BS. Trần Kim Quỳnh Tiên - Y Học Cộng Đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Tue, 23 Oct 2018 19:01:27 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Triệu chứng sưng mặt https://yhoccongdong.com/thongtin/trieu-chung-sung-mat/ Sun, 27 Mar 2016 01:43:33 +0000 http://yhoccongdong.com/?p=9581 Triệu chứng sưng mặt

Chứng sưng mặt. Hãy theo dõi biểu đồ này để giúp bạn có thể phân biệt được các dạng khác nhau của chứng sưng mặt.

Bài viết Triệu chứng sưng mặt được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Triệu chứng sưng mặt

Hãy theo dõi biểu đồ này để giúp bạn có thể phân biệt được các dạng khác nhau của chứng sưng mặt.

TRIỆU CHỨNG

CHẤN ĐOÁN

TỰ CHĂM SÓC

Bắt đầu ở đây

Mũi tên xuống

1. Trên đầu, mặt hay cổ của bạn có xuất hiện một cục bướu cứng hoặc mềm và nó không gây đau hay không?

Mũi tên phải

Có thể bạn bị U NANG BÃ NHỜN, một lớp dầu dưới da. U nang bã nhờn thường nhỏ và tăng trưởng chậm.

Mũi tên phải

 

Hãy đến khám bác sĩ để các u nang có thể mềm đi hoặc nó sẽ bị viêm. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị khối u nang bị viêm bằng mũi tiêm hoặc họ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ u nang.

Không
Mũi tên xuống

2. Môi và mắt của bạn có bị sưng lên và làm bạn bị phát ban giống như muỗi đốt?

Mũi tên phải

Các triệu chứng của bạn có thể do phản ứng của việc bạn bị DỊ ỨNG hoặc PHÁT BAN.

Mũi tên phải

 

KHẨN CẤP

Nếu bạn thấy khó thở, cổ họng của bạn dường như nhỏ lại, hoặc vết sưng trở nên trầm trọng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay.

Không
Mũi tên xuống

3. Bạn có một vết sưng đỏ hoặc hồng gây đau cho bạn hoặc một đám các vết sưng nhỏ hơn trên trán hay mặt của bạn?

Mũi tên phải

Có thể bạn bị nhiễm trùng da như NHỌT, CỤM NHỌT, hoặc MỤN. Một vệt nhọt là một vết sưng lớn chứa đầy mủ. Nhiều mụn nhọt được gọi là Hậu bối. Mụn xuất hiện khi tuyến dầu bắt đầu sản sinh ra nhiều dầu và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Mụn có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn nhọt.

Mũi tên phải

 

Gạc ấm có thể giúp nhọt và hậu bối lành nhanh hơn. Đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau hoặc nếu nhiễm trùng không lành trong một vài tuần.
Nếu bạn có mụn, hãy thử sử dụng một loại thuốc trị mụn không kê theo toa. Đi khám bác sĩ nếu vấn đề vẫn chưa giải quyết được.

Không
Mũi tên xuống

4. Bạn có vùng dầu tróc vảy màu đỏ ở gần vùng da đầu, hay trong ống mũi, hoặc trên má của bạn?

Mũi tên phải

Có thể bạn bị kích ứng da do MỤN TRỨNG CÁ ĐỎ hoặc sự TĂNG TIẾT BÃ NHỜN

Mũi tên phải

 

Bạn nên đi khám

Không

Mũi tên xuống

5. Bạn có vết sưng gây đau nằm gần một hoặc cả hai tai, hay bạn có bị sốt đi cùng với bị đau khi nhai hoặc nuốt?

Mũi tên phải

Có thể bạn bị chứng bệnh QUAI BỊ, việc nhiễm virus lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến các tuyến dưới và phía trước tai.

Mũi tên phải

 

Thuốc chủng ngừa MMR ngăn ngừa bệnh quai bị. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị quai bị, hãy đến gặp bác sĩ. Bởi vì nhiễm trùng này được gây ra bởi
một loại virus, kháng sinh không có hiệu quả. Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Sử dụng loại thuốc chống viêm không kê theo toa để giảm đau. Chườm lạnh cũng có hiệu quả trong vấn đề này.

Không

Mũi tên xuống

6. Bạn có các mô già nhô lên màu đỏ hung đang lớn dần lên quanh vết sẹo hay vùng xỏ lỗ hay không?

 Mũi tên phải

 

Có thể bạn có một sẹo lồi.

Mũi tên phải

 

Bạn nên đi khám

Không
Mũi tên xuống

Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Nếu vấn đề của bạn nghiêm trọng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

Công cụ này đã được xem xét bởi các bác sĩ và chỉ dành cho mục đích giáo dục. Nó không phải là sự thay thế cho các chỉ dẫn y khoa. Những thông tin này không nên được tin tưởng để đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi được khám trực tiếp và đầy đủ.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/health-tools/search-by-symptom/facial-swelling.html

Bài viết Triệu chứng sưng mặt được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Lựa chọn cốc uống sữa thích hợp với trẻ https://yhoccongdong.com/thongtin/lua-chon-coc-uong-sua-thich-hop-voi-tre/ Sun, 15 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/lua-chon-coc-uong-sua-thich-hop-voi-tre/ lựa chọn cốc uống sữa thích hợp với trẻ

Sự tiếp xúc lâu và thường xuyên của răng với dung dịch chứa đường làm sâu răng. Nên cần động viên trẻ uống bằng cốc khi trẻ được 1 tuổi.

Bài viết Lựa chọn cốc uống sữa thích hợp với trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
lựa chọn cốc uống sữa thích hợp với trẻ

Sâu răng có thể xuất hiện rất sớm, ngay khi trẻ mọc răng. Một trong số những nguyên nhân gây sâu răng trẻ đầu thời kì thơ ấu (từ khi mọc răng đến 8 tuổi). Đôi khi gọi là “sâu răng do bú bình”. Là sự tiếp xúc lâu và thường xuyên của răng với dung dịch chứa đường – gồm sữa tươi, sữa bột và nước trái cây. Vì sâu răng có thể phá huỷ răng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nên bố mẹ cần động viên trẻ uống bằng cốc khi trẻ được 1 tuổi.

Khi chuyển từ bú bình sang dùng cốc, cần lưu ý:

  • Loại cốc bạn chọn
  • Loại thức uống cho trẻ
  • Tần suất trẻ nhấm nháp chúng
  • Không để trẻ mang cốc chạy xung quanh.

Làm thế nào để lựa chọn chiếc cốc đúng đắn

Cốc uống sữa

Chiếc cốc phù hợp nhất là chiếc cốc không có van. Những cửa hàng cung cấp một lượng lớn và nhiều chủng loại  cốc  (thường  được  gọi  là  “cốc  uống  từng  ngụm”). Nhiều nhưng không phải đa số chúng là cốc chống trào. Thực ra là những bình sữa được làm giống vì nó không có van chống trào bên dưới vòi uống. Tuy nhiên, trẻ không thể uống từng ngụm với cốc có van mà phải bú (như động tác bú bình). Điều này không giúp trẻ học được cách uống từng ngụm.

Nên mua những loại cốc không có van chống trào. Một chiếc cốc hữu dụng phải có nắp để vặn hay lắp vào vòi uống. Một chiếc cốc nên có 2 tay cầm và đáy nặng để cốc tự giữ thăng bằng khi nghiêng và ít trào nhất có thể.

Trẻ nên uống gì và tần suất như thế nào?

Không để trẻ uống các loại thức uống có đường (sữa hay nước trái cây) hoàn toàn vì nó dễ gây sâu răng. Chỉ nên cho trẻ uống trong bữa ăn. Nên hiểu rằng trẻ ăn thường xuyên hơn so với trung bình 3 lần một ngày của người lớn. (Lượng nước bọt tiết ra tăng khi ăn giúp trung hoà lượng axit và loại bỏ vụn thức ăn trong miệng). Nếu trẻ khát, chỉ cho trẻ uống nước chứa trong cốc.

Không nên cho trẻ cầm cốc trong khi chạy chơi hay tạo thói quen giữ cốc bên mình khi lái ôtô hay đi bộ. Vì khi đó trẻ thường xuyên uống chất ngọt và sẽ dễ sâu răng hơn. Một vấn đề khác là trẻ thường đứng không vững và có nguy cơ té ngã khi vừa đi vừa uống cùng lúc dẫn đến chấn thương vùng miệng.

Chiếc cốc tập luyện nên được dùng tạm thời. Khi trẻ đã học cách uống từng ngụm, nó sẽ được cất đi.

Bài viết Lựa chọn cốc uống sữa thích hợp với trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Fluor – Chất chống sâu răng tự nhiên https://yhoccongdong.com/thongtin/fluor-chat-chong-sau-rang-tu-nhien/ Sun, 15 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/fluor-chat-chong-sau-rang-tu-nhien/ Fluor - Chất chống sâu răng tự nhiên

Sâu răng đã từng là một thực tế của cuộc sống nhưng trong vài thập niên gần đây, sâu răng đã giảm đáng kể . Lý do chính: fluor. Fluor là một khoáng chất tự nhiên trong tất cả các nguồn nước, bao gồm các đại dương. Nghiên cứu cho thấy chất fluoride không chỉ làm giảm sâu răng ở trẻ em và người lớn, nó cũng giúp sửa chữa giai đoạn đầu của sâu răng ngay cả trước khi nhìn thấy lỗ sâu.

Bài viết Fluor – Chất chống sâu răng tự nhiên được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Fluor - Chất chống sâu răng tự nhiên

Sâu răng đã từng là một thực tế của cuộc sống nhưng trong vài thập niên gần đây, sâu răng đã giảm đáng kể. Lý do chính: fluor. Fluor là một khoáng chất tự nhiên trong tất cả các nguồn nước, bao gồm các đại dương. Nghiên cứu cho thấy chất fluoride không chỉ làm giảm sâu răng ở trẻ em và người lớn, nó cũng giúp sửa chữa giai đoạn đầu của sâu răng ngay cả trước khi nhìn thấy lỗ sâu.

Fluor bề mặt và toàn thân

Fluor chất chống sâu răng tự nhiên

Fluor được hấp thu với hai hình thức: bề mặttoàn thân. Fluor bề mặt có thể có trong kem đánh răng, nước súc miệng và fluor dùng trong phòng nha. Fluor toàn thân có trong nước uống fluor hoá, chế độ ăn có bổ sung flour dưới dạng viên nén, giọt hoặc viên ngậm. Fluor toàn thân sẽ tích hợp vào cấu trúc răng đang hình thành.

Sâu răng giảm tối đa chỉ đạt được khi có sự bổ sung fluor tại chỗ và toàn thân. Flour hoá nước cung cấp cả hai loại trên. Fluor hoá nước trong cộng đồng là một phương tiện cực kỳ hiệu quả và rẻ tiền để cung cấp lượng fluor cần thiết để phòng ngừa sâu răng tối ưu. Fluor hoá nước đã được chứng minh giảm sâu răng ở cả trẻ em và người lớn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sống trong cộng đồng với một nguồn nước được fluor hoá. Đối với những người này, fluor hiện hữu trong các nguồn khác. Chế độ ăn uống bổ sung flour (viên nén, giọt, viên ngậm) theo đơn bác sĩ và dành cho trẻ em từ 6 tháng đến 16 tuổi.

Để đạt hiệu quả tối đa, fluor phải bổ sung hàng ngày và thời gian lâu dài. Nha sĩ có thể kê toa đúng liều dựa trên nồng độ fluor tự nhiên trong nước uống của trẻ và tuổi của trẻ. Nếu nồng độ fluor của nước uống tại nhà là không rõ, cần phải kiểm tra nồng độ trước khi kê đơn. Để kiểm tra nồng độ fluor, liên hệ y tế địa phương.

Xem thêm bài viết Giải quyết sâu răng của BS. Nguyễn Võ Ngọc Trang

Giám sát việc sử dụng fluor ở trẻ em

Kém đánh răng chứa fluor

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên giám sát thận trọng việc sử dụng tất cả các sản phẩm nha khoa chứa fluor của trẻ em dưới 6 tuổi. Vì trẻ thường nuốt chúng quá mức được khuyến cáo dẫn đến tăng nguy cơ đổi màu vĩnh viễn các răng đang hình thành và răng chưa mọc ở mức độ nhẹ đến rất nhẹ.

Chỉ nặn một lượng nhỏ (bằng hạt đậu) kem đánh răng có fluor trên bàn chải đánh răng của trẻ nhỏ ở mỗi lần đánh răng. Trẻ nhỏ cần được giám sát trong khi đánh răng và bảo trẻ nhổ kem đánh răng ra, không được nuốt. Tham khảo ý kiến của nha sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn đang xem xét sử dụng kem đánh răng fluoride trước khi đứa trẻ 2 tuổi. Ngoài ra, không nên cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng nước súc miệng có fluor vì trẻ có thể nuốt.

Bài viết Fluor – Chất chống sâu răng tự nhiên được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Đây là cô dâu… với nụ cười sáng và xinh! https://yhoccongdong.com/thongtin/day-la-co-dau-voi-nu-cuoi-sang-va-xinh/ Sun, 15 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/day-la-co-dau-voi-nu-cuoi-sang-va-xinh/ Đây là cô dâu... với nụ cười sáng và xinh!

Bạn đang dự định tổ chức một đám cưới? Sẽ có nhiều điều cần phải chuẩn bị. Bên cạnh trang phục, hoa và thức ăn, có một điều mà ai cũng chú ý: nụ cười của bạn. Các nha sĩ có thể giúp bạn rạng rỡ nhất có thể.

Bài viết Đây là cô dâu… với nụ cười sáng và xinh! được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Đây là cô dâu... với nụ cười sáng và xinh!

Bạn đang dự định tổ chức một đám cưới? Sẽ có nhiều điều cần phải chuẩn bị. Bên cạnh trang phục, hoa và thức ăn, có một điều mà ai cũng chú ý: nụ cười của bạn. Các nha sĩ có thể giúp bạn rạng rỡ nhất có thể.

Cô dâu với răng trắng sáng

Làm gì để có nụ cười trắng sáng?

Làm sạch răng: làm sạch răng ở phòng nha có thể giúp loại bỏ các vết dính có thể làm ố màu răng. Nếu thực phẩm, thức uống, thuốc lá gây ra đổi màu răng thì nha sĩ có thể giúp nụ cười sáng hơn với việc làm trắng răng.

Làm trắng răng: làm trắng răng (còn gọi là tẩy trắng răng) là quy trình tẩy trắng các răng bị đổi màu, ố màu hay thẫm màu do chấn thương và có thể thực hiện trên răng còn sống hay đã điều trị tuỷ. Quy trình này có thể tiến hành hoàn toàn tại phòng nha hoặc nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn tự thực hiện tại nhà.

Tẩy trắng tại ghế nha thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ mỗi lần hẹn. Một loại dung dịch hoá chất dùng để đánh bật các vết ố màu và ánh sáng đặc biệt chiếu ngắt quãng được dùng để kích hoạt tác nhân tẩy trắng. Cuối cùng, cần 2 đến 10 buổi hẹn, cách nhau 1 tuần, để hoàn tất quá trình và lúc này răng bạn thường sẽ cảm thấy nhạy cảm nhẹ tạm thời.

Với việc tẩy trắng tại nhà, nha sĩ sẽ làm một khay cá nhân để giữ hợp chất tẩy trắng. Khay được mang tối đa 2 giờ mỗi ngày hoặc ban đêm với thời gian cụ thể theo từng nha sĩ. Thời lượng cần mang khay buổi tối và thời gian điều trị thay đổi tuỳ theo nhu cầu của bạn và lời khuyên của nha sĩ.

Các phương pháp thẩm mỹ khác

 

Trám composite: nếu răng của bạn đang bị nứt, vỡ, rạn, có những vết dính hoặc có những khuyết hổng nhỏ, hãy để nha sĩ trám composite lại. Đây là một thủ thuật thẩm mĩ sử dụng vật liệu màu giống răng dính hoặc dán lên bề mặt răng để che những vết ố màu từ cà phê, trà, thuốc lá hay những loại thuốc đã sử dụng trong thời thơ ấu (tetracycline,…). Phương pháp này cũng được dùng để che những chỗ sứt hoặc trám các xoang sâu nhỏ.

Quá trình trám composite gồm sự chuẩn bị bề mặt răng với dung dịch xoi mòn. Điều này giúp cho vật liệu dán (composite) có thể dán tốt vào răng hơn. Nhựa với nhiều loại màu được chọn lựa để phù hợp với màu sắc răng, được trám, điêu khắc theo đúng hình dạng răng và sau đó làm đông đặc bằng chiếu đèn hoặc trùng hợp hoá học. Tiếp theo, răng này được làm nhẵn và đánh bóng để trông tự nhiên. Tất cả quá trình được hoàn thành trong một lần hẹn.

Mặt dán sứ: mặt dán sứ là một vỏ mỏng được làm vừa khít để dán lên mặt ngoài của răng, được làm từ vật liệu nhìn giống răng. Nó được dùng trong sửa chữa các khoảng hở và các răng bị đổi màu, hình dạng xấu, lệch lạc nhẹ cũng như che lấp các răng mẻ hay mòn cổ răng.

Tạo hình men răng: nếu răng của bạn có các gờ không bằng phẳng hoặc răng nanh quá nhọn, nha sĩ có thể tạo hình lại để khôi phục vẻ tự nhiên cho răng. Quy trình này bao gồm mài men răng để tạo bề mặt trơn láng và thường kết hợp với trám composite để đạt hiệu quả tốt và tức thì đồng thời tạo thoải mái cho bệnh nhân.

Mẹo cho cô dâu đi du lịch

Nếu bạn dự định đi nghỉ tuần trăng mật ở xa, vợ chồng bạn nên khám răng định kì khoảng 1 tháng trước khi đi để tận hưởng kì nghỉ mà không lo lắng về các vấn đề răng miệng.

Hãy gặp nha sĩ của bạn để nụ cười trở nên nổi bật cho ngày trọng đại!

Bài viết Đây là cô dâu… với nụ cười sáng và xinh! được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nghiến răng ở trẻ nhỏ https://yhoccongdong.com/thongtin/nghien-rang-o-tre-nho/ Mon, 15 Apr 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nghien-rang-o-tre-nho/ nghiến răng ở trẻ

Nghiến răng thường xảy ra trong giấc ngủ sâu hoặc trong khi bị căng thẳng, nhưng hầu hết khi lớn lên sẽ không còn bị nữa.

Bài viết Nghiến răng ở trẻ nhỏ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
nghiến răng ở trẻ

Khi nhìn vào con bạn lúc ngủ, bạn muốn nghe âm thanh của những giấc mơ ngọt ngào: tiếng thở nhẹ nhàng và có lẽ thỉnh thoảng là một tiếng thở dài. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại nghe thấy những âm thanh gay gắt hơn như tiếng siết chặt răng. Gọi là thói quen nghiến răng lúc ngủ, hay xảy ra ở trẻ em.

Nghiến răng ở trẻ

Tổng quan

Nghiến răng là thuật ngữ y khoa miêu tả cắn chặt răng hoặc siết chặt hai hàm. Nghiến răng thường xảy ra trong giấc ngủ sâu hoặc trong khi bị căng thẳng. Các chuyên gia nói trong số 10 đứa trẻ sẽ có 2 hoặc 3 trẻ bị nghiến hoặc cắn chặt răng, nhưng hầu hết khi lớn lên sẽ không còn bị nữa.

Những nguyên nhân nào gây nên nghiến răng?

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, không ai biết lý do tại sao bệnh nghiến răng xảy ra. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể nghiến vì răng trên và răng dưới khớp không đúng. Những trẻ khác lại nghiến như là một phản ứng với sự đau đớn. Chẳng hạn như bị đau tai hay mọc răng. Phản ứng nghiến răng của trẻ có thể như là một cách để giúp giảm đau. Giống như việc chúng ta có thể xoa bóp lên một cơ bắp đang đau. Nhiều trường hợp nằm ngoài những nguyên nhân khá phổ biến trên.

Căng thẳng (stress) hay giận dữ có thể là nguyên nhân. Ví dụ, một đứa trẻ có thể lo lắng về bài kiểm tra ở trường hoặc một sự thay đổi thói quen (có em hay một giáo viên mới). Thậm chí tranh cãi với cha mẹ, anh, chị, em ruột cũng có thể gây ra căng thẳng để dẫn đến nghiến răng hoặc siết chặt hàm.

Một số những đứa trẻ quá hiếu động cũng bị nghiến răng. Và đôi khi, trẻ em với bệnh lý y khoa khác (chẳng hạn như bại não) hoặc đang uống một số thuốc có thể phát triển bệnh này.

Nghiến răng có những tác hại gì?

Nhiều trường hợp của bệnh nghiến răng không bị phát hiện, không có tác dụng phụ. Trong khi những trường hợp khác lại gây đau đầu hoặc đau tai. Thông thường, nó lại gây khó chịu hơn với các thành viên trong gia đình vì tiếng ồn.

Trong một số trường hợp, nghiến và siết chặt ban đêm có thể làm mòn răng, làm răng vỡ, nhạy cảm với nhiệt độ tăng lên, gây ra đau mặt nghiêm trọng và các vấn đề hàm. Chẳng hạn như hội chứng khớp thái dương hàm (TMJ). Hầu hết ở các trẻ em nghiến răng, thường không có vấn đề TMJ trừ khi việc nghiến răng của trẻ trở thành mãn tính.

Nghiến răng được chẩn đoán như thế nào?

Rất nhiều đứa trẻ nghiến răng nhưng không biết, vì vậy thường là anh chị em ruột hoặc cha mẹ xác định vấn đề.

Một số dấu hiệu để xác định:

  • Tiếng nghiến khi con bạn đang ngủ
  • Than đau hàm hoặc mặt vào buổi sáng
  • Đau khi nhai

Nếu bạn nghĩ rằng con mình nghiến răng, hãy liên hệ các nha sĩ. Họ sẽ kiểm tra men răng có bị vỡ không, có bị mòn, bị nứt bất thường không, và kiểm tra với hơi hoặc nước phun trên răng để xem độ nhạy cảm bất thường.

Nếu có tổn thương, nha sĩ có thể hỏi con bạn một số câu hỏi, chẳng hạn như:

  • Con cảm thấy thế nào trước khi đi ngủ?
  • Con có lo lắng về bất cứ điều gì ở nhà hay trường học?
  • Con tức giận với một ai đó?
  • Con làm gì trước khi đi ngủ?

Việc khám sẽ giúp nha sĩ xác định xem liệu nghiến răng được gây ra bởi giải phẫu học (răng bị lệch) hoặc tâm lý (căng thẳng) hay các yếu tố ảnh hưởng khác và đưa ra một kế hoạch điều trị hiệu quả.

Nghiến răng được điều trị ra sao?

Hầu hết trẻ em ngưng nghiến răng khi lớn lên. Nhưng phụ huynh cần kết hợp theo dõi và khám răng định kỳ để có thể nắm rõ vấn đề cho đến khi chúng không còn nữa.

Trong trường hợp nghiến và siết chặt làm cho khuôn mặt của một đứa trẻ bị ảnh hưởng và đau quai hàm hay đau răng. Nha sĩ có thể cho ngậm khay/máng bảo vệ đặc biệt vào ban đêm. Khay được đúc dựa trên chính hàm răng của trẻ. Tương tự như khay bảo vệ răng các cầu thủ bóng đá sử dụng. Dù ngậm khay/máng bảo vệ cần phải có thời gian làm quen, nhưng thường đem kết quả tích cực nhanh chóng.

Giúp đỡ trẻ có thói quen nghiến răng

Cho dù nguyên nhân là sinh lý hay tâm lý, có thể kiểm soát bệnh nghiến răng của trẻ bằng cách thư giãn trước khi đi ngủ. Ví dụ: tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen, nghe một vài phút nhạc nhẹ nhàng, hoặc đọc một cuốn sách.

Đối với bệnh nghiến răng gây ra bởi sự căng thẳng. Hãy hỏi về những gì sẽ làm ảnh hưởng con của bạn và tìm cách giúp đỡ. Ví dụ, một đứa trẻ đang lo lắng về việc xa nhà trong một chuyến đi cắm trại lần đầu tiên. Các bé có thể cần được bảo đảm rằng cha hoặc mẹ sẽ được ở gần đó nếu bất cứ điều gì xảy ra.

Nếu vấn đề phức tạp hơn, như di chuyển đến thị trấn mới. Thảo luận các mối quan tâm của con và cố gắng giảm bớt bất kỳ lo sợ. Nếu bạn cần sự quan tâm hơn, có thể nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc giảm căng thẳng đơn giản không thể ngăn chặn bệnh nghiến răng. Nếu con bạn khó ngủ hoặc có cư xử khác thường. Nha sĩ hoặc bác sĩ có thể đề nghị đánh giá thêm. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân của sự căng thẳng và một khóa học điều trị thích hợp.

Nghiến răng kéo dài bao lâu?

Nghiến răng thời thơ ấu thường sẽ ngưng ở tuổi vị thành niên. Hầu hết trẻ em ngừng nghiến khi không còn răng sữa. Tuy nhiên, vài trẻ em tiếp tục đến tuổi vị thành niên. Trong trường hợp nghiến răng do căng thẳng, nghiến răng sẽ mất đi khi căng thẳng không còn nữa.

Phòng ngừa nghiến răng như thế nào?

Một số bệnh nghiến răng là phản ứng tự nhiên của đứa trẻ trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Cho nên hầu hết không thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiến răng do căng thẳng thì có thể tránh được. Bằng cách nói chuyện với trẻ em thường xuyên về những cảm xúc của trẻ và giúp trẻ giải quyết các vấn đề căng thẳng. Nên đưa con bạn đến gặp nha sĩ để được khám và điều trị khi phát hiện trẻ bị bệnh nghiến răng.

Bài viết Nghiến răng ở trẻ nhỏ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>