AEP - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 13 Mar 2022 02:51:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Nguyên nhân nào gây chàm thai kỳ và cách chữa trị? https://yhoccongdong.com/thongtin/nguyen-nhan-nao-gay-cham-thai-ky-va-cach-chua-tri/ Tue, 02 Feb 2021 11:23:31 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=36488 nguyên nhân nào gây chàm thai kỳ và cách chữa trị

Chàm thai kỳ là một dạng chàm xuất hiện trong giai đoạn mang thai. Chàm thai kỳ thường không gây hại cho bà mẹ và thai nhi. Đa số các trường hợp, chàm sẽ tự biến mất khi thai kỳ chấm dứt.

Bài viết Nguyên nhân nào gây chàm thai kỳ và cách chữa trị? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
nguyên nhân nào gây chàm thai kỳ và cách chữa trị

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh – BSCK II Nguyễn Kim Loan

Người dịch: Nguyễn Hoàng Oanh 

Quá trình mang thai có thể gây ra nhiều sự thay đổi khác nhau trên làn da của thai phụ, có thể kể đến: 

  • Thay đổi sắc tố da, như xuất hiện những vết tối màu trên da
  • Mụn
  • Ban đỏ
  • Da dễ kích ứng
  • Da khô hoặc dầu 
  • Chàm thai kỳ

Các nội tiết tố thai kỳ thường có vai trò nhất định trong việc hình thành những biến đổi này. 

Chàm thai kỳ là một dạng chàm xuất hiện trong giai đoạn mang thai. Những sản phụ mắc bệnh này có thể có tiền sử chàm trước khi mang thai hoặc không. Bệnh còn được biết đến với các tên gọi:

  • Phát ban cơ địa thai kỳ (atopic eruption of pregnancy – AEP)
  • Sẩn ngứa da thai kỳ
  • Sẩn ngứa nang lông thai kỳ
  • Viêm da dạng sẩn thai kỳ

Trong số các bệnh lý của da khởi phát trong quá trình mang thai, chàm thai kỳ là tình trạng phổ biến nhất. Số người mắc chàm trong thai kỳ chiếm gần một nửa tổng số trường hợp chàm nói chung. Người ta cho rằng chàm có liên quan với chức năng miễn dịch cũng như các rối loạn tự miễn của cơ thể, nên nếu đã từng mắc chàm, khả năng bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ hơn khi bạn mang thai. 

Một số bằng chứng cho thấy AEP có liên quan đến hen suyễn hay sốt cỏ hoa.

Cùng đọc tiếp để hiểu hơn về tình trạng này nhé.

Chàm thường có những triệu chứng nào?

Thai phụ mắc chàm có các triệu chứng tương tự với người mắc chàm mà không mang thai. Bệnh biểu hiện với những vết sẩn nổi trên bề mặt da, ửng đỏ, thô ráp và ngứa, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da của bạn. Chúng có xu hướng kết cụm và bề mặt có thể tróc vảy. Thỉnh thoảng hình thành mụn mủ.

Nếu bạn có tiền sử mắc chàm, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn trong thời kỳ mang thai. Tuy vậy, số liệu cho thấy có khoảng ¼ thai phụ cải thiện triệu chứng.

Ai có nguy cơ mắc chàm trong thai kỳ?

Chàm thai kỳ có thể khởi phát lần đầu trong quá trình mang thai. Hoặc, nếu bạn có tiền sử chàm từ trước, việc mang thai có thể kích thích đợt bùng phát của bệnh. Người ta ước tính khoảng 20% đến 40% người mắc chàm thai kỳ có tiền sử chàm trước khi mang thai.

Tác nhân của chàm là gì?

Các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn đâu là tác nhân gây ra chàm, nhưng yếu tố môi trường và di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh.

Chẩn đoán chàm thai kỳ

Hầu hết các bác sĩ sẽ chẩn đoán chàm hay AEP chỉ qua thăm khám da đơn giản trên lâm sàng. Sinh thiết da có thể được thực hiện để khẳng định chẩn đoán.

Hãy nói cho bác sĩ nghe về những thay đổi bạn phát hiện được trong quá trình mang thai. Họ sẽ đặt một số câu hỏi nhằm loại trừ các bệnh có thể gây ra tình trạng da hiện tại của bạn cũng như để đảm bảo rằng con bạn không bị ảnh hưởng.

Bác sĩ sẽ muốn biết:

  • Các biến đổi trên da bạn xuất hiện từ khi nào.
  • Bạn có thay đổi gì trong thói quen hay lối sống sinh hoạt hàng ngày không, chẳng hạn như chế độ ăn, việc thay đổi này có thể góp phần gây ra tình trạng da của bạn hiện tại.
  • Triệu chứng bệnh, các triệu chứng này có gây ra khó chịu gì đáng kể cho cuộc sống của bạn hay không.
  • Những yếu tố làm tăng hay giảm triệu chứng.

Cần chú ý mang theo các thuốc bạn đang và đã sử dụng để điều trị chàm trước đây nếu có.

Điều trị chàm thai kỳ như thế nào?

Hầu hết các trường hợp, chàm thai kỳ có thể được điều trị bằng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ. Nếu chàm ở thể nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc steroid bôi da tại chỗ. Steroid bôi tại chỗ an toàn cho thai kỳ nhưng bạn cần phải thảo luận với bác sĩ những thắc mắc của bạn.

Họ có thể giúp bạn hiểu rõ về mỗi lựa chọn điều trị cũng như các nguy cơ đi kèm. Một số bằng chứng cho thấy tia UV cũng là một liệu pháp điều trị chàm hiệu quả.

Cần tránh sử dụng các phương pháp điều trị có chứa methotrexate (Trexail, Rasuvo) hay liệu pháp kết hợp thuốc psoralen với tia UV-A (psoralen plus ultraviolet A – PUVA) trong giai đoạn mang thai vì có khả năng gây hại lên thai nhi.

Bạn cũng có thể phòng ngừa hoặc ngăn chàm diễn biến nặng hơn bằng cách:

  • Tắm nước ấm thay vì nước nóng.
  • Luôn đảm bảo da đủ ẩm bằng việc bôi kem dưỡng ẩm.
  • Bôi kem ngay sau khi tắm xong.
  • Mặc quần áo thoáng mát, tránh kích ứng da. Chọn trang phục được làm từ nguyên liệu tự nhiên như cotton. Vải len hay vải sợi gai thường làm nặng thêm tình trạng da của bạn.
  • Tránh sử dụng xà phòng hay sữa tắm thô ráp.
  • Nếu bạn đang sống ở nơi có khí hậu khô, cân nhắc sử dụng máy phun sương tạo ẩm. Máy sưởi cũng là một tác nhân làm khô không khí trong nhà.
  • Uống nhiều nước trong ngày. Ngoài lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cả mẹ và bé, uống nước còn giúp cải thiện tình trạng da của bạn.

Vậy có những khả năng nào có thể xảy ra cho bạn?

Chàm thai kỳ thường không gây hại cho bà mẹ và thai nhi. Đa số các trường hợp, chàm sẽ tự biến mất khi thai kỳ chấm dứt. Tuy nhiên, có thể bệnh vẫn sẽ tiếp diễn sau sinh. Hoặc bạn có thể nằm trong nhóm tăng nguy cơ mắc chàm thai kỳ trong bất kỳ lần sinh nào sau này.

Chàm không liên quan đến khả năng sinh sản cũng như không gây ra bất cứ biến chứng lâu dài nào cho sức khỏe của bạn và con.

Tài liệu tham khảo

https://www.healthline.com/health/pregnancy/eczema-during-pregnancy?fbclid=IwAR23Gu3zESIDDfBVNvcWrMhoQyP6XOzyQpJQ14t2mNx9uvs-MOd7Fq0rNXQ

Bài viết Nguyên nhân nào gây chàm thai kỳ và cách chữa trị? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>