ibuprofen - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 23 Sep 2021 10:01:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? https://yhoccongdong.com/thongtin/co-the-su-dung-ibuprofen-trong-thai-ky-hay-khong/ Thu, 01 Jul 2021 06:56:19 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=37928 Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không?

Trong bài viết này, y học cộng đồng sẽ bàn luận về một loại thuốc giảm đau rất thông dụng, Ibuprofen, về việc có nên sử dụng hay không và vì sao thai phụ cần thận trọng với nó.

Bài viết Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không?

Câu trả lời là không, phụ nữ có thai cần đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng các loại dược phẩm nói chung. Bạn không được dùng bất kỳ thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ, vì một vài loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi của bạn. Ở bài viết này, y học cộng đồng sẽ bàn luận về một loại thuốc giảm đau rất thông dụng, Ibuprofen, về việc có nên sử dụng hay không và vì sao thai phụ cần thận trọng với nó.

Ibuprofen là gì và tại sao được chỉ định?

Ibuprofen là thuốc kháng viêm thuộc nhóm non-steroid (NSAID) và có nhiều tên thương mại khác nhau như Nurofen, Ebufac, Rimafen, Arthrofen, Brufen hay Fenbid. Có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu hay đau khớp. Thuốc được bán trực tiếp không cần qua kê đơn của bác sĩ. Đây chính là lý do tại sao bạn cần phải hiểu rõ về Ibuprofen cũng như cân nhắc về tính an toàn của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ.

Sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ có an toàn?

Không, thai phụ không nên sử dụng Ibuprofen để giảm đau. Dù bạn chỉ sử dụng một liều duy nhất trong suốt thai kỳ và việc này thường không gây ra tác hại đáng kể, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thận trọng. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) xếp Ibuprofen vào mức D trong những thuốc có nguy cơ ảnh hưởng lên thai nhi. Mức D có nghĩa là “Có bằng chứng cho rằng thuốc gây hại cho thai nhi, nhưng lợi ích khi sử dụng có thể chấp nhận được so với nguy cơ của thuốc”. Bảng phân loại không xác nhận tính an toàn của Ibuprofen, để biết nguyên do, hãy tiếp tục đọc nhé.

Tại sao sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ lại không an toàn?

Dưới đây là một số tác dụng phụ đi kèm khi sử dụng Ibuprofen trong quá trình mang thai. Ở giai đoạn đầu thai kỳ (khoảng 6 tháng đầu): cần tránh sử dụng Ibuprofen ở hai tam cá nguyệt đầu tiên vì đây là khoảng thời gian quan trọng cho sự hình thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi, và cũng là giai đoạn trẻ rất nhạy cảm với độc chất cũng như dược phẩm. Những chất này có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai và tác động xấu đến thận. Đối với tam cá nguyệt thứ hai, sử dụng Ibuprofen có thể làm cho trẻ sinh ra nhẹ cân so với bình thường.

Giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối): Ở tam cá nguyệt cuối, Ibuprofen ngăn chặn tác dụng của prostaglandins, đây là một hóa chất trung gian giúp hạ sốt, giảm đau, kháng viêm cũng như đảm nhận một số chức năng khác. Trong khoảng thời gian chuẩn bị lâm bồn, nồng độ prostaglandins trong máu được hạ thấp, giúp  đóng kín một mạch máu chỉ xuất hiện ở tim thai nhi (hay còn gọi là ống động mạch). Điều này giúp dòng máu chuyển hướng lưu thông đến phổi. Nhưng, nếu có sự xuất hiện của Ibuprofen, thuốc này khiến cho ống động mạch đóng sớm hơn bình thường, dẫn đến tăng áp phổi và cuối cùng là tử vong thai nhi.

Thuốc còn gây chuyển dạ kéo dài, chuyển dạ ngưng tiến, hay xuất huyết ồ ạt trong quá trình sinh nở.

Sử dụng liều cao kéo dài có thể gây giảm thể tích dịch ối (thiểu ối).

Nguy cơ lâu dài:

Nghiên cứu cho thấy những trẻ được sinh ra từ bà mẹ sử dụng Ibuprofen ở hai tam cá nguyệt cuối thường mắc hen suyễn sớm.

Nếu đứa trẻ là nam, thuốc làm tăng khả năng vô sinhung thư tinh hoàn cũng như ảnh hưởng lên chất lượng sản sinh testosterone.

Bác sĩ của bạn chỉ kê đơn Ibuprofen khi không còn lựa chọn khác an toàn hơn, và họ hi vọng rằng nguy của cơ thuốc sẽ thấp hơn so với nguy cơ gây ra bởi bệnh lý bạn đang mắc.

Tuy nhiên, vì thuốc thuộc nhóm không kê đơn, bạn thường vô tình sử dụng nó mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phải làm thế nào nếu bạn đã lỡ sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ?

Nếu bạn đã sử dụng Ibuprofen được một thời gian dài, bác sĩ sẽ kiểm tra đánh giá tình hình phát triển của thai nhi.

Nếu bạn mang thai và đang trong liệu trình điều trị thuốc, hãy nói cho bác sĩ của bạn biết. Họ sẽ quyết định xem bạn có nên tiếp tục liệu trình hay phải chuyển sang một phương thức điều trị thay thế.

Có thuốc thay thế được cho Ibuprofen để sử dụng trong thai kỳ hay không?

Acetaminophen đường uống (Tylenol/Paracetamol) là một lựa chọn an toàn hơn để hạ sốt và giảm đau trong thai kỳ. Bạn có thể sử dụng thuốc này ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình mang thai.

Có thể dùng Ibuprofen dạng gel trong thai kỳ không?

Ibuprofen dạng gel vẫn không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ trừ khi được khuyên dùng bởi bác sĩ. Gel có thể thẩm thấu qua bề mặt da và tác động lên thai nhi. Trước khi sử dụng bất kỳ dược phẩm nào, bạn phải luôn đảm bảo rằng nó đã được thông qua sự đồng ý của bác sĩ. Nếu không chắc chắn, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ gia đình của mình để kiểm tra. Trong trường hợp bạn cần phải điều trị thuốc khi đang mang thai, hãy dùng chúng với liều tối thiểu.

Bạn có từng sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ? Bác sĩ đã bao giờ đề xuất một loại thuốc khác để kiểm soát cơn đau của bạn hay chưa? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách bình luận ở bên dưới nhé.

Tài liệu tham khảo

www.momjunction.com/safe-take-ibuprofen-pregnancy

Bài viết Có thể sử dụng Ibuprofen trong thai kỳ hay không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt? https://yhoccongdong.com/thongtin/cha-me-can-lam-gi-khi-con-bi-sot/ Thu, 27 Sep 2018 05:54:32 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=23862 Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt?

Nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của 1 bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để quyết định trị liệu bằng thuốc hay đơn thuần dùng hạ sốt và theo dõi.

Bài viết Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt?

Sốt là 1 triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất tại các phòng khám nhi khoa, nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của 1 bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để quyết định trị liệu bằng thuốc hay đơn thuần dùng hạ sốt và theo dõi.

Làm gì khi con bị sốt

Kiểm tra nhiệt độ cho con: bạn hãy dùng 1 nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử kẹp vào nách hoặc đặt vào hậu môn. Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử sau khi nghe tiếng BIP bạn hãy kiểm tra, còn dùng nhiệt kế thuỷ ngân bạn để khoảng 5 phút, thấy vach trắng thuỷ ngân không nhảy lên tiếp thì bạn kiểm tra. Có 3 mức độ sốt như sau:

  • Sốt nhẹ: từ 37.5 tới 38 độ C: cởi thoáng áo quần, cho uống nhiều nước, 30p – 1h sau kiểm tra lại nhiệt độ.
  • Sốt vừa: 38 độ tới 38.5 độ C: cởi thoáng áo quần, uống nhiều nước, với các bé có tiền sử co giật do sốt, hay bé tỏ vẻ bứt rứt, mệt mỏi, cáu bẳn nhiều có tể dùng thuốc hạ sốt. Ba mẹ chỉ nên dùng MỘT loại thuốc hạ sốt là Paracetamol. Có nhiều hãng với tên gọi khác nhau như efferagan, hapacol, panadol, cobifen…… bạn tính theo cân nặng trung bình 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng 1 lần. Không nên trà chanh hay nước đá, miếng dán hạ sốt cũng không cần thiết. Có thể dùng nước hơi ấm lau người cho con 5 – 10 phút.
  • Sốt cao: sốt trên 38.5 độ C: cởi thoáng áo quần, cho thuốc hạ sốt như trên, uống nhiều nước. Sau 30 phút thấy trẻ không hạ sốt, pha nước âm ấm lau khắp mình mẩy cho con tầm 15 phút bé sẽ hạ sốt, sau đó cho bé đi khám bác sĩ.

Lưu ý

  • Lấy nhiệt độ tại nách bạn hãy lấy số hiển thị trên nhiệt kế cộng thêm 0.5 độ sẽ được nhiệt đô cơ thể bé, nếu ở hậu môn bạn không cần cộng.
  • Không sử dụng ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy kiểm tra: bàn tay, chân, toàn thân trẻ để phát hiện ban nếu có. Nếu xuất hiện ban đỏ dù ở đâu bạn cũng nên đi bác sĩ kiểm tra.cũng nhớ kiểm tra nướu răng trẻ.
  • Nếu trẻ co giật: hãy bình tĩnh, đa số co giật do sốt ở trẻ là lành tính và bé cũng không cắn vào lưỡi.
  • HÃY:
    • Cởi hết áo quần
    • Đặt trẻ trên giường cứng, đặt trẻ nằm nghiêng bên phải, cổ hơi ngửa, lau chùi dãi nhớt, lấy nước ấm lau cho trẻ cơn giật sẽ tự nó nhanh chóng qua nhanh
    • Nếu có viên hạ sốt đặt hậu môn thì nhét 1 viên vào sâu hậu môn trẻ. KHÔNG ôm ghì con, không xát chanh, đổ chanh vào miệng bé . Sau cơn giật bé sẽ ngủ bạn hãy đưa bé nhập viện.
  • Nếu trẻ có co giật, rối loạn tinh thần: kích thích nhiều hay ngủ gà, li bì, phát ban trên người dù sốt nhẹ bạn cũng cần cho trẻ đi khám bác sĩ.
  • Hãy yêu cầu bác sĩ cho bé xét nghiệm máu nếu:
    • Bạn quá lo lắng, trẻ sốt cao liên tục khó hạ, sốt kèm phát ban, co giật.
    • Bác sĩ nói không tìm thấy ổ nhiễm trùng.
    • Trẻ sốt cao mà bác sĩ nói sốt siêu vi nhưng không thấy có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên.
    • Trẻ sốt quá 3 ngày, sang cuối ngày thứ 3 mà trẻ vẫn sốt cao….
    • Bạn cũng nói cho bác sĩ biết bạn lo sợ con bạn bị bệnh gì chẳng hạn: sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng… bác sĩ sẽ cho bạn lời giải thích rõ ràng…
  • Thông thường trẻ có thể sốt đến 3 ngày, bạn không nên quá nóng vội vì tại sao uống thuốc bác sĩ 1 – 2 liều không cắt sốt…..hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn, theo dõi 1 số dấu hiệu đặc biệt mà bác sĩ đã dặn bạn.
  • Có 1 số bác sĩ cho con bạn 2 loại thuốc hạ sốt: ibuprofen và paracetamol, dặn uống xen kẽ, Ibuprofen uống theo giờ cứ 6 tiếng 1 lần sau ăn, paracetamol uống khi sốt cao 4 giờ 1 lần. Theo tôi đó là 1 cách hay nên áp dụng cho trẻ có tiền sử co giật do sốt, sốt cao liên tục khó hạ. 1 số bác sĩ dặn sốt cao thì uống paracetamol trước sau 30 phút đến 1h không hạ thì uống thêm ibuprofen….cả 2 cách đều không sai, nhưng theo tôi nên áp dụng cách 1.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/309771652553695

Bài viết Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Dùng thuốc hạ sốt đúng https://yhoccongdong.com/thongtin/dung-thuoc-ha-sot-dung/ Fri, 13 Jul 2018 14:20:39 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=17431 dùng thuốc hạ sốt đúng

Dùng thuốc khi:Bé sốt cao từ 39 độ trở lên, khi bé đã có 1 lần co giật do sốt, khi bé sốt mà bứt rứt khó chịu

Bài viết Dùng thuốc hạ sốt đúng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
dùng thuốc hạ sốt đúng

Dùng thuốc hạ sốt đúng

  • Dùng thuốc khi:
    • Bé sốt cao từ 39 độ trở lên
    • Khi bé đã có 1 lần co giật do sốt
    • Khi bé sốt mà bứt rứt khó chịu
  • Dùng tốt nhất là theo cân nặng của bé, dùng theo độ tuổi thường không đủ liều
  • Dùng không đủ liều thì không hạ sốt được, quá liều thì không tốt
  • Chỉ nhét hậu môn khi không uống được, vì nhét khó đúng liều và tác dụng chậm hơn
  • Có 2 loại thuốc có thể dùng hạ sốt:
    • Paracetamol: liều lấy cân nặng nhân cho 10 – 15 mg là liều uống 1 lần, mỗi liều phải cách nhau ít nhất 4 tiếng (trẻ dưới 3 tháng vẫn dùng theo liều cân nặng)
    • Ibuprofen: liều lấy cân nặng nhân cho 6 – 10 mg là liều uống 1 lần, mỗi liều phải cách nhau 6 tiếng (trẻ dưới 3 tháng không dùng)
Xem thêm "Lấy nhiệt độ, dùng thuốc hạ sốt"

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1690452151184284

Bài viết Dùng thuốc hạ sốt đúng được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sốt và những điều cần biết https://yhoccongdong.com/thongtin/sot-va-nhung-dieu-can-biet/ Sun, 25 Mar 2018 18:05:10 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=15483 Sốt và những điều cần biết

Sốt ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm người chăm sóc trẻ đưa trẻ đến khám, và là một nguyên nhân thường xuyên gây lo lắng cho ba mẹ trẻ. Nhiều ba mẹ rất bị ám ảnh bởi sốt của con.

Bài viết Sốt và những điều cần biết được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sốt và những điều cần biết

Sốt ở trẻ em

Sốt ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm người chăm sóc trẻ đưa trẻ đến khám, và là một nguyên nhân thường xuyên gây lo lắng cho ba mẹ trẻ. Nhiều ba mẹ rất bị ám ảnh bởi sốt của con. Chuyện nhận được một tờ sớ ghi nhận thời gian sốt, sốt bao nhiêu độ, có khi mỗi giờ, từ ba mẹ trẻ không là một chuyện hiếm gặp.
Nhiều thân nhân cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi trẻ chỉ mới sốt nhẹ, với mong muốn kiểm soát được sốt, đánh thức trẻ khi trẻ đang ngủ chỉ để hạ sốt. Rất nhiều ba mẹ mong muốn kiểm soát sốt tốt nhằm kiểm soát được bệnh (hết sốt = hết bệnh), và rất lo lắng khi thấy trẻ không hạ sốt khi đã uống thuốc hạ sốt (Vậy là bệnh nặng lắm phải không bác sĩ?).
Một số đông ba mẹ còn có lo lắng, là sốt cao có thể làm tổn thương não của trẻ, và nguy cơ sốt cao co giật. Không hiếm gặp nữa là những trường hợp ba mẹ ông bà xúm nhau lau mát nhằm hạ sốt tích cực cho con trẻ. Tóm lại là, sốt ở trẻ em gây ra rất nhiều lo lắng, phiền toái, và mất rất nhiều thời gian, công sức của nhiều gia đình. Bài viết này nhằm cung cấp một số thông tin chuyên môn khách quan để các bạn tham khảo, hy vọng giúp các bạn có một cái nhìn khác về sốt, và hy vọng có thể thay đổi cách tiếp cận sốt ở trẻ để ba mẹ, ông bà và cả các y bác sĩ đều được “dễ thở” hơn. Những thông tin này được lấy từ Guidelines về sốt của Hội Đồng Nhi Khoa Mỹ, Bệnh viện Hoàng Gia Nhi – Melbourne, Úc, và Hội Y Khoa Nam Phi.

Sốt là gì?

Trước khi quá lo lắng về sốt, chúng ta hãy tìm hiểu xem sốt là gì?
Nghiên cứu cho thấy, sốt (định nghĩa là nhiệt độ cơ thể > 38 độ C) là một đáp ứng sinh lý bình thường đối với bệnh, nhằm hỗ trợ chống lại bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Đa số sốt thường xảy ra trong một thời gian ngắn, vài ngày, và bảo vệ trẻ bằng cách thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch chống lại bệnh mà trẻ đang có. Một số nghiên cứu còn cho thấy, sốt còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn ở những đợt nhiễm siêu vi (so với những trẻ được hạ sốt tích cực). Vậy thì, sốt không phải là bệnh, mà sốt là một phản ứng TỐT của cơ thể đối với bệnh.

Mức độ sốt, tần số sốt, sự đáp ứng với thuốc hạ sốt có ý nghĩa gì?

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, mức độ sốt cao thay vừa, sốt nhanh hay chậm, thường xuyên hay không trong ngày, cũng như tính đáp ứng với thuốc hạ sốt không dự đoán được tốt mức độ nặng và diễn tiến của bệnh. Có nghĩa là, việc bạn hạ sốt tốt cho con bạn hay không không làm thay đổi được tính chất của bệnh nền, và tờ sớ sốt sẽ không có nhiều giá trị cho quyết định chẩn đoán và điều trị.

Vậy chúng ta có nên hạ sốt hay không? Mục tiêu chúng ta hạ sốt là để làm gì?

Hạ sốt có thể có ích trong việc giảm nguy cơ mất nước ở trẻ, điều này thường có ý nghĩa chỉ ở những trẻ nhũ nhi, có trọng lượng cơ thể thấp và bề mặt tiếp xúc cao, không có nhiều ý nghĩa cho trẻ lớn. Tuy nhiên, nguy cơ của giảm sốt là có thể kéo dài thời gian tìm ra bệnh nền (có thể do an tâm của ba mẹ khi chỉ tập trung vào sốt), và vì vậy gây chậm trễ trong điều trị bệnh (ở những bệnh có thể điều trị), và mang theo nguy cơ tiềm năng ngộ độc thuốc hạ sốt nếu quá liều (sẽ bàn ở phần sau).
Việc hạ sốt có gây giảm khó chịu cho trẻ hay không, còn có nhiều bàn cãi, vì những triệu chứng đau đầu, khó chịu, nhức mỏi cơ khớp vẫn có thể do bệnh nền gây ra. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc hạ sốt có hai chức năng: một là hạ sốt, hai là giảm đau, vì vậy trẻ sẽ có được hai lợi ích này.
Một lo lắng rất lớn ở nhiều gia đình là sốt cao gây co giật, và hạ sốt để tránh sốt cao co giật. Nhưng nghiên cứu lại chứng minh không có bằng chứng nào cho hiệu quả của việc giảm sốt trong việc giảm nguy cơ và tần suất sốt cao co giật! Điều này quan trọng cần ghi nhớ!
Khuyến cáo chung hiện nay là chúng ta tiếp cận “bệnh gây sốt” không phải với mục tiêu hạ sốt là chính nữa (vì sốt không phải là bệnh đâu mà trị) , mà với mục tiêu chính là giúp cho trẻ thoải mái hơn, giảm đau, giảm khó chịu nếu trẻ có triệu chứng này (bằng thuốc “hạ sốt”), và tránh mất nước (bằng cách cho trẻ uống nước thường xuyên). Đa số các bác sĩ lâm sàng đồng ý bắt đầu khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trẻ > 38.5 độ C và trẻ có triệu chứng đau/quấy, mệt mỏi.
Đồng thời khuyến cáo hiện nay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển sự tập trung vào sốt qua những triệu chứng “nguy hiểm” khác, có giá trị hơn và giúp ích được cho việc thăm khám và điều trị hơn: trẻ có lừ đừ hay tỉnh táo, ói nhiều hay không, thở nhanh hay không, vân vân.

Phương pháp hạ sốt nào là tốt nhất?

Với sự thay đổi tập trung vào sự thoải mái của trẻ, và những dấu hiệu nặng của bệnh như trên, câu hỏi này không còn quan trọng mấy. Tuy nhiên cũng nên được nói đến một chút để chúng ta hiểu thêm.
Khi so sánh Acetaminophen (paracetamol) và Ibuprofen, người ta thấy hai thuốc này có hiệu quả như nhau trong việc hạ sốt và giảm đau/khó chịu cho trẻ. Vì vậy khuyến cáo ở hai thuốc này là như nhau, mỗi thuốc đều có những tác dụng phụ riêng cần lưu ý – xin không dài dòng về phần này. Điều chính yếu là tránh cho thuốc không đúng chỉ định hoặc quá liều gây tác dụng phụ hoặc ngộ độc không mong muốn. Liều khuyến cáo an toàn là:
  • Acetaminophen 10 – 15mg/kg/lần – mỗi 4 – 6 tiếng một lần (thường khuyến cáo không quá 5 lần/ngày)
  • Ibuprofen 10mg/kg/lần – tối đa 4 lần/ngày.
Kết hợp Acetaminophen và Ibuprofen xen kẽ cho thấy có thể có tác dụng giảm sốt tốt hơn một ít so với việc dùng hai thuốc này riêng lẻ, nhưng lại có nguy cơ dùng thuốc quá liều nhiều hơn, nên không được khuyến khích.
Việc lau mát hạ sốt hiện nay không còn được khuyến cáo sử dụng. Vì lau mát hạ sốt chỉ có tác dụng đơn thuần là hạ sốt, chứ không có tác dụng làm trẻ thoải mái hơn như hai thuốc trên, mà còn có thể làm cho trẻ và người nhà mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi hơn.

Vậy trẻ sốt có nên đi khám bác sĩ hay không?

Câu trả lời là rất nên.
  • Trẻ nhỏ <3 tháng bị sốt nên được đặc biệt quan tâm và đi khám khi bị sốt, vì dân số này có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng hơn, và diễn tiến bệnh có thể nhanh hơn và nhiều biến chứng hơn.
  • Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi, bị sốt >38 độ C, cũng nên được thăm khám để đánh giá khả năng nhiễm siêu vi hay nhiễm trùng để xác định theo dõi +/- điều trị, đồng thời cũng nên được theo dõi những dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian bệnh, để được thăm khám và can thiệp đúng lúc.

Thông tin tóm tắt (Take home message)

  • Sốt là một phản ứng tốt của cơ thể để bảo vệ trẻ, chống lại nhiễm trùng.
  • Sốt giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
  • Sốt không gây tổn thương não, không tăng nguy cơ sốt cao co giật
  • Tính chất của sốt không giúp tiên lượng mức độ nặng nhẹ cũng như diễn tiến của bệnh
  • Không nên tập trung vào hạ sốt, mà nên làm cho trẻ dễ chịu, và theo dõi những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh.
  • Hạ sốt không làm giảm nguy cơ hay tần suất sốt cao co giật ở trẻ.
  • Sử dụng hạ sốt khi trẻ có nhiệt độ từ 38.5 độ C VÀ có triệu chứng đau, mệt mỏi, khó chịu.
  • Paracetamol hay Ibuprofen đều có tác dụng tương đương trong hiệu quả giảm sốt và giảm đau
  • Lau mát hạ sốt không còn được khuyến cáo sử dụng do không có hiệu quả mong muốn

Tài liệu tham khảo

  1. The American Academy of Pediatrics; Fever and antipyretic use in children;
  2. Management of acute fever in children: Guideline for community healthcare providers and pharmacists;
  3. RCH clinical practice guidelines: Febrile child;
  4. https://www.facebook.com/notes/Trần-thị-huyên-thảo/bác-sĩ-ơi-con-tôi-sốt-hay-sốt-và-những-điều-cần-biết/107858162934581/

Bài viết Sốt và những điều cần biết được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>