BS. Trần Công Bảo Phụng - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Wed, 16 Mar 2022 02:15:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em https://yhoccongdong.com/thongtin/tran-dich-tinh-mac-o-tre-em/ Sun, 22 May 2016 12:48:13 +0000 http://yhoccongdong.com/?p=10488 tràn dịch tinh mạc ở trẻ em

Tràn dịch tinh mạc là sự tập hợp dịch ở trong tinh hoàn. Hầu hết tràn dịch tinh mạc thường mất đi sau vài tháng đầu đời nên thường không cần điều trị.

Bài viết Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
tràn dịch tinh mạc ở trẻ em

Tràn dịch tinh mạc là sự tập hợp dịch ở trong tinh hoàn. Hầu hết tràn dịch tinh mạc thường mất đi sau vài tháng đầu đời nên thường không cần điều trị. Nếu tràn dịch tinh mạc vẫn còn, chỉ cần một cuộc phẫu thuật nhỏ là giải quyết được vấn đề này.

Bìu và tinh hoàn bình thường

Bìu thường lỏng lẻo, mềm và dày. Bìu chứa hai tinh hoàn. Thông thường bạn sẽ dễ dàng chạm được tinh hoàn trong hai bìu. Một ống dẫn sẽ đưa tinh trùng từ mỗi tinh hoàn đến dương vật. Thường thì một tinh hoàn bên này sẽ nằm thấp hơn tinh hoàn bên kia.

Tràn dịch tinh mạc là gì?

Tràn dịch tinh mạc là sự tập trung dịch thành một túi nằm bên cạnh tinh hoàn bên trong bìu. Bệnh thường xảy ra một bên nhưng thỉnh thoảng cũng hình thành ở cả hai bên tinh hoàn.

tinh hoàn bình thường nhìn từ bên trái qua

Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm. Bạn không thể cảm nhận thấy nó khi sờ vào. Nó tạo nên một lớp dịch mỏng bôi trơn làm cho tinh hoàn di chuyển được dễ dàng. Có rất nhiều dịch sẽ được dẫn lưu vào các tĩnh mạch bên trong bìu. Nếu mất cân bằng giữa lượng dịch được tạo ra và lượng dịch được dẫn lưu đi, các dịch này sẽ tích tụ lại tạo thành bệnh tràn dịch tinh mạc.

Tràn dịch tinh mạc trông thế nào và khiến bệnh nhân cảm thấy ra sao?

Bên tinh hoàn bị tràn dịch tinh mạc khi sờ sẽ cảm thấy giống như có một quả bóng nhỏ chứa đầy nước bên trong bìu. Nó trơn láng và nằm chủ yếu ở phía trước một trong hai tinh hoàn. Kích thước có thể thay đổi. Tràn dịch tinh mạc thường không gây đau.

Nguyên nhân của tràn dịch tinh mạc

Một vài trẻ vừa sinh ra là đã có tràn dịch tinh mạc, đây là bệnh rất thường gặp. Khi trẻ lớn lên trong tử cung, tinh hoàn thường di chuyển từ ổ bụng xuống đến bìu. Thỉnh thoảng đường di chuyển này không đóng lại hoàn toàn, từ đó dẫn đến tình trạng tràn dịch tinh mạc.

Tràn dịch tinh mạc có thể xảy ra kèm theo thoát vị.

Ở trẻ lớn hơn nếu bị tràn dịch tinh mạc có thể có các nguyên nhân khác như chấn thương, xoắn tinh hoàn, hội chứng thận hư.

Điều trị tràn dịch tinh mạc như thế nào?

Tràn dịch tinh mạc thường tự cải thiện không cần điều trị trong năm đầu đời. Việc phẫu thuật thường chỉ thực hiện khi tràn dịch kéo dài sau 12-24 tháng tuổi.

Nếu bé của bạn bị thoát vị thì hai bệnh này sẽ được giải quyết chung trong cùng một lần phẫu thuật.

Phẫu thuật điều trị tràn dịch tinh mạc bao gồm rạch một đường nhỏ ở dưới bụng hay ở bìu, dịch xung quanh tinh hoàn. Đường thông giữa bụng và bìu cũng sẽ được đóng lại để dịch không thể tái lập lại về sau. Đây chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ và được thực hiện trong ngày nên bệnh nhân không cần nằm viện lại.

Tràn dịch tinh mạc không để lại biến chứng lâu dài. Việc bị tràn dịch tinh mạc không ảnh hường đến tinh hoàn, tức là không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

http://patient.info/health/hydrocele-in-children

Bài viết Tràn dịch tinh mạc ở trẻ em được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bệnh lỵ trực trùng – nhiễm trùng Shigella https://yhoccongdong.com/thongtin/benh-ly-truc-trung-o-tre-em-nhiem-trung-shigella/ Sat, 05 Mar 2016 13:10:17 +0000 http://yhoccongdong.com/?p=9376 bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em - nhiễm shigella

Dấu hiệu và triệu chứng của lỵ trực trùng gồm: tiêu chảy (thường kèm theo nhầy và máu), đau bụng, sốt, cũng có thể không có triệu chứng gì.

Bài viết Bệnh lỵ trực trùng – nhiễm trùng Shigella được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em - nhiễm shigella

Định nghĩa

Nhiễm trùng shigella -lỵ trực trùng

Nhiễm trùng Shigella là bệnh lí nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra bởi họ vi khuẩn đường ruột tên là Shigella. Triệu chứng chính là tiêu chảy, thường kèm theo nhầy, máu.

Shigella thường vào cơ thể qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Ví dụ người chăm trẻ không rửa tay kĩ sau khi thay tả hoặc giúp trẻ tập đi cầu, bàn tay nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Shigella cũng có thể vào qua thức ăn, nước uống hay hồ bơi bị nhiễm bẩn.

Trẻ từ 2-4 tuổi dễ bị lỵ trực trùng nhất. Những trường hợp nhẹ thường tự khỏi trong 1 tuần. Khi bệnh cần điều trị, bác sĩ sẽ kê kháng sinh.

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của lỵ trực trùng thường bắt đầu xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi tiếp xúc với Shigella, nhưng cũng có thể mất đến 1 tuần. Triệu chứng gồm:

  • Tiêu chảy (thường kèm theo nhầy và máu)
  • Đau bụng hoặc có thể co giật sớm
  • Sốt
  • Vài người có thể không có triệu chứng gì sau nhiễm Shigella, phân của họ có thể là nguồn lây cho đến vài tuần sau.

Khi nào thì đi gặp bác sĩ

Liên lạc và tìm gặp ngay bác sĩ của bạn nếu trẻ của bạn đi cầu phân máu hoặc tiêu chảy nặng gây sụt cân và mất nước, hoặc tiêu chảy kèm theo sốt > 38 độ C.

Nguyên nhân

Nhiễm trùng có thể xảy ra khi bạn đột ngột nuốt phải vi khuẩn Shigella. Điều này có thể xảy ra khi bạn:

  • Chạm tay vào miệng: nếu bạn không rửa tay kĩ sau khi thay tả cho trẻ lỵ trực trùng, bạn sẽ lây nhiễm cho chính bạn. Tiếp xúc trực tiếp người sang người là con đường lây phổ biến nhất.
  • Ăn thức ăn bị nhiễm bẩn: người nhiễm khuẩn chuẩn bị bữa ăn có thể lây cho người ăn. Một số loại rau, thức ăn có thể là nguồn nhiễm vì bón phân chưa qua xử lý.
  • Uống nước nhiễm bẩn chứa vi khuẩn E.coli

Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: độ tuổi thường gặp nhất
  • Sống tập thể chung một nhà hoặc sinh hoạt tập thể, dễ lây vi khuẩn từ người này sang người khác do tiếp xúc. Dịch Shigella dễ bùng phát hơn tại các trung tâm chăm trẻ (vườn trẻ), bể bơi tập thể, viện dưỡng lão, nhà tù, trại lính.
  • Sống hoặc du lịch đến những nơi thiếu vệ sinh. Ví dụ những người sống hoặc du lịch đến các nước đang phát triển thì dễ bị nhiễm Shigella hơn.
  • Đồng tính nam: quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ cao hơn do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc không trực tiếp giữa miệng và hậu môn.

Biến chứng

Nhiễm Shigella thường khỏi mà không để lại biến chứng, dù có thể khiến bạn mất vài tuần đến vài tháng để đường ruột của bạn hoạt động lại như bình thường. Biến chứng bao gồm:

  • Mất nước: tiêu chảy liên tục sẽ khiến bạn mất nước, triệu chứng gồm: hoa mắt, buồn nôn, mắt trũng, tả khô (tiểu ít), khóc không ra nước mắt.
  • Co giật: Trong lỵ trực trùng, co giật có thể do sốt cao, cũng có thể do độc tố của trực khuẩn Shigella (trong thể co giật sớ, chưa có sốt). Nếu đứa trẻ của bạn có co giật, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.
  • Sa trực tràng: trong trường hợp này, sự tổn thương và tăng nhu động ruột khi bị lỵ trực trùng gây bong một lớp nội mạc trực tràng sa ra ngoài hậu môn.
  • Hội chứng huyết tán tăng urê máu: Biến chứng này thường gặp hơn trong trường hợp nhiễm vi khuẩn E.coli, có thể dẫn đến thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu và suy thận cấp.
  • Liệt ruột: Hiếm, ruột của bạn sẽ bị tê liệt, không có nhu động để tống phân và khí ra ngoài. Triệu chứng gồm: đau bụng, bụng chướng, sốt và yếu cơ. Nếu không kịp thời điều trị, ruột của bạn sẽ bị giãn ra, nhiễm trùng, vỡ ra, gây viêm phúc mạc, một nhiễm trùng đe dọa tính mạng đòi hỏi điều trị ngoại khoa.
  • Viêm khớp phản ứng: triệu chứng gồm sưng, nóng, đỏ, đau khớp ( thường gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp ngón chân và khớp háng), viêm kết mạc, tiểu rát buốt.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn

Hầu hết những người bị nhiễm Shigella đều tự khỏi mà không cần gặp bác sĩ. Nhưng nếu trẻ đau nặng hoặc sốt cao thì cần điều trị.

Những điều bạn có thể làm: trước khi đến gặp bác sĩ, bạn có thể chuẩn bị để trả lời những câu hỏi sau:

  • Triệu chứng như thế nào?
  • Khi nào thì triệu chứng bắt đầu xuất hiện
  • Trẻ của bạn có phơi nhiễm với vi khuẩn Shigella hay không ?
  • Bạn hoặc con của bạn có sốt hay không? Nếu có thì nhiệt độ bao nhiêu?

Bạn có thể chờ đợi ở bác sĩ điều gì?

  • Trong suốt quá trình khám, bác sĩ sẽ ấn nhiều vùng khác nhau trên bụng để xem có đau hay không, bụng mềm hay có phản ứng gì hay không? Bác sĩ cũng có thể sử dụng gạc để chứa phân làm xét nghiệm, hoặc sẽ hướng dẫn cho bạn cách lấy và gửi mẫu phân để xét nghiệm chứng minh sự nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán

Tiêu chảy hay tiêu chảy phân nhầy máu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, muốn kết luận là do nhiễm Shigella thì phải lấy mẫu phân làm xét nghiệm để tìm sự hiện diện của vi khuẩn hay độc tố của chúng.

Điều trị

Nhiễm Shigella thường tự khỏi trong vòng 5 đến 7 ngày. Bù dịch mất do tiêu chảy có thể là triệu chứng duy nhất, đặc biệt nếu sức khỏe của bạn tốt và vi khuẩn Shigella suy yếu.

Tránh các thuốc điều trị tiêu chảy, như Loperamid (Imodium) hoặc atropine (Lomoti) , vì nó có thể khiến tình trạng của bạn trở nên xấu hơn.

Kháng sinh: Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn Shigella nặng, kháng sinh có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn Shigella có thể kháng thuốc. Vì vậy, tốt hơn vẫn không nên dùng kháng sinh trừ khi nhiễm trùng nặng. Kháng sinh cần thiết cho trẻ em, người già, người nhiễm HIV cũng như trong những trường hợp có nguy cơ lây bệnh cao cho người khác.

Bù nước và điện giải: Nhìn chung, uống nước có thể bù được lượng dịch mất đi do tiêu chảy. Trẻ em cũng có thể bù dịch bằng đường uống, như dịch Pedialyte ở Mỹ, còn tại Việt nam có tên là orezol ORS. Trẻ em hay người lớn nếu mất nước nặng đều cần được điều trị ở bệnh viện, nơi có thể truyền dịch và điện giải đường tĩnh mạch, hơn là đường miệng. Bù nước, điện giải, dinh dưỡng đường tĩnh mạch sẽ nhanh hơn là đường tiêu hóa.

Phòng ngừa

5 hướng dẫn để phòng ngừa Shigella

5 hướng dẫn để phòng ngừa Shigella

Dù tổ chức Y Tế Thế giới đã và đang tìm kiếm vaccine vi khuẩn Shigella, nhưng hiện nay vẫn chưa có. Để ngăn chặn dịch bùng phát, cần phải:

  • Rửa tay thường xuyên và kĩ lưỡng
  • Giám sát trẻ nhỏ rửa tay
  • Xử lý tả bẩn một cách sạch sẽ
  • Khử trùng (tẩy uế) những nơi vừa thay tả cho trẻ
  • Không chuẩn bị thức ăn, nấu ăn cho người khác khi đang bị tiêu chảy
  • Giữ trẻ tiêu chảy xa khỏi những trẻ khác
  • Tránh uống hay vô tình nuốt nước từ ao hồ, hồ bơi chưa xử lý đúng
  • Tránh quan hệ tình dục với bất kì ai đang bị tiêu chảy hay mới khỏi tiêu chảy.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/e/basics/definition/con-20028418

Bài viết Bệnh lỵ trực trùng – nhiễm trùng Shigella được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3-5 ngày tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-3-5-ngay-tuoi/ Thu, 17 Dec 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-3-5-ngay-tuoi/ chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 -5 ngày tuổi

Giai đoạn 3-5 ngày tuổi trẻ sẽ ngủ hầu hết thời gian. Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn hoặc bị di chuyển đột ngột.

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3-5 ngày tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 -5 ngày tuổi

Những hành vi thông thường của trẻ và cách chăm sóc

Chăm sóc bé từ 3-5 ngày tuổi

  • Trẻ thường sử dụng cả chân và tay như nhau khi di chuyển, cần chú ý nâng đỡ đầu của trẻ.
  • Trẻ sẽ ngủ phần lớn thời gian trong ngày, chỉ thức giấc khi muốn ăn hay thay tã.
  • Trẻ có thể biểu đạt yêu cầu của mình bằng cách khóc.
  • Trẻ có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn hoặc bị di chuyển đột ngột.
  • Trẻ sơ sinh thường hay hắt xì và nấc cụt. Hắt xì không có nghĩa là trẻ bị cảm lạnh.
  • Trẻ có thể bị vàng da trong tuần đầu, nếu dấu hiệu vàng da nhẹ thì không cần phải điều trị, tuy nhiên vẫn nên được kiểm tra bởi các bác sĩ.
  • Da trẻ có thể khô, có vảy hoặc lột da. Những nốt nhỏ màu đỏ ở mặt hay cổ là bình thường.
  • Dây rốn sẽ khô và rụng trong 10-14 ngày đầu. Giữ cho rốn trẻ sạch sẽ và khô ráo.
  • Bé gái có thể có dịch trắng hay màu đỏ nhạt chảy ra từ âm đạo, đó là chuyện bình thường. Đối với bé trai mới sinh chưa cắt bao quy đầu, đừng cố kéo bao quy đầu xuống. Nếu bé đã được cắt bao quy đầu, hãy lật phần da và làm sạch đầu dương vật cho bé. Bôi Vaseline vào đỉnh dương vật cho đến khi máu hay dịch ngừng chảy. Trong tuần đầu tiên sau khi cắt bao quy đầu, một lớp vàng ở ngoài dương vật là bình thường.
  • Để phòng ngừa nổi ban do tã, hãy giữ cho trẻ sạch sẽ và khô ráo. Ngược lại, nếu vùng được lót tã tấy lên, dùng kem hay thuốc mỡ đặc hiệu cho tã bôi lên. Tránh lau tã bằng cồn hay những chất lỏng gây kích ứng da.
  • Trẻ nên được tắm nhanh bằng gạc, bọt biển cho đến khi rụng rốn. Khi da ở trên rốn đã được đóng kín, có thể cho trẻ tắm bồn. Nhớ cẩn thận vì khi người trẻ ướt, trẻ rất dễ tuột. Trẻ không cần phải tắm hàng ngày, tuy nhiên nếu trẻ tỏ ra thích thú tắm, điều đó cũng không có gì bất thường. Bạn có thể thoa kem làm mịn da hay nước thơm cho trẻ sau tắm.
  • Lau phần tai ngoài của trẻ bằng khăn hoặc tăm bông, nhưng đừng bao giờ đưa tăm bông vào trong ống tai của trẻ. Ráy tai của bé sẽ tự bong ra và thoát khỏi tai. Nếu bạn đưa tăm bông vào, ráy tai có thể sẽ bị dính lại, khô và khó thoát ra ngoài.
  • Làm sạch da đầu của trẻ 1-2 ngày/ 1 lần. Dùng khăn hoặc bàn chải mềm bằng sợi tổng hợp lau nhẹ nhàng đầu trẻ. Có thể sử dụng bàn chải đánh răng mới làm bằng sợi tổng hợp mềm. Cách này có thể ngăn ngừa việc hình thành một lớp dày, khô và có vảy trên da đầu của trẻ.
  • Làm sạch nhẹ nhàng nướu của trẻ bằng vải mềm hay một miếng gạc 1-2 ngày/lần.

Tiêm chủng

  • Trẻ sơ sinh nên được tiêm 1 liều viêm gan B trước khi rời khỏi bệnh viện
  • Nếu mẹ của trẻ bị viêm gan B, cần tiêm cho trẻ 1 mũi vaccin viêm gan B đầu tiên ở bệnh viện, thêm vào 1 liều Globulin miễn dịch viêm gan B trước 7 ngày đầu sau sinh. Cần chú ý nhắc đến vấn đề này cho các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Kiểm tra

Tất cả các trẻ nên được kiểm tra chuyển hóa sơ sinh, còn gọi là test “PKU” trước khi rời bệnh viện. Test này được yêu cầu bởi luật của bang. Nó dùng để kiểm tra các tình trạng chuyển hóa và sự thừa hưởng nó từ bố mẹ. Test lần 2 có thể được yêu cầu tùy theo độ tuổi của trẻ khi trẻ được xuất viện. Hãy hỏi bác sĩ nếu trẻ cần phải kiểm tra lần khác nữa. Test này rất quan trọng để phát hiện tình trạng bệnh lý ở trẻ, có thể giúp cứu sống trẻ. Khả năng nghe của trẻ cũng nên được kiểm tra trước khi cho trẻ xuất viện.

Bú mẹ

  • Cho trẻ bú mẹ là một phương pháp cho ăn được ưa thích cho hầu hết các trẻ. Đưa đến sự phát triển tốt nhất và phòng tránh các bệnh tật. Các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (không dùng sữa công thức, nước hay chất lỏng khác).
  • Sữa mẹ rẻ, cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất và luôn có sẵn. Sữa ở nhiệt độ thích hợp và luôn sẵn sàng để cho bú.
  • Trẻ thường bú khoảng 2-3 tiếng/ lần. Cách cho trẻ bú có thể rất đa dạng. Hãy lưu ý với nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ nếu bạn có vấn đề trong việc cho bú, hoặc núm vú bạn bị đau hoặc bạn bị đau khi cho bú. Nếu trẻ bú tốt thì không cần thêm sữa công thức sau bữa bú. Sữa công thức có thể gây trở ngại cho trẻ học bú tốt hoặc có thể làm giảm lượng cung cấp sữa của mẹ.
  • Nếu trẻ chỉ bú mẹ hoặc uống <16 onuces (480 ml) sữa công thức/ngày thì phải bổ sung vitamin D cho trẻ.

Nuôi bé bằng sữa bột

  • Nếu bé không bú sữa mẹ, có thể cho bé ăn sữa bột có bổ sung chất sắt.
  • Sữa bột là loại sữa công thức rẻ nhất, cách pha thường là trộn lẫn 1 thìa sữa bột và 60ml nước. Có thể mua sữa công thức dưới dạng sữa lỏng, đã được khuấy từ lượng cân bằng giữa sữa và nước. Có loại sữa pha sẵn để cho bú nhưng nó rất đắt.
  • Sữa công thức nên được giữ lạnh sau khi đã pha. Sau khi trẻ uống xong, sữa còn dư trong bình phải được đổ đi.
  • Làm ấm sữa công thức lạnh bằng cách ngâm bình sữa công thức vào một bát nước ấm. Đừng bao giờ làm nóng bình sữa bằng lò vi sóng vì bình sữa có thể làm bỏng miệng trẻ.
  • Vòi nước sạch có thể được sử dụng cho sự chuẩn bị sữa. Luôn luôn để vòi nước lạnh chảy vài giây trước khi sử dụng cho sữa công thức.
  • Đối với những gia đình thường sử dụng nước đóng chai, nước dành cho trẻ có Flour có thể được tìm thấy ở trong sữa công thức hoặc gian hàng thức ăn ở tiệm tạp hóa.
  • Nước để pha vào sữa công thức phải được kiểm tra hàm lượng nitrat, nước phải được nấu sôi, làm mát để đảm bảo an toàn.
  • Bình sữa và núm vú nên được rửa bằng nước xà phòng ấm, có thể rửa bằng máy rửa chén.
  • Sữa và bình sữa của trẻ không cần phải tiệt trùng nếu nước pha sữa an toàn.
  • Trẻ sơ sinh không nên uống bất kỳ loại nước lọc, nước trái cây hay thức ăn lỏng nào khác.

Quá trình bài tiết

  • Trẻ bú mẹ thường đi phân mềm, màu vàng sau hầu hết các bữa bú, bắt đầu khoảng thời gian mẹ có sữa nhiều hơn. Trẻ bú sữa công thức thường đi 1-2 lần/ ngày trong những tuần đầu tiên. Trẻ bú sữa mẹ và bú sữa công thức đều sẽ đi phân ít thường xuyên hơn sau 2-3 tuần đầu. Trẻ có thể càu nhàu, phát ra tiếng nói hay đỏ mặt khi đưa hơi ra khỏi hậu môn, hay còn gọi là “địt”.
  • Trong những ngày đầu tiên trẻ đi tiểu từ 1-2 lần. Từ ngày thứ 5 trở đi, 1 ngày trẻ đi tiểu từ 6-8/lần, nước tiểu màu vàng trong hay vàng nhạt.

Giấc ngủ

  • Luôn luôn đặt em bé nằm ngửa khi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm các nguy cơ đột tử hay còn gọi là SIDS.
  • Không bao giờ để trẻ nằm trên giường có gối, chăn mềm hay những đồ chơi bằng len.
  • Trẻ sẽ an toàn nhất khi ngủ ở không gian riêng dành cho trẻ. Nôi đặt cạnh giường của bố mẹ sẽ giúp bố mẹ dễ dàng chăm sóc trẻ hơn vào ban đêm.
  • Đừng bao giờ cho trẻ nằm chung giường với những đứa trẻ lớn hơn, người lớn hút thuốc, uống rượu bia hay người béo phì.
  • Đừng bao giờ đặt trẻ nằm trên đệm nước hoặc đệm hơi vì có thể làm gương mặt trẻ biến dạng theo.

Mẹo dành cho các bố mẹ

cham-soc-tre-3_5-ngay-tuoi

  • Trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ, chưa thể hư được. Trẻ cần được bồng, ôm ấp, tương tác để đạt được các kĩ năng xã hội và sự gắn bó tình cảm với ba mẹ. Hãy nói chuyện và ra hiệu với trẻ thường xuyên. Trẻ sơ sinh rất thích được đung đưa nhẹ nhàng, vỗ về nó.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ. Tránh những sản phẩm có mùi và có màu vì dễ gây kích ứng do làn da nhạy cảm của trẻ. Sử dụng chất tẩy rửa dành cho trẻ sơ sinh cho áo quần của trẻ, không dùng chất làm mềm vải.
  • Nếu trẻ có biểu hiện ốm hoặc bị sốt (nhiệt độ đo lần gần nhất >38 độ C/ 100.4 độ F) hãy gọi cho bác sĩ. Không cần đo nhiệt độ khi trẻ không có biểu hiện bị ốm. Kẹp nhiệt ở hậu môn là đáng tin cậy nhất. Cặp nhiệt ở tai không chính xác với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đừng cho trẻ uống những loại thuốc không cần kê toa mà chưa hỏi ý kiến của các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nếu trẻ ngừng thở, xanh tái hay không đáp ứng hãy gọi cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu trẻ bị vàng da, hãy gọi cho nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay.

An toàn

  • Hãy đảm bảo nhà là nơi an toàn dành cho trẻ. Đặt bình nấu nước ở nhà bạn ở 120 độ F (49 độ C).
  • Hãy tạo ra một môi trường không thuốc lá và không thuốc phiện cho trẻ.
  • Không bao giờ để trẻ một mình ở những bề mặt cao.
  • Không sử dụng giường cũi rẻ tiền hoặc cũ. Giường cũi phải đạt những tiêu chuẩn an toàn, những thanh gỗ cách nhau không quá 2 và 3/8 inch.
  • Đứa trẻ nên được đặt trong một ghế ngồi cho trẻ ở giữa chỗ ngồi đằng sau xe, quay lưng lui sau cho đến khi trẻ được ít nhất 1 tuổi và nặng trên 20lbs/9.1 kg.
  • Lắp thiết bị phát hiện khói trong nhà và thay pin thường xuyên.
  • Cẩn thận khi mang chất lỏng hoặc những vật sắc nhọn khi bạn đang đứng cạnh trẻ.
  • Luôn là người trực tiếp trông coi trẻ trong mọi thời điểm, kể cả khi trẻ tắm. Đừng trông chờ những đứa trẻ lớn hơn sẽ trông coi trẻ.
  • Trẻ sơ sinh không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh phơi nắng trẻ bằng cách sử dụng quần áo, mũ, chăn hay dù để che cho trẻ.

Lần khám tiếp theo

Lần kiểm tra sức khỏe tiếp theo cho trẻ khi trẻ được 1 tháng tuổi. Hoặc sớm hơn theo bác sĩ yêu cầu nếu trẻ có dấu hiệu vàng da hay có vấn đề trong việc bú mẹ.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_3to5Days.pdf

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3-5 ngày tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 4 tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-4-tuoi/ Tue, 29 Sep 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-4-tuoi/ chăm sóc trẻ giai đoạn 4 tuổi

Ở giai đoạn 4 tuổi bé thường ăn uống kém, giảm cảm giác thèm ăn, có những giai đoạn bé chỉ thích một số giới hạn các món ăn và lúc nào cũng chỉ thích ăn những món giống nhau.

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 4 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chăm sóc trẻ giai đoạn 4 tuổi

Sự phát triển thể chất

Đứa trẻ 4 tuổi của bạn có thể nhảy lò cò trên một chân, nhảy chân sáo, đổi chân khi xuống cầu thang, đi xe đạp 3 bánh và mặc quần áo (đôi khi cần chút ít sự trợ giúp khi kéo dây kéo hoặc cài nút).

Bên cạnh đó, bé có thể:

  • Tự đánh răng.
  • Sử dụng muỗng và nĩa trong khi ăn.
  • Tung và chụp bóng.
  • Xếp được tháp cao từ 10 mẩu lắp ghép.

Sự phát triển về mặt tình cảm

Đứa trẻ 4 tuổi của bạn có thể:

  • Có một người bạn tưởng tượng.
  • Tin rằng những giấc mơ là sự thật.
  • Rất xông xáo trong các trò chơi tập thể.

Thiết lập và thực thi những giới hạn trong cách cư xử của trẻ và củng cố những hành vi mong muốn.

Hãy tính đến việc cho trẻ đi học mẫu giáo hoặc tham gia các chương trình học phù hợp với lứa tuổi.

Hãy đảm bảo là bạn có đọc sách cho con nghe.

Sự phát triển về mặt xã hội

  • Con bạn nên được chơi những trò chơi tương tác với trẻ khác, học cách chia sẻ và luân phiên nhau thông qua các trò chơi.
  • Bạn nên thiết lập kế hoạch những buổi gặp mặt để con bạn có cơ hội giao lưu với những trẻ khác.
  • Bé sẽ thích thú khi cùng bạn chơi những trò chơi giả vờ .
  • Có thể bé sẽ lờ đi những luật chơi trong các trò chơi tập thể trừ khi bé thấy nó lợi thế cho mình.
  • Con bạn có thể tò mò hoặc hay muốn chạm vào bộ phận sinh dụng. Hãy đón chờ những câu hỏi của trẻ về cơ thể và nên dùng những thuật ngữ chính xác khi thảo luận với con.

Sự phát triển trí óc

Tầm tuổi này bé nên:

  • Nhận biết được màu sắc, đọc được một đoạn thơ ngắn hoặc hát một bài hát phù hợp với lứa tuổi.
  • Có vốn từ vựng khá rộng rãi.
  • Nói một cách rõ ràng đủ để người khác có thể hiểu.
  • Có thể vẽ một dấu chéo.
  • Có thể vẽ người với ít nhất 3 bộ phận.
  • Có thể viết được tên và họ của mình.

Chủng ngừa

Trước khi đi học, bé nên được chích đầy đủ các thuốc sau:

  • Liều thứ 5 của vắc xin dtap (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà).
  • Liều thứ 4 của vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt (ipv).
  • Liều thứ 2 của vắc xin mmr – v (ngừa sởi, quai bị, rubella và thủy đậu).
  • Vắc xin cúm nên được xem xét cho bé tiêm nhắc hằng năm trong mùa cúm.

Có thể cho bé dùng thuốc trước khi tới phòng khám để tiêm ngừa, hoặc ngay khi bạn trở về nhà để giảm thiểu khả năng bé bị sốt hoặc khó chịu khi tiêm vắc xin dtap. Chỉ cho bé sử dụng những loại thuốc thông thường không kê đơn để giúp giảm đau, giảm những triệu chứng khó chịu hoặc sốt được chỉ dẫn bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Kiểm tra sức khỏe

Thính lực và thị lực của bé nên được kiểm tra. Con bạn có thể được khám để tầm soát bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, cholesterol cao và bệnh lao, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bé về các kiểm tra và tầm soát cần thiết.

Dinh dưỡng

  • Ở lứa tuổi này bé thường ăn uống kém, giảm cảm giác thèm ăn, có những giai đoạn bé chỉ thích một số giới hạn các món ăn và lúc nào cũng chỉ thích ăn những món giống nhau.
  • Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường.
  • Khuyến khích sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Hạn chế nước trái cây ở mức 4-6 ounces một ngày (tương đương với 120-180 ml). Hãy chọn các loại trái cây có chứa vitamin C.
  • Khuyến khích trẻ trò chuyện trong bữa ăn để giúp bé tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong giao tiếp xã hội mà không cần chú ý tới lượng thức ăn.
  • Tránh xem tivi trong khi ăn.

Sự bài tiết

Phần lớn bé 4 tuổi có thể tập bỏ tã. Tuy nhiên tiểu dầm vào ban đêm có thể thường xuyên xảy ra, hiện tượng này là bình thường.

Xem thêm bài tiểu dầm ở trẻ em của THs. BS. Nguyễn Duy Nam Anh

Giấc ngủ

  • Bé nên được ngủ trên giường riêng của mình.
  • Ác mộng và nỗi sợ hãi bóng đêm rất phổ biến ở tuổi này. Nếu điều đó xảy ra, bạn nên nói chuyện với nhân viên chăm sóc sức khỏe của bé.
  • Đọc sách trước khi đi ngủ vừa giúp con bạn có thêm kinh nghiệm liên kết xã hội vừa giúp tinh thần bé dịu lại để chuẩn bị bước vào giấc ngủ. Hãy tạo cho bé những thói quen tốt trước khi đi giấc ngủ đều đặn mỗi ngày.
  • Những rối loạn trong giấc ngủ có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng trong gia đình và nên được bàn bạc với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con bạn nếu chúng trở nên thường xuyên.
  • Khuyến khích bé đánh răng trước khi ngủ và mỗi buổi sáng.

Lời khuyên dành cho ba mẹ

  • Cố gắng cân bằng những nhu cầu của con giữa việc là một cá nhân độc lập và việc phải tuân theo các nguyên tắc ngoài xã hội.
  • Hãy để cho bé đảm nhận một số việc vặt trong nhà.
  • Cho phép bé có sự chọn lựa của riêng mình và cố gắng hạn chế nói “không” với con mọi lúc mọi nơi.
  • Có rất nhiều ý kiến về vấn đề kỉ luật. Hãy lựa chọn sự nhân ái, có chừng mực và công bằng. Bạn nên thảo luận các phương án kỉ luật của mình với nhân viên chăm sóc trẻ. Tránh phạt hoặc khiển trách con trước mặt người khác.
  • Hãy nói với trẻ các ranh giới và giới hạn một cách thật rõ ràng. Hậu quả của các hành vi xấu nên được thảo luận để bé biết trước khi đưa vào thực hiện.
  • Những hành vi tốt của bé nên được khen ngợi.
  • Hạn chế tối đa thời gian xem tivi. Những hành vi thụ động này đã tước bỏ cơ hội để trẻ phát triển khả năng trò chuyện và tương tác xã hội.

An toàn

  • Hãy cho bé một môi trường sống không thuốc lá và không ma túy.
  • Hãy luôn đội nón bảo hiểm cho bé khi bé đi xe đạp 2 bánh hoặc 3 bánh.
  • Hãy dùng cửa ở các đầu cầu thang để tránh việc trẻ bị ngã xuống.
  • Tiếp tục sử dụng ghế ngồi xe hơi chuyên dụng cho trẻ em có mặt quay về phía trước (facing car seat) cho tới khi bé đạt tới chiều cao và cân nặng tối đa cho phép đối với loại ghế đó. Khi bé lớn hơn, hãy sử dụng một ghế phụ.

Ghế ngồi phụ

Hình minh họa ghế phụ. Nguồn: mombabyfun.pixnet.net
Loại ghế phụ này cần thiết cho bé cho tới khi bé đạt được chiều cao 145cm và ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi

  • Trang bị thiết bị báo cháy cho nhà bạn.
  • Hãy thảo luận với bé về các kế hoạch thoát thân nếu có hỏa hoạn xảy ra.
  • Hãy bảo quản thuốc, các chất độc hại với nắp kín và để ngoài tầm với của trẻ.
  • Nếu vũ khí được lưu giữ trong nhà, cả súng và đạn dược đều phải được khóa và bảo quản riêng biệt.
  • Cẩn thận với nước nóng và các loại chất lỏng nóng khác, hãy đảm bảo rằng tay cầm của bếp lò quay ngược vào trong đề phòng con bạn kéo nó lên nếu bạn để nó quay ra ngoài.
  • Bảo quản dao xa tầm với của trẻ em.
  • Hãy thảo luận với con bạn về các kĩ năng an toàn trên đường phố và dưới nước. Khi bé chơi gần đường hoặc nơi có nước bắt buộc phải có sự giám sát cẩn thận của người lớn.
  • Hãy dặn con bạn không được đi với người lạ hoặc nhận quà, kẹo từ người lạ. Khuyến khích bé nói với bạn nếu có một ai đó chạm vào bé một cách đáng ngờ hoặc tại một nơi không thích hợp.
  • Hãy nói với con rằng không một người lớn nào có thể bảo con giữ bí mật điều gì đó với ba mẹ và không một người lớn nào có quyền thấy hoặc chạm vào phần kín của con.
  • Cảnh báo bé không được đi lại gần những chú chó lạ, đặc biệt là khi chúng đang ăn.
  • Cho bé sử dụng kem chống nắng có độ spf 15 hoặc hơn khi ra ngoài trời để bảo vệ da khỏi tia cực tím uv-a và uv-b. Không dùng kem chống nắng có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về da sau này.
  • Chỉ con bạn cách gọi điện tới số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
  • Hãy ghi nhớ số điện thoại của trung tâm chống độc khu vực bạn ở và để nó bên cạnh điện thoại. Nên chuẩn bị trước tình huống làm sao để được chấp thuận điều trị khẩn cấp nếu lúc đó bạn không có mặt. Có thể bạn sẽ cần phải thảo luận các lựa chọn khác nhau với nhân viên chăm sóc sức khỏe của mình.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_4Years.pdf

 

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 4 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 7 tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-7-tuoi/ Fri, 04 Sep 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-7-tuoi/ chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 7 tuổi

Ở lứa tuổi này, ngủ đủ giấc vẫn quan trọng cho con bạn. Đọc sách trước khi ngủ giúp trẻ thư giãn. Bé nên duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế để trẻ xem tivi trước khi đi ngủ.

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 7 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 7 tuổi

Hoạt động trường lớp

Bạn nên thường xuyên nói chuyện với giáo viên của trẻ để hiểu về tình trạng trẻ ở trường.

Sự phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội.

  • Trẻ nên thích thú chơi đùa cũng bạn bè, tuân thủ các luật chơi, chơi các trò chơi đối kháng hay theo đội. Trẻ rất năng động ở lứa tuổi này.
  • Bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi theo đội hoặc chơi thể thao; sau chương trình học ở trường bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội và đừng bỏ con một mình ở nhà sau giờ học.
  • Sự tò mò sinh lý ở độ tuổi này cũng phổ biến, bạn nên trả lời câu hỏi của con rõ ràng bằng những từ ngữ phù hợp.

Chủng ngừa

Trước khi nhập học, trẻ nên được chủng ngừa các liều vaccine mới nhất, nhưng bác sĩ có thể đề nghị chủng ngừa thêm các liều trẻ đã bỏ lỡ. Bạn nên đảm bảo trẻ được chủng ngừa ít nhất 2 liều sởi, quai bị rubella, và thủy đậu. Bạn nên lưu ý vaccine tiêm tổng hợp cả 4 loại này. Trong mùa dịch cúm hằng năng bạn có thể tiêm phòng vaccine cúm cho con mình.

Kiểm tra

Trẻ có thể cần được kiểm tra bệnh thiếu máu hay lao phổi, tùy theo yếu tốt nguy cơ.

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

Chăm sóc răng cho bé 7 tuổi

  • Khuyến khích trẻ uống sữa ít béo và dùng các thực phẩm từ sữa.
  • Hạn chế nước ép trái cây từ 240 đến 360 ml mỗi ngày. Hạn chế các thức uống có nhiều đường hay soda.
  • Tránh thức ăn nhiều chất béo, nhiều muối và đường.
  • Tạo điều kiện để bé phụ bạn lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn. Trẻ 6 tuổi thì thích phụ giúp việc bếp núc.
  • Sắp xếp thời gian để cả gia đình cùng nhau dùng bữa, và khuyến khích giao tiếp nói chuyện trong bữa ăn.
  • Thiết kế bữa ăn nhiều dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
  • Theo dõi trẻ đánh răng và khuyến khích trẻ dùng chỉ nha khoa.
  • Bổ sung fluoride nếu bạn được khuyến cáo nguồn nước ở nhà bạn không đủ fluoride.
  • Sắp xếp các buổi khám răng định kỳ cho con bạn.

Phòng tránh

Trẻ tiểu dầm ở lứa tuổi này cũng có thể vẫn còn phổ biến, đặc biệt là cho các bé nam hoặc các bé gia đình có tiền sử tiểu dầm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn lo lắng.

Xem thêm bài tiểu dầm ở trẻ em

Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc vẫn quan trọng cho con bạn. Đọc sách trước khi ngủ giúp trẻ thư giãn. Bé nên duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế để trẻ xem tivi trước khi đi ngủ.

Những lưu ý dành cho ba mẹ

  • Cần tạo sự cân bằng giữa việc cho trẻ phát triển độc lập và tuân thủ các quy tắc xã hội.
  • Nên nhận ra khi trẻ cần sự riêng tư.
  • Nên giữ liên lạc tốt với giáo viên tại trường. Hỏi con bạn về trường lớp.
  • Khuyến khích hoạt động phát triển thể chất mỗi ngày. Bạn có thể cùng đi bộ và nói chuyện với con hay đạp xe với trẻ.
  • Trẻ nên được giao vài việc vặt trong nhà hay vườn.
  • Bạn nên thống nhất và công bằng trong việc kỷ luật, cho trẻ thấy giới hạn với những hậu quả. Và bạn nên lưu ý để sửa lỗi hay kỷ luật trẻ nơi riêng tư và cần hạn chế các hình thức xử phạt thể chất đối với trẻ.
  • Giới hạn giờ xem tivi từ 1-2 giờ mỗi ngày. Trẻ xem tivi quá nhiều thì dễ có nguy cơ béo phì. Bạn cũng phải theo dõi các kênh tivi trẻ xem. Nếu nhà có truyền hình cáp, hãy chặn các kênh không phù hợp với trẻ nhỏ.

Sự an toàn

  • Tạo một môi trường không thuốc lá và các chất kích thích cho trẻ.
  • Luôn cho con bạn mang nón bảo hiểm phù hợp khi trẻ chạy xe đạp. Bạn cũng nên làm gương đội nón và chạy xe đạp đúng cách.
  • Nên để trẻ ngồi ở ghế trẻ em sau xe, đừng bao giờ để trẻ ngồi ở ghế trước với túi khí bảo vệ.
  • Trang bị cho nhà mình thiết bị báo cháy và thay pin thường xuyên.
  • Cho con bạn biết cách thoát ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn, và dạy trẻ không nghịch với que diêm, bật lửa hay nến.
  • Tránh mua các thiết bị có động cơ cho trẻ hay các xe địa hình cho trẻ.
  • Các loại thuốc và chất độc được đậy cẩn thận và tránh xa tầm tay trẻ.
  • Nếu có súng trong nhà, súng và đạn nên được khóa và cất riêng biệt.
  • Bạn nên dạy con cẩn thận với xe cộ và sông hồ. Luôn luôn giám sát khi trẻ chơi cạnh đường hay gần sông hồ. Đừng bao giờ để trẻ bơi mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Bạn nên dạy con cẩn thận khi giao tiếp hay nhận quà, kẹo từ người lạ. Khuyến khích con bạn kể lại khi người lạ chạm vào một cách bất thường hay ở những chỗ không phù hợp.
  • Cảnh báo con bạn khi trẻ muốn lại gần những con vật lạ, đặc biệt khi chúng đang ăn.
  • Cần chắc chắn con bạn đeo kính chống lại tia UV-A và UV-B với độ chống nắng thấp nhất là SPF-15 khi trẻ ra ngoài dưới nắng để giảm tác hại của cháy nắng. Việc cháy nắng sớm có thể dẫn tới những vấn đề về da nghiêm trọng sau này cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ biết cách gọi đường dây khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
  • Đảm bảo trẻ biết địa chỉ và số điện thoại cũng như tên đầy đủ của ba mẹ, số điện thoại di động hay số điện thoại công sở.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_7Years.pdf

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 7 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-6-tuoi/ Thu, 03 Sep 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-6-tuoi/ chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tuổi

Trẻ 6 tuổi có thể nhảy lò cò, nhảy qua vật cản hay giữ thăng bằng trên 1 chân ít nhất trong 10 giây và có thể chạy xe đạp.

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tuổi

Sự phát triển thể chất

Trẻ 6 tuổi có thể nhảy lò cò, nhảy qua vật cản hay giữ thăng bằng trên một chân trong ít nhất 10 giây và có thể chạy xe đạp.

Sự phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội

Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tháng tuổi

  • Trẻ 6 tuổi nên thích thú chơi với bạn bè và muốn học theo các bạn nhưng vẫn muốn được sự đồng ý của cha mẹ. Trẻ có thể tuân thủ luật và chơi các trò chơi đối kháng như các trò chơi dùng các thẻ hay lá bài, các trò chơi thể thao theo đội. Trẻ em ở độ tuổi này rất năng động. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn quá hiếu động, khả năng tập trung kém một cách bất thường, hoặc là rất hay quên.
  • Bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi theo đội hoặc chơi thể thao. Sau chương trình học ở trường bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội và đừng bỏ con một mình ở nhà sau giờ học.
  • Sự tò mò sinh lý ở độ tuổi này cũng phổ biến, bạn nên trả lời câu hỏi của con rõ ràng bằng những từ ngữ phù hợp.

Sự phát triển trí tuệ

Trẻ 6 tuổi có thể vẽ lại một viên kim cương hoặc vẽ một người với ít nhất 14 điểm khác biệt. Trẻ cũng có thể nhớ tên họ của mình. Trẻ thuộc bảng chữ cái và có thể kể lại một câu chuyện với nhiều tình tiết.

Chủng ngừa

Trước khi nhập học, trẻ nên được chủng ngừa các liều vaccine mới nhất, nhưng bác sĩ có thể đề nghị chủng ngừa thêm các liều trẻ đã bỏ lỡ. Bạn nên đảm bảo trẻ được chủng ngừa ít nhất 2 liều sởi, quai bị rubella, và thủy đậu. Bạn nên lưu ý vaccine tiêm tổng hợp cả 4 loại này. Trong mùa dịch cúm hằng năng bạn có thể tiêm phòng vaccine cúm cho con mình.

Kiểm tra

Bạn nên kiểm tra tính lực và thị lực của trẻ. Trẻ cũng cần được kiểm tra bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì, lao phổi, hàm lượng cholesterol cao tùy theo các yếu tố nguy cơ của trẻ. Bạn nên thảo luận về nhu cầu và nguyên nhân với bác sĩ của trẻ.

Dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng

  • Khuyến khích trẻ uống sữa ít béo và dùng các thực phẩm từ sữa.
  • Hạn chế nước ép trái cây từ 120 đến 180 ml mỗi ngày đối với nước ép có chứa vitamin C.
  • Tránh thức ăn nhiều chất béo, nhiều muối và đường.
  • Tạo điều kiện để bé phụ bạn lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn. Trẻ 6 tuổi thì thích phụ giúp việc bếp núc.
  • Sắp xếp thời gian để cả gia đình cùng nhau dùng bữa, và khuyến khích giao tiếp nói chuyện trong bữa ăn.
  • Thiết kế bữa ăn nhiều dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
  • Theo dõi trẻ đánh răng và khuyến khích trẻ dùng chỉ nha khoa.
  • Bổ sung fluoride nếu bạn được khuyến cáo nguồn nước ở nhà bạn không đủ fluoride.
  • Sắp xếp các buổi khám răng định kỳ cho con bạn

Phòng tránh

Trẻ tiểu dầm ở lứa tuổi này cũng có thể vẫn còn phổ biến, đặc biệt là cho các bé nam hoặc các bé gia đình có tiền sử tiểu dầm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn lo lắng.

Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc vẫn quan trọng cho con bạn. Đọc sách trước khi ngủ giúp trẻ thư giãn. Bạn nên duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế để trẻ xem tivi trước khi đi ngủ.
Khi trẻ ngủ không ngon giấc thường xuyên, bạn có thể thảo luận với bác sĩ của mình.

Những lưu ý dành cho ba mẹ

  • Cần tạo sự cân bằng giữa việc cho trẻ phát triển độc lập và tuân thủ các quy tắc xã hội.
  • Nên nhận ra khi trẻ cần sự riêng tư.
  • Nên giữ liên lạc tốt với giáo viên tại trường. Hỏi con bạn về trường lớp.
  • Khuyến khích hoạt động phát triển thể chất mỗi ngày. Bạn có thể cùng đi bộ và nói chuyện với con hay đạp xe với trẻ.
  • Trẻ nên được giao vài việc vặt trong nhà hay vườn.
  • Bạn nên thống nhất và công bằng trong việc kỷ luật, cho trẻ thấy giới hạn với những hậu quả. Và bạn nên lưu ý để sửa lỗi hay kỷ luật trẻ nơi riêng tư, cần hạn chế các hình thức xử phạt thể chất đối với trẻ.
  • Giới hạn giờ xem tivi từ 1-2 giờ mỗi ngày. Trẻ xem tivi quá nhiều thì dễ có nguy cơ béo phì. Bạn cũng phải theo dõi các kênh tivi trẻ xem. Nếu nhà có truyền hình cáp, hãy chặn các kênh không phù hợp với trẻ nhỏ.

Sự an toàn

  • Tạo một môi trường không thuốc lá và các chất kích thích cho trẻ.
  • Luôn cho con bạn mang nón bảo hiểm phù hợp khi trẻ chạy xe đạp. Bạn cũng nên làm gương đội nón và chạy xe đạp đúng cách.
  • Nếu nhà bạn có hồ bơi, luôn đóng cửa hồ bơi với hàng rào và cổng chốt. Và nên tập bơi cho trẻ.
  • Nên để trẻ ngồi ở ghế trẻ em sau xe, đừng bao giờ để trẻ ngồi ở ghế trước với túi khí bảo vệ.
  • Trang bị cho nhà mình thiết bị báo cháy và thay pin thường xuyên.
  • Cho con bạn biết cách thoát ra khỏi nhà khi có cháy, và dạy trẻ không nghịch với que diêm, bật lửa hay nến.
  • Tránh mua các thiết bị có động cơ cho trẻ.
  • Giữ các loại thuốc và chất độc xa tầm tay trẻ.
  • Nếu có súng trong nhà, súng và đạn nên được khóa và cất riêng biệt.
  • Cẩn thận các chất lỏng nóng, các vật sắc hay nặng trong nhà bếp đối với trẻ.
  • Bạn nên dạy con cẩn thận với xe cộ và sông hồ. Luôn luôn giám sát khi trẻ chơi cạnh đường hay gần sông hồ. Đừng bao giờ để trẻ bơi mà không có sự giám sát của người lớn.
  • Bạn nên dạy con cẩn thận khi giao tiếp hay nhận quà, kẹo từ người lạ. Khuyến khích con bạn kể lại khi người lạ chạm vào một cách bất thường hay ở những chỗ không phù hợp.
  • Cảnh báo con bạn khi trẻ muốn lại gần những con vật lạ, đặc biệt khi chúng đang ăn.
  • Cần chắc chắn con bạn đeo kính chống lại tia UV-A và UV-B với độ chống nắng thấp nhất là SPF-15 khi trẻ ra ngoài dưới nắng để giảm tác hại của cháy nắng. Việc cháy nắng sớm có thể dẫn tới những vấn đề về da nghiêm trọng sau này cho trẻ.
  • Đảm bảo trẻ biết cách gọi đường dây khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
  • Dạy con bạn tên trẻ, địa chỉ và số điện thoại cũng như tên ba mẹ, số điện thoại di động hay số điện thoại công sở.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_6Years.pdf

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 6 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-3-tuoi/ Tue, 30 Jun 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-3-tuoi/ chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 tuổi

Ở giai đoạn 3 tuổi bé lúc nào cũng sẵn sàng khóc lóc và ăn vạ, bé có thể thay đổi thái độ một cách rất nhanh chóng. Trẻ con ở độ tuổi này thường được thích nghịch nước và cát.

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 tuổi

Sự phát triển thể chất

Khi 3 tuổi, trẻ có thể:

  • Nhảy, đá bóng, đạp xe ba bánh và đổi chân khi leo lên cầu thang.
  • Biết mở nút và cởi quần áo, tuy nhiên có thể bé cần được giúp đỡ khi mặc vào.
  • Rửa và lau khô tay.
  • Vẽ một hình tròn.
  • Dọn dẹp đồ chơi với sự giúp đỡ của người lớn và làm một số việc nhà đơn giản.
  • Đánh răng. Tuy nhiên ba mẹ vẫn nên đảm nhiệm việc đánh răng cho bé ở độ tuổi này.

Sự phát triển cảm xúc

  • Lúc nào cũng sẵn sàng khóc lóc và ăn vạ là chuyện rất thường xuyên xảy ra đối với trẻ ở lứa tuổi này, song bé có thể thay đổi thái độ một cách rất nhanh chóng.
  • Ba tuổi, bé có thể sẽ sợ hãi khi gặp người lạ. Bé muốn nói với người khác về những giấc mơ của mình và không còn bám ba mẹ như trước nữa.

hình ảnh bé 3 tuổi khóc lóc ăn vạ
Nguồn ảnh minh họa: idpkids.com

Sự phát triển về mặt xã hội

  • Trẻ thường bắt chước ba mẹ và rất hứng thú với những hoạt động cùng với gia đình. Bé luôn tìm kiếm sự đồng thuận từ người lớn và không ngừng thử nghiệm các giới hạn mà người lớn đặt ra.
  • Bé biết chia sẻ đồ chơi với bạn và học cách đòi chúng về. Đứa trẻ ba tuổi thích chơi một mình hơn và có thể có những người bạn giả vờ mà bé tưởng tượng ra.
  • Bé hiểu sự khác biệt về giới tính.
  • Trẻ 3 tuổi đã hiểu biết hơn về bản thân mình, bé biết khoảng 1000 từ và bắt đầu sử dụng các đại từ như tôi, bạn và anh ấy. Những người lạ khi nói chuyện với bé có thể hiểu được 75% những gì bé nói.
  • Bé thường muốn đọc đi đọc lại những câu chuyện yêu thích, học những giai điệu và bài hát ngắn.
  • Bé nhận biết được một số màu sắc nhưng chỉ có thể tập trung trong một thời gian ngắn.

Chủng ngừa

  • Mặc dù không nằm trong lộ trình nhưng người chăm sóc sức khỏe của bé có thể đề nghị một số mũi chích nếu cần thiết trong lần thăm khám ở lứa tuổi này.
  • Bé nên được chích ngừa cúm hằng năm trong mùa cúm.

Dinh dưỡng

  • Tiếp tục cắt giảm lượng chất béo trong sữa bằng cách sử dụng các loại sữa có hàm lượng béo 2%, 1% hoặc sữa tách béo, nên cho bé dùng khoảng khoảng 16-24 ounces (473ml đến 700ml) sữa một ngày.
  • Cung cấp cho bé một chế độ ăn uống cân bằng với những bữa ăn tốt cho sức khỏe. Khuyến khích rau và trái cây.
  • Giới hạn lượng nước trái cây ở mức 4-6 ounces (118ml – 177ml) một ngày, nên dùng loại có chứa vitamin C và khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
  • Tránh các loại hạt, kẹo cứng và kẹo cao su.
  • Khuyến khích trẻ sử dụng muỗng nĩa và tự ăn.
  • Đánh răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ, hãy dùng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu và có chứa fluor.
  • Lên lịch đưa bé đi khám răng định kì.
  • Tiếp tục sử dụng viên bổ sung fluor như chỉ dẫn của nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Sự phát triển

  • Khuyến khích bé đọc sách và chơi những trò xếp hình đơn giản.
  • Trẻ con ở độ tuổi này thường thích được nghịch nước và cát.
  • Ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển thông qua các mối tương tác và đối thoại trực tiếp. Hãy khuyến khích con bạn thảo luận về những gì bé cảm thấy, những hoạt động diễn ra hàng ngày và kể chuyện.

Sự bài tiết

Phần đông trẻ 3 tuổi được tập bỏ tã vào ban ngày. Non nửa số trẻ vẫn còn tiểu dầm vào ban đêm. Nếu bé nhà bạn lỡ có tiểu ướt giường trong khi ngủ, không cần thiết phải phạt bé.

Hình ảnh bé tự đi vệ sinh
Nguồn ảnh minh họa: www.healtheworld.net

Giấc ngủ

  • Con bạn có thể sẽ chẳng ngủ trưa và sẽ trở nên cáu kỉnh khi bé mệt. Hãy cùng bé làm việc gì đó nhẹ nhàng và thư giãn ngay trước khi đi ngủ sẽ giúp con bạn tĩnh tâm lại sau một ngày hoạt động dài. Khi những hoạt động này được diễn ra thường xuyên mỗi ngày, hầu hết các bé đều đi vào giấc ngủ rất dễ dàng.
  • Khuyến khích bé ngủ trên giường riêng của mình.
  • Bé ở lứa tuổi này thường sẽ có rất nhiều nỗi sợ hãi trong bóng đêm và ba mẹ cần phải trấn an con.

hình ảnh chăm sóc bé khỏe giai đoạn 3 tuổi
Nguồn ảnh minh họa: www.parentingscience.com

Những lưu ý dành cho ba mẹ

  • Hãy dành một khoảng thời gian riêng cho từng bé nếu bạn có hơn một con.
  • Sự khác biệt giữa nam và nữ, cũng như việc trẻ con được sinh ra từ đâu là những câu hỏi thường xuyên của bé ở lứa tuổi lên 3. Những thắc mắc này nên được trả lời một cách thành thật tương ứng với hiểu biết của trẻ. Cố gắng sử dụng những từ ngữ thích hợp với chủ đề như “dương vật” và “âm đạo”.
  • Khuyến khích những hoạt động xã hội bên ngoài gia đình như ở nhà trẻ hoặc các cuộc vui chơi.
  • Cho phép bé có quyền lựa chọn và tránh nói “không” với trẻ mọi lúc mọi nơi.
  • Kỉ luật phải công bằng và nhất quán. Hình thức phạt time-out (buộc bé ở một mình trong thời gian ngắn) có thể hiệu quả ở độ tuổi này.
  • Nếu lên kế hoạch có thêm bé nữa, hãy thảo luận điều đó với con bạn và hãy đảm bảo rằng trẻ sẽ vẫn nhận được đầy đủ sự quan tâm sau khi cả nhà đón em bé mới chào đời.
  • Thời gian xem tivi của trẻ nên được giới hạn dưới 1 giờ mỗi ngày. Xem tivi nhiều sẽ hạn chế cơ hội mà trẻ có thể tham gia vào các cuộc đối thoại, các mối tương tác xã hội và hạn chế cả trí tưởng tượng của trẻ. Hãy giám sát tất cả các chương trình tivi mà bé xem. Bạn nên biết rằng trẻ con có thể sẽ không phân biệt được sự khác nhau giữa những sản phẩm của trí tưởng tượng và thực tế.

An toàn

  • Hãy đảm bảo rằng nhà bạn là nơi an toàn cho trẻ. Hãy cài đặt các vòi nướng nóng trong nhà ở mức 49°C.
  • Cung cấp cho bé một môi trường sống lành mạnh không thuốc lá và ma túy.
  • Luôn cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi bé đạp xe hai hoặc ba bánh.
  • Tránh mua loại phương tiện có gắn động cơ cho con bạn.
  • Dùng cửa an toàn ngăn ở đầu cầu thang, tránh bé bị ngã. Rào xung quanh và trang bị cửa an toàn tự khóa cho hồ bơi.
  • Tiếp tục dùng ghế ngồi xe hơi cho trẻ con cho tới khi bé được 18.14kg, sau đó hãy dùng ghế phụ hoặc ghế theo yêu cầu mà cơ quan có thẩm quyền nơi bạn sinh sống quy định.
  • Trang bị máy báo khói cho nhà bạn và thay pin thường xuyên.
  • Đậy kín nắp các hộp thuốc và chất độc hại, bảo quản xa tầm với của trẻ.
  • Nếu vũ khí được lưu giữ trong nhà, cả súng và đạn dược đều phải được khóa và bảo quản riêng biệt.
  • Hãy cẩn thận với các dung dịch ở nhiệt độ cao và những đồ vật sắc nhọn, nặng trong nhà bếp.
  • Hãy đảm bảo rằng tất cả các thứ độc hại và sản phẩm vệ sinh như xà phòng, nước lau nhà… được để ngoài tầm với của trẻ con.
  • Vấn đề an toàn trên đường phố và dưới nước nên được thảo luận cẩn thận với bé. Hãy đảm bảo luôn có sự giám sát chặt chẽ của người lớn khi trẻ chơi đùa gần đường hoặc gần nơi có nước.
  • Bảo trẻ không được đi với người lạ và khuyến khích bé nói với bạn nếu có một ai đó chạm vào bé một cách đáng ngờ hoặc tại một nơi không thích hợp.
  • Cảnh báo bé không được đi lại gần những chú chó lạ, đặc biệt là khi chúng đang ăn.
  • Hãy đảm bảo rằng bé được sử dụng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc hơn khi ra ngoài trời để bảo vệ da khỏi tia cực tím UV-A và UV-B. Không dùng kem chống nắng có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về da sau này.
  • Hãy ghi nhớ số điện thoại của trung tâm chống độc khu vực bạn ở và để nó bên cạnh điện thoại.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_3Years.pdf

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 3 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 5 tuổi https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-5-tuoi/ Tue, 23 Jun 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cham-soc-tre-khoe-giai-doan-5-tuoi/ chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 5 tuổi

Cùng tìm hiểu cách chăm sóc tốt bé 5 tuổi phát triển về thể chất, cảm xúc, về mặt xã hội, tâm thần, chủng ngừa, dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng, bài tiết, giấc ngủ của bé khoảng 5 tuổi.

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 5 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 5 tuổi

Sự phát triển thể chất

Em bé 5 tuổi của bạn có thể co từng chân một, giữ thăng bằng và di chuyển về phía trước trên từng chân. Bé cũng có thể nhảy qua chướng ngại vật, giữ thăng bằng trên một chân trong ít nhất là 5 giây và chơi nhảy lò cò.

Sự phát triển cảm xúc

  • Một em bé 5 tuổi sẽ nhận biết được những trò chơi mang tính tưởng tượng của trẻ con là không có thực tuy nhiên lại vẫn chơi rất hào hứng.
  • Ba mẹ hãy thiết lập và thực thi những giới hạn về hành vi của trẻ, bên cạnh đó cũng củng cố những thói quen mong muốn.
  • Hãy thường xuyên đối thoại với con về những gì xảy ra ở trường học.

Sự phát triển về mặt xã hội

  • Con bạn nên cảm thấy hứng thú khi chơi đùa với bạn bè và muốn được giống như các bạn.
  • Một đứa trẻ 5 tuổi thường thích hát, nhảy múa và chơi trò đóng vai. Bé đã có thể hiểu, tuân theo luật lệ và tham gia những trò chơi mang tính cạnh tranh.
  • Nếu bé chưa từng được đến trường, hãy xem xét đăng kí cho con bạn vào một trường mầm non hoặc một chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi của bé.
  • Bé có thể sẽ cảm thấy tò mò hoặc hay chạm vào bộ phận sinh dục của mình.

Sự phát triển tâm thần

Đứa trẻ 5 tuổi của bạn nên biết:

  • Nhìn mẫu một hình vuông hoặc hình tam giác và có thể bắt chước vẽ theo.
  • Vẽ một dấu chéo.
  • Vẽ tranh một con người với ít nhất 3 bộ phận.
  • Nói được tên và họ của bé.
  • Viết được tên bé bằng những nét đơn giản.
  • Kể lại câu chuyện đã được nghe.

Chủng ngừa

Bé nên được chích ngừa những bệnh sau nếu chưa được chích ở lần kiểm tra sức khỏe lúc 4 tuổi:

  • Liều thứ 5 của vắc xin DTap (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà).
  • Liều thứ 4 của vắc xin phòng ngừa bệnh bại liệt (IPV)
  • Liều thứ 2 của vắc xin MMR – V (ngừa sởi, quai bị, rubella và thủy đậu)
  • Vắc xin cúm nên được xem xét cho bé tiêm nhắc hằng năm trong mùa cúm.
  • Có thể cho bé dùng thuốc trước khi tới phòng khám để tiêm ngừa, hoặc ngay khi bạn trở về nhà để giảm thiểu khả năng bé bị sốt hoặc khó chịu khi tiêm vắc xin DTaP. Chỉ cho bé sử dụng những loại thuốc thông thường không kê đơn để giúp giảm đau, giảm những triệu chứng khó chịu hoặc sốt được chỉ dẫn bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Kiểm tra

  • Thính lực và thị lực của bé nên được kiểm tra.
  • Con bạn có thể được khám để tầm soát bệnh thiếu máu, nhiễm độc chì và bệnh lao, tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ của bé về các kiểm tra và tầm soát cần thiết.

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

  • Khuyến khích trẻ sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Hạn chế nước trái cây ở mức 4-6 ounces một ngày (tương đương với 118-177ml). Hãy chọn các loại nước trái cây có chứa vitamin C.
  • Tránh các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều muối và nhiều đường.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn.
  • Cố gắng sắp xếp thời gian sao cho cả gia đình có thể dùng bữa cùng nhau. Khuyến khích trò chuyện trong bữa ăn sẽ giúp trẻ tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.

Cả gia đình cùng ăn cơm với bé

Cả gia đình cùng ăn cơm với trẻ (Nguồn ảnh: time.com)

  • Hãy lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
  • Tiếp tục theo dõi việc đánh răng của con và khuyến khích bé thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa.
  • Lên kế hoạch đưa bé đi khám răng định kì.
  • Nếu cần thiết, hãy giúp bé đánh răng.

Sự bài tiết

Tiểu dầm vẫn có thể xem như bình thường ở lứa tuổi này. Đừng phạt con bạn vì điều đó.

Giấc ngủ

  • Bé nên được ngủ trên giường riêng của mình. Đọc sách trước khi đi ngủ vừa giúp con bạn có thêm kinh nghiệm liên kết xã hội vừa giúp tinh thần bé dịu lại để chuẩn bị bước vào giấc ngủ.
  • Ác mộng và nỗi sợ hãi bóng đêm rất phổ biến ở tuổi này. Nếu điều đó xảy ra, bạn nên nói chuyện với nhân viên chăm sóc sức khỏe của bé.
  • Những rối loạn trong giấc ngủ có thể liên quan đến tình trạng căng thẳng trong gia đình và nên được bàn bạc với nhân viên chăm sóc sức khỏe của con bạn nếu chúng trở nên thường xuyên.
  • Hãy xây dựng một lộ trình quen thuộc, có tác dụng làm dịu tinh thần bé trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Đọc sách cho bé trước khi đi ngủ
Đọc sách cho bé trước khi đi ngủ (Nguồn ảnh: www.fox23.com)

Lời khuyên dành cho ba mẹ

  • Cố gắng cân bằng những nhu cầu của con giữa việc là một cá nhân độc lập và việc phải thực thi các nguyên tắc ngoài xã hội.
  • Nhận biết mong muốn được riêng tư của con khi bé thay quần áo hay sử dụng nhà vệ sinh.
  • Khuyến khích bé tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài gia đình.
  • Hãy để cho bé đảm nhận một số việc vặt trong nhà.
  • Cho phép bé có sự chọn lựa của riêng mình và cố gắng hạn chế nói “không” với con mọi lúc mọi nơi.
  • Hãy nhất quán và công bằng khi kỉ luật bé và chỉ ra cho con thấy những ranh giới thật rõ ràng giữa những việc nên và không nên làm. Cố gắng khiển trách hoặc trừng phạt con bạn ở một nơi thật riêng tư chỉ có bạn và bé thôi.
  • Những hành vi tốt của bé nên được khen ngợi.
  • Giới hạn thời gian xem ti vi trong khoảng 1 – 2 giờ mỗi ngày. Trẻ con xem truyền hình quá nhiều có khuynh hướng thừa cân.

An toàn

  • Hãy cho bé một môi trường sống không thuốc lá và không ma túy.
  • Hãy luôn đội nón bảo hiểm cho bé khi bé đi xe đạp 2 bánh hoặc 3 bánh.
  • Hãy luôn có rào chắn cho bể bơi với cổng tự chốt an toàn. Cho bé đi học bơi.
  • Tiếp tục sử dụng ghế ngồi xe hơi chuyên dụng cho trẻ em có mặt quay về phía trước (facing car seat) cho tới khi bé đạt tới chiều cao và cân nặng tối đa cho phép đối với loại ghế đó.
  • Khi bé lớn hơn, hãy sử dụng một ghế phụ:

Ghế phụ cho bé ngồi trên xe hơi

Ghế phụ cho bé ngồi trên xe hơi (Nguồn ảnh: mombabyfun.pixnet.net)

  • Trang bị thiết bị báo cháy cho nhà bạn.
  • Hãy chỉnh nhiệt độ vòi nước nóng tự động của gia đình ở mức 49°C.
  • Hãy thảo luận với bé về các kế hoạch thoát thân nếu có hỏa hoạn xảy ra.
  • Tránh mua xe cơ giới cho trẻ.
  • Luôn đậy kín thuốc, các chất độc hại và cất giữ nó ở ngoài tầm với của con bạn.
  • Nếu có chuông báo hỏa trong nhà, hãy ghi nhớ rằng súng và các sản phẩm đạn dược phải được khóa và bảo quản riêng biệt.
  • Cẩn thận với nước nóng và các loại chất lỏng nóng khác, hãy đảm bảo rằng tay cầm của bếp lò quay ngược vào trong đề phòng con bạn kéo nó lên nếu bạn để nó quay ra ngoài.
  • Cất dao xa và ngoài tầm với của bé.
  • Hãy thảo luận với con bạn về các kĩ năng an toàn trên đường phố và dưới nước. Khi bé chơi gần đường hoặc nơi có nước bắt buộc phải có sự giám sát cẩn thận của người lớn.
  • Hãy dặn con bạn không được đi với người lạ hoặc nhận quà, kẹo từ người lạ. Khuyến khích bé nói với bạn nếu có một ai đó chạm vào bé một cách đáng ngờ hoặc tại một nơi không thích hợp.
  • Hãy nói với con rằng không một người lớn nào có thể bảo con giữ bí mật điều gì đó với ba mẹ và không một người lớn nào có quyền thấy hoặc chạm vào phần kín của con.
  • Cảnh báo bé không được đi lại gần những chú chó lạ, đặc biệt là khi chúng đang ăn.
  • Cho bé sử dụng kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc hơn khi ra ngoài trời để bảo vệ da khỏi tia cực tím UV-A và UV-B. Không dùng kem chống nắng có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về da sau này.
  • Chỉ con bạn cách gọi điện tới số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
  • Dạy trẻ tên của chúng, địa chỉ và số điện thoại.
  • Hãy ghi nhớ số điện thoại của trung tâm chống độc khu vực bạn ở và để nó bên cạnh điện thoại. Nên chuẩn bị trước tình huống làm sao để được chấp thuận điều trị khẩn cấp nếu lúc đó bạn không có mặt. Có thể bạn sẽ cần phải thảo luận các lựa chọn khác nhau với nhân viên chăm sóc sức khỏe của mình.

Tài liệu tham khảo

www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_5Years.pdf

Bài viết Chăm sóc trẻ khỏe giai đoạn 5 tuổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Say tàu xe https://yhoccongdong.com/thongtin/say-tau-xe/ Thu, 19 Mar 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/say-tau-xe/ Say tàu xe

Cách điều trị tốt nhất cho chứng say tàu xe chính là phòng tránh. Hãy tới nhà thuốc hỏi mua thuốc Dramamine và mua một cái vòng tay chống ói.

Bài viết Say tàu xe được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Say tàu xe

Thế nào là say tàu xe?

Say tàu xe là hiện tượng bạn bị chóng mặt và buồn nôn trong lúc đi ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay hoặc khi tham gia các trò chơi tàu điện trên không ở các công viên giải trí. Say tàu xe rất phổ biến, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do sự nhạy cảm có tính chất di truyền của trung tâm thăng bằng nằm ở tai trong. Chứng say tàu xe không hề liên quan tới vấn đề cảm xúc.

Say tàu xeĐiều trị bằng cách nào?

Điều trị chứng buồn nôn

Cho con bạn nằm xuống và để sẵn bên cạnh một túi giấy tiện dụng phòng khi bé ói. Chỉ cho bé nhấp từng ngụm chất lỏng nhỏ cho tới khi dạ dày bé bình ổn trở lại. Nếu bé buồn ngủ, hãy để bé ngủ. Thông thường trẻ sẽ không ói nhiều hơn 1 lần, và tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 4 giờ.

Phòng tránh say tàu xe với thuốc chống ói

Cách điều trị tốt nhất cho chứng say tàu xe chính là phòng tránh. Hãy tới nhà thuốc và hỏi mua Dramamine (một loại thuốc kháng histamine). Dramamine thường có dạng viên 50mg và dạng nước 15mg/1 muỗng cà phê thuốc nước.

Liều dùng là 1 muỗng cà phê thuốc nước Dramamine cho bé từ 2 tới 6 tuổi, 1 viên cho bé từ 6 tới 12 tuổi và 2 viên cho bé trên 12 tuổi. Hãy cho trẻ uống Dramamine 1 giờ trước khi lên tàu xe hoặc tới khu vui chơi giải trí. Thuốc có tác dụng trong vòng 6 tiếng và rất hữu hiệu.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem xét tới việc mua một cái vòng tay chống ói. Cái vòng này có thể giúp ích cho con bạn trong suốt quá trình di chuyển cho dù là với ô tô, máy bay hay tàu thủy.

Hình minh họa một loại vòng tay chống ói (Nguồn ảnh: healinginmotion.org)

Các loại hình di chuyển và cách phòng tránh say tàu xe tương ứng

  • Di chuyển bằng ô tô: sẽ có ích nếu như con bạn nhìn ra ngoài cửa sổ. Đừng nhìn xuống những trang sách hoặc trò chơi điện tử trong xe. Sau 12 tuổi, trẻ có thể được ngồi ở ghế phía trước.
  • Di chuyển trên biển: Nếu có thể, tốt hơn là nên tránh cho bé di chuyển bằng đường biển. Còn không, việc ngồi yên trên boong tàu và nhìn xa về phía chân trời có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của cơn say sóng.
  • Đi máy bay: Hãy chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay.
  • Tại công viên giải trí: Tránh chơi các trò chơi như đu quay hoặc tàu lượn cao tốc trên không.

​​​​

Trò chơi cần tránh trong các khu vui chơi giải trí (Nguồn ảnh: www.puzzlemobi.com)

  • Thức ăn: Hãy ăn những thức ăn nhẹ trước hoặc trong suốt chuyến đi.

​​Tài liệu tham khảo

http://www.ludlowpeds.com/r11.html

Bài viết Say tàu xe được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Rụng tóc ở trẻ https://yhoccongdong.com/thongtin/rung-toc-o-tre/ Thu, 19 Mar 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/rung-toc/ Rụng tóc ở trẻ

Tóc rụng do các nguyên nhân sau thì không cần phải điều trị bằng thuốc: rụng tóc ở trẻ sơ sinh, rụng tóc do cọ xát, do stress (sốt...).

Bài viết Rụng tóc ở trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Rụng tóc ở trẻ

Tóc có thể bị rụng theo từng mảng hoặc khắp da đầu. Nguyên nhân dẫn đến rụng tóc rất nhiều nhưng một trong số đó là bệnh nấm ngoài da.

Nếu tóc bị rụng do các nguyên nhân sau thì không cần phải điều trị bằng thuốc

  • Rụng tóc ở trẻ sơ sinh: Rất nhiều trẻ sơ sinh bị rụng tóc trong suốt những tháng đầu đời. Tóc sơ sinh này sẽ được thay bằng tóc vĩnh viễn khi bé lớn dần lên.
  • Rụng tóc do cọ xát: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng thường bị rụng một mảng tóc phía sau đầu do ma sát trong quá trình bé xoay trở đầu trên nệm hoặc ghế. Tóc sẽ mọc trở lại ngay khi bé bắt đầu biết ngồi.
  • Tóc rụng do bị “tác động”: Tóc có thể bị rụng do chải quá mạnh, dùng lược nóng, buộc cao hoặc tết tóc.
  • Rụng tóc do stress: Nang tóc rất nhạy cảm với stress. Tóc bắt đầu rụng trong khoảng 3 tháng (100 ngày) sau những đợt stress nặng như là sốt cao, bệnh nặng, khủng hoảng tâm lý, chế độ ăn kiêng giảm cân khẩn cấp, phẫu thuật hoặc thậm chí là sinh con… Sau đó, tóc trên khắp vùng da đầu sẽ vẫn tiếp tục rụng trong vòng 3 đến 4 tháng nữa. Khi tóc ngưng rụng, cần phải mất 6 đến 8 tháng để tóc mọc đều trở lại. Cả chu trình mất khoảng 12 tháng.

Nếu bé bị rụng tóc bởi các nguyên nhân sau thì nên được đưa đi khám

  • Nấm da đầu: là một dạng nhiễm nấm có thể gây nên những mảng tóc rụng hình tròn có kích thước tăng dần. Vùng tóc rụng có thể lan rộng ra những phần khác của da đầu nếu không được điều trị bởi thuốc chống nấm (chỉ được sử dụng theo toa của bác sĩ). Tóc sẽ mọc trở lại sau khi điều trị.

Nguồn ảnh: www.malonie.com

  • Tật bức tóc: Một số trẻ có cảm giác buộc phải kéo tóc mình. Đây là một tật gọi là tật bứt tóc (trichotillomania). Tóc sẽ bị rụng theo từng mảng và bạn sẽ thường xuyên thấy tóc bé bị gãy.

Hãy gọi cho nhân viên chăm sóc sức khỏe của con bạn trong giờ làm việc nếu

  • Bạn nghi ngờ bé bị nấm da đầu.
  • Bạn có bất cứ mối quan tâm hoặc câu hỏi nào về vấn đề tóc rụng.

Tài liệu tham khảo

http://www.childrenshealthnetwork.org/CRS/CRS/pa_hairloss_hhg.htm

Bài viết Rụng tóc ở trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>