BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sat, 09 Mar 2019 15:05:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Tại sao trẻ sơ sinh hay mút ngón tay? https://yhoccongdong.com/thongtin/tai-sao-tre-so-sinh-hay-mut-ngon-tay/ Fri, 26 May 2017 09:42:41 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=12956 Trẻ sơ sinh mút ngón tay cái

Khoảng 70% đến 90% số trẻ sơ sinh có thói quen mút ngón tay cái. Bạn có biết tại sao không ? Tật mút tay ở trẻ có thể bỏ được không ?

Bài viết Tại sao trẻ sơ sinh hay mút ngón tay? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Trẻ sơ sinh mút ngón tay cái

Trẻ sơ sinh có thể mút ngón tay cái, những ngón tay khác, núm vú giả, hoặc vật khác. Thói quen mút ngón tay đã được hình thành từ khi chúng còn trong bụng mẹ. Dần dần, thói quen này sẽ hình thành ngay cả khi trẻ không đói, thậm chí đã lớn và thôi bú.

Bạn có thể yên tâm rằng: mút tay là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Điều đó làm trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái. Ngoài ra, mút tay còn giúp trẻ tìm hiểu về thế giới riêng của chúng.

Vì sao trẻ sơ sinh hay mút tay ?

Mút tay biểu hiện cho thấy trẻ đang đói. Và điều này làm trẻ cảm thấy dễ chịu. Trẻ được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ, như đang được gần mẹ.

Mút tay mang đến cho một số trẻ cảm giác an toàn trong những giai đoạn khó khăn. Chẳng hạn, khi trẻ bị tách rời với bố mẹ, bị những người xa lạ bao quanh, hoặc ở trong một môi trường không quen thuộc.

Mút tay tạo cho trẻ sự thư giãn và giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Vì các lý do trên, trẻ sơ sinh và bé hay mút ngón cái vào buổi tối, hoặc lúc trẻ cảm thấy mệt mỏi.

Bé hay mút tay

Trẻ sơ sinh và bé hay mút tay.

Tật mút tay ở trẻ có thể bỏ được không ?

Phần lớn, trẻ sẽ bỏ tật mút tay khi được 1 tuổi – 2 tuổi. Nhưng sẽ có khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi.

Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú. Tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.

Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ ngậm mút tay của trẻ sẽ giảm dần. Khoảng 70% – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái. Nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3 tuổi – 5 tuổi.

Xem tiếp

Vì sao phải cai mút tay cho trẻ?

Cùng thảo luận về cách bỏ tật mút tay ở trẻ. Link chỉ có thành viên Facebook Group “Nhi khoa Y học cộng đồng” mới xem được.

Tài liệu tham khảo

Bú tay và dùng núm vú giả ở trẻ em – BS. Nguyễn Ngọc Yến Thư & TS.BS. Lâm Đại Phong

Thói quen mút tay ở trẻ – TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Bài viết Tại sao trẻ sơ sinh hay mút ngón tay? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Điều trị Fluor tại phòng nha https://yhoccongdong.com/thongtin/dieu-tri-fluor-tai-phong-nha/ Mon, 18 Nov 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/dieu-tri-fluor-tai-phong-nha/ Điều trị Fluor tại phòng nha

Sâu răng gây ra do vi khuẩn sinh a-xit đóng khúm quanh răng và nướu trong một màng dính và thấy được gọi là mảng bám. Răng dễ bị sâu hơn ở người không có thói quen vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày và không thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Chải răng ngày 2 lần và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ hỗ trợ khác giúp loại bỏ mảng bám. Việc thường xuyên đi khám răng và cạo vôi răng (làm sạch răng) cũng rất quan trọng để giữ răng chắc khỏe.

Bài viết Điều trị Fluor tại phòng nha được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Điều trị Fluor tại phòng nha

Sâu răng gây ra do vi khuẩn sinh a-xit đóng khúm quanh răng và nướu trong một màng dính và thấy được gọi là mảng bám. Răng dễ bị sâu hơn ở người không có thói quen vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày và không thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Chải răng ngày ít nhất 2 lần và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ hỗ trợ khác giúp loại bỏ mảng bám. Việc thường xuyên đi khám răng và cạo vôi răng (làm sạch răng) cũng rất quan trọng để giữ răng chắc khỏe.

Xem thêm bài viết Cách giữ hàm răng trắng sạch của Nguyễn Duy Hùng

Một giải pháp khác để có sức khỏe răng miệng tốt là dùng fluor, một chất khoáng giúp ngăn ngừa sâu răng và có thể phục hồi răng trong những giai đoạn sâu răng rất sớm và cực nhỏ. Fluor có thể được dùng dưới hai dạng: tại chỗtoàn thân.

Fluor giúp bảo vệ răng

Hình 1: Fluor giúp bảo vệ răng.

Xem thêm bài viết Fluor – Chất chống sâu răng tự nhiên của Phạm Nguyên Quân

Fluor tại chỗ và toàn thân

Fluor dùng tại chỗ được bôi trực tiếp lên men răng. Một vài ví dụ như kem đánh răng có fluor và nước súc miệng, cũng như bôi fluor tại phòng nha.

Fluor toàn thân là khi fluor được đưa vào cơ thể ví dụ như nước flour hóa và chế độ ăn có bổ sung fluor. Hiệu quả giảm sâu răng đạt tối đa khi kết hợp cả hai biện pháp tại chỗ và toàn thân.

Nha sĩ đã điều trị fluor tại phòng nha từ nhiều thập kỷ qua để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là những bệnh nhân có nguy cơ sâu răng cao. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng được liệt kê dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Sâu răng tiến triển;
  • Các rối loạn trong ăn uống;
  • Nghiện thuốc hoặc rượu;
  • Thiếu chăm sóc nha khoa chuyên sâu định kỳ;
  • Vệ sinh răng miệng kém khi đang điều trị chỉnh hình;
  • Mật độ vi khuẩn gây sâu răng cao trong miệng;
  • Lộ bề mặt chân răng;
  • Giảm lưu lượng nước bọt, dẫn đến khô miệng;
  • Dinh dưỡng kém;
  • Có những phục hồi trong miệng (miếng trám);
  • Khiếm khuyết men răng;
  • Đang trong quá trình xạ trị vùng đầu cổ.

Điều trị fluor chuyên sâu

Nếu bạn, hoặc người thân, đang có nguy cơ sâu răng từ trung bình đến cao, một điều trị fluor chuyên sâu là cần thiết. Fluor dùng ở phòng nha có nồng độ cao hơn trong kem đánh răng hoặc trong nước súc miệng có fluor bày bán tại các cửa hàng hay nhà thuốc.

Điều trị fluor chuyên sâu thường mất vài phút. Fluor có thể ở dạng dung dịch, gel, kem bọt hoặc vani. Fluor được dùng tại chỗ bằng cách dùng bông gòn hay bàn chải bôi trực tiếp lên răng, hoặc dùng như nước súc miệng, hoặc đặt vào một cái khay và giữ trong miệng khoảng vài phút.

Sau khi điều trị, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn không súc miệng, ăn hay uống trong vòng ít nhất 30 phút để răng có thể hấp thu flour và phục hồi những vùng sâu răng cực nhỏ.

Điều trị fluor chuyên sâu có thể được chỉ định mỗi 3, 6 hay 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Nha sĩ cũng có thể tư vấn thêm một số biện pháp phòng ngừa sâu răng nếu bạn có nguy cơ sâu răng trung bình hoặc cao. Những biện pháp này bao gồm các sản phẩm điều trị ngoài danh mục (không cần của bác sĩ) hoặc được bác sĩ kê toa như là nước súc miệng có fluor, gel hoặc nước súc miệng kháng khuẩn.

Lưu ý

Mặc dù các nha sĩ luôn khuyến khích sử dụng kem đánh răng có chứa chất fluor thay vì có các chất làm trắng sáng vì loại kem này có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, cũng cần nên lưu ý trẻ nhỏ cần phải được sử dụng kem đánh răng riêng khác với người lớn vì nồng độ fluor trong 2 loại kem là khác nhau. Riêng một số nơi ở Việt Nam như huyện Ninh Hoà (Khánh Hoà), Đồng Xuân (Phú Yên), Tây Sơn, An Nhơn (Bình Định)…có nồng độ fluor trong nguồn nước là rất cao, người dân ở vùng này nên sử dụng các loại kem đánh răng thông thường để tránh bị nhiễm fluor.

Răng bị nhiễm Fluor

Hình 2: Răng bị nhiễm Fluor

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_72.pdf
  2. Võ Công Nghiệp. 1998. Danh bạ các nguồn nước khoáng và nước nóng Việt Nam. Cục ĐC và KS VN. Hà Nộ.
  3. Tạp chí địa chất: Ô nhiễm Fluor và bệnh chết răng ở vùng Nam Trung Bộ

Bài viết Điều trị Fluor tại phòng nha được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng https://yhoccongdong.com/thongtin/tac-dung-phu-cua-mot-so-loai-thuoc-len-rang-mieng/ Mon, 11 Nov 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/su-anh-huong-cua-duoc-pham-den-rang-mieng/ Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng

Nhiều loại dược phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn. Và sau đây là một vài tác dụng phụ thường gặp của việc dùng thuốc: chảy máu bất thường, thay đổi vị giác, phản ứng mô mềm, khô miệng, mô nướu triển dưỡng...

Bài viết Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng

Nhiều loại dược phẩm, bao gồm cả vitamin, chất khoáng và thảo mộc, có thể có ảnh hưởng xấu lên sức khỏe răng miệng của bạn. Hãy cho nha sĩ biết tiền sử dùng thuốc gần đây nhất của bạn, bao gồm danh sách tất cả các thuốc (được hoặc không được kê toa) mà bạn dùng, cũng như các viên vitamin dạng nhai, thảo mộc và các sản phẩm tương tự. Sau đây là một vài tác dụng phụ thường gặp của việc dùng thuốc:

Chảy máu bất thường

Giảm đông máu là tác dụng phụ của aspirin và các thuốc kháng đông như heparin hay warfarin. Những thuốc này giúp ngăn ngừa đột quỵ hay bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể gây ra những vấn đề chảy máu trong quá trình phẫu thuật miệng hoặc điều trị bệnh nha chu. Bạn nên cho nha sĩ biết những thuốc bạn đang dùng, nhất là khi kế hoạch điều trị có thể gây chảy máu.

Thay đổi vị giác

Một số thuốc có thể gây vị đắng, vị kim loại hoặc ảnh hưởng đến khả năng vị giác của bạn. Trong số này có thuốc tim mạch, chất kích thích thần kinh trung ương, thuốc kháng viêm không steroid, chất xông hô hấp và các sản phẩm giúp bỏ thuốc lá như miếng dán da nicotine.

Phản ứng của mô mềm

Một số thuốc có liên quan đến cảm giác đau trong miệng, viêm hoặc sự đổi màu của mô mềm miệng. Những thuốc này bao gồm các thuốc kiểm soát huyết áp, ức chế miễn dịch, thuốc tránh thai dùng đường uống và một vài tác nhân hóa trị. Nếu bạn có dùng một trong các dạng thuốc này và gặp những phản ứng của mô mềm miệng, nha sĩ có thể chỉ định một chế độ vệ sinh răng miệng đặc biệt để hạn chế những khó chịu do viêm hay loét miệng.

Mô nướu triển dưỡng

Mô nướu phát triển quá mức hay mở rộng được gọi là nướu triển dưỡng. Đôi khi tình trạng này liên quan đến các thuốc chống co giật như phenytoin, thuốc ức chế miễn dịch dùng cho những bệnh nhân sau khi ghép cơ quan và các thuốc ức chế kênh Canxi (bao gồm nifedipine, verapamil, diltiazem và amlodipine) dùng cho người bị bệnh tim. Việc vệ sinh thật sạch răng và nướu là rất quan trọng đối với những bệnh nhân thuộc dạng này.

Các thuốc và những tình trạng khác

Khô miệng là một tác dụng phụ có thể gặp khi dùng một số thuốc (được hoặc không được kê toa) như thuốc kháng histamine, thuốc làm thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc cao huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị tiểu tiện không tự chủ, thuốc chữa bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm và nhiều thuốc khác. Tình trạng khô kích thích mô mềm miệng, có thể làm chúng viêm và dễ nhiễm trùng hơn. Thiếu tác dụng làm sạch của nước bọt làm sâu răng và những vấn đề răng miệng khác dễ tiến triển hơn. Bệnh nhân hen suyễn dùng thuốc xịt đường miệng thường bị nấm miệng. Những bệnh nhân này nên súc miệng với nước sau khi dùng thuốc xịt.

Đường thường là một thành phần thường gặp trong các thuốc dạng lỏng, kẹo ho, vitamin, thuốc kháng a-xít và thuốc kháng nấm. Người dùng các thuốc có chất ngọt này dài hạn sẽ tăng nguy cơ bị sâu răng. Hãy cân nhắc chọn lựa những thuốc thay thế không đường (nếu có thể) và dùng thuốc cùng với bữa ăn (nếu thuốc được phép dùng với thức ăn). Trẻ em uống thuốc dạng xi-rô, như thuốc ho, sẽ đọng lại 1 lớp chất dính và ngọt trong miệng chúng. Trẻ cũng nên súc miệng với nước sau mỗi lần uống thuốc.

Nếu bạn đang, hoặc sẽ điều trị ung thư, hãy cho nha sĩ biết càng sớm càng tốt để có các điều trị nha khoa cần thiết trước khi bạn bắt đầu dùng các thuốc có thể ảnh hưởng lên răng, nướu và xương hàm của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_51.pdf

Bài viết Tác dụng phụ của một số loại thuốc lên răng miệng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bú tay và dùng núm vú giả ở trẻ https://yhoccongdong.com/thongtin/bu-tay-va-dung-num-vu-gia-o-tre/ Wed, 16 Oct 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/bu-tay-va-dung-num-vu-gia-o-tre/ bú tay và dùng núm vú giả

Như nhiều bậc cha mẹ khác, có lẽ bạn cũng quan tâm về thói quen mút ngón tay cái, bú ngón tay hoặc núm vú giả của con cái mình.

Bài viết Bú tay và dùng núm vú giả ở trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
bú tay và dùng núm vú giả

Như nhiều bậc cha mẹ khác, bạn cũng sẽ quan tâm về thói quen mút ngón tay cái, bú ngón tay hoặc núm vú giả của con cái mình. Có thể bạn thắc mắc rằng thói quen này có hại gì không. Ở tuổi nào thì nên bỏ và điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn không dừng thói quen này lại?

Vì sao trẻ bú tay hay núm vú giả?

Bạn có thể yên tâm rằng bú là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Chúng bắt đầu bú ngón cái hoặc những ngón tay khác từ khi chúng còn ở trong lòng mẹ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bú ngón cái, những ngón tay khác, núm vú giả hoặc các vật khác. Điều đó làm trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái, và còn giúp trẻ tìm hiểu về thế giới riêng của chúng.

Việc đặt ngón cái hoặc một ngón tay khác vào miệng mang đến cho một số trẻ cảm giác an toàn trong những giai đoạn khó khăn. Chẳng hạn khi trẻ bị tách rời với bố mẹ, bị những người xa lạ bao quanh hoặc ở trong một môi trường không quen thuộc. Do việc bú ngón tay tạo sự thư giãn, nó cũng giúp trẻ dễ ngủ hơn. Vì lý do này, trẻ nhỏ hay bú ngón cái của chúng vào buổi tối hoặc vào những khi trẻ cảm thấy mệt mỏi.

Tuy nhiên, thói quen bú ngón tay kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của miệng và sự sắp xếp của răng. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trên vòm miệng của trẻ.

Những trẻ nào chỉ để ngón cái thụ động trong miệng gặp ít vấn đề hơn những trẻ có thói quen mút mạnh ngón cái. Khi một đứa trẻ bú chủ động mà lấy ngón cái ra khỏi miệng chúng. Ta thường nghe thấy âm thanh như tiếng bộp bộp. Những trẻ bú ngón cái nhiều có thể có bất thường ở bộ răng sữa của chúng.

Trẻ bỏ thói quen này như thế nào?

Về cơ bản, dùng núm vú giả cũng có thể ảnh hưởng đến răng của trẻ giống như thói quen bú ngón tay. Tuy nhiên, thói quen dùng núm vú giả thường dễ bỏ hơn. Nếu bạn đưa cho trẻ một cái núm vú giả, hãy rửa sạch sẽ. Đừng bao giờ ngâm núm vú với đường, mật ong hay những chất ngọt khác trước khi đưa cho trẻ.

Hầu hết trẻ con tự bỏ thói quen bú ngón tay trong khoảng từ 2-4 tuổi. Hành vi này giảm dần dần trong suốt khoảng thời gian đó. Khi trẻ ít ngủ hơn, và thức nhiều hơn để khám phá thế giới xung quanh. Áp lực giống bạn bè khi trẻ ở độ tuổi đến trường. Cũng giúp nhiều cho việc ngừng thói quen cho ngón tay vào miệng.

Hậu quả của thói quen bú ngón tay kéo dài

Hình: Hậu quả của thói quen bú ngón tay kéo dài

Nếu 1 trẻ không thể tự bỏ, cha mẹ nên ngưng khuyến khích thói quen này sau 4 tuổi. Tuy nhiên, áp lực quá mức để dừng thói quen này thường có hại nhiều hơn là có lợi.

Những điều cần lưu ý

  • Thay vì trách mắng trẻ khi chúng bú ngón tay, hãy khen ngợi khi trẻ không làm vậy.
  • Trẻ thường bú ngón tay khi cảm thấy bất an. Hãy chú ý đến việc giải quyết nguyên nhân gây ra sự lo lắng và làm trẻ thấy thoải mái.
  • Hãy thưởng cho trẻ nếu trẻ tránh bú ngón tay khi phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Như trong trường hợp bị tách khỏi người thân trong gia đình.
  • Nha sĩ cũng có thể động viên trẻ ngừng thói quen bú ngón tay và giải thích điều gì sẽ xảy ra với răng của trẻ nếu tiếp tục duy trì thói quen đó.

Băng dán giúp bé bú tay

Quấn băng quanh ngón tay cái

Khí cụ giúp bé bỏ bú tay

Khí cụ giúp trẻ ngăn ngừa thói quen bú tay

Nếu những phương pháp trên không hiệu quả. Hãy nhắc nhở trẻ để bỏ thói quen bằng cách quấn băng quanh ngón cái hoặc mang vớ vào tay trẻ lúc ban đêm. Nếu thói quen bú ngón tay vẫn tiếp tục. Hãy thảo luận với nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của trẻ. Những chuyên gia ấy có thể chỉ định một khí cụ hoặc một liệu pháp giúp trẻ ngăn ngừa thói quen bú ngón tay.

Tài liệu tham khảo

http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/patient_77.pdf

Bài viết Bú tay và dùng núm vú giả ở trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>