CT - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Wed, 13 Feb 2019 14:11:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Sốt cao có ảnh hưởng não bộ? https://yhoccongdong.com/thongtin/sot-cao-co-anh-huong-nao-bo/ Tue, 20 Mar 2018 14:55:58 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=15301 Sốt cao có ảnh hưởng não bộ?

Một điều chúng ta nên nhớ, đó là khi trẻ bị bệnh vì nhiễm siêu vi, vi trùng, sốt là phản ứng đầu tiên của cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại nhiễm trùng xâm nhập.

Bài viết Sốt cao có ảnh hưởng não bộ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sốt cao có ảnh hưởng não bộ?

Câu hỏi: 
Bác sĩ ơi, con em mỗi lần nó bị sốt là em và cả nhà lo sốt vó. Bà ngoại bà nội là lo nhất, vì sợ sốt lên não là con em nó tiêu luôn. Mẹ của em còn kể với em về một đứa hàng xóm bằng tuổi em, chỉ bị sốt cao một ngày mà ngày hôm sau nó nhập viện bác sĩ nói não nó bị hư luôn rồi, mấy ngày sau nó chết cả nhà nó khóc quá trời. Lúc đó em được 10 tuổi, và cũng còn nhớ, và còn sợ cho đến bây giờ. Có thật là sốt gây chết người như vậy không ạ, và nếu vậy thì em phải làm gì để con em đừng sốt nữa?

Trả lời: 

Đây là một nỗi lo sợ chung ở nhiều gia đình, khi liên hệ các sự kiện được nhìn thấy, và tự tìm mối liên kết dễ thấy nhất, mà không có bằng chứng y khoa. Sốt là một triệu chứng dễ nhận biết nhất khi trẻ bị bệnh, và vì vậy, bị đổ lỗi rất nhiều, mặc dù hoàn toàn không chính xác.

Tại sao sốt lại xuất hiện?

Một điều chúng ta nên nhớ, đó là khi trẻ bị bệnh vì nhiễm siêu vi, vi trùng, sốt là phản ứng đầu tiên của cơ thể, để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại nhiễm trùng xâm nhập. Vì vậy, trên nền tảng khoa học mà nói, đây là một phản ứng tốt của cơ thể. Trong não bộ của người, có một trung tâm điều khiển sốt, để có thể tự điều chỉnh giảm lại phản ứng sốt nếu sốt lên quá cao. Vì vậy, có thể hiểu được tại sao, sốt trong các bệnh lý, thường chỉ lên được tối đa 40 – 41 độ C mà thôi, và không bao giờ lên quá 42 độ C cả.

Những trường hợp bị tổn thương não, hoặc tử vong nhanh chóng sau khởi phát sốt, như trường hợp em vừa đề cập, không phải do sốt gây ra, mà do bệnh nền gây sốt gây ra. Những bệnh nguy hiểm có thể là viêm não, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng huyết nặng gây tổn thương đa cơ quan….Những bệnh này diễn ra bên trong cơ thể, và những bằng chứng viêm não, viêm màng não, tổn thương não bộ chỉ có thể thấy được gián tiếp qua các hình ảnh chụp CT não, MRI não, hoặc thấy trực tiếp khi giải phẫu tử thi khi bệnh nhân đã tử vong mà thôi. Người ngoài nhìn vào, chỉ ghi nhận được việc trẻ sốt, và sau đó có thể không được giải thích kĩ càng bệnh sinh, nên liên hệ hai yếu tố này lại với nhau một cách vội vàng.

Vậy nếu thân nhiệt quá cao, có thể ảnh hưởng não bộ hay không?

Câu trả lời là CÓ!

Người ta thấy rằng, ở nhiệt độ cơ thể từ 42 độ C trở lên, có thể gây tổn thương não bộ. Tuy nhiên, chỉ khi nhiệt độ môi trường nóng cực độ, thì cơ thể trẻ mới có thể đi đến nhiệt độ như thế. Một trong những ví dụ hiếm gặp, là nếu trẻ bị để quên trong xe hơi đóng kín cửa trong nhiều giờ, và xe đang đậu ngoài trời trong thời tiết rất nóng nực. Tại các nước phát triển, như Mỹ, Úc, Canada…đã có những trường hợp trẻ tử vong vì bị ba mẹ để quên trong xe hơi như thế này, và may mắn là, tại Việt Nam chúng ta vẫn chưa phải ghi nhận trường hợp nào như thế.

Vì vậy, có thể nói rằng, sốt do bệnh nhiễm siêu vi, vi trùng….không ảnh hưởng gì đến não bộ con người cả, mà lại có tác dụng tốt cho cơ thể. Chỉ có bệnh nền mới có thể gây ảnh hưởng đến não bộ (nếu có) mà thôi. Cũng vì lý do này, mà hiện nay, các khuyến cáo về xử trí sốt khuyến khích ba mẹ không tập trung vào kiểm soát sốt nữa, chỉ cần cho uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao > 38.3 – 38.5 độ C, và trẻ có triệu chứng đau, khó chịu. Đồng thời các khuyến cáo cũng đề nghị ba mẹ tập trung vào theo dõi các triệu chứng KHÁC của bệnh, để có thể đánh giá, nhận biết các triệu chứng nguy hiểm của bệnh một cách đúng lúc, để trẻ có thể được tái khám và điều trị kịp thời khi cần thiết.

Tài liệu tham khảo

  1. Myths about Fever; Schmitt B.D; Seattle Children’s Hospital; America, 2015.
  2. Clinical report: Fever and antipyretic use in children; American Academy of Pediatrics; Pediatrics; 127(3); 2011.
  3. Febrile Child; Clinical practice guidelines; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia, 2016.
  4. https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/522723828114677

 

Bài viết Sốt cao có ảnh hưởng não bộ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>