rối lạo dạ dày - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 04 Nov 2018 11:42:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Chế độ ăn BRAT – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày https://yhoccongdong.com/thongtin/che-do-an-brat-giai-phap-phuc-hoi-khi-roi-loan-da-day/ Thu, 04 Sep 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/che-do-an-brat-giai-phap-phuc-hoi-khi-roi-loan-da-day/ Chế độ ăn BRAT - Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày

Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Bài viết Chế độ ăn BRAT – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Chế độ ăn BRAT - Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày

Chế độ ăn BRAT là gì?

Nếu dạ dày của bạn bị rối loạn hay có vấn đề như bị tiêu chảy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giới hạn thực đơn ăn uống trong những loại thực phẩm nhẹ nhàng để không gây kích ứng dạ dày. Chế độ ăn BRAT bao gồm những loại thức ăn nhẹ nhàng và được áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce and Toast). Chế độ ăn BRAT có thể giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy vì các lý do sau:

  • Chế độ ăn này bao gồm các loại thực phẩm giúp cầm tiêu chảy. Đây là những thức ăn chứa ít chất xơ, làm phân rắn hơn.
  • Thực đơn này bao gồm chuối – là loại thực phẩm chứa nhiều kali có thể bù đắp cho các chất dinh dưỡng cơ thể bạn bị mất khi nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT - Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày

Chế độ ăn BRAT (chuối , gạo , sốt táo bánh mì nướng) – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày (Nguồn ảnh: www.stylecraze.com)

Khi nào tôi nên thực hiện theo chế độ ăn BRAT?

Sau khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, áp dụng chế độ ăn BRAT giúp cơ thể bạn có thể dễ dàng trở lại ăn uống như bình thường. Chế độ ăn uống này cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng buồn nôn và ói mửa mà một số phụ nữ gặp phải khi mang thai.

Bạn có thể thêm các loại thực phẩm nhẹ khác cho chế độ ăn BRAT. Ví dụ: bánh mặn, khoai tây luộc hoặc súp. Đừng ăn các sản phẩm từ sữa và thực phẩm có đường hoặc chất béo ngay lập tức. Những thực phẩm này có thể gây ra buồn nôn hoặc dẫn đến tiêu chảy nhiều hơn.

Khi nào tôi nên tránh chế độ ăn BRAT?

Những loại thực phẩm cứng cần phải tránh đối với cả người lớn và trẻ nhỏ khi đang bị nôn mửa. Thay vào đó, hãy sử dụng thức ăn lỏng trước và chờ đến khi bạn có thể ăn đồ ăn cứng mà không bị buồn nôn. Nếu bạn bị nôn mửa hay tiêu chảy, hãy uống nước điện giải (ví dụ như Pedialyte, Rehydralyte, Oresol) có thể giúp cơ thể bạn chống lại tình trạng mất nước. Lưu ý sử dụng các sản phẩm này theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bao lâu tôi nên thực hiện theo chế độ ăn BRAT?

Cả người lớn và trẻ em chỉ nên thực hiện theo chế độ ăn BRAT một thời gian ngắn vì nó không cung cấp đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Áp dụng chế độ ăn BRAT quá lâu có thể làm cơ thể bạn trở nên bị suy dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là bạn không nhận được đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cơ thể bạn sẽ càng khó phục hồi hơn khi bị suy dinh dưỡng.

Trong vòng 24 đến 48 giờ đồng hồ, bạn có thể bắt đầu dần dần ăn lại thức ăn thông thường bao gồm cả rau củ và trái cây.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định áp dụng chế độ ăn BRAT cho bản thân hay cho con bạn.

Xem thêm bài Chế độ ăn kiêng không có gluten

Tài liệu tham khảo

Brat diet recovering from an upset stomach – Familydoctor.org

Bài viết Chế độ ăn BRAT – Giải pháp phục hồi khi rối loạn dạ dày được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>