giảm trí nhớ sau sinh - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 16 Aug 2018 14:04:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Bài 26 – Tại sao phụ nữ thường giảm trí nhớ sau sinh ? https://yhoccongdong.com/thongtin/tai-sao-phu-nu-thuong-giam-tri-nho-sau-sanh/ Sun, 15 Apr 2018 12:27:11 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=15666 Giảm trí nhớ sau sinh

Cuộc sống của mẹ có thêm một người bạn nhỏ làm đảo lộn các hoạt động thường nhật, do đó đa số các mẹ đảng trí và hay quên sau sinh hơn.

Bài viết Bài 26 – Tại sao phụ nữ thường giảm trí nhớ sau sinh ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Giảm trí nhớ sau sinh

Một bạn nhắn tin có link “chứng thực”: “Phụ nữ mang thai bị giảm chất xám” và kèm một câu ai oán “Bác sĩ ơi, mang thai là mất não, teo não đây này”.

Chuyện quên trời quên đất sau sanh là chuyện thường ngày, đụng đâu quên đấy, thật lòng, không thể phủ nhận. Nhưng mang thai mà “nguy hiểm” đến teo não chắc phải suy nghĩ lại. Mình không phản đối chuyện “làm Mẹ là hy sinh cho con, kể cả tính mạng”, nhưng mình theo trường phái “Làm Mẹ là muốn vui vẻ với con, hy sinh rồi lấy ai chăm sóc, dạy dỗ và cùng nhau tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc”.

Vậy là ngồi lục lọi nghiên cứu trên tạp chí Nature Neuroscience – sau đó phát hiện một sự thật…

Về nghiên cứu “giảm thể tích chất xám khi mang thai”

Đây là nghiên cứu tiến hành ở Barcelona – Tây Ban nha, thực hiện trên 25 phụ nữ mang thai lần đầu. Những phụ nữ này được chụp cộng hưởng từ (MRI) mỗi 3 tuần từ trước khi có thai và sau sanh. Làm tương tự cho 19 nam giới lần đầu làm bố, một nhóm khác là 20 phụ nữ không mang thai và 17 đàn ông không có con. Khi so sánh thể tích chất xám thì nhóm làm Mẹ có hiện tượng giảm thể tích chất xám.

NHƯNG…người thực hiện nghiên cứu không hề hướng nghiên cứu theo nghĩa “mang thai làm mất não” như bạn hiểu. Bản thân bà Hoekzema – một chuyên gia thần kinh học ở Netherland – tác giả của nghiên cứu này cũng đang mang thai và là Mẹ của một em bé 2 tuổi. Bà cho rằng sự thay đổi này là sự thay đổi nhằm thích ứng với “nghề” mới – nghề làm Mẹ, giúp Mẹ trở nên nhạy cảm với nhu cầu và sự an toàn của trẻ.

Khi mang thai, cơ thể người Mẹ diễn ra rất nhiều sự thay đổi “vĩ đại”, về nội tiết, tim mạch, hô hấp…nhằm nuôi nấng một mầm sống trong thời gian 40 tuần. Mọi sự thay đổi này chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất “bảo vệ và nuôi sống và giúp thai nhi phát triển hoàn thiện”. Bây giờ, người ta ghi nhận thêm một thay đổi nữa, đó là thể tích chất xám trong não, và bước đầu cho thấy, sự thay đổi này cũng nhằm mục tiêu bấy lâu nay người Mẹ mong muốn.

Về chứng hay quên sau sanh

Đúng là có thật! Nhưng việc quên trước quên sau này được giải thích do:

  • Thiếu ngủ
  • Căng thẳng
  • Sự mệt mỏi khi chăm sóc trẻ
  • Áp lực khi quá nhiều điều không hiểu rõ, không biết, không mong đợi
  • Sự thay đổi nội tiết tố sau sinh

Người bạn nhỏ xuất hiện làm rối tung mọi sinh hoạt, giờ giấc, làm thay đổi những thói quen, nề nếp sinh hoạt của bạn. Chưa kể bạn ấy làm bạn phải hoãn lại những ước mơ, kế hoạch và thú vui cá nhân. Nhưng không sao, rồi bạn sẽ được trả công xứng đáng.

Xem thêm bài Trầm cảm sau sinh của ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh

Làm sao để hạn chế chứng hay quên sau sanh?

  • Ăn những thực phẩm có lợi cho trí nhớ: như trứng, rau xanh, thực phẩm giàu chất sắt, omega 3, omega 6…
  • Tranh thủ ngủ: cái này mình chỉ cách lâu rồi, tranh thủ khi em bé ngủ, tinh giản bớt việc dọn dẹp, giặt giũ, kêu gọi sự giúp đỡ từ chồng, người thân.
  • Tập trung việc đang làm: cố gắng hoàn thành xong từng việc một.
  • Sắp xếp vật dụng ở một nơi cố định như chìa khoá, điện thoại, thẻ tín dụng…
  • Tập thể dục, thư giãn, nghe nhạc…
  • Lập danh sách: danh sách việc làm trong ngày, danh sách các việc hay cuộc hẹn quan trọng, danh sách những thứ cần mua khi đi siêu thị…Cố gắng duy trì những hoạt động thường nhật theo trật tự nhất định. Giao cho người chăm sóc trẻ/ hay bố bé một số việc cố định như ngày kiểm tra sức khoẻ, tiêm ngừa cho trẻ…

Hiện nay, có rất nhiều sách hay dành cho những người sắp làm bố mẹ. Những kiến thức này bạn cứ đọc dần, chuẩn bị trước khi mang thai. Khi có một số kiến thức cơ bản, chắc chắn bạn sẽ giảm áp lực phần nào.

Vậy thì, cứ vui vẻ mang thai mà tạm quên nỗi lo “teo não”. Riêng với mình, có con, mình học được kha khá thứ thú vị, dù cũng thấu hiểu những áp lực và nỗi lo thường trực.

Xem thêm bài Những điều cần biết về hồi phục sau sinh của BS. Triệu Thị Thanh Tuyền và ThS.BS. Nguyễn Khánh Linh

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1163252907104625

Bài viết Bài 26 – Tại sao phụ nữ thường giảm trí nhớ sau sinh ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>