Đinh Thị Khánh Linh - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 10 Mar 2022 01:06:36 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Bài 3.08: Tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin https://yhoccongdong.com/thongtin/bai-3-08-ty-le-phan-ung-bat-loi-cua-vac-xin/ https://yhoccongdong.com/thongtin/bai-3-08-ty-le-phan-ung-bat-loi-cua-vac-xin/#respond Mon, 23 Aug 2021 06:30:55 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=38546 Bài 3.08: Tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin

Phản ứng vắc xin là một vấn đề đáng lưu ý, cần phải có quy trình giám sát và đánh giá cẩn trọng trước khi đưa bất kỳ chế phẩm vắc xin nào vào cơ thể người.

Bài viết Bài 3.08: Tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bài 3.08: Tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin

Biên dịch: Đinh Khánh Linh

Hiệu đính: BS. Phạm Võ Công, BS. Nguyễn Khởi Quân, TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Phần mở đầu

Một phần công việc của các chuyên gia y tế và cơ quan quản lý trong các chương trình tiêm chủng là:

  • Dự đoán và/hoặc đánh giá các AEFI liên quan đến các loại vắc xin cụ thể.
  • So sánh các AEFI được báo cáo trong khu vực với các phản ứng “dự kiến” ở nhóm người được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và ứng phó với các AEFI nghiêm trọng.

Tuy nhiên, một trong những thách thức chính trong việc giám sát AEFI là phân biệt các phản ứng ngẫu nhiên với các phản ứng do vắc xin hoặc thành phần của vắc xin gây ra.

Điểm quan trọng

Quan sát tỷ lệ các phản ứng bất lợi trong quần thể đã được tiêm chủng và so sánh với tỷ lệ phản ứng này trong quần thể chưa tiêm chủng có thể giúp phân biệt các phản ứng của vắc xin chính hãng.

Biểu đồ dưới đây cho thấy cách so sánh tỷ lệ nền với tỷ lệ quan sát của một phản ứng, có thể giúp xác định tỷ lệ phản ứng  của vắc xin (nghĩa là tỷ lệ các phản ứng thực sự do vắc xin gây ra).

Biểu đồ so sánh tỷ lệ nền với tỷ lệ quan sát của vắc xin

* Tỷ lệ có thể được thể hiện ở mỗi 1000, 10000 hoặc 100000

Bảng thuật ngữ và cách đo lường

Thuật ngữ

Cách đo lường

Ví dụ

Tỷ lệ nền Tỷ lệ nền có thể được xác định trong một quần thể trước khi giới thiệu một loại vắc xin mới hoặc đồng thời ở những người không được tiêm chủng.  Nếu chúng ta đo nhiệt độ của 1000 trẻ em chưa tiêm chủng trong một tuần, một số trẻ em sẽ bị sốt (> 38oC) trong suốt thời gian quan sát (do nhiễm trùng). 

Ví dụ: Tỷ lệ 2 trường hợp sốt trên 1000 trẻ mỗi tuần.

Tỷ lệ quan sát (báo cáo) Tỷ lệ quan sát được có thể đo lường trong các thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép hoặc các nghiên cứu sau khi được cấp phép. Nếu chúng ta quan sát cùng một nhóm 1000 trẻ em nhưng bây giờ chúng ta tiêm chủng cho tất cả các trẻ và đo nhiệt độ của chúng hàng ngày thì tỷ lệ sốt sẽ cao hơn. 

Như vậy, tỷ lệ sốt có thể tăng lên 5/1000 trẻ mỗi tuần, với  mức tăng tập trung vào 72 giờ sau tiêm chủng.

Tỷ lệ phản ứng vắc xin (tỷ lệ quy đổi) Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược.

Các nghiên cứu sau cấp phép – giám sát thụ động.

Như vậy, tỷ lệ sốt do vắc xin sẽ là 3/1000 trẻ được tiêm chủng (tỷ lệ quan sát được trừ đi tỷ lệ nền)

So sánh tỷ lệ các phản ứng bất lợi quan sát được với tỷ lệ “dự kiến”

Nếu tỷ lệ nền của một phản ứng bất lợi cụ thể không được biết trong cộng đồng (như thường lệ), bạn cần phải so sánh tỷ lệ quan sát được trong dân số của mình với “tỷ lệ dự kiến” do cơ quan quản lý vắc xin công bố. Ví dụ: thông tin từ WHO về tỷ lệ dự kiến AEFI sau một số loại vắc xin ở trẻ em.

Bảng: Tỷ lệ dự kiến AEFI của một số loại vắc xin ở trẻ em.

Vắc xin

Tỷ lệ phản ứng nghiêm trọng ước tính

BCG 1 trong 1000 đến 1 trong 50 000 liều
OPV (vắc xin bại liệt uống) 1 trong 2-3 triệu liều (hoặc 1 trong 750 000 liều cho liều đầu tiên)
Bệnh sởi 1 trong 1 triệu liều
DTP (vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván) 1 trong 750 000 liều

 

Câu hỏi

Hãy tưởng tượng rằng những tin đồn bắt đầu lan truyền về một loại vắc xin khi tiêm cho trẻ sơ sinh, xảy ra ở các trường hợp co giật sau tiêm chủng. Tỷ lệ co giật trong dân số này là 1: 1000 trẻ sơ sinh. Tỷ lệ quan sát được ở trẻ sơ sinh được tiêm chủng là 1,2: 1000. Tỷ lệ phản ứng do vắc xin được rút ra từ những số liệu này là bao nhiêu?

  1. Thêm 2 trường hợp co giật trong mỗi 1000 trường hợp tiêm chủng, so với tỷ lệ cơ bản.
  2. Thêm 2 trường hợp trong mỗi 10 000 lần tiêm chủng, so với tỷ lệ cơ bản.
  3. Thêm 1,2 trường hợp trong mỗi 1000 lần tiêm chủng, so với tỷ lệ cơ bản
  4. Thêm 1,2 trường hợp trong mỗi 10 000 lần tiêm chủng, so với tỷ lệ cơ bản
Đáp án: Phương án B đúng. 

Tỷ lệ quy cho vắc xin là 0,2:1.000 hoặc thêm 2 trường hợp co giật ở trẻ sơ sinh trong mỗi 10.000 lần tiêm chủng, so với tỷ lệ cơ bản.

Các yếu tố khác cần xem xét khi so sánh tỷ lệ AEFI

Hãy ghi nhớ các yếu tố gây nhiễu khác có thể ảnh hưởng đến việc so sánh tỷ lệ các phản ứng bất lợi.

Yếu tố gây nhiễu là bất kì yếu tố nào được kết hợp ngẫu nhiên với một sự kiện (trong trường hợp này là AEFI), có thể đánh lừa điều tra viên kết luận sai rằng yếu tố đang ảnh hưởng đến tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi so sánh một tỷ lệ AEFI quan sát được với một tỷ lệ khác.

1. Vắc xin

Mặc dù vắc xin có thể có cùng yếu tố kháng nguyên, nhưng các nhà sản xuất khác nhau có thể sản xuất vắc xin ( hoặc lô vắc xin) khác nhau về thành phần của chúng, bao gồm tá dược và các thành phần khác. Những biến thể này dẫn đến các vắc xin có khả năng phản ứng khác nhau,  do đó ảnh hưởng đến việc so sánh tỷ lệ phản ứng vắc xin của chúng.

2. Tuổi tác

Cùng một loại vắc xin được tiêm cho các nhóm tuổi khác nhau có thể dẫn đến tỷ lệ phản ứng vắc xin khác nhau. Ví dụ, vắc xin MMR tiêm cho trẻ sơ sinh có thể gây co giật do sốt. Tuy nhiên, phản ứng này không xảy ra ở thanh thiếu niên được tiêm cùng một loại vắc xin.

3. Liều lượng vắc xin

Cùng một loại vắc xin được tiêm với “liều chính” có thể có đặc điểm phản ứng khác với khi được tiêm với “liều tăng cường”. Ví dụ, vắc xin DTaP được tiêm với liều chính ít có khả năng gây sưng chi hơn so với cùng loại vắc xin này được tiêm với liều tăng cường.

4. Định nghĩa trường hợp

Các phản ứng bất lợi có thể được định nghĩa khác nhau trong các nghiên cứu không bám vào cùng một định nghĩa trường hợp. Do vậy, việc không sử dụng các định nghĩa trường hợp tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng đến việc ước tính tỷ lệ AEFI.

5. Phương pháp giám sát

Cách thu thập giữ liệu giám sát có thể thay đổi tỷ lệ. Ví dụ, dữ liệu giám sát có thể được thu thập một cách chủ động hoặc thụ động, sử dụng các thử nghiệm lâm sàng trước hoặc sau cấp phép, có hoặc không có kiểm soát ngẫu nhiên và giả dược.

6. Tỷ lệ nền

Tỷ lệ nền của các phản ứng nhất định có thể khác nhau giữa các cộng đồng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ quan sát mặc dù tỷ lệ được quy cho vắc xin là như nhau ở cả hai cộng đồng. Ví dụ, các báo cáo về tử vong sau tiêm có thể cao hơn ở một quốc gia có tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ngẫu nhiên cao hơn.

Tài liệu tham khảo

https://vaccine-safety-training.org/rates-of-adverse-vaccine-reactions.html

Bài viết Bài 3.08: Tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
https://yhoccongdong.com/thongtin/bai-3-08-ty-le-phan-ung-bat-loi-cua-vac-xin/feed/ 0
Thông báo phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” năm 2020. https://yhoccongdong.com/thongtin/thong-bao-phat-dong-cuoc-thi-cau-chuyen-dai-thao-duong-nam-2020/ Sat, 14 Nov 2020 04:23:00 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=35662 Thông báo phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” năm 2020.

Để kỉ niệm ngày Đái Tháo Đường Thế Giới 14/11/1991 - 14/11/2020, Tổ chức Y học cộng đồng phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” .

Bài viết Thông báo phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” năm 2020. được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Thông báo phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” năm 2020.

Lý do phát động cuộc thi

Thông báo phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” năm 2020.

 

Vào năm 1991, Liên đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (IDF) và Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã khởi xướng “Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới” nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về bệnh đái tháo đường, mục tiêu hướng đến hơn 1 tỷ người tại hơn 160 quốc gia. Vào năm 2006, “Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới” chính thức được công nhận tại Liên Hợp Quốc và được tổ chức đều đặn vào ngày 14/11 hàng năm.

Biểu tượng của “Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới” là một vòng tròn màu xanh. Đây là một biểu tượng toàn cầu tượng trưng cho sự đồng lòng, chung sức của cộng đồng đái tháo đường trên toàn thế giới trong việc đối phó với đại dịch đái tháo đường.

Để kỉ niệm ngày Đái Tháo Đường Thế Giới 14/11/1991 – 14/11/2020, Tổ chức Y học cộng đồng phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” .

Mục đích ý nghĩa

Nâng cao nhận thức về bệnh tiểu đường và biển chứng của nó, giúp mọi người có hiểu biết hơn về bệnh.

Nội dung cuộc thi

  • Bài dự thi là những câu chuyện, những chia sẻ về các tình huống bệnh nhân Tiểu đường thường mắc phải và cách họ xử lý cũng như vượt qua. Bài thi được thể hiện dưới dạng văn bản tối thiểu 500 từ, có nội dung và chủ đề liên quan đến bệnh nhân Tiểu đường.
  • Bài dự thi cần chuyển tải được lợi ích của việc quan tâm đến thông tin về bệnh lý, điều trị, phòng ngừa bệnh Tiểu đường hoặc tác hại của việc không quan tâm đến tình trạng bệnh, ăn uống không kiêng kị đúng cách.
  • Không vi phạm, tranh chấp bản quyền; Không vi phạm các quy định của Nhà nước và pháp luật; không trái ngược với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Thời gian tổ chức

  • Thời gian nhận bài dự thi: Kể từ ngày 14.11.2020 đến ngày 28.11.2020 và chính thức kết thúc vào 24h00 ngày 28.11.2020 .
  • Thời gian đăng bài dự thi và tính bình chọn: Kể từ ngày 16.11.2020 đến ngày 30.11.2020 và chính thức kết thúc vào 24h00 ngày 30.11.2020 .

Nơi dự thi

Facebook Fanpage: Tiểu đường Y Học Cộng Đồng 

Đối tượng dự thi

  • Mọi công dân đang sống và làm việc tại Việt Nam không phân biệt dân tộc, độ tuổi, giới tính, ngành nghề.

Cách thức dự thi

  • Mỗi thành viên tham gia gửi bài và hình ảnh minh họa về địa chỉ email: tieuduong@yhoccongdong.com theo form sau:
    • Tựa đề dự thi: HỌ TÊN – TÊN BÀI DỰ THI
    • Họ tên:
    • Điện thoại:
    • Địa chỉ liên hệ:
    • Nội dung bài dự thi:
    • Hình ảnh dự thi được đính kèm cùng với bài dự thi.
  • Không giới hạn số lượng bài dự thi của mỗi cá nhân.

Cách thức tính điểm và bình chọn

  • Bài dự thi của thành viên tham gia sẽ được ban tổ chức tổng hợp và tiến hành đăng trên fanpage TIỂU ĐƯỜNG – Y HỌC CỘNG ĐỒNG
  • Thành viên tham gia sẽ tiến hành vận động bình chọn theo hướng dẫn sau
    • Bước 1: Chọn Like (thích) trang Fanpage Tiểu đường – Y học cộng đồng
    • Bước 2: Chia sẻ (share- để chế độ Public) bài dự thi đó trên timeline facebook của mình; tag ít nhất 3 người bạn vào bài dự thi của mình khi đăng trên Fanpage và bắt buộc viết kèm hashtag: #songkhoecungtieuduong #daithaoduongthegioi 
    • Bước 3: Cộng đồng bình chọn bằng cách “like”, “reactions” hoặc chia sẻ bài dự thi của người tham dự trên trang trang fanpage Tiểu đường – Y học cộng đồng.

Người dự thi có quyền kêu gọi bạn bè, người thân “like” cho bài dự thi của mình bằng cách gửi link bài thi trực tiếp hoặc chia sẻ (share) trên mạng xã hội.

Tiêu chí chấm giải và cơ cấu giải thưởng

Với mỗi bài viết trên fanpage Tiểu đường – Y học cộng đồng, mỗi lượt “like” hoặc reaction được tính 1 điểm, mỗi lượt share được tính 2 điểm. Thành viên có số điểm cao nhất sẽ giành được giải nhất, thành viên có số điểm cao thứ 2 giành được giải nhì và thành viên có số điểm cao thứ 3 giành được giải ba (nếu các thành viên có số điểm bằng nhau thì sẽ ưu tiên người tham gia trước)

  • 01 giải nhất: Máy đo đường huyết OMRON trị giá 1.200.000đ
  • 01 giải nhì: Sữa bột Nutifood cho người bệnh Đái Tháo Đường trị giá 500.000đ
  • 01 giải ba: Đường ăn kiêng Tropicana Slim cho người bệnh Đái Tháo Đường trị giá 200.000đ

Thông báo kết quả và trao giải

Thông báo kết quả

  • Thời gian công bố dự kiến: 20h ngày 04.12.2020
  • Kết quả sẽ được Ban tổ chức công bố trên fanpage Tiểu đường – Y học cộng đồng Người trúng giải sẽ nhận được thông báo trúng thưởng từ chương trình qua email hoặc số điện thoại cá nhân để xác nhận thông tin.

Thời hạn tiếp nhận thông báo trúng thưởng: Nếu Ban tổ chức không liên hệ được với người trúng thưởng trong vòng 5 ngày kể từ ngày giải thưởng được công bố trên fanpage Tiểu đường – Y học cộng động, Ban tổ chức có quyền chọn người thắng giải khác có tổng số lượng like nhiều kế tiếp.

Trao giải

Giải thưởng sẽ được giao đến tận địa chỉ của người đạt giải thưởng

Các quy định khác

  • Bản Thông báo thể lệ này có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng tải và công bố.
  • Ban Tổ chức giữ quyền được tạm dừng, thay đổi nội dung chương trình hay cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thể lệ cuộc thi theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền vào bất kì thời điểm nào trước khi kết thúc chương trình. Mọi sự thay đổi đều được thông báo công khai, kịp thời lên Fanpage của chương trình đều được coi là hợp lệ. Quyết định của Ban Tổ chức về các khiếu nại liên quan đến bài thi là quyết định cuối cùng.
  • Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu người tham dự cung cấp thông tin cá nhân không chính xác.
  • Người tham dự phải đảm bảo rằng bài dự thi của họ không được phi đạo đức, thóa mạ hay vi phạm pháp luật, hoặc các quy định có liên quan.
  • Khi người tham dự đã gửi bài dự thi, có nghĩa là người tham dự đã đồng ý với Thể lệ của cuộc thi.
  • Ban tổ chức được toàn quyền sử dụng các tác phẩm dự thi trên mọi phương tiện thông tin đại chúng mà không cần thông báo cho tác giả hoặc trả bất kỳ chi phí nào.
  • Trong trường hợp có tranh chấp về giải thưởng phát sinh, quyết định của Ban tổ chức sẽ là quyết định cuối cùng.

BAN TỔ CHỨC

Bài viết Thông báo phát động cuộc thi “Câu chuyện Đái Tháo Đường” năm 2020. được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
4 Tác dụng tuyệt vời của việc nghe nhạc khi mang thai https://yhoccongdong.com/thongtin/4-tac-dung-tuyet-voi-cua-viec-nghe-nhac-khi-mang-thai/ Mon, 23 Sep 2019 17:02:24 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30274 Nghe nhạc khi mang thai

Âm nhạc có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé lúc còn trong bụng mẹ? Điều này đã gây ra tranh cãi giữa các chuyên gia, dẫn đến một số công trình nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của âm nhạc đối với thai nhi.

Bài viết 4 Tác dụng tuyệt vời của việc nghe nhạc khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nghe nhạc khi mang thai

Người ta nói rằng âm nhạc có khả năng chữa bệnh, làm dịu cảm xúc cũng như giúp chúng ta xả stress, thư giãn và làm cho tâm trạng tốt hơn.

Âm nhạc có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé lúc còn trong bụng mẹ? Điều này đã gây ra tranh cãi giữa các chuyên gia, dẫn đến một số công trình nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của âm nhạc đối với thai nhi.

Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào về tác động của âm nhạc với thai nhi ở trong bụng mẹ, nhưng nghe những bài hát yêu thích khi mang bầu sẽ làm bạn vui tươi lên, và có thể em bé bên trong cũng đang thưởng thức nó.

Chúng tôi sẽ đưa bạn qua các sắc thái của việc nghe nhạc trong khi bạn đang mang thai.

Âm nhạc và thai kỳ: có một mối lên hệ hay chăng?

Trong khi em bé của bạn ở trong bụng mẹ, có nhiều điều đang diễn ra bên trong để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển toàn diện của bé. Tất cả những trải nghiệm mà em bé sẽ trải qua lúc này sẽ định hình tương lai của trẻ ở thế giới bên ngoài.

Các nghiên cứu cho thấy tác dụng của âm nhạc đối với thai nhi

Các chuyên gia y tế đã thực hiện nhiều nghiên cứu khác nhau trên phụ nữ mang thai để tìm hiểu tác dụng của âm nhạc lên thai nhi. Theo kết quả, những em bé được tiếp xúc với âm nhạc khi còn trong bụng mẹ có sự phát triển toàn diện hơn về tinh thần, nhận thức, hành vi, cảm giác, tâm lý và cảm xúc so với những trẻ không được tiếp xúc với âm nhạc khi ở trong tử cung.

Một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra tác động của âm nhạc cổ điển Ấn Độ cụ thể là Kalyani raga lên phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu, những người phụ nữ được yêu cầu nghe nhạc Karnatic của Kalyani raga trong ít nhất 20 phút mỗi ngày trong 20 ngày. Sau 20 ngày, các nhà nghiên cứu đã làm một xét nghiệm để xem liệu có bất kỳ thay đổi nào trong phản ứng của thai nhi và các thông số phát triển khác hay không. Họ ghi nhận rằng âm nhạc có ảnh hưởng đáng kể đến cả thai nhi và phụ nữ mang thai. Không chỉ cải thiện phản xạ, phản ứng, chuyển động và kích thích tinh thần của thai nhi, âm nhạc cũng giúp thư giãn và tác động tích cực cho phụ nữ mang thai. [1]

Những lợi ích của việc nghe nhạc khi mang thai?

Trong khi bạn đang mang thai, nghe nhạc sẽ không chỉ giúp bà mẹ cảm thấy dễ chịu và nâng cao tinh thần mà còn ảnh hưởng tích cực đến thai nhi. Những rung cảm tích cực tạo nên từ việc nghe nhạc sẽ tạo ra sự kích thích trước khi sinh giúp bà mẹ gắn kết hơn với con của mình. Những rung cảm này có khả năng làm giảm căng thẳng và lo lắng của người mẹ từ đó cũng làm giảm những căng thẳng mà thai nhi có thể cảm nhận được trong bụng mẹ. Dưới đây là một số tác dụng mà nghe nhạc có thể mang đến cho thai nhi

  • Cải thiện phản xạ của thai nhi

Nghe nhạc trong khi mang thai,thai nhi có thể  nghe thấy những rung động và sẽ bắt đầu phải ứng lại một cách tương tự. Em bé của bạn cũng có thể đang cố gắng chuyển động đồng bộ với nhưng rung động. Điều này giúp thai nhi cải thiện các phản xạ, phản ứng và cả những chuyển động chung.

  • Cải thiện giác quan thích giác của thai nhi

Khi bạn nghe nhạc bằng tai nghe, nó sẽ tăng cường đáng kể sự tập trung, thính giác và kĩ năng cho thai nhi. Thai nhi có thể không thể hiểu được âm nhạc trong giai đoạn này, và đó có thể chỉ là những rung động từ sóng âm. Tuy nhiên, bé vẫn sẽ cố gắng tập trung vào âm thanh, và làm như vậy sẽ  kích thích tinh thần tốt hơn.

  • Vận động như bài hát ru êm dịu sau sinh

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng em bé của bạn có thể nhớ được âm nhạc và những âm thanh mà bạn đã nghe khi mang thai. Nếu bạn nghe những bài hát êm dịu khi mang thai, có thể ngay cả sau sinh em bé vẫn sẽ nhớ chúng. Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể dùng một bản nhạc tương tự để làm dịu bé con của bạn sau sinh.  Em bé của bạn có thể nhận ra âm thanh và nó sẽ giúp bé thư giãn và làm dịu ngay tức thời.

  • Định hình tính cách chung của bé

Thể loại nhạc bạn nghe trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến tính cách chung của bé. Nếu bạn nghe những âm thanh êm dịu và nhạc nhẹ nhàng, bé có thể phát triển thành một người điềm tĩnh. Mặt khác, nếu bạn nghe nhạc quá to và chói tai, nó có thể dẫn đến tính cách hung hăng và lo âu của bé. Các chuyên gia khuyên bạn như vậy, và chưa có nghiên cứu y khoa hoặc bằng chứng nào phản bác lại điều này.

Làm sao để biết thai nhi có nghe nhạc không?

Mặc dù bạn nghe rất nhiều nhạc trong khi mang thai nhưng thai nhi sẽ không thể nghe được giống như bạn. Do đó, nếu muốn chắc chắn bé đang nghe nhạc khi còn trong bụng mẹ, bạn hãy mở nhạc qua tai nghe và đặt lên bụng.

Đừng mở nhạc quá to chỉ để chắc chắn bé có thể nghe được. Bánh nhau có thể truyền nhịp điệu sang thai nhi ngay cả khi bạn cho bé nghe những giai điệu có âm lượng thấp.

Nên cho bé nghe nhạc trong bao lâu?

Tương tự các vấn đề khác trong thai kỳ, không nên lạm dụng âm nhạc quá mức. Bạn có thể cho bé nghe nhạc gián tiếp bằng cách mở nhạc qua loa ngoài cả ngày với âm lượng vừa phải.

Nếu bạn muốn nghe nhạc qua tai nghe hoặc muốn đặt trực tiếp tai nghe lên bụng, hãy đảm bảo rằng thời gian nghe nhạc không quá 2 giờ mỗi ngày, và mỗi lần nghe cách nhau vài giờ. Điều này đảm bảo thai nhi có thể thư giãn trong một khoảng thời gian nhất định thay vì phải phản ứng liên tục với các nhịp điệu.

Tiếp xúc liên tục với nhạc âm lượng lớn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên của thai nhi. Ngủ ngon trong bụng mẹ đóng vai trò quan trọng trong phát triển tinh thần, thể chất, tâm lý và các sự phát triển khác xảy ra trong giấc ngủ của trẻ.

Bạn chỉ phải nghe mỗi nhạc nhẹ khi mang thai?

Thể loại nhạc bạn nghe phụ thuộc rất nhiều vào tính cách và cảm xúc của bạn cũng như tâm trạng tại thời điểm đó. Do đó nói rằng bạn chỉ nên nghe duy nhất một thể loại nhạc nào đó trong suốt quá trình mang thai là không chính xác.

Ngoài nghe những giai điệu nhẹ nhàng và êm dịu, bạn có thể nghe các bài nhạc pop mà mình yêu thích. Nhạc pop có giai điệu và khuôn mẫu nhất định nên thai nhi có thể dễ dàng nhận biết và ghi nhớ.

Hãy nhớ rằng cách thở của em bé  trong bụng mẹ cũng thay đổi theo âm thanh và giai điệu mà chúng nghe được. Điều đó có nghĩa là nếu bạn nghe nhạc rất to hoặc chói tai, chẳng hạn như hard rock, có thể ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ. Sẽ ổn nếu bạn nghe thể loại nhạc này trong thời gian ngắn và không kéo dài liên tục, vì nhịp đập và giai điệu liên tục từ thể loại nhạc đó có thể gây căng thẳng cho thai nhi.

Bạn nên cho thai nhi nghe nhạc cổ điển hay không?

Việc bạn có nên cho thai nhi  nghe nhạc cổ điển hay không tùy thuộc vào lựa chọn của bạn. Mặc dù chưa có dữ liệu y tế để hỗ trợ, nhưng người ta cho rằng cho thai nhi nghe nhạc cổ điển khi còn trong bụng mẹ có một số tác động tích cực. Em bé của bạn có thể thích nhịp điệu và âm thanh phát ra từ nhạc cổ điển, và giai điệu này cũng có thể giúp dỗ dành em bé sau khi sinh.

Tuy nhiên, mục đích chính ở đây nên là hình thành kết nối cảm xúc với thai nhi, chứ không phải cố gắng biến đứa trẻ trở thành một thiên tài âm nhạc cổ điển, thậm chí khi nó chưa được sinh ra.

Nghe nhạc thực sự sẽ làm cho em bé thông minh hơn?

Ý kiến ​​về việc có nghe nhạc sẽ khiến em bé thông minh hơn hay không vẫn còn nhiều tranh cãi. Có trường phái cho rằng việc cho em bé nghe nhạc khi còn trong bụng mẹ chắc chắn sẽ làm tăng mức độ thông minh của nó, trường phái khác lại cho rằng điều đó không thực sự chính xác. Một niềm tin phổ biến cho rằng nếu cho thai nhi nghe nhạc  sẽ giúp trẻ sau này  thông minh hơn trong lĩnh vực toán học. Chưa có nghiên cứu ủng hộ ý kiến này, vài  nghiên cứu đã thực hiện đều được tiến hành trên trẻ lớn hơn chứ không phải trên thai nhi. Ví dụ, có những nghiên cứu y khoa cho thấy rằng nếu cho trẻ học piano sẽ giúp cải thiện các kỹ năng suy luận không gian. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng được thực hiện trên những đứa trẻ ba và bốn tuổi chứ không phải trên thai nhi. Đưa ra lý luận tương tự, một số người tin rằng được nghe  âm thanh của đàn piano có thể có tác động tương tự đối với thai nhi.

Nhạc quá to thì sẽ ảnh hưởng như thế nào lên thai nhi?

Khi em bé tiếp xúc với âm thanh quá lớn sẽ có nguy cơ sinh non. Ngoài ra còn có các biến chứng như nhẹ cân so với tuổi thai, khó khăn về thính giác hay mất khả năng nghe với âm thanh tần số cao vào lúc sinh.

Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ, nhưng bác sĩ sẽ cảnh báo bạn nếu bạn nghe nhạc quá lớn hoặc bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào. Thai nhi tiếp xúc với âm thanh ồn ào hay nhạc quá lớn trong một vài lần như trong một buổi trình diễn nhạc rock thì sẽ không có ảnh hưởng tương đương như tiếp xúc kéo dài với âm nhạc lớn hoặc tiếng ồn.

Đây là một vài mức độ âm thanh mà bạn nên nhớ

  • Khi bạn nghe nhạc nên đảm bảo âm thanh không cao lớn 65db
  • Nếu bạn dự định nghe nhạc trong một khoảng thời gian dài thì giữ âm thanh từ 50 db trở xuống.

Nghe nhạc là cách tốt nhất để thử giãn và nâng cao tinh thần,âm nhạc và những âm thanh phù hợp có thể mang lại lợi ích cho em bé. Chọn nhạc mà bạn cảm thấy thoải mái, giúp bạn thư giãn và kết nối với em bé.

Tài liệu tham khảo

https://www.momjunction.com/articles/music-during-pregnancy_00391526/#gref

Bài viết 4 Tác dụng tuyệt vời của việc nghe nhạc khi mang thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>