não úng thủy - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sat, 10 Aug 2019 19:09:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn về Hoạt động trị liệu https://yhoccongdong.com/thongtin/huong-dan-chan-doan-dieu-tri-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-benh-nut-dot-song-va-nao-ung-thuy-tai-lieu-huong-dan-ve-hoat-dong-tri-lieu/ Sat, 10 Aug 2019 19:04:52 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29967 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy - Tài liệu hướng dẫn về Hoạt động trị liệu

Hướng dẫn Hoạt động trị liệu cho Tật nứt đốt sống và não úng thuỷ  này đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn chung về loại chăm sóc hoạt động trị liệu cần được cung cấp

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn về Hoạt động trị liệu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy - Tài liệu hướng dẫn về Hoạt động trị liệu

Sự cần thiết của hướng dẫn

Một trong những mục tiêu của Bộ y tế là “Cải thiện và phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường việc dự phòng khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp, cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật để họ hòa nhập đầy đủ, tham gia bình đẳng trong xã hội, và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng nơi họ sống” (BYT, 2014).

Với quan điểm này, hướng dẫn để hiện thực hoá mong muốn cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng là cần thiết. Hiện tại đã có các hướng dẫn chăm sóc phục hồi chức năng cho các tình trạng bệnh lý và chấn thương thường gặp ở Việt Nam và đã được Bộ Y tế thông qua vào năm 2014. Bộ hướng dẫn này gồm hai tài liệu chính:

  • “Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị Phục hồi chức năng chung” mô tả các yêu cầu và thủ tục phải tuân theo liên quan đến chẩn đoán, chăm sóc và theo dõi phục hồi chức năng, và
  • “Hướng dẫn Quy trình Kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, mô tả các kỹ thuật phục hồi chức năng hiện có cũng như các lĩnh vực áp dụng, chỉ định, chống chỉ định và các kết quả mong đợi.

Các hướng dẫn này tạo nên một nền tảng khá vững chắc để xây dựng bổ sung các Hướng dẫn Chung và Hướng dẫn Chuyên ngành mới nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới và phù hợp với các hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên bằng chứng của quốc tế, vừa thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam.

Một nhóm gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia vào việc xây dựng các Hướng dẫn Chung và Chuyên ngành cập nhật cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Về những vấn đề chung, nhóm chuyên gia đã trình bày các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu của hệ thống tổ chức, chăm sóc đa ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, hỗ trợ gia đình và tham gia của gia đình, các tuyến và giới thiệu chăm sóc, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội.

Bộ Tài liệu Hướng dẫn này bao gồm 04 tài liệu sau:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Phục hồi chức năng chung 
  2. Hướng dẫn Chăm sóc điều dưỡng
  3. Hướng dẫn Chăm sóc y tế
  4. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Vật lý trị liệu 
  5. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Hoạt động trị liệu (tài liệu này)

Hướng dẫn Hoạt động trị liệu cho Tật nứt đốt sống và não úng thuỷ  này đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn chung về loại chăm sóc hoạt động trị liệu cần được cung cấp cũng như các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu về hệ thống tổ chức, chăm sóc đa chuyên ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, nâng đỡ và tham gia của gia đình, lộ trình chăm sóc và giới thiệu chuyển tuyến, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội. Hướng dẫn này bổ sung cho Hướng dẫn Chung về Phục hồi chức năng cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Đối tượng của Tài liệu Hướng dẫn

Hướng dẫn sẽ hữu ích cho bất kỳ chuyên gia nào quan tâm đến phục hồi chức năng cho người bị tật nứt đốt sống/ não úng thủy như bác sỹ, bác sỹ nội thần kinh, bác sỹ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên chỉnh hình, dược sỹ, nhân viên tâm lý, chuyên viên về y tế cộng đồng, nhân viên xã hội, cộng tác viên cộng đồng, người bệnh Nứt đốt sống và Não úng thủy và gia đình cũng như người chăm sóc.

Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn

Các hướng dẫn này có ý nghĩa như là một hướng dẫn về điều trị PHCN cho những người bệnh bị nứt đốt sống/ não úng thủy ở Việt Nam nhưng không mang tính chỉ định. Các hướng dẫn đưa ra các ý tưởng khác nhau về cách xử lý, nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương. Trong một số trường hợp, các hoạt động cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ý định của các hướng dẫn không chỉ là nguồn tài liệu thực hành mà còn là một phương tiện giáo dục để hỗ trợ tất cả nhân viên y tế và cộng đồng về những điều cần phải thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của tật Nứt đống sống và Não úng thủy có được kết quả tốt.

Các hướng dẫn này cũng giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng của những người có liên quan đến PHCN tật nứt đốt sống/não úng thủy. Các tài liệu cũng có thể được viết lại đơn giản hơn để phù hợp với đội ngũ nhân viên y tế cơ sở và cho người bệnh nứt đốt sống/não úng thủy và gia đình họ.

Cuối cùng, các hướng dẫn có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ chăm sóc y tế giai đoạn cấp và giai đoạn PHCN, đặc biệt là định hướng cách thức giao tiếp và chuyển người bệnh giữa hai bộ phận này. Tài liệu này cũng có thể nêu bật những thiếu hụt và nhu cầu về nguồn nhân lực ở các chuyên ngành cụ thể (như là các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu đủ trình độ chuyên môn) cũng như đưa ra các khuyến cáo mục tiêu cho 5-10 năm tới về cách thức cải thiện dự phòng sơ cấp và nâng cao chất lượng PHCN.

Lưu ý

Các hướng dẫn này không có ý định đóng vai trò như một chuẩn mực chăm sóc y tế. Các chuẩn mực chăm sóc được xác định trên cơ sở tất cả các dữ liệu lâm sàng có được cho từng trường hợp cụ thể và có thể thay đổi khi kiến thức khoa học và tiến bộ công nghệ và các mô hình chăm sóc phát triển. Việc tuân thủ theo các hướng dẫn sẽ không đảm bảo kết quả thành công trong mọi trường hợp. Một quy trình can thiệp lâm sàng hoặc kế hoạch điều trị cụ thể phải được chọn lựa dựa trên các dữ liệu lâm sàng của người bệnh và các chẩn đoán cũng như điều trị sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp có những quyết định khác hẳn các hướng dẫn này, nên ghi chép đầy đủ trong hồ sơ bệnh án vào thời điểm đưa ra quyết định có liên quan.

Download Hướng dẫn TẠI ĐÂY

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn về Hoạt động trị liệu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn về Vật lý trị liệu https://yhoccongdong.com/thongtin/huong-dan-chan-doan-dieu-tri-phuc-hoi-chuc-nang-cho-nguoi-benh-nut-dot-song-va-nao-ung-thuy-tai-lieu-huong-dan-ve-vat-ly-tri-lieu/ Sat, 10 Aug 2019 18:57:23 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29964 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy - Tài liệu hướng dẫn về Vật lý trị liệu

Hướng dẫn Vật lý trị liệu cho Tật nứt đốt sống và não úng thuỷ này đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn chung về loại chăm sóc hoạt động trị liệu cần được cung cấp

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn về Vật lý trị liệu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy - Tài liệu hướng dẫn về Vật lý trị liệu

Sự cần thiết của hướng dẫn

Một trong những mục tiêu của Bộ y tế là “Cải thiện và phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường việc dự phòng khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp, cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật để họ hòa nhập đầy đủ, tham gia bình đẳng trong xã hội, và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng nơi họ sống” (BYT, 2014).

Với quan điểm này, hướng dẫn để hiện thực hoá mong muốn cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng là cần thiết. Hiện tại đã có các hướng dẫn chăm sóc phục hồi chức năng cho các tình trạng bệnh lý và chấn thương thường gặp ở Việt Nam và đã được Bộ Y tế thông qua vào năm 2014. Bộ hướng dẫn này gồm hai tài liệu chính:

  • “Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị Phục hồi chức năng chung” mô tả các yêu cầu và thủ tục phải tuân theo liên quan đến chẩn đoán, chăm sóc và theo dõi phục hồi chức năng, và
  • “Hướng dẫn Quy trình Kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, mô tả các kỹ thuật phục hồi chức năng hiện có cũng như các lĩnh vực áp dụng, chỉ định, chống chỉ định và các kết quả mong đợi.

Các hướng dẫn này tạo nên một nền tảng khá vững chắc để xây dựng bổ sung các Hướng dẫn Chung và Hướng dẫn Chuyên ngành mới nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới và phù hợp với các hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên bằng chứng của quốc tế, vừa thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam.

Một nhóm gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia vào việc xây dựng các Hướng dẫn Chung và Chuyên ngành cập nhật cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Về những vấn đề chung, nhóm chuyên gia đã trình bày các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu của hệ thống tổ chức, chăm sóc đa ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, hỗ trợ gia đình và tham gia của gia đình, các tuyến và giới thiệu chăm sóc, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội.

Bộ Tài liệu Hướng dẫn này bao gồm 04 tài liệu sau:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Phục hồi chức năng chung 
  2. Hướng dẫn Chăm sóc điều dưỡng
  3. Hướng dẫn Chăm sóc y tế
  4. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Vật lý trị liệu (tài liệu này)
  5. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Hoạt động trị liệu 

Hướng dẫn Vật lý trị liệu cho Tật nứt đốt sống và não úng thuỷ này đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn chung về loại chăm sóc hoạt động trị liệu cần được cung cấp cũng như các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu về hệ thống tổ chức, chăm sóc đa chuyên ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, nâng đỡ và tham gia của gia đình, lộ trình chăm sóc và giới thiệu chuyển tuyến, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội. Hướng dẫn này bổ sung cho Hướng dẫn Chung về Phục hồi chức năng cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Đối tượng của Tài liệu Hướng dẫn

Hướng dẫn sẽ hữu ích cho bất kỳ chuyên gia nào quan tâm đến phục hồi chức năng cho người bị tật nứt đốt sống/ não úng thủy như bác sỹ, bác sỹ nội thần kinh, bác sỹ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên chỉnh hình, dược sỹ, nhân viên tâm lý, chuyên viên về y tế cộng đồng, nhân viên xã hội, cộng tác viên cộng đồng, người bệnh Nứt đốt sống và Não úng thủy và gia đình cũng như người chăm sóc.

Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn

Các hướng dẫn này có ý nghĩa như là một hướng dẫn về điều trị PHCN cho những người bệnh bị nứt đốt sống/ não úng thủy ở Việt Nam nhưng không mang tính chỉ định. Các hướng dẫn đưa ra các ý tưởng khác nhau về cách xử lý, nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương. Trong một số trường hợp, các hoạt động cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ý định của các hướng dẫn không chỉ là nguồn tài liệu thực hành mà còn là một phương tiện giáo dục để hỗ trợ tất cả nhân viên y tế và cộng đồng về những điều cần phải thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của tật Nứt đống sống và Não úng thủy có được kết quả tốt.

Các hướng dẫn này cũng giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng của những người có liên quan đến PHCN tật nứt đốt sống/não úng thủy. Các tài liệu cũng có thể được viết lại đơn giản hơn để phù hợp với đội ngũ nhân viên y tế cơ sở và cho người bệnh nứt đốt sống/não úng thủy và gia đình họ.

Cuối cùng, các hướng dẫn có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ chăm sóc y tế giai đoạn cấp và giai đoạn PHCN, đặc biệt là định hướng cách thức giao tiếp và chuyển người bệnh giữa hai bộ phận này. Tài liệu này cũng có thể nêu bật những thiếu hụt và nhu cầu về nguồn nhân lực ở các chuyên ngành cụ thể (như là các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu đủ trình độ chuyên môn) cũng như đưa ra các khuyến cáo mục tiêu cho 5-10 năm tới về cách thức cải thiện dự phòng sơ cấp và nâng cao chất lượng PHCN.

Lưu ý

Các hướng dẫn này không có ý định đóng vai trò như một chuẩn mực chăm sóc y tế. Các chuẩn mực chăm sóc được xác định trên cơ sở tất cả các dữ liệu lâm sàng có được cho từng trường hợp cụ thể và có thể thay đổi khi kiến thức khoa học và tiến bộ công nghệ và các mô hình chăm sóc phát triển. Việc tuân thủ theo các hướng dẫn sẽ không đảm bảo kết quả thành công trong mọi trường hợp. Một quy trình can thiệp lâm sàng hoặc kế hoạch điều trị cụ thể phải được chọn lựa dựa trên các dữ liệu lâm sàng của người bệnh và các chẩn đoán cũng như điều trị sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp có những quyết định khác hẳn các hướng dẫn này, nên ghi chép đầy đủ trong hồ sơ bệnh án vào thời điểm đưa ra quyết định có liên quan.

Download Hướng dẫn TẠI ĐÂY

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn về Vật lý trị liệu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Hướng dẫn chăm sóc y tế cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy https://yhoccongdong.com/thongtin/huong-dan-cham-soc-y-te-cho-benh-nhan-nut-dot-song-va-nao-ung-thuy/ Sat, 10 Aug 2019 18:48:46 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29961 Hướng dẫn chăm sóc y tế cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy

Hướng dẫn Chăm sóc y tế cho Tật nứt đốt sống và não úng thuỷ này đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn về các hình thức phục hồi chức năng y khoa cho người bệnh

Bài viết Hướng dẫn chăm sóc y tế cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Hướng dẫn chăm sóc y tế cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy

Sự cần thiết của hướng dẫn

Một trong những mục tiêu của Bộ y tế là “Cải thiện và phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường việc dự phòng khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp, cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật để họ hòa nhập đầy đủ, tham gia bình đẳng trong xã hội, và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng nơi họ sống” (BYT, 2014).

Với quan điểm này, hướng dẫn để hiện thực hoá mong muốn cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng là cần thiết. Hiện tại đã có các hướng dẫn chăm sóc phục hồi chức năng cho các tình trạng bệnh lý và chấn thương thường gặp ở Việt Nam và đã được Bộ Y tế thông qua vào năm 2014. Bộ hướng dẫn này gồm hai tài liệu chính:

  • “Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị Phục hồi chức năng chung” mô tả các yêu cầu và thủ tục phải tuân theo liên quan đến chẩn đoán, chăm sóc và theo dõi phục hồi chức năng, và
  • “Hướng dẫn Quy trình Kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, mô tả các kỹ thuật phục hồi chức năng hiện có cũng như các lĩnh vực áp dụng, chỉ định, chống chỉ định và các kết quả mong đợi.

Các hướng dẫn này tạo nên một nền tảng khá vững chắc để xây dựng bổ sung các Hướng dẫn Chung và Hướng dẫn Chuyên ngành mới nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới và phù hợp với các hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên bằng chứng của quốc tế, vừa thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam.

Một nhóm gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia vào việc xây dựng các Hướng dẫn Chung và Chuyên ngành cập nhật cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Về những vấn đề chung, nhóm chuyên gia đã trình bày các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu của hệ thống tổ chức, chăm sóc đa ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, hỗ trợ gia đình và tham gia của gia đình, các tuyến và giới thiệu chăm sóc, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội.

Bộ Tài liệu Hướng dẫn này bao gồm 04 tài liệu sau:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Phục hồi chức năng chung 
  2. Hướng dẫn Chăm sóc điều dưỡng 
  3. Hướng dẫn Chăm sóc y tế (tài liệu này)
  4. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Vật lý trị liệu 
  5. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Hoạt động trị liệu 

Hướng dẫn Chăm sóc y tế cho Tật nứt đốt sống và não úng thuỷ này đưa ra các khuyến cáo và hướng dẫn về các hình thức phục hồi chức năng y khoa cho người bệnh cũng như các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu về hệ thống tổ chức, chăm sóc đa chuyên ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, nâng đỡ và tham gia của gia đình, lộ trình chăm sóc và giới thiệu chuyển tuyến, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội. Hướng dẫn này bổ sung cho Hướng dẫn Chung về Phục hồi chức năng cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Đối tượng của Tài liệu Hướng dẫn

Hướng dẫn sẽ hữu ích cho bất kỳ chuyên gia nào quan tâm đến phục hồi chức năng cho người bị tật nứt đốt sống/ não úng thủy như bác sỹ, bác sỹ nội thần kinh, bác sỹ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên chỉnh hình, dược sỹ, nhân viên tâm lý, chuyên viên về y tế cộng đồng, nhân viên xã hội, cộng tác viên cộng đồng, người bệnh Nứt đốt sống và Não úng thủy và gia đình cũng như người chăm sóc.

Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn

Các hướng dẫn này có ý nghĩa như là một hướng dẫn về điều trị PHCN cho những người bệnh bị nứt đốt sống/ não úng thủy ở Việt Nam nhưng không mang tính chỉ định. Các hướng dẫn đưa ra các ý tưởng khác nhau về cách xử lý, nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương. Trong một số trường hợp, các hoạt động cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ý định của các hướng dẫn không chỉ là nguồn tài liệu thực hành mà còn là một phương tiện giáo dục để hỗ trợ tất cả nhân viên y tế và cộng đồng về những điều cần phải thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của tật Nứt đống sống và Não úng thủy có được kết quả tốt.

Các hướng dẫn này cũng giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng của những người có liên quan đến PHCN tật nứt đốt sống/não úng thủy. Các tài liệu cũng có thể được viết lại đơn giản hơn để phù hợp với đội ngũ nhân viên y tế cơ sở và cho người bệnh nứt đốt sống/não úng thủy và gia đình họ.

Cuối cùng, các hướng dẫn có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ chăm sóc y tế giai đoạn cấp và giai đoạn PHCN, đặc biệt là định hướng cách thức giao tiếp và chuyển người bệnh giữa hai bộ phận này. Tài liệu này cũng có thể nêu bật những thiếu hụt và nhu cầu về nguồn nhân lực ở các chuyên ngành cụ thể (như là các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu đủ trình độ chuyên môn) cũng như đưa ra các khuyến cáo mục tiêu cho 5-10 năm tới về cách thức cải thiện dự phòng sơ cấp và nâng cao chất lượng PHCN.

Lưu ý

Các hướng dẫn này không có ý định đóng vai trò như một chuẩn mực chăm sóc y tế. Các chuẩn mực chăm sóc được xác định trên cơ sở tất cả các dữ liệu lâm sàng có được cho từng trường hợp cụ thể và có thể thay đổi khi kiến thức khoa học và tiến bộ công nghệ và các mô hình chăm sóc phát triển. Việc tuân thủ theo các hướng dẫn sẽ không đảm bảo kết quả thành công trong mọi trường hợp. Một quy trình can thiệp lâm sàng hoặc kế hoạch điều trị cụ thể phải được chọn lựa dựa trên các dữ liệu lâm sàng của người bệnh và các chẩn đoán cũng như điều trị sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp có những quyết định khác hẳn các hướng dẫn này, nên ghi chép đầy đủ trong hồ sơ bệnh án vào thời điểm đưa ra quyết định có liên quan.

Download Hướng dẫn TẠI ĐÂY

Bài viết Hướng dẫn chăm sóc y tế cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy https://yhoccongdong.com/thongtin/cham-soc-dieu-duong-cho-benh-nhan-nut-dot-song-va-nao-ung-thuy/ Sat, 10 Aug 2019 07:42:10 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29936 Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy

Hướng dẫn dành riêng cho điều dưỡng về nứt đốt sống/não úng thuỷ này đưa các khuyến cáo và hướng dẫn về loại chăm sóc điều dưỡng phục hồi chức năng cần cung cấp cho người bệnh.

Bài viết Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy

Sự cần thiết của hướng dẫn

Một trong những mục tiêu của Bộ y tế là “Cải thiện và phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường việc dự phòng khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp, cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật để họ hòa nhập đầy đủ, tham gia bình đẳng trong xã hội, và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng nơi họ sống” (BYT, 2014).

Với quan điểm này, hướng dẫn để hiện thực hoá mong muốn cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng là cần thiết. Hiện tại đã có các hướng dẫn chăm sóc phục hồi chức năng cho các tình trạng bệnh lý và chấn thương thường gặp ở Việt Nam và đã được Bộ Y tế thông qua vào năm 2014. Bộ hướng dẫn này gồm hai tài liệu chính:

  • “Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị Phục hồi chức năng chung” mô tả các yêu cầu và thủ tục phải tuân theo liên quan đến chẩn đoán, chăm sóc và theo dõi phục hồi chức năng, và
  • “Hướng dẫn Quy trình Kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, mô tả các kỹ thuật phục hồi chức năng hiện có cũng như các lĩnh vực áp dụng, chỉ định, chống chỉ định và các kết quả mong đợi.

Các hướng dẫn này tạo nên một nền tảng khá vững chắc để xây dựng bổ sung các Hướng dẫn Chung và Hướng dẫn Chuyên ngành mới nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới và phù hợp với các hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên bằng chứng của quốc tế, vừa thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam.

Một nhóm gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia vào việc xây dựng các Hướng dẫn Chung và Chuyên ngành cập nhật cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Về những vấn đề chung, nhóm chuyên gia đã trình bày các khuyến cáo “cắt ngang” về các yêu cầu của hệ thống tổ chức, chăm sóc đa ngành và toàn diện, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, hỗ trợ gia đình và tham gia của gia đình, các tuyến và giới thiệu chăm sóc, xuất viện và theo dõi, tái hoà nhập cộng đồng và tham gia vào xã hội.

Bộ Tài liệu Hướng dẫn này bao gồm 04 tài liệu sau:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Phục hồi chức năng chung 
  2. Hướng dẫn Chăm sóc điều dưỡng (tài liệu này)
  3. Hướng dẫn Chăm sóc y tế
  4. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Vật lý trị liệu 
  5. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Hoạt động trị liệu 

Hướng dẫn dành riêng cho điều dưỡng về nứt đốt sống/não úng thuỷ này đưa các khuyến cáo và hướng dẫn về loại chăm sóc điều dưỡng phục hồi chức năng cần cung cấp cho người bệnh.

Đối tượng của Tài liệu Hướng dẫn

Hướng dẫn sẽ hữu ích cho bất kỳ chuyên gia nào quan tâm đến phục hồi chức năng cho người bị tật nứt đốt sống/ não úng thủy như bác sỹ, bác sỹ nội thần kinh, bác sỹ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên chỉnh hình, dược sỹ, nhân viên tâm lý, chuyên viên về y tế cộng đồng, nhân viên xã hội, cộng tác viên cộng đồng, người bệnh Nứt đốt sống và Não úng thủy và gia đình cũng như người chăm sóc.

Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn

Các hướng dẫn này có ý nghĩa như là một hướng dẫn về điều trị PHCN cho những người bệnh bị nứt đốt sống/ não úng thủy ở Việt Nam nhưng không mang tính chỉ định. Các hướng dẫn đưa ra các ý tưởng khác nhau về cách xử lý, nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương. Trong một số trường hợp, các hoạt động cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ý định của các hướng dẫn không chỉ là nguồn tài liệu thực hành mà còn là một phương tiện giáo dục để hỗ trợ tất cả nhân viên y tế và cộng đồng về những điều cần phải thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của tật Nứt đống sống và Não úng thủy có được kết quả tốt.

Các hướng dẫn này cũng giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng của những người có liên quan đến PHCN tật nứt đốt sống/não úng thủy. Các tài liệu cũng có thể được viết lại đơn giản hơn để phù hợp với đội ngũ nhân viên y tế cơ sở và cho người bệnh nứt đốt sống/não úng thủy và gia đình họ.

Cuối cùng, các hướng dẫn có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ chăm sóc y tế giai đoạn cấp và giai đoạn PHCN, đặc biệt là định hướng cách thức giao tiếp và chuyển người bệnh giữa hai bộ phận này. Tài liệu này cũng có thể nêu bật những thiếu hụt và nhu cầu về nguồn nhân lực ở các chuyên ngành cụ thể (như là các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu đủ trình độ chuyên môn) cũng như đưa ra các khuyến cáo mục tiêu cho 5-10 năm tới về cách thức cải thiện dự phòng sơ cấp và nâng cao chất lượng PHCN.

Lưu ý

Các hướng dẫn này không có ý định đóng vai trò như một chuẩn mực chăm sóc y tế. Các chuẩn mực chăm sóc được xác định trên cơ sở tất cả các dữ liệu lâm sàng có được cho từng trường hợp cụ thể và có thể thay đổi khi kiến thức khoa học và tiến bộ công nghệ và các mô hình chăm sóc phát triển. Việc tuân thủ theo các hướng dẫn sẽ không đảm bảo kết quả thành công trong mọi trường hợp. Một quy trình can thiệp lâm sàng hoặc kế hoạch điều trị cụ thể phải được chọn lựa dựa trên các dữ liệu lâm sàng của người bệnh và các chẩn đoán cũng như điều trị sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp có những quyết định khác hẳn các hướng dẫn này, nên ghi chép đầy đủ trong hồ sơ bệnh án vào thời điểm đưa ra quyết định có liên quan.

Download Hướng dẫn TẠI ĐÂY

 

Bài viết Chăm sóc điều dưỡng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn chung https://yhoccongdong.com/thongtin/huong-dan-chan-doan-dieu-tri-phuc-hoi-chuc-nang-cho-benh-nhan-nut-dot-song-va-nao-ung-thuy-tai-lieu-huong-dan-chung/ Sat, 27 Jul 2019 03:45:47 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29692 Tật nứt đốt sống

Hướng dẫn chẩn đoán, điều Trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy.

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn chung được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Tật nứt đốt sống

Sự cần thiết của hướng dẫn

Một trong những mục tiêu của Bộ y tế là “Cải thiện và phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng các dịch vụ phục hồi chức năng; tăng cường việc dự phòng khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp, cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật để họ hòa nhập đầy đủ, tham gia bình đẳng trong xã hội, và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển của cộng đồng nơi họ sống” (BYT, 2014).

Với quan điểm này, hướng dẫn để hiện thực hoá mong muốn cải thiện các dịch vụ phục hồi chức năng là cần thiết. Hiện tại đã có các hướng dẫn chăm sóc phục hồi chức năng cho các tình trạng bệnh lý và chấn thương thường gặp ở Việt Nam và đã được Bộ Y tế thông qua vào năm 2014. Bộ hướng dẫn này gồm hai tài liệu chính:

  • “Hướng dẫn Chẩn đoán, Điều trị Phục hồi chức năng chung” mô tả các yêu cầu và thủ tục phải tuân theo liên quan đến chẩn đoán, chăm sóc và theo dõi phục hồi chức năng, và
  • “Hướng dẫn Quy trình Kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng”, mô tả các kỹ thuật phục hồi chức năng hiện có cũng như các lĩnh vực áp dụng, chỉ định, chống chỉ định và các kết quả mong đợi.

Các hướng dẫn này tạo nên một nền tảng khá vững chắc để xây dựng bổ sung các Hướng dẫn Chung và Hướng dẫn Chuyên ngành mới nhất, dựa trên các kết quả nghiên cứu mới và phù hợp với các hướng dẫn phục hồi chức năng dựa trên bằng chứng của quốc tế, vừa thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam.

Một nhóm gồm nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã tham gia vào việc xây dựng các Hướng dẫn Chung và Chuyên ngành cập nhật cho Tật nứt đốt sống và Não úng thủy.

Bộ Tài liệu Hướng dẫn này bao gồm 05 tài liệu sau:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị Phục hồi chức năng chung (tài liệu này)
  2. Hướng dẫn Chăm sóc điều dưỡng
  3. Hướng dẫn Chăm sóc y tế
  4. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Vật lý trị liệu 
  5. Hướng dẫn Kỹ thuật cho Hoạt động trị liệu 

Hướng dẫn chung phục hồi chức năng cho Tật nứt đốt sốngNão úng thủy sẽ cung cấp những khuyến cáo và hướng dẫn chung về loại chăm sóc phục hồi chức năng cần được cung cấp cũng như khuyến cáo về các yêu cầu đối với hệ thống tổ chức, chăm sóc toàn diện và đa chuyên ngành, chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, sự hỗ trợ của gia đình, lộ trình chăm sóc và chuyển bệnh, xuất viện và theo dõi, tái hòa nhập cộng đồng và tham gia xã hội. Hướng dẫn chung này hỗ trợ cho các hướng dẫn chuyên sâu về y khoa, điều dưỡng, vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu cho người bị tật nứt đốt sống/ não úng thủy đã được triển khai.

Đối tượng của Tài liệu Hướng dẫn

Hướng dẫn sẽ hữu ích cho bất kỳ chuyên gia nào quan tâm đến phục hồi chức năng cho người bị tật nứt đốt sống/ não úng thủy như bác sỹ, bác sỹ nội thần kinh, bác sỹ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu, nhân viên dinh dưỡng, nhân viên chỉnh hình, dược sỹ, nhân viên tâm lý, chuyên viên về y tế cộng đồng, nhân viên xã hội, cộng tác viên cộng đồng, người bệnh Nứt đốt sống và Não úng thủy và gia đình cũng như người chăm sóc.

Mục đích của Tài liệu Hướng dẫn

Các hướng dẫn này có ý nghĩa như là một hướng dẫn về điều trị PHCN cho những người bệnh bị nứt đốt sống/ não úng thủy ở Việt Nam nhưng không mang tính chỉ định. Các hướng dẫn đưa ra các ý tưởng khác nhau về cách xử lý, nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương. Trong một số trường hợp, các hoạt động cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ý định của các hướng dẫn không chỉ là nguồn tài liệu thực hành mà còn là một phương tiện giáo dục để hỗ trợ tất cả nhân viên y tế và cộng đồng về những điều cần phải thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của tật Nứt đống sống và Não úng thủy có được kết quả tốt.

Các hướng dẫn này cũng giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vai trò và chức năng của những người có liên quan đến PHCN tật nứt đốt sống/não úng thủy. Các tài liệu cũng có thể được viết lại đơn giản hơn để phù hợp với đội ngũ nhân viên y tế cơ sở và cho người bệnh nứt đốt sống/não úng thủy và gia đình họ.

Cuối cùng, các hướng dẫn có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các dịch vụ chăm sóc y tế giai đoạn cấp và giai đoạn PHCN, đặc biệt là định hướng cách thức giao tiếp và chuyển người bệnh giữa hai bộ phận này. Tài liệu này cũng có thể nêu bật những thiếu hụt và nhu cầu về nguồn nhân lực ở các chuyên ngành cụ thể (như là các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu đủ trình độ chuyên môn) cũng như đưa ra các khuyến cáo mục tiêu cho 5-10 năm tới về cách thức cải thiện dự phòng sơ cấp và nâng cao chất lượng PHCN.

Lưu ý

Các hướng dẫn này không có ý định đóng vai trò như một chuẩn mực chăm sóc y tế. Các chuẩn mực chăm sóc được xác định trên cơ sở tất cả các dữ liệu lâm sàng có được cho từng trường hợp cụ thể và có thể thay đổi khi kiến thức khoa học và tiến bộ công nghệ và các mô hình chăm sóc phát triển. Việc tuân thủ theo các hướng dẫn sẽ không đảm bảo kết quả thành công trong mọi trường hợp. Một quy trình can thiệp lâm sàng hoặc kế hoạch điều trị cụ thể phải được chọn lựa dựa trên các dữ liệu lâm sàng của người bệnh và các chẩn đoán cũng như điều trị sẵn có. Tuy nhiên, trong trường hợp có những quyết định khác hẳn các hướng dẫn này, nên ghi chép đầy đủ trong hồ sơ bệnh án vào thời điểm đưa ra quyết định có liên quan.

Download Hướng dẫn TẠI ĐÂY

Bài viết Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân nứt đốt sống và não úng thủy – Tài liệu hướng dẫn chung được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Đầu to và thóp chưa lên có đáng lo ngại? https://yhoccongdong.com/thongtin/dau-to-va-thop-chua-len-co-dang-lo-ngai/ Sun, 29 Jul 2018 13:23:31 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=19838 Đầu to ở trẻ sơ sinh

Một số phụ huynh thấy đầu to ở trẻ hay khám bác sĩ nói đầu to đâm ra lo lắng. Một số phụ huynh thấy thóp rộng thóp chưa đóng cũng lo.

Bài viết Đầu to và thóp chưa lên có đáng lo ngại? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Đầu to ở trẻ sơ sinh

  • Một số phụ huynh thấy đầu bé “hơi to” hay khám bác sĩ nói đầu to đâm ra lo lắng. Một số phụ huynh thấy thóp rộng thóp chưa đóng cũng lo.
  • Nhìn và sờ không thể chính xác mà phải đo vòng đầu.Đầu to ở trẻ sơ sinh
  • Đo ngang giữa trán vòng ra sau, đo và theo dõi hàng tháng, tốc độ tăng mới quan trọng: mới sanh 34-35 cm; 3 tháng :40cm; 6 tháng: 42,5cm; 9 tháng :44cm; 12 tháng : 45cm; 15 tháng : 45,8cm; 18 tháng: 46,5 cm…
  • Quan trọng hơn nữa là bé lanh lẹ phát triển tốt.
  • Thóp thì 18 tháng mới đóng, thóp rộng thì uống đủ sữa và uống vitamin D.
  • Đầu to tới mức não úng thủy thì sẽ không lanh lẹ và tốc độ vòng đầu tăng nhanh.
  • Lo quá thì đi siêu âm đầu.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1869972463232251

Bài viết Đầu to và thóp chưa lên có đáng lo ngại? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bệnh mở khóa đầu – Lời đồn thổi https://yhoccongdong.com/thongtin/benh-mo-khoa-dau-loi-don-thoi/ Sun, 22 Jul 2018 03:57:21 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=18563 Bệnh mở khóa đầu

Khoa học không có cái gọi là "bệnh mở khóa đầu" đâu do dân gian vùng miền đặt tên thay cho hai loại bệnh của hộp sọ.

Bài viết Bệnh mở khóa đầu – Lời đồn thổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bệnh mở khóa đầu

Vòng đầu theo tuổi:

  • 3 tháng: 40 cm
  • 6 tháng :42,4 cm
  • 12 tháng:45 cm
  • 2tuổi:47,5 cm
  • 3 tuổi – 48,6 cm

2 loại bệnh của hộp sọ

Khoa học không có cái gọi là “bệnh mở khóa đầu” đâu do dân gian vùng miền đặt tên thôi .

Bệnh của hộp sọ thường có 2 loại thôi:

  • Tật đầu nhỏ do bẩm sinh các khớp sọ đóng kín, vòng đầu sanh ra nhỏ và không tăng vòng đầu.
  • Đầu to, não úng thủy, vòng đầu to hơn bình thường, thóp rộng lắm, cũng thường là bẩm sinh.

Quan trọng nhất là cử động và lanh lẹ

Tài liệu tham khảo:

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1665264680369698

Bài viết Bệnh mở khóa đầu – Lời đồn thổi được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Não úng thủy ở trẻ em là gì ? https://yhoccongdong.com/thongtin/nao-ung-thuy-o-tre-em-la-gi/ Thu, 19 Jul 2018 11:35:13 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=18263 não úng thủy

Não úng thủy là tình trạng các não thất to hơn bình thường do tăng tiết nhiều hay do hấp thu ít hay do tắt nghẽn lưu thông của chất dịch.

Bài viết Não úng thủy ở trẻ em là gì ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
não úng thủy

  •  Bình thường trong hộp sọ có hệ thống các bể chứa dịch gọi là não thất, chất dịch lưu thông từ trên não xuống thắt lưng, tự tiết ra rồi hấp thu lại.
  • Não úng thủy là tình trạng các não thất to hơn bình thường do tăng tiết nhiều hay do hấp thu ít hay do tắt nghẽn lưu thông của chất dịch.não úng thủy
  •  Não úng thủy có thể từ từ hay rất nhanh, có thể bẩm sinh hay do di chứng của viêm màng não hay xuất huyết não
  • Nhiều trẻ nhìn thấy đầu to hơn bình thường cũng không chắc là não úng thủy, thấy thóp rộng cũng không chắc, tình cờ siêu âm (trong bào thai hay khi đã lớn ) thấy dãn não thất cũng không chắc
  • Khi thấy đầu to, thóp rộng, siêu âm tình cờ thấy thì quan trọng là bé lanh lẹ, phụ huynh bình tĩnh theo dõi vòng dầu và tốc độ tăng của vòng đầu
  • Nghi ngờ não úng thủy khi đầu vòng đầu to nhanh, các thóp dãn rộng, đôi khi mắt hơi lồi nhẹ và trợn ngược
  • Não úng thủy cũng cần phát hiện sớm và hiện nay phẩu thuật tốt và có hiệu quả

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1797123337183831

Bài viết Não úng thủy ở trẻ em là gì ? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii https://yhoccongdong.com/thongtin/nguy-co-di-tat-cho-thai-nhi-do-nhiem-toxoplasma-gondii/ Wed, 09 May 2018 16:21:19 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=16333 Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii ký sinh chủ yếu ở mèo. Chỉ có những phụ nữ mang thai mới nhiễm T.gondii lần đầu mới có thể lây qua thai nhi.

Bài viết Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii

Toxoplasma gondii là gì?

Là 1 loài động vật đơn bào nguyên sinh. Ký sinh chủ yếu ở mèo, nó có thể sinh sản và phát triển trong động vật có vú và chim.

Xem thêm bài Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma (Toxoplasmosis) của BS. Lâm Xuân Nhã

Toxoplasma gondii lây qua người như thế nào?

Mèo bị nhiễm T.gondii chủ yếu từ các động vật sống khi mèo ăn vào như chuột, chim,… Khi bị nhiễm T.gondii, mèo thường không có triệu chứng, sau đó mèo thải các kén trong phân 1 đến 2 tuần sau nhiễm (có thể đến 1 triệu kén 1 ngày). Con người, chim, chuột,… ăn phải các kén này, thoa trùng trong kén sẽ phát triển và gây nhiễm bệnh. Con người nhiễm T.gondii thường không triệu chứng.

Ai là người dễ bị nhiễm Toxoplasma gondii?

Những người thường ăn đồ sống và thịt tái; tiếp xúc với đất, nước có chứa phân mèo có kén của T.gondii, tiếp xúc với các ký chủ trung gian. Nếu bạn là người có nguy cơ nhiễm T.gondii, bạn nên thử máu tìm kháng nguyên của T.gondii trước khi mang thai.

Nhiễm khi mang thai sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Chỉ có những phụ nữ mang thai mới nhiễm T.gondii lần đầu mới có thể lây qua thai nhi. Chỉ trừ những phụ nữ mang thai bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể tái nhiễm lại T.gondii và có thể lây qua thai nhi. Khi thai nhi bị nhiễm có thể gây ra các dị tật: viêm võng mạc, não úng thủy, vôi hóa trong não, đầu nhỏ, chậm tăng trưởng thai trầm trọng, thai lưu (thai chết trong bụng). Tuy nhiên, không phải cứ bà mẹ mang thai bị nhiễm cấp T.gondii thì thai nhi sẽ bị dị tật, tỉ lệ dị tật từ 20-50% nếu không điều trị.

Làm sao để phòng tránh nhiễm Toxoplasma gondii?

Bạn đang nuôi mèo và chuẩn bị có thai, bạn có phải cho đi con mèo yêu quý? Không cần, bạn chỉ cần thực hiện các điều dưới đây:

  • Mang găng khi tiếp xúc với các chất có thể nhiễm Toxoplasma: cát, đất vườn, hộp đựng cát nuôi mèo (những người nuôi mèo trong thành phố thường dùng hộp đựng cát),… Rửa tay và móng tay kỹ sau khi tiếp xúc
  • Nếu bạn nuôi mèo: giữ mèo trong nhà, cho ăn thức ăn đóng hộp hay đã nấu chín. Không nên cho mèo ăn thức ăn sống
  • Thay cát trong hộp nuôi mèo mỗi 24 giờ (nhớ mang găng). Trụng nước sôi khay đựng cát trong 5 phút
  • Chỉ ăn thịt đã nấu chín, trữ lạnh thịt ở <20 độ C
  • Không ăn trứng sống, uống sữa tươi (chưa tiệt trùng)
  • Rửa trái cây và rau kỹ trước khi dùng

Làm thế nào để biết mình có nhiễm hay thai nhi có nhiễm T.gondii?

Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm T.gondii, hay có các dấu hiệu gợi ý trên siêu âm, bạn sẽ được thử máu để xác định. Việc thử máu có thể phải được thực hiện lần thứ 2 sau lần đầu 2-3 tuần. Để chắc chắn thai nhi có nhiễm không, cần phải được chọc nước ối. Chọc ối tốt nhất là sau 4 tuần từ thời điểm nghi ngờ nhiễm ở người mẹ.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/858070220906740

Bài viết Nguy cơ dị tật cho thai nhi do nhiễm Toxoplasma gondii được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Não úng thuỷ https://yhoccongdong.com/thongtin/nao-ung-thuy/ Fri, 13 Dec 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/nao-ung-thuy/ não úng thủy

Não úng thủy là một tình trạng dư thừa quá mức dịch não tủy (CSF) được hình thành trong hệ thống não thất của não và có thể làm tăng áp lực nội sọ.

Bài viết Não úng thuỷ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
não úng thủy

Não úng thủy là gì?

Não úng thủy (hydrocephalus) có nguồn gốc từ hai chữ: ” hydro” có nghĩa là nước, và “cephalus” đề cập đến “não” (còn gọi là bệnh đầu nước).

Não úng thủy là một tình trạng dư thừa quá mức dịch não tủy (CSF) được hình thành trong hệ thống não thất của não và có thể làm tăng áp lực nội sọ. Mặc dù não úng thủy thường được mô tả như “nước trong não bộ“, “nước” thực chất là dịch não tủy, một chất lỏng trong suốt bao quanh não và tủy sống.

Dịch não tủy (CSF) có ba chức năng quan trọng:

  • Bảo vệ hệ thần kinh trung ương (não bộ và tủy sống) trước các sang chấn cơ học.
  • Là một phương tiện để cung cấp chất dinh dưỡng cho não và loại bỏ chất thải.
  • Chảy giữa hộp sọ và cột sống để điều chỉnh thay đổi áp suất trong não.

Não úng thủy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và người lớn 60 tuổi trở nên. Theo Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (National Institute of Neurological Disorders and Stroke), não úng thủy được cho là chiếm khoảng một trong mỗi 500 trẻ em. Phần lớn các trường hợp này thường được chẩn đoán trước khi sinh, tại thời điểm sinh, hoặc trong thời thơ ấu.

Nguyên nhân thường gặp của não úng thủy

Mặc dù hiếm, não úng thủy có thể được di truyền hoặc có thể liên quan với rối loạn phát triển, bao gồm tật nứt đốt sống (khuyết tật bẩm sinh của cột sống) và thoát vị não.

Xem thêm bài Tật nứt đốt sống của BS. Trương Văn Trí

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm: Xuất huyết trong não, u não, chấn thương đầu, biến chứng của sinh non như xuất huyết hoặc các bệnh như viêm màng não hoặc nhiễm trùng khác.

Trong một số trường hợp, dòng chảy bình thường của dịch não tủy trong não bị tắc nghẽn, dẫn đến não úng thủy.

Các triệu chứng của não úng thủy khác nhau rất nhiều từ người này sang người khác. Theo Hiệp hội não úng thủy, một số triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê dưới đây như một tài liệu tham khảo.

Triệu chứng của não úng thủy

Các triệu chứng của não úng thủy ở trẻ sơ sinh

  • Kích thước lớn bất thường của vòng đầu
  • Thóp căng và phồng lên
  • Da đầu mỏng
  • Xương tách ra trong đầu của em bé
  • Tĩnh mạch da đầu nổi lên
  • Nôn; buồn ngủ, dễ bị kích thích
  • Mắt bé nhìn lệch xuống
  • Co giật, hoặc chán ăn

Các triệu chứng của não úng thủy ở trẻ em

  • Kích thước lớn bất thường của vòng đầu.
  • Đau đầu, buồn nôn, nôn mửa.
  • Sốt, mờ mắt hoặc nhìn đôi.
  • Rối loạn cân bằng.
  • Dễ bị kích thích, buồn ngủ, đi bộ hoặc nói chuyện chậm chạp.
  • Phối hợp kém, thay đổi tính cách.
  • Không có khả năng tập trung.
  • Mất chức năng vận động cảm giác.
  • Co giật, hoặc chán ăn.
  • Trẻ lớn hơn có thể khó tỉnh táo hoặc khó thức dậy.
Xem thêm bài Não úng thủy ở trẻ em là gì 

Các triệu chứng của não úng thủy ở người trẻ và trung niên

  • Nhức đầu.
  • Khó tỉnh táo hoặc khó thức dậy.
  • Mất phối hợp hoặc cân bằng.
  • Vấn đề kiểm soát bàng quang.
  • Suy giảm thị lực và kỹ năng nhận thức có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và kỹ năng cá nhân.

Các triệu chứng của não úng thủy ở người lớn tuổi

  • Mất phối hợp hoặc cân bằng.
  • Xáo trộn dáng đi.
  • Mất trí nhớ, đau đầu, hoặc các vấn đề kiểm soát bàng quang.

Não úng thủy thường được phân loại cho các nhóm tuổi hoặc não úng thủy bẩm sinh hoặc áp lực bình thường. Não úng thủy bẩm sinh liên quan đến điều kiện được gây ra bởi điều kiện hiện lúc mới sinh. Các triệu chứng ban đầu bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn và buồn ngủ.

Não úng thủy áp lực bình thường (NPH) là tình trạng tăng tích tụ dịch não tủy làm hệ thống não thất trong não dãn rộng, với ít hoặc không có gia tăng áp lực. Người lớn khởi phát NPH chủ yếu xảy ra từ 60 tuổi trở lên. Bệnh nhân NPH thường nhận được chẩn đoán nhầm với bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ, và một số các triệu chứng nhầm lẫn giữa hai bệnh.

Chẩn đoán não úng thủy

Não úng thuỷ 1

Não úng thuỷ 2

Hình bên trên vẽ minh họa não bình thường và não úng thủy.Hình bên dưới là hình MRI của não bình thường và não úng thủy.

Trước khi bác sĩ có thể đề nghị một quá trình điều trị, bác sĩ sẽ:

  • Xem xét bệnh sử và khám bệnh cho bạn.
  • Khám thần kinh bao gồm cả xét nghiệm chẩn đoán nếu cần thiết.
  • Đặt câu hỏi đặc hiệu để xác định nếu các triệu chứng là do não úng thủy.

Kiểm tra thần kinh cũng sẽ giúp xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Thêm các xét nghiệm như siêu âm (nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh), chụp cắt lớp (CT hay CAT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định. Các xét nghiệm có thể cung cấp thông tin hữu ích về mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân có thể của não úng thủy.

Khi phẫu thuật não úng thuỷ là cần thiết

Não úng thuỷ 3

Não úng thủy có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Các nguyên nhân gây gây ra tắc nghẽn dịch não tủy có thể được xử lý trực tiếp (bằng cách loại bỏ các nguyên nhân), hoặc gián tiếp (bằng cách chuyển dịch đến một nơi khác, thường đến một khoang cơ thể). Điều trị gián tiếp được thực hiện bằng cách cấy một thiết bị được gọi là một ống thông (shunt) để chuyển hướng dịch não tủy dư thừa ra khỏi não. Khoang cơ thể để chuyển dịch não tủy dư thừa thường là khoang phúc mạc (khu vực xung quanh các cơ quan trong ổ bụng).

Trong một số trường hợp, hai giai đoạn được thực hiện:

  • Giai đoạn thứ nhất để chuyển hướng dịch não tủy.
  • Giai đoạn sau để loại bỏ các nguyên nhân gây ra tắc nghẽn (ví dụ, cắt bỏ một khối u não).

Sau khi đưa vào, hệ thống shunt thường duy trì trong suốt thời gian sống của bệnh nhân (mặc dù đôi khi mổ sửa đổi hệ thống shunt là cần thiết). Hệ thống shunt liên tục thực hiện chức năng chuyển dịch não tủy đi từ não bộ, do đó áp lực nội sọ được giữ trong giới hạn bình thường.

Một loại phẫu thuật thay thế được gọi là nội soi phá sàn não thất ba (endoscopic third ventriculostomy) sử dụng một máy ảnh nhỏ để nhìn vào bên trong hệ thống não thất, cho phép các bác sĩ phẫu thuật tạo ra một con đường mới cho dòng chảy dịch não tủy.

Phục hồi sau khi điều trị não úng thuỷ

Chức năng thần kinh của bạn sẽ được đánh giá sau phẫu thuật. Nếu có vấn đề về thần kinh kéo dài, phục hồi chức năng có thể được yêu cầu để tiếp tục cải thiện chức năng thần kinh của bạn. Tuy nhiên, sự phục hồi có thể bị giới hạn bởi mức độ tổn thương do não úng thủy đã gây ra và khả năng bộ não của bạn tự hồi phục.

Bởi vì não úng thủy là một bệnh liên tục, theo dõi bởi một bác sĩ lâu dài là cần thiết. Theo dõi xét nghiệm chẩn đoán bao gồm chụp CT, MRI và chụp X-quang , rất hữu ích trong việc xác định các shunt đang làm việc tốt hay không. Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng sau phẫu thuật sau đây:

  • Da bị đỏ, đau hoặc sưng da dọc theo chiều dài của ống hoặc vết thương.
  • Khó chịu hay buồn ngủ.
  • Buồn nôn, nôn, đau đầu hoặc nhìn đôi.
  • Sốt.
  • Đau bụng.
  • Các triệu chứng thần kinh trước phẫu thuật tái phát trở lại.

Tiên lượng não úng thuỷ

Tiên lượng cho não úng thủy phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ của các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số bệnh nhân cho thấy một cải tiến đáng kể với điều trị trong khi những người khác thì không. Trong một số trường hợp của NPH, sa sút trí tuệ có thể được đảo ngược bởi vị trí shunt. Các triệu chứng khác như đau đầu có thể biến mất gần như ngay lập tức nếu có liên quan đến tăng áp lực nội sọ.

Nhìn chung, não úng thủy giai đoạn sớm được chẩn đoán, càng có cơ hội điều trị thành công. Còn nếu đã có các triệu chứng, ít có khả năng điều trị thành công. Thật không may, không có cách nào để dự đoán chính xác phẫu thuật sẽ thành công cho mỗi bệnh nhân. Một số bệnh nhân sẽ cải thiện ngoạn mục trong khi những người khác chỉ đạt được một tình trạng trung bình hoặc giảm triệu chứng sau một vài tháng.

Sự cố hay thất bại đặt shunt có thể xảy ra. Các van có thể bị tắc hoặc áp lực trong các shunt có thể không phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân, cần phải phẫu thuật bổ sung. Trong trường hợp bị nhiễm trùng, điều trị kháng sinh có thể cần thiết. Shunt hoạt động không tốt có thể phát hiện khi bệnh nhân bị nhức đầu, có vấn đề về tầm nhìn, khó chịu, mệt mỏi, thay đổi tính cách, mất phối hợp, khó khăn trong việc thức dậy hoặc tỉnh táo, sự trở lại của đi bộ khó khăn, mất trí nhớ nhẹ hoặc không kiểm soát. May mắn là hầu hết các biến chứng có thể được xử lý thành công.

Não úng thuỷ 4 Não úng thuỷ 5

Hình bên trái là MRI tiền sản chẩn đoán được thai nhi bị não úng thủy và hình bên phải là siêu âm xuyên sọ của bé sơ sinh bị não úng thủy.

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.aans.org/Patient%20Information/Conditions%20and%20Treatments/Hydrocephalus.aspx
  2. http://www.dieutri.vn/trieuchungnoi/15-10-2011/S1522/Xet-nghiem-dich-nao-tuy.htm#ixzz2lTi1o8tT
  3. http://www.radiologyinfo.org/en/photocat/gallery3.cfm?image=brain-us-dilated-ventricles.jpg&pg=genus
  4. http://mhlclinics.com/mainz_paediatric_neurosurgery.html
  5. http://neuroradiologyonthenet.blogspot.com/2006/12/fetal-hydrocephalus.html

Bài viết Não úng thuỷ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>