mẫu giáo - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Fri, 28 Sep 2018 13:45:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Sự phát triển thể chất của trẻ ở tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi) https://yhoccongdong.com/thongtin/su-phat-trien-the-chat-cua-tre-o-tuoi-mau-giao-3-5-tuoi/ Sun, 01 Jun 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/su-phat-trien-the-chat-cua-tre-o-do-tuoi-mau-giao-3-5-tuoi/ Sự phát triển thể chất của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Sự phát triển thể chất của trẻ trong thời kỳ Mẫu giáo rất quan trọng. Các kỹ năng thể chất cũng phát triển vượt bậc ở độ tuổi này.

Bài viết Sự phát triển thể chất của trẻ ở tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sự phát triển thể chất của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Độ tuổi Mẫu giáo là gì? Sự phát triển thể chất ở độ tuổi này ra sao?

Trẻ em ở độ tuổi từ 3-5 tuổi thường được gọi là độ tuổi đi Mẫu giáo (preschoolers). Trẻ Mẫu giáo thường có những bước phát triển nhanh và thể hiện sự thích thú đối với thế giới xung quanh. Trẻ thích sờ, nếm, ngửi, cầm nắm, và nghịch với các đồ vật. Bằng cách chơi đùa và thử nghiệm trực tiếp với các vật thể mới, trẻ Mẫu giáo học được rất nhiều từ các kinh nghiệm thực tế này. Các kỹ năng khác nhờ vậy mà cũng phát triển theo rất nhanh: ngôn ngữ, thể chất, tinh thần, tuy vậy trẻ cũng còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cảm nghĩ và các mối quan hệ xung quanh.

Các kỹ năng thể chất cũng phát triển vượt bậc ở độ tuổi này. Một trẻ, từ chỗ phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự trợ giúp của người lớn trong mọi việc, thì nay các em có thể tự mình làm hầu hết mọi việc, bằng cách sử dụng các kỹ năng điều khiển cơ bắp lớn và nhỏ.

Đơn cử, trẻ có thể tự đi và ăn một cách độc lập. Chúng ta cũng nên nhắc lại về các kỹ năng điều khiển cơ, có hai kỹ năng điều khiển cơ quan trọng trong sự phát triển thể chất của trẻ em, đó là: kỹ năng điều khiển cơ lớn (gross motor skills) và kỹ năng điều khiển cơ nhỏ (fine motor skills). Kỹ năng điều khiển cơ lớn được dùng trong việc di chuyển toàn bộ cơ thể như chạy, bò, lườn, trườn,… Trong khi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ được dùng vào các việc nhỏ nhưng đòi hỏi tính chính xác của các ngón tay, bàn tay.

Nói chung, trẻ em độ tuổi này thường cao thêm khoảng 5~7,6cm mỗi năm. Sức khỏe của trẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và sinh hoạt, vì thế các em cần phải tập thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống theo chế độ ăn kiêng cân bằng và hợp lý để đảm bảo cơ thể có thể phát triển đầy đủ các cơ, xương và chiều cao.

Theo dõi và kiểm tra sự phát triển thể chất của trẻ

Cha mẹ hãy quan sát sự phát triển của con mình và đánh giá sự phát triển theo các mục sau:

Kỹ năng di chuyển: trẻ từ 3-4 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể nhảy lò cò hoặc đứng một chân trong thường gian ngắn khoảng 5 giây.
  • Tự đi lên, xuống cầu thang một mình
  • Có thể đá một trái bóng về phía trước
  • Có thể dùng tay để ném bóng
  • Có thể bắt được một trái bong đang tưng
  • Có thể di chuyển về phía trước hoặc đi lùi

Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ từ 3-4 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể vẽ các hình vuông
  • Có thể vẽ một người với 2 hoặc 4 bộ phận
  • Có thể sử dụng kéo
  • Có thể vẽ các hình tròn và vuông
  • Có thể viết được các chữ viết hoa

Kỹ năng di chuyển: trẻ từ 4-5 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể đứng bằng một chân trong khoảng thời gian 10 giây hoặc hơn
  • Có thể nhảy lò cò hoặc lộn nhào
  • Có thể nhún nhảy hoặc leo trèo.

Kỹ năng sử dụng bàn tay và ngón tay: trẻ từ 4-5 tuổi thường thực hiện được các việc sau:

  • Có thể vẽ hình tam giác hoặc các hình khác
  • Có thể vẽ một người với đầy đủ cơ thể
  • Có thể viết một vài chữ cái
  • Có thể tự mặc đồ hoặc cởi đồ
  • Có thể sử dụng muỗng, nĩa hoặc thậm chí dao ăn
  • Có thể tự đi vệ sinh.

Sự phát triển thể chất của trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Sự phát triển thể chất của trẻ

Cách thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ em.

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn:

Các trò chơi phối hợp

Trọng tâm thăng bằng cơ thể của các trẻ Mẫu giáo thường nằm ở phần thân trên, do phần thân dưới chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ, chính vì điều này nên các trẻ Mẫu giáo thường rất dễ bị ngã và khó giữ thăng bằng. Các hoạt động như nhảy lò cò hoặc đứng thăng bằng bằng một chân giúp trẻ làm quen với việc giữ thăng bằng cho cơ thể.

Trò chơi “Đua nhảy lò cò” giúp các trẻ Mẫu giáo có thể vừa cùng chơi với nhau vừa quan sát các bạn khác thực hành, giúp trẻ trở nên tự tin hơn đồng thời học cách hoạt động nhóm.

Trò chơi “Đóng băng (Freeze dancing)” đòi hỏi sự phối hợp giữa sức khỏe và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Khi nhạc được bật lên, các trẻ phải nhảy theo nhịp (có thể chỉ là chạy xung quanh), và khi nhạc dừng lại vào lúc nào thì trẻ cũng phải dừng nhảy vào đúng lúc đấy.

Các hoạt động nâng cao kỹ năng điều khiển cơ nhỏ

Những hoạt động thường ngày đòi hỏi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ gồm có: viết chữ, vẽ hình, chơi với các vật thể nhỏ và cột dây giày. Thường thì các hoạt động này khá khó khăn cho các trẻ Mẫu giáo. Vì thế việc cho trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của cơ thể sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bắt các em ngồi yên và chơi các trò chơi trong yên lặng. Cách tốt nhất là kết hợp các công việc đòi hỏi kỹ năng điều khiển cơ nhỏ vào các hoạt động ngoại khóa. Ví dụ: khi cho trẻ đi cắm trại hoặc đi dạo trong rừng, công viên, cha mẹ nên dừng lại và cho trẻ tập nhặt củi, sỏi và đá để lập trại hoặc thậm chí cho trẻ ném sỏi ra ngoài hồ nước, vì thao tác ném sỏi cũng đòi hỏi trẻ phải phối hợp nhiều cơ khác nhau trên cơ thể.

Các trò chơi phát triển các bắp cơ lớn

Ở độ tuổi Mẫu giáo, kỹ năng dùng cơ bắp lớn của trẻ thường phát triển nhanh hơn so với các kỹ năng khác vì các em thường chạy nhảy và hoạt động nhiều. Các trò chơi dùng sức nhiều dạy trẻ cách làm chủ cách di chuyển nhanh nhẹn trong các môi trường mới và những người xung quanh. Ngoài ra, các hoạt động được soạn sẵn cũng giúp ích rất nhiều cho trẻ, tuy nhiên vì trẻ còn nhỏ nên đừng đặt nặng các luật lệ trong khi chơi, nhằm giúp trẻ thoải mái, ví dụ khi chơi đá banh, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do với nhau.

Bài viết Sự phát triển thể chất của trẻ ở tuổi Mẫu giáo (3-5 tuổi) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sự phát triển nhận thức ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi) https://yhoccongdong.com/thongtin/su-phat-trien-nhan-thuc-o-tre-mau-giao-3-5-tuoi/ Sun, 01 Jun 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/su-phat-trien-nhan-thuc-o-tre-mau-giao-3-5-tuoi/ Sự phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo

Sự phát triển nhận thức tập trung vào việc dạy cho trẻ cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập có quan điểm riêng và tăng cường khả năng ngôn ngữ.

Bài viết Sự phát triển nhận thức ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sự phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo

Sự phát triển nhận thức là gì và cách đánh giá sự phát triển của trẻ Mẫu giáo?

Sự phát triển nhận thức tập trung vào việc dạy cho trẻ cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập có quan điểm riêng và tăng cường khả năng ngôn ngữ. Mục tiêu chính của sự phát triển nhận thức là tăng cường khả năng phát triển của não, qua đó giúp trẻ hiểu và ứng xử được trong thế giới xung quanh.

Cha mẹ hãy quan sát nếu trẻ thực hiện được các khả năng sau và đánh giá số lần thực hiện các kỹ năng này dựa trên 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 2-3 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể tìm được một vật thể bị giấu dưới 2, 3 lớp
  • Có thể sắp xếp các vật theo hình dạng và màu sắc
  • Có thể đóng kịch được
  • Có thể nói tên chính xác một số màu

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 3-4 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể hiểu được khái niệm đếm và đếm được vài số
  • Có thể tiếp cận các vấn đề bằng một hướng suy nghĩ
  • Có thể hiểu được khái niệm thời gian
  • Có thể nghe theo các hướng dẫn
  • Có thể kể lại các phần của một câu chuyện
  • Có thể hiểu được khái niệm giống và khác nhau
  • Có thể đóng trong một vở kịch tưởng tượng.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 4-5 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể đếm đến mười hoặc hơn
  • Có thể nêu tên chính xác ít nhất là bốn màu
  • Có thể hiểu tốt hơn về khái niệm thời gian
  • Biết được các vật được sử dụng hằng ngày trong nhà, ví dụ: tiền, thức ăn, máy móc trong nhà

Sự phát triển nhận thức ở trẻ mẫu giáo

Sự phát triển nhận thức ở trẻ

Cách thúc đẩy trí thông minh của trẻ

Các hoạt động giúp tăng cường sự phát triển tri thức của trẻ gồm có: học về màu sắc, hình dạng, kích thước, chữ cái và con số. Các trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi, chỉ mới bắt đầu học về thế giới xung quanh. Sự phát triển tri thức còn giúp tăng cường các kỹ năng điều khiển cơ lớn và nhỏ cho trẻ.

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển thể chất tốt hơn:

Hình dạng

Cho trẻ xem các bức ảnh về các vật thể có hình dạng khác nhau. Sử dụng các vật có hình dạng đơn giản trước, ví dụ như hình tròn, hình vuông và tam giác. Sau đó, hỏi trẻ chỉ ra sự giống nhau giữa các vật thể xung quanh nhà và các hình dạng mới được xem. Một khi trẻ đã quen và có thể chỉ ra được các hình đơn giản, cha mẹ nên thử các hình dạng phức tạp hơn như hình chữ nhật, hình thang.

Màu sắc

Mỗi ngày, cha mẹ nên chọn một màu sắc mới để dạy trẻ trong suốt ngày hôm đó. Sau đó cho trẻ chỉ ra các đồ vật có cùng màu với màu vừa được học. Nên bắt đầu cho trẻ học bằng các màu chủ đạo, sau đó đến các màu phụ. Một khi trẻ đã quen thì chuyển sang các màu nhẹ nhàng hơn.

Con vật

Cho trẻ xem các bức ảnh về các con vật khác nhau, nói cho trẻ biết đó là con gì, và con vật đó phát ra tiếng kêu như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật. Ví dụ: khi cho trẻ xem hình về ngựa vằn thì các sọc đen trắng sẽ là thứ dễ nhận ra nhất. Bắt đầu bằng các con vật thường thấy như mèo, chó và ngựa. Một khi trẻ đã quen thì chuyển đến các con vật lạ hơn.

Dọn dẹp

Cho trẻ tự sắp xếp đồ chơi theo bất kỳ thứ tự nào. Có thể sắp xếp theo độ lớn, nhỏ, màu sắc hoặc hình dạng.

Bài viết Sự phát triển nhận thức ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi) https://yhoccongdong.com/thongtin/su-phat-trien-cam-xuc-va-nhan-thuc-xa-hoi-o-tre-mau-giao-3-5-tuoi/ Sun, 01 Jun 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/su-phat-trien-cam-xuc-va-nhan-thuc-xa-hoi-o-tre-mau-giao-3-5-tuoi/ Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Trẻ Mẫu giáo sẽ học các kỹ năng xã hội thông qua việc quan sát cha mẹ và những người xung quanh giao tiếp. Dưới đây là một số lời khuyên.

Bài viết Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội

Tất cả các kỹ năng xã hội đều là những hành vi phải được học. Trẻ Mẫu giáo sẽ học các kỹ năng xã hội thông qua việc quan sát cha mẹ và những người xung quanh giao tiếp. Trẻ ở độ tuổi này có vốn từ vựng tăng lên mỗi ngày, vì vậy việc nói chuyện với cha mẹ và bạn bè rất quan trọng. Các hoạt động giao tiếp xã hội bao gồm việc dạy trẻ cách tuân theo các quy tắc và những hậu quả xảy ra khi phá vỡ các quy tắc này, dạy trẻ cách chia sẻ và chờ lượt khi chơi với các trẻ khác, cách làm việc với người khác, cha mẹ cũng nên cho trẻ nhiều cơ hội tự làm việc để trẻ cảm thấy được độc lập. Trẻ trong độ tuổi này thường có những phát triển vượt bậc về mọi mặt, những kỹ năng trẻ học được trong thời điểm này sẽ đi theo trẻ suốt đời. Vì vậy, việc cho trẻ làm quen với các hoạt động tập thể sẽ giúp trẻ tự tin hơn và quen với việc giao tiếp xã hội. Một trẻ với kỹ năng xã hội tốt sẽ trở nên một người lớn thành đạt.

Kiểm tra và đánh giá sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội

Cha mẹ hãy quan sát nếu trẻ thực hiện được các khả năng sau và đánh giá số lần thực hiện các kỹ năng này dựa trên 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 2 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Có thể bắt chước các hành động của người khác, đặc biệt là người lớn
  • Bắt đầu tự nhận thức được là bản thân của trẻ khác so với mọi người
  • Thích thú khi được chơi cùng các trẻ khác
  • Thể hiện tính độc lập
  • Bắt đầu tỏ ra bướng bỉnh
  • Có thể nắm đồ chơi khi bạn đưa cho trẻ
  • Giơ chân và đá chân, tay

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 3 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Thích thú với các trải nghiệm mới
  • Thích hợp tác chơi với các trẻ khác
  • Thích chơi trò cha mẹ
  • Biết tự mặc đồ và cởi đồ
  • Biết thảo luận các giải pháp để giải quyết một vấn đề
  • Tỏ ra độc lập hơn
  • Tưởng tượng các hình ảnh lạ kỳ là những con quái vật
  • Tự nhìn bản thân như là một người đầy đủ với các bộ phận, trí óc và cảm xúc
  • Thường chưa phân biệt được đâu là thật, đâu là ảo.

Những kỹ năng sau thường được các trẻ 4-5 tuổi thực hiện. Quan sát nếu con bạn có khả năng:

  • Muốn làm vui lòng bạn bè
  • Muốn được bạn bè quý mến
  • Bắt đầu đồng ý với các luật lệ
  • Thích ca hát, nhảy múa và diễn
  • Ngày càng độc lập, thậm chí biết sang nhà hàng xóm chơi một mình
  • Biết phân biệt được giới tính
  • Có thể phân biệt được thực tế và tưởng tượng
  • Thỉnh thoảng tỏ ra đòi hỏi, thỉnh thoảng nghe lời

Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi)

Hình minh họa sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội của trẻ

Cách thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ

Phần I: Chia sẻ và trò múa rối

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội tốt hơn:

Dạy trẻ cách chia sẻ thông qua các trò chơi

Một kỹ năng quan trọng mà trẻ cần học đó là biết chia sẻ. Bởi vì trẻ Mẫu giáo học hỏi nhanh nhất thông qua việc chơi đùa nên cha mẹ nên dạy trẻ cách biết chia sẻ thông qua các trò chơi được lên kế hoạch trước. Ví dụ: tạo một nhóm các trẻ (không nhiều hơn 8 trẻ và không ít hơn 2 trẻ) tập vẽ một bức hình chỉ với một hộp bút chì màu gồm 8 cây. Mỗi trẻ trong nhóm sẽ được nhận một tờ giấy riêng để vẽ, nhưng cả nhóm chỉ dùng chung 1 hộp bút chì màu. Dạy cho trẻ cách biết chia sẻ những cây bút chì màu một cách đúng quy tắc và lễ phép. Sau khi bức vẽ được hoàn thành, các trẻ sẽ lần lượt nói về cách chúng chia sẻ bút chì màu với nhau.

Chơi Múa rối để tăng kỹ năng giao tiếp xã hội và kiểm soát cảm xúc

Một kỹ năng xã hội quan trọng mà trẻ cần học đó là cách đón nhận những trải nghiệm và tình huống mới mà không sợ hãi. Cảm giác sợ hãi thường xảy ra trong những năm đầu Mẫu giáo, vì thế trẻ cần học cách đón nhận tình huống khi phải xa cha mẹ. Một hoạt động giúp trẻ quen với các việc mới và không sợ hãi đó là cách chơi trò múa rối.

Cha mẹ hãy giúp trẻ làm những con rối riêng của chúng. Trẻ có thể làm những con rối đơn giản từ vớ, giấy, que,… Thông qua con rối, cha mẹ hãy cho trẻ tưởng tượng ra một tình huống lạ sẽ làm trẻ sợ. Sau đó, hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề một cách vui vẻ. Cuối cùng, nói trẻ chia sẻ cảm xúc khi giải quyết tình huống lạ này thông qua con rối.

Phần II: Lá bài dũng cảm, luật lệ, theo lượt và đóng kịch

Sau đây là danh sách những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội tốt hơn:

Trò lá bài dũng cảm giúp trẻ tăng khả năng tự tin

Cha mẹ lưu ý không nên hù dọa trẻ em, ví dụ hù ma, ông kẹ, hoặc mụ phù thủy bắt cóc. Bởi vì ở tuổi nhỏ để nỗi sợ phát triển sớm là không tốt, cha mẹ nên tập cho trẻ phát triển sự tự tin để chuẩn bị cho việc đi học. Một hoạt động tiêu biểu là chơi trò lá bài dũng cảm.

Phát cho trẻ một mẩu giấy trắng và bút chì màu, sau đó hỏi trẻ về những thứ sẽ làm trẻ bớt sợ hãi khi ở trong một tình huống lạ, đó có thể là con gấu bông yêu thích hoặc sự hiện diện của cha mẹ, cho trẻ viết tên thứ đó vào mẩu giấy. Cha mẹ có thể bọc nylon mẩu giấy này lại thành một quân bài, rồi cho trẻ bỏ vào người để mang theo bên mình. Làm cách này, trẻ sẽ có đủ dũng cảm cần thiết để vượt qua các tình huống lạ.

Đọc và kể cho trẻ nghe về các quy tắc, luật lệ

Việc đọc và kể chuyện là hoạt động mà cả người lớn và trẻ em đều thích thú. Một câu chuyện hay có thể dạy cho trẻ các quy tắc cần thiết, điều gì sẽ xảy ra nếu không tuân theo quy tắc và tại sao việc tự kiểm soát bản thân là rất quan trọng. Sau khi đọc xong câu chuyện, cha mẹ hãy cùng thảo luận với trẻ về những điều đã xảy ra trong câu chuyện đó.

Xếp hàng theo lượt

Ở độ tuổi Mẫu giáo, trẻ vẫn thường không thích chia sẻ với mọi người. Cha mẹ có thể giúp trẻ khắc phục điểm yếu này bằng cách cho trẻ học cách tuân theo lượt. Ví dụ, tổ chức một trò chơi mà các thành viên phải đợi đến lượt của mình để có thể chơi, nếu trẻ còn nhỏ thì thời gian chờ không nên quá dài, nhằm làm trẻ không chán.

Tập đóng kịch

Cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội để đóng giả như một ai đó trong một thời gian. Có thể cung cấp thêm cho trẻ một số đồ vật để tăng thêm tính tưởng tượng. Ví dụ, cho trẻ các món đồ chơi nhà hàng để trẻ tập làm đầu bếp, phục vụ,… Việc cho trẻ cơ hội sáng tạo khỏi không gian thường ngày là một cách giúp trẻ nâng cao sự tự tin và khả năng độc lập.

Bài viết Sự phát triển cảm xúc và nhận thức xã hội ở trẻ Mẫu giáo (3-5 tuổi) được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>