Nguyễn Thanh Hải - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 13 Mar 2022 02:55:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? https://yhoccongdong.com/thongtin/chay-mau-am-dao-sau-sinh-khi-nao-can-goi-bac-si/ Tue, 15 Oct 2019 17:20:51 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30825 Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh

Bài viết Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh. Đó là cách mà cơ thể bạn loại bỏ sạch máu và những mô thừa trong tử cung – đã từng giúp em bé phát triển.

Chảy máu nhiều nhất trong vài ngày đầu sau sinh. Nhưng nếu chảy máu nhiều vẫn tiếp tục sau đó, có thể bạn cần phải liên hệ với bác sĩ.

Dấu hiệu bình thường

Máu từ âm đạo sẽ có màu đỏ tươi, bạn có thể thấy một số cục máu đông trong vài ngày đầu sau khi sinh và số lượng máu cục thường không vượt quá 1/4 lượng máu chảy ra. Ban đầu, bạn phải mặc tã thấm máu, nhưng sau đó bạn sẽ có thể sử dụng một miếng băng vệ sinh thông thường. Bạn có thể bị chảy máu nhiều hơn một chút khi bạn đưa em bé về nhà. Điều này có thể là do bạn di chuyển nhiều. Nếu điều này xảy ra, hãy thử dừng chân và nghỉ ngơi một chút.

Cũng là điều bình thường nếu đôi khi bạn cảm thấy có một dòng máu chảy ra khi bạn đứng. Điều này là do cấu tạo của âm đạo của bạn. Máu được giữ trong một cấu trúc giống như một chiếc cốc trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Khi bạn đứng dậy, máu sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.

Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy ít máu hơn. Bạn có thể bị chảy máu nhẹ hoặc chấm máu nhỏ trong tối đa 6 tuần sau khi sinh. Bạn chỉ có thể sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này. Băng vệ sinh dạng ống có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Chảy máu nhiều sau khi sinh được gọi là xuất huyết sau sinh, ảnh hưởng đến 5% phụ nữ sinh con. Tình trạng này thường xảy ra trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng 12 tuần đầu sau khi em bé của bạn chào đời.

Xuất huyết sau sinh rất nguy hiểm. Nó có thể làm giảm mạnh huyết áp. Nếu huyết áp giảm xuống quá thấp, các cơ quan trong cơ thể sẽ không được cung cấp máu đầy đủ. Đây là một tình trạng sốc và có thể dẫn đến tử vong. Đó là lý do tại sao việc nhận trợ giúp y tế ngay lập tức là rất quan trọng.

Hãy cho bác sĩ của bạn hoặc gọi 115 nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào sau đây:

  • Chảy máu đỏ tươi quá ba ngày sau khi sinh
  • Cục máu đông lớn hơn một quả mận
  • Chảy máu làm ướt nhiều hơn một băng vệ sinh trong một giờ và không giảm bớt hay dừng lại
  • Mờ mắt
  • Ớn lạnh
  • Da lạnh và ẩm
  • Tim đập loạn nhịp
  • Chóng mặt
  • Yếu
  • Buồn nôn
  • Cảm giác uể oải

Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Bạn có thể có nguy cơ cao bị xuất huyết sau sinh nếu bạn:

  • Sinh nhiều con cùng một lúc (ví dụ như sinh đôi)
  • Có con lớn hơn 4 kg
  • Chuyển dạ trong một thời gian dài
  • Đã sinh con nhiều lần trước đó

Các điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh. Bao gồm:

  • Sinh mổ – nguy cơ xuất huyết sau sinh cao hơn so với sinh thường
  • Rách ở âm đạo hoặc cổ tử cung trong khi sinh
  • Gây mê toàn thân – biện pháp này có thể được sử dụng nếu bạn sinh mổ
  • Oxytocin (Pitocin)
  • Tiền sản giật – huyết áp cao và protein trong nước tiểu phát triển trong thai kỳ
  • Béo phì
  • Các vấn đề ảnh hưởng đến nhau thai

Điều trị xuất huyết sau sinh như thế nào

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho xuất huyết sau sinh. Nguyên nhân gây chảy máu sẽ giúp bác sĩ quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn.

Bác sĩ có thể:

  • Cung cấp cho bạn thuốc để giúp co tử cung
  • Xoa đáy tử cung
  • Loại bỏ các mảnh nhau thai vẫn còn trong tử cung
  • Thực hiện phẫu thuật mở bụng để tìm ra nguyên nhân chảy máu và cầm máu
  • Truyền máu
  • Thực hiện cắt tử cung
  • Cung cấp cho bạn một loại thuốc đặc biệt để cầm máu
  • Nhờ bác sĩ X quang tiến hành làm thuyên tắc động mạch tử cung, làm hạn chế lưu lượng máu đến tử cung
  • Sử dụng bong bóng Bakri được bơm vào bên trong tử cung và tăng áp lực để giúp làm chậm chảy máu

 Tài liệu tham khảo 

https://www.webmd.com/women/vaginal-bleeding-after-birth-when-to-call-doctor#1-2

Bài viết Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tăng huyết áp thai kỳ https://yhoccongdong.com/thongtin/tang-huyet-ap-thai-ky/ Tue, 15 Oct 2019 17:05:30 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30821 Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó.

Bài viết Tăng huyết áp thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. Tăng huyết áp mạn tính là tình trạng tăng huyết áp được chẩn đoán trước khi mang thai hay trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ hoặc kéo dài đến hơn 12 tuần sau sinh.

Tăng huyết áp xuất hiện khi mang thai có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật. Mặc dù tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật có thể liên quan với nhau nhưng chúng vẫn có sự khác biệt. Nếu bạn được chẩn đoán tăng huyết áp trước khi mang thai, thì nên tìm hiểu những ảnh hưởng của bệnh lên thai kỳ hoặc thậm chí cân nhắc đến việc có nên mang thai hay không.

Liệu có thể có một thai kỳ khỏe mạnh khi bị tăng huyết áp?

Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ trước khi mang thai để kiểm tra huyết áp của bạn có đang được kiểm soát tốt và xem xét các loại thuốc hạ áp đang sử dụng vì một số loại thuốc hạ áp không an toàn trong thai kỳ và có thể ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Trong thai kì , tăng huyết áp mạn tính có thể tiến triển nặng hơn, đặc biệt khi xuất hiện tiền sản giật ghép trên nền tăng huyết áp có sẵn sẽ dẫn đến những biến chứng: suy tim tiến triển, mờ mắt, đột quỵ, co giật, biến chứng gan và thận.

Khả năng tiến triển thành tiền sản giật?

Tiền sản giật chỉ xảy ra trong thai kỳ. Vì vậy, ngay cả khi phụ nữ tăng huyết áp mạn tính được kiểm soát tốt trước khi mang thai thì vẫn có thể tiến triển thành tiền sản giật. Tăng huyết áp mãn tính không nhất thiết sẽ tiến triển thành tiền sản giật nhưng có nguy cơ tiến triển thành tiền sản giật cao. Nếu xuất hiện tiền sản giật, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chấm dứt thai kỳ sớm để tránh biến chứng cho mẹ và bé. Nếu xuất hiện tiền sản giật nặng, sản phụ có thể được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai.

Thai kỳ nào được phân loại là nguy cơ cao?

Thai kì nguy cơ cao là thai kì có các bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp chẳng hạn. Do đó, nếu bạn bị tăng huyết áp mà có thai thì thai kỳ của bạn được xếp vào nhóm nguy cơ cao.

Thai kì nguy cơ cao phải được theo dõi sát bởi các bác sĩ chuyên khoa sản tại một trung tâm chẩn đoán trước sinh và đơn vị sơ sinh để giảm thiểu các biến chứng do bệnh mạn tính gây ra trong thai kì và sự chăm sóc đặc biệt cho trẻ sau sinh nhằm mang lại điều tốt nhất cho bạn và em bé.

Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Bạn có thể bị tăng huyết áp mãn tính nhưng vẫn có thể sinh ra những em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, tăng huyết áp mãn tính có khả năng gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi.

Những vấn đề có thể

Bao gồm:

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
  • Nguy cơ cao mắc các vấn đề hô hấp trước hoặc trong khi chuyển dạ
  • Nguy cơ nhau bong non cao hơn ( bánh nhau tách ra khỏi tử cung trước khi chuyển dạ)
  • Có thể xảy ra tác dụng phụ từ các loại thuốc bạn đang dùng.

Có thể kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai bằng cách nào?

Mặc dù chưa có biện pháp điều trị triệt để tăng huyết áp mạn tính, nhưng có nhiều cách để kiểm soát huyết áp khi mang thai. Chăm sóc sức khỏe của mẹ là cách chăm sóc sức khỏe thai nhi tốt nhất.

Một số ví dụ

  • Ăn uống lành mạnh và đặc biệt hạn chế sử dụng nhiều muối
  • Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ
  • Khám thai đầy đủ
  • Tập thể dục đều đặn, mặc dù bác sĩ có thể chỉ định nghỉ ngơi tại giường nếu bạn bị tiền sản giật
  • Không hút thuốc hay sử dụng đồ uống có cồn, dùng các loại thuốc bất hợp pháp (thuốc cấm)
  • Theo dõi cân nặng và không tăng cân quá nhiều

Tài liệu tham khảo 

https://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/high-blood-pressure-during-pregnancy/

Bài viết Tăng huyết áp thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>