cận giáp giả.

Phòng và điều trị loãng xương, kể cả loãng xương do corticosteroid, Ngoài ra còn được dùng để điều trị bệnh lupus thông thường, viêm khớp dạng thấp và vẩy nến.

Chống chỉ định Ergocalciferol (Vitamin D2)

Tăng calci – huyết; vôi hoá di căn; quá mẫn với vitamin D.

Thận trọng Ergocalciferol (Vitamin D2)

Đảm bảo theo dõi cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ em; kiểm tra calci – huyết hàng tuần đối với những người bệnh dùng vitamin D liều cao hoặc suy thận; buồn nôn và nôn có thể là biểu hiện quá liều và tăng calci – huyết; các thời kỳ mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3); tương tác thuốc (Phụ lục 1). Cần thận trọng trong bệnh sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể gây tăng nhạy cảm với vitamin D), người bệnh tim, sỏi thận, vữa xơ động mạch.

Liều lượng và cách dùng Ergocalciferol (Vitamin D2)

Cách dùng: Liều lượng dùng tuỳ thuộc bệnh và mức độ nặng nhẹ của hạ calci – huyết. Khi điều trị bằng vitamin D cần bổ sung đủ lượng calci từ thức ăn hoặc điều trị bổ sung. Cần giảm liều khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm và chỉ số sinh hoá bình thường hoặc khỏi bệnh ở xương.

Liều dùng:

Phòng thiếu vitamin D: Uống, người lớn và trẻ em 10 microgam (400 đvqt) hàng ngày;

Điều trị thiếu vitamin D : Uống, trẻ em 75 – 125 microgam (3000 – 5000 đvqt) hàng ngày; người lớn 1,25 mg (50 000 đvqt) hàng ngày, trong một thời gian ngắn.

Hạ calci huyết do giảm năng cận giáp: Uống, trẻ em: có thể dùng tới 1,5 mg (60 000 đvqt)/ngày; người lớn: 2,5 mg (100 000 đvqt) hàng ngày.

Tác dụng không mong muốn Ergocalciferol (Vitamin D2)

Dùng vitamin D với liều không vượt quá nhu cầu sinh lý thường không gây độc, tuy nhiên khi điều trị liều cao hoặc kéo dài, có thể xảy ra triệu chứng quá liều vitamin D dẫn đến cường vitamin D và nhiễm độc calci rất nguy hiểm (xem Quá liều và xử trí).

Quá liều và xử trí Ergocalciferol (Vitamin D2)

Triệu chứng: Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, ỉa chảy, giảm cân, đa niệu, ra mồ hôi, nhức đầu, khát, chóng mặt; tăng nồng độ calci, phosphat trong huyết tương và nước tiểu; vôi hoá mô có thể xảy ra nếu dùng liều 1,25 mg liên tục trong vài tháng.

Xử trí: Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci, duy trì khẩu phần ăn ít calci, uống nhiều nước hoặc truyền dịch. Có thể dùng thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như furosemid, acid ethacrynic) để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể lọc máu nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể. Gây nôn hoặc rửa dạ dày nếu ngộ độc cấp (mới uống).

Độ ổn định và bảo quản Ergocalciferol (Vitamin D2)

Bảo quản trong bao gói kín, tránh ánh sáng và ẩm, ở nhiệt độ dưới 25 o C.

Dạng dung dịch: Vitamin D có thể liên kết mạnh với chất dẻo, dẫn đến một lượng thuốc có thể bị lưu giữ tại bao gói và bộ tiêm truyền.

http://nidqc.org.vn/duocthu/703/

Bài viết Ergocalciferol (Vitamin D2) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6) https://yhoccongdong.com/thongtin/pyridoxin-hydroclorid-vitamin-b6/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/pyridoxin-hydroclorid-vitamin-b6/

Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Bài viết Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Pyridoxine hydrochloride

Dạng thuốc và hàm lượng Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Viên nén 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg

Viên nén tác dụng kéo dài 100 mg, 200 mg, 500 mg

Nang tác dụng kéo dài 150 mg

Thuốc tiêm 100 mg/ml.

pyridoxin-hydroclorid-(vitamin-b6)

Hình

Chỉ định Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Điều trị thiếu vitamin B6 do rối loạn chuyển hoá (do thuốc hoặc bẩm sinh); viêm dây thần kinh ở người dùng isoniazid; thiếu máu nguyên bào sắt do thiếu vitamin B6.

Chống chỉ định Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Quá mẫn với vitamin B6.

Thận trọng Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Dùng vitamin B6 với liều 200 mg hàng ngày trong một thời gian dài có xuất hiện các biểu hiện độc tính thần kinh; nếu dùng liều trên kéo dài quá 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin.

Tương tác thuốc Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

(Phụ lục 1).

Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi trong thời kỳ mang thai, nhưng dùng liều cao có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.

Liều lượng và cách dùng Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Bổ sung dinh dưỡng: Uống 2 mg/ngày; các thời kỳ mang thai và cho con bú: uống 2 – 10 mg/ngày.

Điều trị thiếu vitamin B6: Người lớn uống 25 – 50 mg/lần, không quá 3 lần/ngày; sau khi không còn triệu chứng lâm sàng, nên dùng hàng ngày trong nhiều tuần chế phẩm polyvitamin có chứa 2 – 5 mg vitamin B6;

Bệnh viêm dây thần kinh do thiếu vitamin B6 ở người dùng isoniazid: Dự phòng: người lớn uống 10 mg/ngày. Điều trị: người lớn uống 50 mg/lần, 3 lần/ngày.

Bệnh thiếu máu nguyên bào sắt: Người lớn uống liều 100 – 400 mg/ngày, chia thành nhiều lần.

Tác dụng không mong muốn Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Điều trị vitamin B6 liều cao (200 mg/ngày) và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây viêm dây thần kinh ngoại biên nặng (đi không vững, tê cóng bàn chân, bàn tay).

Cách xử trí Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Ngừng thuốc có thể hồi phục tình trạng trên.

Độ ổn định và bảo quản Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6)

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.

http://nidqc.org.vn/duocthu/705/

Bài viết Pyridoxin hydroclorid (Vitamin B6) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Acid ascorbic (Vitamin C) https://yhoccongdong.com/thongtin/acid-ascorbic-vitamin-c/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/acid-ascorbic-vitamin-c/

Tên chung quốc tế Acid ascorbic (Vitamin C).Các vitamin. Vitamin và muối khoáng

Bài viết Acid ascorbic (Vitamin C) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Acid ascorbic (Vitamin C)

Ascorbic acid

Dạng thuốc và hàm lượng Acid ascorbic (Vitamin C)

Nang giải phóng kéo dài: 500 mg

Viên nén 50 mg, 100 mg, 250 mg, 500 mg, 1 g

Viên nén giải phóng kéo dài 500 mg, 1 g, 1,5 g

Viên sủi bọt 1 g

Thuốc tiêm 100 mg/ml, 250 mg/ml, 500 mg/ml.

acid-ascorbic-(vitamin-c)

Hình thuốc Acid ascorbic (Vitamin C)

Chỉ định Acid ascorbic (Vitamin C)

Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C (scorbut hay scurvy).

Chống chỉ định Acid ascorbic (Vitamin C)

Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu G6PD (nguy cơ thiếu máu tan huyết), người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).

Thận trọng Acid ascorbic (Vitamin C)

Dùng liều cao vitamin C có thể gây tăng oxalat niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu; dùng liều cao vitamin C khi mang thai có thể dẫn tới bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh (Phụ lục 2).

Vitamin C có thể gây acid hoá nước tiểu, đôi khi dẫn tới kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.

Liều lượng và cách dùng Acid ascorbic (Vitamin C)

Cách dùng: Vitamin C thường dùng đường uống. Chỉ được phép dùng đường tiêm trong trường hợp rất đặc biệt không thể dùng đường uống được. Khi dùng đường tiêm nên tiêm bắp (có thể gây đau chỗ tiêm).

Liều lượng:

Phòng bệnh thiếu vitamin C (scorbut): Uống, 25 – 75 mg/ngày cho người lớn và trẻ em.

Điều trị bệnh thiếu vitamin C (scorbut): Uống. Người lớn: 250 – 500 mg/ngày chia thành nhiều liều thấp, uống ít nhất trong 2 tuần. Trẻ em: 100 – 300 mg/ngày chia thành nhiều liều thấp, uống ít nhất trong 2 tuần.

Tác dụng không mong muốn Acid ascorbic (Vitamin C)

Rối loạn tiêu hoá có thể xảy ra khi dùng liều cao vitamin C (từ 1 g hàng ngày trở nên). Tăng oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, mất ngủ hoặc buồn ngủ, thiếu máu tan máu có thể xảy ra khi dùng vitamin C. Đã có những trường hợp gây tử vong do dùng vitamin C tiêm tĩnh mạch, do đó không được dùng tiêm tĩnh mạch vitamin C vì không an toàn cho người bệnh.

Quá liều và xử trí Acid ascorbic (Vitamin C)

Triệu chứng: Sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy.

Xử trí: Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.

Độ ổn định và bảo quản Acid ascorbic (Vitamin C)

Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng và trong quá trình bảo quản. Dung dịch vitamin C bị oxy hoá nhanh trong không khí và môi trường kiềm.

Thuốc được bảo quản tránh không khí và ánh sáng, ở nhiệt độ tốt nhất từ 15 – 30 o C. Tránh để đông lạnh.

http://nidqc.org.vn/duocthu/701/

Bài viết Acid ascorbic (Vitamin C) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Retinol (Vitamin A) https://yhoccongdong.com/thongtin/retinol-vitamin-a/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/retinol-vitamin-a/

  Retinol là một hợp chất đại diện nhóm vitamin A. Các hợp chất khác trong nhóm vitamin A có thể dùng thay thế. Dạng thuốc và hàm lượng Retinol (Vitamin A) Hình: Viên nén 50.000 đvqt; viên bao 10.000 đvqt Nang mềm 50.000 đvqt; nang 100.000 đvqt, 200.000 đvqt Dung dịch uống trong dầu: …

Bài viết Retinol (Vitamin A) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Retinol là một hợp chất đại diện nhóm vitamin A. Các hợp chất khác trong nhóm vitamin A có thể dùng thay thế.

Dạng thuốc và hàm lượng Retinol (Vitamin A)

Retinol (Vitamin A)

Hình:

Viên nén 50.000 đvqt; viên bao 10.000 đvqt

Nang mềm 50.000 đvqt; nang 100.000 đvqt, 200.000 đvqt

Dung dịch uống trong dầu: 100.000 đvqt/ml

Dung dịch để tiêm (trong nước): 50.000 đvqt/ml, ống 2 ml

Kem, thuốc bôi; thuốc nhỏ mắt (1 microgam retinol tương đương 3,3 đvqt).

Chỉ định Retinol (Vitamin A)

Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin A như bệnh khô mắt, quáng gà, người bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay gan ứ mật mạn tính; phòng biến chứng trong bệnh sởi; một số bệnh về da (loét trợt, trứng cá, vẩy nến).

Chống chỉ định Retinol (Vitamin A)

Người bệnh thừa vitamin A; mẫn cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm).

Thận trọng Retinol (Vitamin A)

Thời kỳ mang thai (gây quái thai, xem phần chung ở trên và Phụ lục 2); thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3).

Liều lượng và cách dùng Retinol (Vitamin A)

Cách dùng: Uống các chế phẩm vitamin A rất tốt để phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin A. Tuy nhiên, đối với những người bệnh chán ăn hoặc nôn, hoặc kém hấp thu, nên dùng tiêm bắp chế phẩm tiêm hoà trong nước.

Liều lượng:

Phòng thiếu vitamin A: Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: uống 50.000 đv trước 6 tuần tuổi, sau đó uống tiếp hai liều 50.000 đv cách nhau một tháng (tổng liều là 150.000 đv); từ 6 đến 12 tháng tuổi uống thêm liều 100.000 đv, liều này nên uống vào lúc tiêm phòng sởi (chín tháng tuổi). Trẻ từ 1 đến 5 tuổi cứ 4 – 6 tháng uống một lần một liều 200.000 đv.

Phụ nữ ở tuổi sinh đẻ hoặc có thai (cần thận trọng do vitamin A có khả năng gây quái thai): liều tối đa 10.000 đv một ngày hoặc 25.000 đv hàng tuần; trong vùng có nguy cơ cao về các bệnh do thiếu vitamin A, cho người mẹ uống 200.000 đv ngay sau lúc sinh, sau đó uống một liều tiếp theo trong vòng 6 tuần.

Điều trị bệnh khô mắt: Trẻ em dưới sáu tháng tuổi: ngay sau khi chẩn đoán uống liều 50.000 đv; uống nhắc lại liều 50.000 đv vào ngày tiếp theo và sau hai tuần. Trẻ em từ 6 – 12 tháng, uống ngay sau khi chẩn đoán liều 100.000đv, uống nhắc lại liều 100.000 đv vào ngày tiếp theo và sau hai tuần. Trẻ em trên một tuổi và người lớn (trừ phụ nữ ở tuổi sinh đẻ), uống ngay sau khi chẩn đoán liều 200.000 đv, uống nhắc lại liều 200.000 đv vào ngày tiếp theo và sau hai tuần; người lớn có dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh khô mắt cần điều trị giống như trên (trừ phụ nữ ở tuổi sinh đẻ xem ghi chú ở trên). Khi các triệu chứng có biểu hiện nhẹ (như bệnh quáng gà) dùng liều 5.000 – 10.000 đv mỗi ngày trong ít nhất 4 tuần hoặc lên tới 25.000 đv hàng tuần.

Bệnh về da: Thuốc bôi vitamin A được dùng điều trị bệnh trứng cá hay vẩy nến.

Tác dụng không mong muốn Retinol (Vitamin A)

Không có tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra khi dùng những liều đã khuyến cáo. Tác dụng phụ có hại có thể xảy ra khi dùng vitamin A liều cao dài ngày hoặc uống một liều rất cao (xem Quá liều và xử trí).

Quá liều và xử trí Retinol (Vitamin A)

Triệu chứng : Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn tới ngộ độc vita- min A.

Dùng liều cao có thể gây: dị tật khi sinh, tăng áp lực nội sọ nhất thời ở người lớn, thóp căng và phồng ở trẻ em, da sần sùi, tóc khô, gan to, tốc độ lắng hồng cầu tăng, tăng calci – huyết thanh và tăng nồng độ phosphatase kiềm trong huyết thanh.

Dùng liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp tính (xuất hiện sau khi uống thuốc 6 – 24 giờ), với các triệu chứng như: Buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nhức đầu, mê sảng, co giật, ỉa chảy;.

Xử trí: Ngừng dùng thuốc, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Độ ổn định và bảo quản Retinol (Vitamin A)

Vitamin A kém bền vững. Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 °C; nút kín, tránh không khí, ánh sáng và không để đông lạnh.

http://nidqc.org.vn/duocthu/706/

Bài viết Retinol (Vitamin A) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nicotinamid (Vitamin PP) https://yhoccongdong.com/thongtin/nicotinamid-vitamin-pp/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nicotinamid-vitamin-pp/

Nicotinamid (Vitamin PP) là Nicotinamide.Các vitamin.Vitamin và muối khoáng.

Bài viết Nicotinamid (Vitamin PP) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Nicotinamid (Vitamin PP)

Nicotinamide

Dạng thuốc và hàm lượng Nicotinamid (Vitamin PP)

Viên nén 10 mg, 20 mg, 50 mg, 100 mg, 500 mg.

Thuốc bột để pha tiêm.

nicotinamid-(vitamin-pp)

Hình Nicotinamid (Vitamin PP)

Chỉ định Nicotinamid (Vitamin PP)

Phòng thiếu vitamin PP; điều trị bệnh pellagra.

Chống chỉ định Nicotinamid (Vitamin PP)

Quá mẫn với nicotinamid; bệnh gan nặng; loét dạ dày tiến triển; xuất huyết động mạch; hạ huyết áp.

Thận trọng Nicotinamid (Vitamin PP)

Người bệnh có tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút và bệnh đái tháo đường.

Liều lượng và cách dùng Nicotinamid (Vitamin PP)

Phòng thiếu vitamin PP: Thường uống, kết hợp với các vitamin khác trong một dạng chế phẩm để bổ sung khẩu phần ăn.

Người lớn: 13 – 19 mg/ngày, uống một lần hoặc chia hai lần;

Các thời kỳ mang thai hoặc cho con bú: 17 – 20 mg hàng ngày, uống một lần hoặc chia hai lần.

Trẻ em: 5 – 10 mg hàng ngày, uống một lần hoặc chia hai lần.

Trường hợp không thể uống, có thể tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch chậm với liều 25 mg, hai lần hàng ngày hoặc nhiều hơn; tốc độ tiêm tĩnh mạch không quá 2 mg/phút.

Điều trị bệnh pellagra: Người lớn uống 300 – 500 mg/ngày, chia thành 3 – 10 lần. Trẻ em uống 100 – 300 mg/ngày, chia thành 3 – 10 lần.

Tác dụng không mong muốn Nicotinamid (Vitamin PP)

Khi dùng liều cao (như điều trị bệnh pel- lagra) có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt và cổ, cảm giác rát bỏng, đau nhói dưới da. Đôi khi gây buồn nôn, nôn, chán ăn, loét dạ dày tiển triển, rối loạn tiêu hoá, khô da, vàng da; suy gan, giảm dung nạp glucose, làm bệnh gút nặng thêm. Ngoài ra còn gặp một số tác dụng phụ khác như tăng glucose huyết, tăng acid uric huyết, cơn phế vị – huyết quản, nhức đầu và nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất.

Xử trí ADR: Để hạn chế tác dụng không mong muốn nên uống thuốc cùng với thức ăn, tăng liều từ từ hoặc dùng dạng thuốc tác dụng kéo dài. Ngừng dùng thuốc nếu có triệu chứng giống như cúm, giảm lượng nước tiểu, nước tiểu sẫm màu; sưng, mềm hoặc yếu cơ; nhìn mờ hoặc nhịp tim không bình thường.

Quá liều và xử trí Nicotinamid (Vitamin PP)

Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Độ ổn định và bảo quản Nicotinamid (Vitamin PP)

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 o C, trong bao bì kín.

http://nidqc.org.vn/duocthu/704/

Bài viết Nicotinamid (Vitamin PP) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Thiamin (Vitamin B1) https://yhoccongdong.com/thongtin/thiamin-vitamin-b1/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/thiamin-vitamin-b1/

Vitamin B1 tốt cho sức khỏe

Bài viết Thiamin (Vitamin B1) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Thiamin (Vitamin B1)

Thiamine

Dạng thuốc và hàm lượng Thiamin (Vitamin B1)

Viên nén 10 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg, 300 mg

Thuốc tiêm 50 mg/ml, 100 mg/2 ml.

Thiamin (Vitamin B1)

Hình Thiamin (Vitamin B1)

Chỉ định Thiamin (Vitamin B1)

Phòng và điều trị thiếu vitamin B1. Hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, viêm đa dây thần kinh do rượu, beri-beri, phụ nữ mang thai, người có rối loạn đường tiêu hoá và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm tách màng bụng và thận nhân tạo.

Chống chỉ định Thiamin (Vitamin B1)

Quá mẫn với vitamin B1 và những thành phần khác trong chế phẩm.

Thận trọng Thiamin (Vitamin B1)

Những phản ứng dị ứng tiềm năng có thể xảy ra sau khi dùng đường tiêm. Thời kỳ cho con bú (Phụ lục 3).

Cách dùng và liều lượng Thiamin (Vitamin B1)

Cách dùng: Vitamin B1 thường dùng đường uống cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Dạng tiêm dùng khi có rối loạn tiêu hoá (nôn nhiều) hoặc thiếu vitamin B1 nặng. Hạn chế tiêm tĩnh mạch do có thể gặp sốc phản vệ, nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.

Liều dùng:

Điều trị thiếu vitamin B1 mạn tính nhẹ: Người lớn uống 10 – 25 mg/ngày. Bệnh beri-beri: Người lớn, thể nhẹ uống 30 mg một ngày, uống một lần hoặc chia 2 – 3 lần; thể nặng có thể uống tới 300 mg/ngày, chia 2 – 3 lần. Trẻ em: thể nhẹ uống liều 10 mg/ngày; trường hợp suy tim cấp hoặc trụy tim mạch cấp, tiêm bắp với liều 25 mg.

Hội chứng Wernicke: Lần đầu tiêm bắp 100 mg; sau đó tiêm bắp 50 – 100 mg/ngày hoặc cách ngày tiêm một lần; đợt điều trị từ 15 – 20 lần tiêm. Viêm đa dây thần kinh ở người mang thai: Uống 5 – 10 mg/ngày. Nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: Uống 40 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn Thiamin (Vitamin B1)

Các phản ứng có hại của vitamin B1 rất hiếm gặp và thường xảy ra theo kiểu dị ứng. Các phản ứng sốc quá mẫn chỉ xảy ra khi tiêm.

Cách xử trí Thiamin (Vitamin B1)

Cần sẵn có những phương tiện cấp cứu phản ứng sốc.

Độ ổn định và bảo quản Thiamin (Vitamin B1)

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.

http://nidqc.org.vn/duocthu/708/

Bài viết Thiamin (Vitamin B1) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Magnesi sulfat Muối khoáng https://yhoccongdong.com/thongtin/magnesi-sulfat-muoi-khoang/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/magnesi-sulfat-muoi-khoang/

Magnesi sulfatlà Magnesium sulphate.Muối khoáng. Vitamin và muối khoáng.

Bài viết Magnesi sulfat Muối khoáng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Magnesi sulfat

Magnesium sulphate

Dạng thuốc và hàm lượng Magnesi sulfat

Dung dịch tiêm truyền 50% (tương đương khoảng 2 mmol Mg2+/ml). 1 g magnesi sulfat tương đương khoảng 4 mmol Mg2+.

magnesi-sulfat-muoi-khoang.

Hình Magnesi sulfat

Chỉ định Magnesi sulfat

Hạ magnesi – huyết; táo bón (Mục 17.4); phòng co giật trong chứng sản giật (Mục 22).

Chống chỉ định Magnesi sulfat

Tăng magnesi – huyết.

Thận trọng Magnesi sulfat

Người suy gan và suy thận (Phụ lục 5 và 4);

Tương tác thuốc Magnesi sulfat

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Magnesi sulfat

Hạ magnesi huyết (xem ở trên).

Chú ý: Nồng độ dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch magnesi sulfat không được quá 20% (pha loãng 1 phần dung dịch tiêm truyền magnesi sulfat 50% với ít nhất 1,5 phần nước pha tiêm).

Tác dụng không mong muốn Magnesi sulfat

Nôn, buồn nôn, khát; đỏ mặt, hạ huyết áp; loạn nhịp; hôn mê; khó thở; buồn ngủ, choáng váng; mất phản xạ gân xương, yếu cơ; đau bụng, ỉa chảy.

Quá liều và xử trí Magnesi sulfat

Xem Mục 22.3.

Độ ổn định và bảo quản Magnesi sulfat

Trong bao bì kín, ở nhiệt độ 15 – 30 o C.

http://nidqc.org.vn/duocthu/711/

Bài viết Magnesi sulfat Muối khoáng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Calci gluconat – Muối khoáng https://yhoccongdong.com/thongtin/calci-gluconat-muoi-khoang/ Sun, 22 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/calci-gluconat-muoi-khoang/

Tên chung quốc tế Calci gluconat. Muối khoáng. Vitamin và muối khoáng

Bài viết Calci gluconat – Muối khoáng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

 

Tên chung quốc tế Calci gluconat

Calcium gluconate

Dạng thuốc và hàm lượng Calci gluconat

Ống tiêm 10 ml chứa 100 mg calci gluconat monohydrat (220 micromol Ca+2/ml).

calci-gluconat-muoi-khoang

Hình Calci gluconat

Dạng uống: ống 250 mg/5 ml; viên nén 0,5 g.

Chỉ định Calci gluconat

Co giật do hạ calci – huyết; thiếu calci – huyết.

Chống chỉ định Calci gluconat

Tăng calci – huyết hoặc tăng calci – niệu.

Thận trọng Calci gluconat

Theo dõi nồng độ calci – huyết trong khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc Calci gluconat

(Phụ lục 1).

Liều lượng và cách dùng Calci gluconat

Thiếu calci huyết: Người lớn: uống 8,8 – 16,5 g (800 – 1.500 mg Ca+2)/ngày, chia làm nhiều liều thấp. Trẻ em: uống 500 – 720 mg (45 – 65 mg Ca+2)/kg/ngày, chia làm nhiều liều thấp.

Co giật do hạ calci huyết: Tiêm tĩnh mạch chậm với tốc độ không vượt quá 5 ml (47,5 mg Ca+2)/phút. Người lớn 1 g (2,2 mmol), tiếp theo tiêm truyền tĩnh mạch 4 g/ngày (8,8 mmol).

Tác dụng không mong muốn Calci gluconat

Rối loạn tiêu hóa nhẹ; mạch nhanh, loạn nhịp tim; kích ứng tại chỗ tiêm.

Quá liều và xử trí Calci gluconat

Triệu chứng: Nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, đau xương, tăng calci – niệu, tăng calci huyết, co giật, loạn nhịp tim.

Xử trí: Ngừng dùng thuốc. Bù nước bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Dùng thuốc lợi niệu thải calci (furosemid, acid ethacrynic).

Thẩm tách máu hoặc lọc máu nhân tạo. Dùng thuốc chẹn beta adrener- gic để chống loạn nhịp tim.

Độ ổn định và bảo quản Calci gluconat

Trong bao bì kín, ở nhiệt độ từ 15 – 30 o C.

http://nidqc.org.vn/duocthu/709/

Bài viết Calci gluconat – Muối khoáng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>