các vấn đề về tim - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 09 Sep 2018 01:05:40 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Van tim và bệnh lý van tim https://yhoccongdong.com/thongtin/van-tim-va-benh-ly-van-tim/ Sun, 09 Sep 2018 01:05:40 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=22930 Van tim và bệnh lý van tim

à khi van tim bị bệnh lý hoặc bị tổn thương và có thể ảnh hưởng đến dòng máu chảy qua tim. Có hai loại bệnh van tim chính: Hẹp van và hở van.

Bài viết Van tim và bệnh lý van tim được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Van tim và bệnh lý van tim

Tài liệu này cung cấp kiến thức tổng quan về bệnh van tim. Có bốn tài liệu riêng biệt cho biết chi tiết về bốn bệnh van tim thông thường – hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ và hở van động mạch chủ.

mặt cắt ngang tim bình thường

Hình 1. Mặt cắt ngang tim bình thường

Kiến thức cơ bản về tim

Trái tim có bốn buồng – hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Các thành của những buồng tim này chủ yếu được cấu tạo từ cơ tim đặc biệt.

Trong mỗi chu kì co bóp, hai tâm nhĩ bóp trước để bơm máu vào hai tâm thất. Sau đó, cả hai tâm thất co bóp bơm máu ra khỏi tim để vào các động mạch. Có van một chiều giữa tâm nhĩ và tâm thất cũng như giữa các tâm thất và các động mạch lớn bắt nguồn từ tim. Cụ thể hơn:

  • Van hai lá – giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái.
  • Van ba lá – giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.
  • Van động mạch phổi – giữa tâm thất phải và động mạch phổi. (Động mạch phổi là động mạch chính dẫn máu từ tim đến phổi để lấy oxy).
  • Van động mạch chủ – giữa tâm thất trái và động mạch chủ. (Động mạch chủ là động mạch chính dẫn máu giàu oxy từ tim đi nuôi cơ thể).

Các van một chiều giúp cho khi tâm nhĩ hoặc tâm thất co bóp, máu chỉ chảy theo hướng từ tim vào các động mạch.

Bệnh van tim là gì?

Là khi van tim bị bệnh lý hoặc bị tổn thương và có thể ảnh hưởng đến dòng máu chảy qua tim. Có hai loại bệnh van tim chính:

  • Hẹp van: Nghĩa là việc mở van bị giới hạn và van không mở ra hoàn toàn. Vì vậy, làm hạn chế lưu lượng máu chảy qua van.
  • Hở van: Nghĩa là van không đóng đúng cách và có dòng máu phụt ngược qua van bị hở. Đôi khi còn được gọi là thiểu năng van, hoặc rò van.

Bất kỳ van nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này. Tuy nhiên, van hai lá và van động mạch chủ thường bị bệnh hơn.

Xem các tài liệu riêng biệt về hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ và hở van động mạch chủ để biết thêm chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh van tim là gì?

Về cơ bản, van càng hẹp hoặc càng hở nhiều thì bệnh càng nặng. Một số trường hợp hẹp hoặc hở ít có thể không gây ra vấn đề hoặc triệu chứng gì. Tuy nhiên:

  • Nếu hẹp nặng – tim phải co bóp/bơm máu mạnh hơn để có thể đưa được máu qua chỗ hẹp.
  • Nếu bị hở nặng – tim phải co bóp/bơm nhiều hơn để tống lượng máu trào ngược lại, ngoài lượng máu thông thường phải chảy qua van.

Trong cả hai trường hợp, đều làm gia tăng hoạt động của tim. Có thể gây ra sự tăng áp lực lên các cấu trúc sau van bệnh lý. Áp lực này có thể làm ứ máu và dịch trong phổi hoặc phần khác cơ thể (tùy thuộc vào van nào bị ảnh hưởng).

Các triệu chứng do bệnh van tim có thể bao gồm:

  • Khó thở. Lúc đầu chủ yếu bị khi gắng sức, nhưng khi nặng hơn có thể xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi.
  • Mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Rối loạn nhịp tim có thể gây ra cảm giác “hồi hộp” “đánh trống ngực” và các cảm giác khó chịu khác.
  • Sưng phù các mô mềm do ứ dịch.
  • Đau ngực hoặc đau thắt ngực từng cơn. Có thể xảy ra nếu không đủ lượng máu cung cấp cho các động mạch dẫn máu đến nuôi cơ tim (động mạch vành).

Các biến chứng khác nhau có thể tiến triển, tùy thuộc vào van bị ảnh hưởng và mức độ nặng của bệnh lý.

Nguyên nhân gây bệnh van tim là gì?

Thoái hoá van

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh hở van tim. Các cấu trúc hỗ trợ van tim yếu đi và dãn ra theo thời gian và làm cho các van đóng không kín.

Bệnh thấp tim (Rheumatic heart disease)

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh van tim.

Bệnh thấp tim là một thuật ngữ chung cho bất kỳ vấn đề về tim nào xảy ra sau khi có một cơn sốt thấp (rheumatic fever).

Sốt thấp là một tình trạng đôi khi xảy ra sau đợt nhiễm khuẩn do Streptococcus. Cơ thể người bệnh tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn để khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số người, các kháng thể này cũng tấn công các bộ phận khác nhau của cơ thể – đặc biệt là van tim. Tình trạng viêm của một hoặc nhiều van có thể tiến triển và gây tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến dày và xơ sẹo nhiều năm sau đó.

Sốt thấp đã từng phổ biến ở Anh trong thời đại trước khi có thuốc kháng sinh nhưng hiện nay hiếm gặp. Bệnh này vẫn còn khá nhiều ở một số nước đang phát triển.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác của bệnh van tim bao gồm:

  • Tích tụ calci (vôi hóa) lên các bộ phận của van. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây hẹp động mạch chủ ở người cao tuổi.
  • Sa van tim là một nguyên nhân thường gặp gây hở van hai lá nhẹ.
  • Một số bệnh tim bẩm sinh. Bệnh van tim thường là một phần của những dị dạng tim phức tạp.
  • Nhiễm trùng van tim (viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).
  • Van tim bị hở đôi khi có thể xảy ra sau khi phẫu thuật van tim.
  • Biến chứng của các bệnh không phổ biến khác.

Điều trị bệnh van tim như thế nào?

  • Nếu chỉ hẹp hoặc hở nhẹ và bạn không có triệu chứng, bạn không cần điều trị thường xuyên.
  • Nếu các triệu chứng tiến triển hoặc có biến chứng, nhiều loại thuốc có thể được dùng để làm giảm các triệu chứng. Có thể cần phải phẫu thuật nong rộng, sửa chữa hoặc thay thế van trong một số trường hợp.
  • Phẫu thuật điều trị có rất nhiều tiến bộ cho nhiều trường hợp bệnh van tim nặng. Các phẫu thuật tim hiện nay đã được thực hiện dễ dàng, an toàn với độ thành công cao hơn nhờ sự hỗ trợ của các kỹ thuật mới.
  • Can thiệp tim mạch cũng đã có nhiều tiến bộ giúp nhiều bệnh nhân giải quyết được tình hình mà không phải mổ hở (mở lồng ngực) như trước đây.

Bệnh van tim và viêm nội tâm mạc

Nếu bạn bị bệnh van tim thì viêm nội tâm mạc là một biến chứng có thể xảy ra về sau.

  • Viêm nội tâm mạc là tình trạng nhiễm trùng tại van tim vì các van bị hư hỏng dễ bị nhiễm trùng hơn bình thường. Viêm nội tâm mạc có thể tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Kháng sinh cần được sử dụng cho tất cả những người bị bệnh van tim trước khi điều trị nha khoa và một số thủ thuật phẫu thuật khác để ngăn ngừa viêm nội tâm mạc. Hãy hỏi thêm bác sĩ điều trị về việc bạn có cần uống kháng sinh hay không.

Tài liệu tham khảo

https://patient.info/health/heart-valves-and-valve-disease

Bài viết Van tim và bệnh lý van tim được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Các vấn đề về tim https://yhoccongdong.com/thongtin/cac-van-de-ve-tim/ Thu, 14 Jun 2018 10:47:58 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=16923 các vấn đề về tim

Vấn đề về tim tuy không phổ biến nhưng là tác dụng phụ nghiêm trọng của một số phương pháp điều trị ung thư. Chúng cũng có thể được gọi là độc tính lên tim do hóa chất.

Bài viết Các vấn đề về tim được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
các vấn đề về tim

các vấn đề về tim

Vấn đề về tim tuy không phổ biến nhưng là tác dụng phụ nghiêm trọng của một số phương pháp điều trị ung thư. Chúng cũng có thể được gọi là độc tính lên tim do hóa chất (cardiac toxicity). Các vấn đề về tim hiếm khi gây tử vong nhưng có thể ảnh hưởng đến điều trị và giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Không phải tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều liên quan đến vấn đề về tim. Hơn nữa cũng có nhiều cách để ngăn ngừa hoặc quản lý chúng khi gặp phải.

Giảm tác dụng phụ này và các tác dụng phụ khác là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư. Cách tiếp cận này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ. Hãy báo với bác sĩ về bất kỳ triệu chứng mới xuất hiện hoặc khi có sự thay đổi các triệu chứng mà bạn đang mắc phải.

Các triệu chứng báo hiệu vấn đề về tim

Bệnh nhân có các vấn đề về tim có thể có các triệu chứng dưới đây. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, bạn phải liên hệ với nhóm chăm sóc sức khỏe bác sĩ của bạn ngay lập tức.

  • Khó thở
  • Choáng hoặc chóng mặt
  • Khó chịu hoặc đau ở ngực
  • Mệt mỏi
  • Sưng bàn tay và/hoặc bàn chân

Phân loại các vấn đề về tim

Dưới đây là danh sách các bệnh tim có thể mắc phải sau khi điều trị ung thư:

  • Bệnh cơ tim và suy tim sung huyết (CHF), tổn thương tim khiến cho nó không thể bơm máu tốt
  • Viêm cơ tim, sưng tim có thể ảnh hưởng đến nhịp tim
  • Bệnh động mạch vành, tắc nghẽn hoặc xơ sẹo mạch máu của tim
  • Rối loạn nhịp tim hay còn gọi là nhịp tim bất thường
  • Tổn thương van tim, khiến van bị hẹp, xơ cứng hoặc hở van
  • Các vấn đề với màng ngoài tim như sưng (viêm màng ngoài tim) hay màng ngoài tim dày hoặc có sẹo (xơ hóa màng ngoài tim)

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim

Không phải tất cả phương pháp điều trị hoặc thuốc điều trị ung thư đều làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim. Một số phương pháp điều trị ung thư sau đây có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về tim:

– Hóa trị với các loại thuốc thuộc nhóm anthracyclines, bao gồm:

  • Daunorubicin (Cerubidin)
  • Doxorubicin (Adriamycin, Doxil)
  • Epirubicin (Ellence)
  • Idarubicin (Idamycin)
  • Valrubicin (Valstar)

– Hóa trị với một số loại thuốc khác, chẳng hạn như mitoxantrone (Novantrone)

– Xạ trị ngực

– Một số loại liệu pháp nhắm đích, bao gồm:

  • Bevacizumab (Avastin)
  • Trastuzumab (Herceptin)
  • Lapatinib (Tykerb)
  • Sunitinib (Sutent)
  • Sorafenib (Nexavar)

Ai có nguy cơ mắc các vấn đề về tim do điều trị ung thư?

  • Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, trẻ nhỏ và phụ nữ
  • Bệnh nhân được điều trị với anthracyclines liều cao
  • Bệnh nhân có xạ trị liều cao ở ngực
  • Bệnh nhân được điều trị kết hợp anthracycline và xạ trị vào ngực
  • Bệnh nhân điều trị với anthracycline hoặc trastuzumab và có tiền sử hút thuốc, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì và/hoặc các vấn đề về tim trước khi điều trị ung thư
  • Bệnh nhân điều trị với anthracyclines sau khi điều trị với trastuzumab

Trước khi thực hiện các phương pháp điều trị ung thư mà có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, bác sĩ sẽ các xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, bạn và bác sĩ của bạn nên thảo luận với nhau về tiền căn sức khỏe (những bệnh đã mắc phải trong quá khứ) của bạn để tìm hiểu về bất kỳ nguy cơ khác có thể tác động lên tim.

Chẩn đoán các vấn đề về tim

Nếu bạn gặp các triệu chứng liên quan đến tim trong hoặc sau khi điều trị, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm hoặc yêu cầu xét nghiệm cần thiết, bác sĩ của bạn có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch là người chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim.

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể nghe nhịp tim của bạn hoặc âm thanh của dòng máu di chuyển qua các mạch máu chính ở cổ. Trong khi thực hiện, bác sĩ tìm kiếm mọi âm thanh thông thường hoặc những thay đổi lên nhịp tim của bạn. Kết quả của đợt kiểm tra này sẽ cho biết sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác hay không.
  • Siêu âm tim (echo): ECHO là một thử nghiệm không xâm lấn, bác sĩ có thể kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim thông qua sóng âm và cảm biến điện tử.
  • Quét đa điểm (MUGA): Việc quét MUGA tạo ra hình ảnh video của các buồng giữ máu của tim (gọi là “tâm thất”) để kiểm tra xem liệu chúng có bơm máu bình thường hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Kỹ thuật MRI sử dụng từ trường chứ không phải tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI tim sẽ cho hình ảnh của tim. Một loại thuốc nhuộm đặc biệt gọi là chất tương phản (contrast medium) được đưa ra trước khi chụp để tạo ra hình ảnh rõ ràng. Thuốc nhuộm này thường được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân.
  • Xét nghiệm máu: Một số dấu hiệu tổn thương tim có thể xuất hiện trong máu. Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra những điều này.
  • Kỹ thuật Angiogram: Kỹ thuật này chụp ảnh các mạch máu thông qua việc sử dụng thuốc nhuộm được tiêm vào động mạch. Sau đó, động mạch được kiểm tra bằng một thiết bị chụp X-quang đặc biệt gọi là fluoroscope.
  • X-quang ngực: Kỹ thuật sẽ cho hình ảnh bên trong ngực.
  • Điện tâm đồ (EKG, ECG): Một EKG là một thử nghiệm không xâm lấn để tìm nhịp tim bất thường hoặc tổn thương tim.

Theo dõi các vấn đề về tim

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi các vấn đề về tim ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao gặp phải vấn đề của tim hoặc đang được điều trị liên tục với trastuzumab như ở những bệnh nhân ung thư vú di căn. Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) đã cung cấp các khuyến cáo để theo dõi các vấn đề về tim. Phương pháp chính được khuyến cáo thực hiện là siêu âm tim, nhưng phương pháp MRI tim hoặc quét MUGA cũng có thể được sử dụng. Thử nghiệm có thể được thực hiện định kỳ trong khi điều trị và/hoặc 6 đến 12 tháng sau khi kết thúc điều trị ung thư.

Phòng ngừa và quản lý các vấn đề về tim mạch

Bác sĩ của bạn có thể đề xuất các lựa chọn giúp bạn tránh được nguy cơ mắc phải các vấn đề về tim do điều trị ung thư. Dưới đây là danh sách các tùy chọn có thể có:

  • Sử dụng một loại thuốc khác: Không phải tất cả các loại thuốc đều gây ra các vấn đề về tim. Có thể có các loại thuốc có hiệu quả tương đương nhưng không liên quan đến các vấn đề về tim.
  • Sử dụng ít thuốc với liều thấp hơn hoặc theo một cách khác: Bạn có thể nhận được một liều thấp hơn mà vẫn còn hiệu quả để điều trị ung thư nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến tim. Bác sĩ cũng có thể khuyến cáo sử dụng thuốc theo cách nào đó có thể làm giảm tổn thương tim.
  • Sử dụng thuốc bổ sung có thể giúp bảo vệ tim bạn khỏi bị tổn thương: Thuốc dexarazoxane (Zinecard) có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim do anthracycline. Ngoài ra còn có các loại thuốc khác đang được nghiên cứu để giúp ngăn ngừa tổn thương tim.
  • Giảm ảnh hưởng của tia xạ lên tim: Điều này có thể bằng cách sử dụng liều thấp hơn. Hay còn có một số kỹ thuật cũng có thể giúp tránh làm tổn thương tim như kỹ thuật xạ trị kết hợp giữ hơi thở sâu và kĩ thuật xạ trị điều biến cường độ (IMRT). Giữ hơi thở sâu có thể được sử dụng ở một số bệnh nhân ung thư khi tim có thể bị tác động một cách không cần thiết trong quá trình xạ trị. Phương pháp này bao gồm việc hít sâu và giữ nó trong thời gian ngắn trong khi tia xạ được đưa vào cơ thể bệnh nhân và IMRT là một kĩ thuật xạ trị đưa tia xạ trực tiếp hay khu trú vào khối u với các cường độ khác nhau của chùm tia mà ít ảnh hưởng lên các mô kế cận.

Nếu xuất hiện vấn đề về tim sau khi điều trị ung thư, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc để điều trị. Chúng có thể bao gồm 1 hoặc nhiều loại thuốc sau đây:

  • Thuốc lợi tiểu, là loại thuốc giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách tăng sự đi tiểu
  • Thuốc huyết áp, chẳng hạn như thuốc ức chế ACE hoặc thuốc beta-blockers
  • Thuốc Digitalis, giúp điều chỉnh nhịp tim

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/heart-problems

Bài viết Các vấn đề về tim được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>