phòng ngừa cao Cholesterol trong máu - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Tue, 21 Aug 2018 02:37:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Vấn đề về Cholesterol ở trẻ https://yhoccongdong.com/thongtin/van-de-ve-cholesterol-o-tre/ Sat, 07 Sep 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/van-de-ve-cholesterol-o-tre/ vấn đề về cholesterol ở trẻ

Cao cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan cho trẻ, cao cholesterol trong máu có thể khởi phát từ lúc còn thơ.

Bài viết Vấn đề về Cholesterol ở trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
vấn đề về cholesterol ở trẻ

Tại sao tôi phải bận tâm về mức cholesterol của con tôi? Chẳng phải cholesterol là vấn đề chỉ có ở người lớn sao?

Nhiều người không nhận ra rằng những vấn đề gây ra do cao cholesterol trong máu có thể khởi phát từ lúc còn thơ. Tình trạng này có khả năng tiếp tục phát triển từ lúc trẻ tăng trưởng đến tuổi thiếu niên rồi trưởng thành. Cao cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan cho trẻ.

Cholesterol cao ở trẻ

Những nguy cơ của mức cao cholesterol trong máu

Cơ thể trẻ cần một số cholesterol để bảo vệ dây thần kinh. Thành lập mô và sản xuất một số nội tiết tố (hormone) nhất định. Nhưng quá nhiều cholesterol lại làm hại các mạch máu. Bằng cách bám vào và tạo các khối xơ vữa ở thành mạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những mảng xơ vữa này đã có khả năng hình thành từ lúc trẻ nhỏ và càng dễ hình thành hơn ở trẻ có nồng độ cholesterol trong máu cao.

Nồng độ cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Nguy cơ sẽ tăng ở những người có tiền sử gia đình bị bệnh tim, người bị tiểu đường, dư cân hay béo phì, người có thói quen ăn uống không lành mạnh, lối sống thụ động, và người hút thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc con bạn có cần kiểm tra về lượng cholesterol hay không.

Cholesterol từ đâu ra?

Gan tạo ra cholesterol để đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta cũng hấp thu cholesterol từ thực phẩm ăn vào hằng ngày, gồm các thực phẩm từ động vật như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa.

Sự khác biệt giữa mức LDL và mức HDL là gì?

Cholesterol di chuyển trong máu nhờ vào những khối phân tử khác nhau, gọi là Lipoprotein.

Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low-density lipoprotein) vận chuyển cholesterol tới tế bào. Đó là lý do tại sao chúng bị xem là cholesterol “xấu”. Một số người có cơ địa tổng hợp nhiều LDL cholesterol. Ngoài ra, việc ăn những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hay nhiều cholesterol cũng làm tăng lượng LDL trong máu.

Lipoprotein tỉ trọng cao (High-density lipoprotein) tách cholesterol ra khỏi máu. Chúng được xem như là cholesterol “tốt”. Lượng HDL phù hợp sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. Tập thể dục giúp cơ thể tăng sản xuất HDL. Tránh dùng các chất béo chuyển hóa và tuân theo chế độ ăn lành mạnh cũng giúp tăng lượng HDL.

Điều này giải thích vì sao quá nhiều LDL cholesterol là có hại cho cơ thể và nhiều HDL thì lại tốt hơn. Khi xem xét lượng cholesterol toàn phần, ta nên xét đến sự cân bằng giữa các thành phần. Nếu tổng lượng cholesterol cao là do nhiều LDL, nguy cơ chủ thể bị bệnh tim mạch hay đột quỵ sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu nhiều HDL là nguyên nhân khiến tổng lượng cholesterol trong máu cao, khi đó nguy cơ có thể không tăng.

Làm sao biết trẻ bị cao Cholesterol?

Để kiểm tra lượng cholesterol, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành “xét nghiệm mỡ máu”. Việc kiểm tra này thường chỉ được thực hiện khi gia đình có tiền sử cao cholesterol hoặc trẻ bị bệnh tiểu đường.

Mức Cholesterol ở trẻ bao nhiêu là phù hợp?

Nếu bác sĩ ra chỉ định “xét nghiệm mỡ máu” thì bạn nên hỏi xem mức cholesterol nào là phù hợp với tuổi và sự phát triển của trẻ. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (the American Academy of Pediatrics) khuyến cáo chung về mức cholesterol cho trẻ em và thiếu niên từ 2 – 19 tuổi như sau:

Cholesterol toàn phần (mg/dL)

  • Chấp nhận: <170
  • Giới hạn:     170-199
  • Cao:             >= 200

Cholesterol LDL (mg/dL)

  • Chấp nhận:  <110
  • Giới hạn:     110-129
  • Cao:             >=130

Phải làm gì để giúp trẻ phòng ngừa cao Cholesterol trong máu?

Giúp trẻ duy trì cân nặng bằng cách giáo dục trẻ cách chọn chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thể thao thường xuyên.

Cho trẻ ăn ít nhất 5 phần rau củ và trái cây mỗi ngày, cùng với những thực phẩm ít chất béo bão hòa và cholesterol như ngũ cốc và cá. Khuyến khích trẻ không sử dụng loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chuyển hóa, làm tăng lượng cholesterol. Nên hạn chế lượng cholesterol ăn vào.

Giúp trẻ tạo lập những thói quen lành mạnh liên quan đến các vận động thể lực. Khuyến khích trẻ chơi các trò vận động mà chúng thích. Cả gia đình nên cùng tham gia các hoạt động tập thể như đi bộ, chạy xe đạp, chơi bowling…. Hãy hạn chế thời gian trẻ ngồi trước màn hình để xem tivi hoặc chơi game. Đọc thêm thông tin về các bài tập thể dục trong loạt bài “Giữ trẻ luôn năng động

Trẻ có phải dùng thuốc để giảm lượng Cholesterol trong máu?

Nếu trẻ được xác định là có lượng cholesterol máu cao, trong khi chế độ ăn và việc tập thể dục không giúp giảm cholesterol, đặc biệt đối với trẻ bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì, khi đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc làm giảm cholesterol. Không phải tất cả các thuốc đều an toàn cho trẻ, do đó không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ thông qua.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/kids/eating-nutrition/healthy-eating/cholesterol-and-your-child.html

Bài viết Vấn đề về Cholesterol ở trẻ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>