miếng dán tránh thai - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Wed, 19 Dec 2018 16:49:57 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 12 phương pháp tránh thai phổ biến https://yhoccongdong.com/thongtin/12-phuong-phap-tranh-thai-pho-bien/ Tue, 27 Oct 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/cac-phuong-phap-tranh-thai/ 12 phương pháp tránh thai phổ biến

Các phương pháp tránh thai phổ biến có thể được sử dụng mà không cần thiết phải khám phụ khoa, ngoại trừ dụng cụ tử cung, màng ngăn âm đạo

Bài viết 12 phương pháp tránh thai phổ biến được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
12 phương pháp tránh thai phổ biến

Những cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai?

Để lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp, hãy cân nhắc những vấn đề sau:

  • Hiệu quả tránh thai như thế nào?
  • Dễ sử dụng không?
  • Có cần phải được kê đơn của bác sĩ hay không?
  • Khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
  • Các bệnh lý đang mắc?

Có cần phải khám phụ khoa khi lựa chọn biện pháp tránh thai không?

Hầu hết các biện pháp tránh thai có thể được sử dụng mà không cần thiết phải khám phụ khoa, ngoại trừ dụng cụ tử cung, màng ngăn âm đạo và mũ cổ tử cung.

Nếu đã có quan hệ tình dục, cần phải thử thai và xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi chỉ định sử dụng biện pháp tránh thai.

Biện pháp tránh thai nào hiệu quả nhất?

Bảng dưới đây trình bày tất cả các biện pháp tránh thai và hiệu quả của nó.

Bảng 1. Hiệu quả các phương pháp tránh thai

Hiệu quả tránh thai (tỷ lệ mang thai/100 phụ nữ)

<1/100

Que cấy tránh thai

———-

Hiệu quả trong 3 năm; chứa nội tiết tố

Dụng cụ tử cung

———-

Có nhiều loại; hiệu quả nhiều năm

Triệt sản,

———-

Phương pháp tránh thai vĩnh viễn

6-9/100

Thuốc tránh thai dạng tiêm

———-

Tiêm mỗi 3 tháng; chứa nội tiết tố

Viên uống tránh thai

———-

Có chứa nội tiết tố; gồm rất nhiều loại

Miếng dán tránh thai

———-

Có chứa nội tiết tố

Vòng âm đạo

———-

Có chứa nội tiết tố

12-24/100

Bao cao su nam

———-

Giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV

Mũ cổ tử cung

———-

Hiệu quả thấp ở phụ nữ đã sinh

Miếng bọt biển

———-

Hiệu quả thấp ở phụ nữ đã sinh

Màng ngăn âm đạo

———-

Phải đặt lại sau sinh

Bao cao su nữ

———-

Giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV

28/100

Thuốc diệt tinh trùng

———-

Có thể tăng nguy cơ nhiễm HIV ở một số trường hợp

HIV: virut gây suy giảm miễn dịch ở người, IUD: dụng cụ tử cung.

Những biện pháp khác bao gồm tránh ngày rụng trứng và cho bú vô kinh có thể được sử dụng trong 6 tháng đầu sau sinh. Cần thảo luận với Bác sĩ về các lựa chọn đó.

Phương pháp tránh thai nào phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Bao cao su nam latex hoặc polyurethane có thể giúp phòng tránh tốt nhất các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hiệu quả bảo vệ của bao cao su nữ ít hơn. Nếu sử dụng các biện pháp tránh thai khác, thì bạn nên sử dụng kèm bao cao su nữ hoặc nam để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Thuốc uống tránh thai là gì?

Thuốc uống tránh thai

Viên uống tránh thai là viên có chứa nội tiết tố có tác dụng tránh thai, cần được uống vào một thời điểm cố định hằng ngày. Có rất nhiều loại thuốc tránh thai. Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn loại thuốc tránh thai phù hợp. Nếu quên uống thuốc, cần phải biết cách xử trí. Đọc hướng dẫn sử dụng đính kèm hoặc có thể liên lạc với bác sĩ.

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ (khoảng 11cm²) được dán lên da. Nội tiết tố có trong miếng dán tránh thai sẽ được phóng thích chậm vào cơ thể qua da. Một miếng dán được dán trong vòng 1 tuần và phải dán liên tục trong 3 tuần liên tiếp, đến tuần thứ 4 không cần dán và sẽ hành kinh.

Vòng âm đạo là gì?

Vòng âm đạo

Vòng âm đạo là một vòng nhựa đàn hồi, có chứa nội tiết tố được đặt sâu vào âm đạo, nội tiết tố sẽ phóng thích vào cơ thể. Vòng được đặt cố định trong âm đạo liên tiếp 21 ngày, sau đó tháo vòng ra trong 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Sau đó lặp lại bằng cách đặt vòng mới.

Thuốc tiêm tránh thai là gì?

Thuốc tiêm tránh thai

Nội tiết tố có tác dụng tránh thai sẽ được tiêm vào cánh tay hoặc mông mỗi 3 tháng.

Que cấy tránh thai là gì?

Que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai là một que nhựa nhỏ bằng que diêm có chứa nội tiết tố tránh thai được cấy vào tổ chức dưới da vùng cánh tay. Nội tiết tố sẽ được phóng thích chậm, tác dụng tránh thai trong 3 năm.

Dụng cụ tử cung là gì?

Dụng cụ tử cung

Dụng cụ tử cung là dụng cụ bằng nhựa nhỏ, hình chữ T được đưa vào cố định trong buồng tử cung. Dụng cụ tử cung cần được đặt và tháo bởi người có chuyên môn. Có 3 loại dụng cụ tử cung ở Mỹ, 2 loại chứa nội tiết tố, tác dụng trong vòng 3 năm và 5 năm. Loại thứ ba là dụng cụ tử cung có chứa đồng, có thể có tác dụng trong 10 năm.

Thuốc diệt tinh trùng là gì?

thuốc diệt tinh trùng

Là những hóa chất được đưa vào âm đạo có thể làm bất hoạt tinh trùng. Có rất nhiều loại thuốc diệt tinh trùng: dạng bọt, dạng gel, dạng kem, dạng tấm (màng mỏng), dạng viên đặt (dạng rắn có thể tan ngay khi được đặt vào âm đạo).

Sử dụng thường xuyên thuốc diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình bị mắc bệnh. Thuốc diệt tinh trùng chỉ nên được sử dụng trong trường hợp nguy cơ nhiễm HIV thấp.

Bao cao su là gì?

Bao cao su

Bao cao su có hai dạng cho nữ giới và nam giới. Bao cao su nam khi mang sẽ bao bọc dương vật và giữ tinh trùng lại khi người nam xuất tinh. Bao cao su nữ là một túi nhựa mỏng giống với hình dáng âm đạo, giúp ngăn ngừa tinh trùng đi vào tử cung. Bao cao su có hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với thuốc diệt tinh trùng. Thuốc diệt tinh trùng chỉ nên sử dụng ở những đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV thấp.

Màng ngăn âm đạo là gì?

Màng ngăn âm đạo

Màng chắn âm đạo là một dụng cụ nhỏ dạng vòm, được làm từ latex hoặc silicon, được đặt khít vào trong âm đạo và che phủ cổ tử cung. Đây là phương pháp cần kê đơn, bác sĩ cần phải khám để xác định kích cỡ màng âm đạo phù hợp với bạn. Màng ngăn âm đạo thường được sử dụng cùng với thuốc diệt tinh trùng. Các biện pháp tránh thai cần có thuốc diệt tinh trùng chỉ nên sử dụng nếu nguy cơ nhiễm HIV thấp.

Mũ cổ tử cung là gì?

Mũ cổ tử cung

Mũ cổ tử cung là dụng cụ hình nắp vòm, mỏng, bằng nhựa hoặc latex, khít với hình dạng cổ tử cung. Đây là phương pháp cần kê đơn, người cung cấp dịch vụ cần phải khám phụ khoa để xác định kích cỡ mủ cổ tử cung phù hợp. Mũ cổ tử cung thường được sử dụng cùng với thuốc diệt tinh trùng. Các biện pháp tránh thai cần có thuốc diệt tinh trùng chỉ nên sử dụng nếu nguy cơ nhiễm HIV thấp.

Bọt biển tránh thai là gì?

Bọt biển tránh thai có thể mua không cần kê đơn tại quầy thuốc. Là dụng cụ có hình bánh Donut, làm bằng bọt mềm, được phủ ngoài bởi thuốc diệt tinh trùng. Miếng bọt biển được đặt sâu vào âm đạo che phủ cổ tử cung. Các biện pháp tránh thai cần có thuốc diệt tinh trùng chỉ nên sử dụng nếu nguy cơ nhiễm HIV thấp.

Tránh thai khẩn cấp là gì?

Tránh thai khẩn cấp

Nếu có quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, hoặc phương pháp tránh thai không tác dụng (Ví dụ: rách bao cao su), hoặc nếu bị cưỡng dâm, có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp để ngừa thai. Phương tránh thai khẩn cấp gồm viên thuốc uống hoặc dụng cụ tử cung có chứa đồng. Viên thuốc tránh thai khẩn cấp cần được uống sớm hoặc dụng cụ tử cung phải được đặt trong vòng 5 ngày sau khi xảy ra quan hệ tình dục không bảo vệ.

Xem thêm bài Phương pháp ngừa thai khẩn cấp của BS. Bùi Thị Phương Loan

Có các loại viên thuốc tránh thai khẩn cấp nào?

Có 3 loại viên uống thuốc tránh thai khẩn cấp:

  • Loại chỉ chứa progestin,
  • Loại thuốc tránh thai hằng ngày một pha,
  • Loại có hoạt chất ulipristal.

Có thể mua thuốc tránh thai khẩn cấp ở đâu?

Ulipristal và viên tránh thai kết hợp cần được kê đơn. Đối với loại viên uống chứa duy nhất thành phần progestin, một số thuốc có sẵn ở các quầy thuốc mà không cần kê đơn cho bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào. Một số loại mặc dù có sẵn ở các quầy thuốc và không cần kê đơn cho các đối tượng từ 17 tuổi trở lên, nhưng cần kê đơn đối với đối tượng dưới 17 tuổi (xem thêm phần tránh thai khẩn cấp).

Giải thích thuật ngữ

  • Cổ tử cung: phần thấp, hẹp, cuối cùng của tử cung ở vòm của âm đạo.
  • Nội tiết tố: được tạo ra trong cơ thể bởi các tế bào hoặc cơ quan giúp điều khiển chức năng của các tế bào hoặc các cơ quan. Ví dụ estrogen, đóng vai trò điều khiển chức năng cơ quan sinh dục nữ.
  • HIV: Là virút tấn công một số tế bào nhất định của hệ thống miễn dịch cơ thể gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
  • Khám phụ khoa: khám lâm sàng cơ quan sinh sản người phụ nữ.
  • Dương vật: Là cơ quan sinh dục ngoài nam giới.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Các bệnh lây lan qua tiếp xúc tình dục gồm Chlamydia, lậu, HPV, herpes, giang mai, HIV.
  • Tinh trùng: Là tế bào được tạo ra từ tinh hoàn, có khả năng thụ tinh với trứng của người nữ.
  • Tử cung: là cấu trúc chủ yếu bằng cơ, nằm trong khung chậu của người nữ và có khả năng chứa đựng và nuôi dưỡng sự phát triển của thai trong thai kỳ.
  • Âm đạo: cấu trúc dạng ống bao quanh bởi cơ, kéo dài từ tử cung đến bên ngoài cơ thể.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/-/media/For-Patients/faq112.pdf

Bài viết 12 phương pháp tránh thai phổ biến được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Lựa chọn biện pháp tránh thai https://yhoccongdong.com/thongtin/lua-chon-bien-phap-tranh-thai/ Wed, 20 Nov 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/lua-chon-bien-phap-tranh-thai/ Lựa chọn các biện pháp tránh thai

Lựa chọn biện pháp tránh thai sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu bảo vệ chống lại bệnh tật cũng như niềm tin và sở thích.

Bài viết Lựa chọn biện pháp tránh thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Lựa chọn các biện pháp tránh thai

Tránh thai là gì?

Tránh thai là phòng ngừa có thai hay còn gọi là sinh đẻ có kiểm soát. Đa số chúng ta đều biết về các biện pháp như thuốc viên tránh thai và bao cao su. Tuy nhiên, còn có một số lựa chọn khác. Khi đang nghĩ đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn. Sự lựa chọn biện pháp tránh thai sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nhu cầu bảo vệ chống lại bệnh tật cũng như niềm tin và sở thích của mỗi cá nhân. Tất nhiên, khi tìm kiếm biện pháp tránh thai, hãy nhớ rằng tất cả các biện pháp chỉ thực sự hiệu quả khi bạn sử dụng một cách nhất quán và chính xác.

Biện pháp tránh thai nào là phù hợp?

Biện pháp tránh thai được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân. Một vài trường hợp chỉ cần phòng ngừa có thai ngoài ý muốn. Những trường hợp khác lại muốn bảo vệ bản thân và bạn tình tránh khỏi một số bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục. Những bệnh này được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Một vài bệnh STIs bao gồm hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS), Chlamydia, Human papillomavirus (HPV), herpes, sùi mào gà và giang mai.

Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về các thuận lợi và bất lợi của mỗi biện pháp tránh thai.

Nói “không” với tình dục có thực sự là một lựa chọn tránh thai không?

Đúng. Không có biện pháp tránh thai nào là hiệu quả 100%. Nguy cơ có thai hay bị bệnh STIs có thể nặng nề hơn so với sự hài lòng có được từ quan hệ tình dục.

Cách duy nhất đảm bảo rằng bạn không bị mang thai ngoài ý muốn, không làm ai đó có thai hay bị bệnh STIs là hoàn toàn không quan hệ tình dục.

Tránh thai bằng các phương pháp rào cản

Là các phương pháp ngừa thai bằng cách chặn tinh dịch đi vào buồng tử cung. Bao gồm màng ngăn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung, miếng bọt biển tránh thai và bao cao su. Phương pháp rào cản phải được sử dụng mỗi khi quan hệ tình dục.

Người phụ nữ phải đến gặp bác sĩ để lựa chọn loại màng ngăn âm đạo hay mũ chụp cổ tử cung phù hợp.

Sử dụng màng ngăn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung hay miếng bọt biển tránh thai có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu ở một số trường hợp. Một số khác có thể bị dị ứng với những phương pháp này.

Bao cao su có phải là lựa chọn tốt?

Đúng vậy. Bao cao su không quá đắt và rất phổ biến. Bao cao su cũng có thể kết hợp với những biện pháp tránh thai khác. Đây thực sự là lựa chọn tốt nếu bạn và bạn tình cùng có quan hệ tình dục với nhiều người khác hoặc cả hai đã có quan hệ tình dục với người khác trong quá khứ.

Trong tất cả những phương pháp rào cản thì bao cao su là lựa chọn tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những bệnh STIs. Dùng thuốc diệt tinh trùng kèm bao cao su có thể giúp bạn tránh thai tốt hơn, nhưng không làm tăng hiệu quả bảo vệ đối với những bệnh STIs. Chất diệt tinh trùng có chứa nonoxynol-9 có thể là nguyên nhân gây kích thích cơ quan sinh dục và làm tăng nguy cơ bị bệnh STIs.

Bao cao su nữ không có hiệu quả cao như bao cao su nam, nhưng đó là sự lựa chọn tốt nếu nam không muốn sử dụng bao cao su.

Tránh thai bằng phương pháp nội tiết

Cơ chế ngừa thai chủ yếu của các phương pháp nội tiết là ngăn chặn sự rụng trứng (sự phóng thích trứng từ buồng trứng). Điều này được thực hiện bằng cách đưa nội tiết tố estrogen và progestin (hay chỉ progestin) vào cơ thể. Phương pháp này phải được bác sĩ chỉ định, bao gồm thuốc viên tránh thai, miếng dán, vòng đặt âm đạo, que cấy, thuốc tiêm tránh thai và dụng cụ tử cung (loại có chứa nội tiết).

Thuốc viên tránh thai là gì?

Đây là thuốc viên ngừa thai được sử dụng bằng đường uống. Để đạt hiệu quả phải uống thuốc hàng ngày. Hầu hết phụ nữ uống thuốc theo chu kỳ mỗi 4 tuần (1 tháng). Một số loại thuốc tránh thai giảm số chu kỳ từ một chu kỳ mỗi tháng đến 1 chu kỳ mỗi 3 tháng.

Một vài tác dụng phụ phổ biến của thuốc tránh thai là buồn nôn, đau đầu, mụn trứng cá, tăng huyết áp, đau ngực, đầy hơi, tăng cân và trầm cảm. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp uống thuốc đều có tác dụng phụ. Thông thường, phải thử một vài loại thuốc tránh thai trước khi tìm ra một loại thuốc phù hợp.

Thuốc có thể làm giảm sự co thắt tử cung và giảm số ngày hành kinh. Thuốc tránh thai cũng rất hữu ích đối với những phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Những phụ nữ chọn sử dụng thuốc tránh thai không nên hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của những tác dụng phụ nặng, đặc biệt như huyết khối.

Miếng dán tránh thai là gì?

Đây là dạng miếng dán tránh thai mỏng, dẻo mà bạn có thể dán trên cánh tay, mông, vùng thượng vị hay ngực (nhưng không dán ở vú). Mỗi tuần dán một miếng, trong 3 tuần liên tiếp. Vào tuần thứ 4, bạn không dán và sẽ hành kinh.

Tác dụng phụ của miếng dán tương tự như thuốc viên tránh thai. Những khó chịu ở vú hay gặp trong 2 tháng đầu khi bắt đầu sử dụng. Vùng da dán miếng dán có thể bị kích ứng. Những phụ nữ sử dụng biện pháp này cũng không nên hút thuốc, nó làm tăng thêm nguy cơ của một số tác dụng phụ nặng như huyết khối.

Vòng đặt âm đạo là gì?

Là một vòng tròn mỏng, dẻo được đặt vào âm đạo để ngừa thai. Vòng được đặt 3 tuần và sau đó lấy ra, có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong âm đạo. Trong thời gian lấy vòng ra thì sẽ hành kinh, sau đó 1 tuần phải đặt lại một vòng tránh thai mới.

Nếu như vòng rơi ra khỏi âm đạo hơn 3 giờ, nó có thể không còn hiệu quả khi đặt lại. Để ngừa thai, cần phải sử dụng những biện pháp tránh thai khác cho đến khi vòng được đặt lại vào âm đạo trong 7 ngày liên tiếp. Có một số phụ nữ ngưng sử dụng vòng đặt âm đạo vì luôn có cảm giác vòng ở trong âm đạo, gặp vấn đề khi quan hệ và âm đạo đẩy vòng ra ngoài. Những trường hợp này cũng không được hút thuốc vì làm tăng nguy cơ huyết khối.

Que cấy tránh thai là gì?

Là que cấy có chứa nội tiết tránh thai được đưa vào cơ thể (cụ thể là ở cánh tay của bạn). Những trường hợp này phải gặp bác sĩ để thực hiện. Mỗi lần cấy như vậy có thể ngừa thai được 3 tháng. Tác dụng phụ gồm đau đầu, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng và cân nặng.

Que cấy tránh thai là một miếng nhựa mỏng, dẻo bằng kích cỡ của que diêm, sẽ được bác sĩ cấy vào lớp dưới da dưới cánh tay. Mỗi lần cấy như vậy có thể ngừa thai đến 3 năm, nhưng bác sĩ có thể lấy ra bất cứ khi nào nếu muốn. Tác dụng phụ của que cấy tránh thai gồm ra máu thấm giọt bất thường, kinh nguyệt ít hoặc nhiều hơn bình thường. Một vài phụ nữ hoàn toàn không có kinh nguyệt.

Dụng cụ tử cung là gì (IUD) ?

IUD” viết tắt của từ ‘IntraUterine Device’, đây là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T được bác sĩ đặt trong tử cung của người phụ nữ để ngừa thai. Có 2 loại dụng cụ tử cung phổ biến. Một loại chứa đồng và một loại khác phóng thích một lượng nhỏ nội tiết progestin. Dụng cụ chứa đồng sử dụng trong thời gian dài hơn, có thể lên đến 12 năm. Dụng cụ chứa nội tiết tương tự về hình dạng và kích cỡ như loại chứa đồng nhưng nó an toàn và ít tác dụng phụ hơn. Loại này có tác dụng trong 5 năm.

Để đặt dụng cụ tử cung, bạn phải gặp bác sĩ để khám kiểm tra vùng chậu trong vòng 1 tuần kể từ ngày đầu tiên hành kinh.

Sau khi lau sạch âm đạo và cổ tử cung, một ống nhựa nhỏ chứa dụng cụ tử cung được đưa vào tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy ống nhựa ra và kiểm tra lại nhằm đảm bảo dụng cụ tử cung đã được đặt đúng chỗ. Dụng cụ tử cung thường có dây, sau khi đặt, dây sẽ được cắt ngắn với chiều dài vừa phải. Bạn phải đi kiểm tra định kỳ hàng tháng để đảm bảo dụng cụ tử cung vẫn còn ở đúng chỗ. Một số trường hợp dụng cụ bị tử cung đẩy ra ngoài. Nguy cơ đi kèm với phương pháp ngừa thai này là có thể xảy ra thai ngoài tử cung (khi trứng được thụ tinh phát triển ở ngoài tử cung). Nguy cơ viêm nhiễm vùng chậu nhưng những nguy cơ này thấp hơn so với các dụng cụ tránh thai truyền thống.

Những dụng cụ tử cung sử dụng trong quá khứ liên quan đến một số biến chứng nặng. Những dụng cụ tử cung hiện nay an toàn hơn nhưng vẫn có một vài nguy cơ. Hầu hết các bác sĩ khuyên sử dụng IUDs cho những phụ nữ đã có con hơn. Những tác dụng phụ của IUDs gồm đau và co thắt tử cung trong vài ngày đầu tiên khi đặt dụng cụ, ra máu thấm giọt giữa chu kỳ trong 3 đến 6 tháng. Tác dụng phụ của loại dụng cụ chứa đồng là chu kỳ bất thường trong 3 đến 6 tháng. Một vài trường hợp hoàn toàn không có kinh nguyệt.

Triệt sản

Triệt sản là một thủ thuật ở nam giới hay phụ nữ để ngừa thai vĩnh viễn. Nếu như bạn chắc chắn không muốn có con hay không muốn có thêm con thì triệt sản là một lựa chọn đúng đắn.

Thắt vòi tử cung (hay còn gọi là thắt ống đẫn trứng) là một thủ thuật làm gián đoạn vòi tử cung, vì vậy trứng không thể đi qua được vòi tử cung để vào buồng tử cung. Cũng có thể thắt vòi tử cung bằng đưa một cuộn kim loại vào trong vòi tử cung. Ở nam giới triệt sản bằng cách thắt ống dẫn tinh. Trong thủ thuật này, ống dẫn tinh sẽ bị thắt lại làm cho tinh trùng không đi qua được.

Các phương pháp tự nhiên

Biện pháp tránh thai tự nhiên đòi hỏi cả hai người phải được học để biết khi ở thời điểm nào trong chu kỳ người phụ nữ có thể có thai (thường 4 ngày trước và 2 ngày sau rụng trứng). Để ngừa thai, cả 2 phải sử dụng một phương pháp rào cản nào đó hoặc không quan hệ trong những ngày đó. Có nhiều cách để theo dõi sự rụng trứng ở phụ nữ. Tất cả đều đòi hỏi phải có kế hoạch và sự quyết tâm.

Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo có hiệu quả không?

Không. Trong quan hệ tình dục, người nam khi đưa dương vật ra ngoài trước khi xuất tinh thường để lại một số lượng nhỏ tinh dịch đã rò rỉ trong suốt quá trình quan hệ tình dục. Lượng tinh dịch này có đủ tinh trùng để có thể có thai.

Những biện pháp tránh thai này có hiệu quả như thế nào?

Bảng dưới đây sẽ cho biết tỷ lệ thất bại (số phụ nữ mang thai trên 100 phụ nữ mỗi năm) đối với mỗi phương pháp tránh thai khác nhau dựa trên số cặp sử dụng đúng phương pháp tránh thai mỗi lần họ quan hệ. Tỷ lệ thất bại sẽ cao hơn nếu không sử dụng phương pháp tránh thai đúng cách.

Số phụ nữ mang thai trên 100 phụ nữ mỗi năm
Chỉ sử dụng bao cao su nam 11
Chỉ sử dụng bao cao su nữ 21
Màng ngăn âm đạo với thuốc diệt tinh trùng 17
Mũ chụp cổ tử cung với thuốc diệt tinh trùng 17 tới 23
Bọt biển với thuốc diệt tinh trùng 14 tới 28
Chỉ sử dụng thuốc diệt tinh trùng 20 tới 50
Thuốc tránh thai uống 1 tới 2
Miếng dán tránh thai 1 tới 2
Vòng tránh thai âm đạo 1 tới 2
Tiêm nội tiết It hơn 1
Dụng cụ tử cung Ít hơn 1
Tránh chu kỳ rụng trứng 20
Triệt sản nữ Ít hơn 1
Triệt sản nam Ít hơn 1
Xem thêm bài Các biện pháp tránh thai nội tiết: cấy que, tiêm, đặt vòng và miếng dán của Bác sĩ TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/sex-birth-control/birth-control/birth-control-options.html

Bài viết Lựa chọn biện pháp tránh thai được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>