Sốt co giật - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 06 Mar 2022 03:20:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Làm gì khi bé bị sốt? https://yhoccongdong.com/thongtin/lam-gi-khi-be-bi-sot/ Mon, 20 Aug 2018 16:55:10 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=21462 làm gì khi bé bị sốt

Sốt mà có kèm triệu chứng như: ho, sổ mũi, tiêu chảy thì biết là do bệnh của cơ quan hô hấp hay tiêu hóa. Chỉ sợ nhất là sốt quá gây co giật.

Bài viết Làm gì khi bé bị sốt? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
làm gì khi bé bị sốt

  • Trẻ sốt thì không có gì lạ:
    • Thế nào bé cũng sẽ bị sốt nên sốt cũng không gì lạ
    • Phải tập cặp nhiệt, biết lau mát, biết tính liều thuốc sốt vì thế nào cũng cần (cái này bàn rồi)
    • Sốt mà có kèm triệu chứng như: ho, sổ mũi, tiêu chảy thì biết là do bệnh của cơ quan hô hấp hay tiêu hóa
    • Chỉ sợ nhất là sốt quá gây giật thôi
  • Sốt đột ngột, và không kèm gì hết thì phải theo dõi:
    • Sốt xuất huyết: nhưng 2 ngày đầu thì cũng không làm gì được (có bàn rồi)
    • Bệnh về não: thường có ói , đau đầu
    • Sốt vi rút thì cũng phải chờ đủ ngày mới bớt
  • Trẻ dưới 3 tháng sốt cao cần khám vì có thể bệnh nặng

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1703759989853500

Bài viết Làm gì khi bé bị sốt? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Xử trí khi bé bị co giật do sốt ở nhà https://yhoccongdong.com/thongtin/xu-tri-khi-be-bi-co-giat-do-sot-o-nha/ Mon, 14 May 2018 01:20:15 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=14460 Xử trí khi bé bị sốt co giật tại nhà

Khi bé bị co giật do sốt ở nhà mẹ cần phải bình tĩnh và không được hét, đặt bé ở nơi thoáng khí, trên giường rộng, trên thảm, lấy hết đồ vật xung quanh đi để tránh chấn thương.

Bài viết Xử trí khi bé bị co giật do sốt ở nhà được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Xử trí khi bé bị sốt co giật tại nhà

Khi bé bị co giật do sốt ở nhà:

  • Mẹ cần phải bình tĩnh và không được hét.
  • Đặt bé ở nơi thoáng khí, trên giường rộng hoặc trên thảm, lấy hết đồ vật xung quanh đi để tránh chấn thương.
  • Không hạn chế các cử động của bé.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng bé.
  • Không cho uống thuốc khi đang giật (Ở bệnh viện bác sĩ cho thuốc cắt cơn là khác).
  • Quan sát kĩ cơn giật, giật bộ phận nào trước, diễn tiến thế nào, ước lượng thời gian co giật.
  • Gọi xe đem bé đến bệnh viện.

Đa phần các bé co giật hay vào viện trong bối cảnh hàng xóm/ông bà bế bé chạy trước, mẹ quên cả mang dép chạy sau vừa chạy vừa hét. Vô tới bệnh viện thì bé hết giật rồi bác sĩ hỏi thì mẹ không khai được triệu chứng gì vì quá mất bình tĩnh. Mô tả cơn giật rất quan trọng với bác sĩ vì bác sĩ không phải là người chứng kiến.

Các bé tiền sử động kinh hoặc các bệnh lý khác cơn giật có thể dài hơn và phức tạp hơn, phải theo dõi và tái khám thường xuyên bởi chuyên khoa Nhi thần kinh.

Xem thêm bài Trẻ co giật do sốt

Bài viết Xử trí khi bé bị co giật do sốt ở nhà được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Khi trẻ sốt co giật – Nên và không nên làm https://yhoccongdong.com/thongtin/khi-tre-sot-co-giat-nen-va-khong-nen-lam/ Tue, 20 Mar 2018 15:09:21 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=15304 Khi trẻ sốt co giật - Nên và không nên làm

Nên lưu ý, ngoại trừ những điều nên làm kể trên, bạn không nên làm bất kì điều gì khác cho một trẻ đang co giật. Một số thực hành thường gặp ở cộng đồng đối với người bị co giật là sai lầm và không được khuyến cáo thực hành.

Bài viết Khi trẻ sốt co giật – Nên và không nên làm được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Khi trẻ sốt co giật - Nên và không nên làm

Những điểm chính cần lưu ý

  • Sốt cao co giật là một tình trạng lành tính, không gây tổn thương não. Ngay cả những cơn co giật kéo dài cũng gần như không bao giờ gây hại cho trẻ.
  • Tần suất xảy ra sốt cao co giật ở trẻ khỏe mạnh là 1 trong 30 – 40 trẻ
  • Độ tuổi phổ biến xảy ra sốt cao co giật là khoảng tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi
  • Bạn không thể phòng ngừa cơn sốt cao co giật, vì vậy, nên giữ bình tĩnh, và thực hiện các biện pháp hỗ trợ và quan sát hợp lý cho trẻ trong cơn co giật.
  • Nếu cơn co giật dài hơn 5 phút, nên cho trẻ đi cấp cứu.
  • Nếu cơn co giật ngắn hơn 5 phút, nên cho trẻ đi khám bác sĩ sau cơn co giật, để đánh giá và tầm soát các bệnh nguy hiểm có thể gây ra triệu chứng sốt và triệu chứng co giật như viêm não, viêm màng não
  • Nếu bạn có lo lắng điều gì khác, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn phù hợp.

Bạn cần làm gì khi cơn sốt cao co giật xảy ra?

Điều đầu tiên nên nhớ, là bạn không thể làm gì để cắt cơn co giật của trẻ cả! Vì vậy, tốt nhất là bạn nên bình tĩnh, đợi cơn co giật đi qua, và cố gắng tránh những việc làm có thể gây tổn thương hoặc gây hại thêm cho trẻ.

Cũng giống như cách xử trí các trường hợp co giật khác, nên nhẹ nhàng đỡ trẻ đang co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn, như sàn nhà, hoặc lên nệm. Nếu để trên giường, chú ý khả năng trẻ bị té xuống giường trong cơn co giật. Xoay lưng trẻ, để trẻ nằm nghiêng bên, và kê một cái gối mềm dưới đầu của trẻ. Đồng thời bạn nên nhìn xung quanh xem có đồ vật cứng, nhọn, dễ bể, dễ cháy…gần bên hay không. Nếu có, nên thu dọn những đồ vật này, phòng ngừa chấn thương thêm cho bạn và trẻ đang co giật. Trong thời gian co giật, bạn nên cố gắng theo dõi và ghi nhận những gì xảy ra:

  • Thời gian co giật bao lâu?
  • Co giật một bên hay hai bên? Tay hay chân, hay cả tay và chân?
  • Trẻ có trợn mắt, gồng người hay không?

Để bạn có thể kể lại với nhân viên y tế sau này.

Bạn không nên làm gì đối với trẻ co giật?

Nên lưu ý, ngoại trừ những điều nên làm kể trên, bạn không nên làm bất kì điều gì khác cho một trẻ đang co giật. Những thực hành thường gặp ở cộng đồng đối với người bị co giật, như đè lên người trẻ, bỏ vật cứng vào miệng trẻ (muỗng, đũa, cây đè lưỡi, hoặc bàn tay, ngón tay của người lớn…), hoặc vắt chanh, cho uống nước, uống thuốc hạ sốt khi trẻ đang gồng co giật; có người còn cố gắng làm động tác hô hấp nhân tạo cho trẻ khi trẻ đang co giật…là sai lầm và không được khuyến cáo thực hành.

Lý do là vì, co giật không làm trẻ ngạt thở, ngưng thở, hay tự nuốt lưỡi, tự cắn lưỡi của mình. Khi bạn cho vật cứng vào miệng trẻ, có thể gây ngạt, hoặc gây tổn thương thêm cho răng miệng trẻ, đồng thời có thể gây tổn thương cho chính bạn. Việc bỏ chất lỏng bất kì vào miệng trẻ là rất nguy hiểm, vì có thể gây ra nguy cơ hít sặc các dung dịch này trực tiếp vào phổi trẻ. Việc bỏ trẻ đang co giật vào bồn tắm với mong muốn hạ sốt cho trẻ, cũng là điều không nên làm, vì chẳng những không giúp được việc hạ sốt, mà còn có thể làm trẻ bị ngạt, hoặc sặc nước thêm.

Xem thêm bài viết Sơ cứu tại nhà – Xử trí co giật/động kinh ngoài bệnh viện

Tài liệu tham khảo 

  1. Febrile seizures: risks, evaluation and prognosis; American Family Physician; 85(2):149-153; 2012.
  2. Febrile seizures: Clinical practice guideline for the long-term management of the child with simple febrile seizures; American Academy of Pediatrics;121(6);2008.
  3. Febrile seizures; American Academy of Pediatrics; 2016.
  4. Febrile convulsions; Kids Health Info; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia; 2016.
  5. Antipyretics do not prevent febrile convulsions; AAP Grand Rounds; Vol.10, No.4; 2003
  6. Do antipyretics prevent the recurrence of febrile seizures in children? A systematic review of randomized controlled trials and meta-analysis ; European Journal of Paediatric Neurology; 17(6):585-588; 2013
  7. Prophylactic drug management for febrile seizures in children; Cochrane Database systematic reviews; 4: CD003031; 2012.
  8. Seizure First Aid; Centers for Disease Control and Prevention; America; 2016
  9. Bài viết trích từ cuốn sách Bước đệm vững chắc vào đời – Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo
  10. https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/529599537427106

Bài viết Khi trẻ sốt co giật – Nên và không nên làm được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Những điều nên và không nên làm khi trẻ sốt co giật https://yhoccongdong.com/thongtin/nhung-dieu-nen-va-khong-nen-lam-khi-tre-sot-co-giat-2/ Wed, 14 Mar 2018 11:46:26 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=15179 Những điều nên và không nên làm khi trẻ sốt co giật

Sốt cao co giật là một tình trạng lành tính, không gây tổn thương não. Độ tuổi phổ biến xảy ra sốt cao co giật là khoảng tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi.

Bài viết Những điều nên và không nên làm khi trẻ sốt co giật được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Những điều nên và không nên làm khi trẻ sốt co giật

Những điểm chính cần lưu ý

  • Sốt cao co giật là một tình trạng lành tính, không gây tổn thương não. Ngay cả những cơn co giật kéo dài cũng gần như không bao giờ gây hại cho trẻ.
  • Tần suất xảy ra sốt cao co giật ở trẻ khỏe mạnh là 1 trong 30 – 40 trẻ
  • Độ tuổi phổ biến xảy ra sốt cao co giật là khoảng tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi
  • Bạn không thể phòng ngừa cơn sốt cao co giật, vì vậy, nên giữ bình tĩnh, và thực hiện các biện pháp hỗ trợ và quan sát hợp lý cho trẻ trong cơn co giật.
  • Nếu cơn co giật dài hơn 5 phút, nên cho trẻ đi cấp cứu.
  • Nếu cơn co giật ngắn hơn 5 phút, nên cho trẻ đi khám bác sĩ sau cơn co giật, để đánh giá và tầm soát các bệnh nguy hiểm có thể gây ra triệu chứng sốt và triệu chứng co giật như viêm não, viêm màng não
  • Nếu bạn có lo lắng điều gì khác, nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được đánh giá và tư vấn phù hợp.Sốt co giật

Bạn cần làm gì khi cơn sốt cao co giật xảy ra?

Điều đầu tiên nên nhớ, là bạn không thể làm gì để cắt cơn co giật của trẻ cả! Vì vậy, tốt nhất là bạn nên bình tĩnh, đợi cơn co giật đi qua, và cố gắng tránh những việc làm có thể gây tổn thương hoặc gây hại thêm cho trẻ.

Cũng giống như cách xử trí các trường hợp co giật khác, nên nhẹ nhàng đỡ trẻ đang co giật nằm xuống một mặt phẳng an toàn, như sàn nhà, hoặc lên nệm. Nếu để trên giường, chú ý khả năng trẻ bị té xuống giường trong cơn co giật. Xoay lưng trẻ, để trẻ nằm nghiêng bên, và kê một cái gối mềm dưới đầu của trẻ. Đồng thời bạn nên nhìn xung quanh xem có đồ vật cứng, nhọn, dễ bể, dễ cháy…gần bên hay không. Nếu có, nên thu dọn những đồ vật này, phòng ngừa chấn thương thêm cho bạn và trẻ đang co giật. Trong thời gian co giật, bạn nên cố gắng theo dõi và ghi nhận những gì xảy ra: thời gian co giật bao lâu; co giật một bên hay hai bên; tay hay chân, hay cả tay và chân; trẻ có trợn mắt, gồng người hay không…để bạn có thể kể lại với nhân viên y tế sau này.

Xem thêm bài viết Sơ cứu tại nhà – Xử trí co giật/động kinh ngoài bệnh viện

Bạn không nên làm gì đối với trẻ co giật?

Nên lưu ý, ngoại trừ những điều nên làm kể trên, bạn không nên làm bất kì điều gì khác cho một trẻ đang co giật. Những thực hành thường gặp ở cộng đồng đối với người bị co giật, như đè lên người trẻ, bỏ vật cứng vào miệng trẻ (muỗng, đũa, cây đè lưỡi, hoặc bàn tay, ngón tay của người lớn…), hoặc vắt chanh, cho uống nước, uống thuốc hạ sốt khi trẻ đang gồng co giật; có người còn cố gắng làm động tác hô hấp nhân tạo cho trẻ khi trẻ đang co giật…là sai lầm và không được khuyến cáo thực hành.

Lý do là vì, co giật không làm trẻ ngạt thở, ngưng thở, hay tự nuốt lưỡi, tự cắn lưỡi của mình.

  • Khi bạn cho vật cứng vào miệng trẻ, có thể gây ngạt, hoặc gây tổn thương thêm cho răng miệng trẻ, đồng thời có thể gây tổn thương cho chính bạn.
  • Việc bỏ chất lỏng bất kì vào miệng trẻ là rất nguy hiểm, vì có thể gây ra nguy cơ hít sặc các dung dịch này trực tiếp vào phổi trẻ.
  • Việc bỏ trẻ đang co giật vào bồn tắm với mong muốn hạ sốt cho trẻ, cũng là điều không nên làm, vì chẳng những không giúp được việc hạ sốt, mà còn có thể làm trẻ bị ngạt, hoặc sặc nước thêm.
Xem thêm bài viết Co giật do sốt cao – Hành xử thế nào cho đúng? của BS. Trần Công

Tài liệu tham khảo

  1. Febrile seizures: risks, evaluation and prognosis; American Family Physician; 85(2):149-153; 2012.
  2. Febrile seizures: Clinical practice guideline for the long-term management of the child with simple febrile seizures; American Academy of Pediatrics;121(6);2008.
  3. Febrile seizures; American Academy of Pediatrics; 2016.
  4. Febrile convulsions; Kids Health Info; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia; 2016.
  5. Antipyretics do not prevent febrile convulsions; AAP Grand Rounds; Vol.10, No.4; 2003
  6. Do antipyretics prevent the recurrence of febrile seizures in children? A systematic review of randomized controlled trials and meta-analysis ; European Journal of Paediatric Neurology; 17(6):585-588; 2013
  7. Prophylactic drug management for febrile seizures in children; Cochrane Database systematic reviews; 4: CD003031; 2012
  8. Seizure First Aid; Centers for Disease Control and Prevention; America; 2016
  9. Bài viết trích từ cuốn sách Bước đệm vững chắc vào đời – Bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo
  10. https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/529599537427106

Bài viết Những điều nên và không nên làm khi trẻ sốt co giật được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Co giật ở trẻ nhỏ – Câu hỏi thường gặp https://yhoccongdong.com/thongtin/co-giat-o-tre-nho-cau-hoi-thuong-gap/ Thu, 09 Jul 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/hien-tuong-co-giat-o-tre-nho-2/ Co giật ở trẻ

Nếu giữ chân hoặc thay đổi tư thế (bế trẻ lên) mà hết giật thì không cần đi khám, đó là con run giật lành tính ở trẻ nhỏ.

Bài viết Co giật ở trẻ nhỏ – Câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Co giật ở trẻ

Nhóm nhi khoa

Nhóm Nhi khoa Y học cộng đồng

Các bác sĩ tham gia tư vấn

BS. Nguyễn Hữu Sơn https://www.facebook.com/nguyen.h.son.9400?fref=ts
BS. Nguyễn Hữu Châu Đức https://yhoccongdong.com/profile/nguyen-huu-chau-duc/

Câu hỏi

Người hỏi: Nguyễn Thị Hồng Vân – Ngày hỏi: 9/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và BS. Nguyễn Hữu Sơn

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi với ạ. Con em được gần 2 tháng tuổi, lúc hơn 1 tháng chân cháu thỉnh thoảng duỗi ra lại hay giật giật, mà ở cả 2 chân. Đến giờ vẫn bị thế. Vậy có phải con em bị thiếu chất không hay bị làm sao ạ? Em có phải đưa con đi khám không ạ? Bác sĩ giúp em với.

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Chào chị. Chị cung cấp thêm thông tin:

  • Quá trình mang thai chị có sốt, ho…?
  • Trước sinh trong vòng 3 ngày chị có sốt, ho, ra dịch nhầy…?
  • Sinh thường hay can thiệp? Quá trình sinh có gì bất thường?
  • Sau sinh bé khóc ngay không? Cân nặng? Chiều cao? Vòng đầu lúc sinh?
  • Hiện cháu bú mẹ hay sữa công thức? Bú tốt? Cân nặng? Chiều cao hiện tại?
  • Bé có hay nôn? Sò sè? Bé có linh hoạt? Tay chân vung vẩy nhiều? Hóng chuyện? Mắt nhìn theo và nhận ra bố mẹ?
  • Triệu chứng giật ở chân bé xuất hiện trong vòng 1 tháng nay có hay xuất hiện? Ngày bao nhiêu lần? Mỗi lần khoảng bao nhiêu giây? Giật đồng thời 2 chân hay từ 1 bên rồi sang bên khác?
  • Khi giật chân duỗi, tay co lại hay không?
  • Nhớ lại sau sinh khoảng 5 ngày có xuất hiện hay chưa?

Trao đổi thêm

Con em chỉ bị giật 1 tẹo mấy giây thôi bác sĩ ạ. Lúc có bầu 7 tuần em có bị cúm và đã uống thuốc Bạch địa căn khỏi rồi ạ. Trước sinh, em không bị ho sốt gì cả. Em sinh mổ, khi sinh không có gì bất thường. Sau sinh bé khóc ngay, được 3.2kg. Còn chiều cao và vòng đầu em không đo nên không biết bác sĩ ạ.

Em bị mất sữa nên đang cho bé dùng sữa công thức, sau 1 tháng cân nặng bé là 4.5kg tăng được 1.3kg. Còn chiều cao thì em chưa đo. Bé lúc chưa được 1 tháng thì thỉnh thoảng bị trớ, còn ra tháng thì không bị nữa. Bé không bị khò khè vẫn linh hoạt. Mắt đã bắt đầu biết nhìn theo.

Triệu chứng bé bị giật thì ra tháng mới bị, một ngày bé bị vài lần lúc duỗi chân ra, mỗi lần 1-2 giây thôi ạ. Bé duỗi chân nào thì chân bên ấy giật, không phải lúc nào cũng giật đâu ạ. Khi duỗi chân, tay bé vẫn để bình thường như lúc chưa duỗi chân. Sau 5 ngày thì bé chưa bị giật bác sĩ ạ.

BS. Trả lời

Chào chị. Nếu bé rung tay chân mà khi thay đổi tư thế, khi nắm giữ lại không hết thì có thể là co giật. Khi đó, chị cần đưa bé đến bệnh viện Nhi để khám và làm một số xét nghiệm như đo điện não đồ, xét nghiệm máu… để tìm nguyên nhân gây co giật như động kinh, hạ Canxi máu, hạ Magie máu…

Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hiện tượng rung cơ lành tính, thường xảy ra khi ngủ, có thể bị ở tay hay chân. Hiện tượng này có đặc điểm là nếu bé đang bị rung tay hay chân mà được nắm giữ tay hay chân lại thì hết. Đây không phải là bệnh lý và sẽ tự hết.

Trường hợp của chị:

Có một điểm là chị mắc Cúm khi 7 tuần? Nếu lúc đó có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nếu chị không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp.

Trong những lần khám thai lúc thai được 7 tuần – 12 tuần – 22 tuần – 32 tuần hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double TestTriple Test vẫn bình thường. Đồng thời hiện tại cháu theo chị mô tả thì đang phát triển tốt về cả tinh thần và vận động. Như vậy, chị có thể an tâm là cháu khoẻ. Chị tiếp tục chế độ bú mẹ và theo dõi thêm tình trạng giật chân. Nếu tình trạng giật tăng lên, thời gian giật kéo dài hơn, vẫn giật khi ôm giữ trẻ thì cần cho cháu đi khám chuyên khoa Nhi.

Chúc cháu luôn khoẻ!

BS. Nguyễn Hữu Sơn

Nếu giữ chân hoặc thay đổi tư thế (bế trẻ lên) mà hết giật thì không cần đi khám. Đó là con run giật lành tính ở trẻ nhỏ. Không cần điều trị gì cả. Hiện tượng đó sẽ tự hết. Khi có hiện tượng co giật như vậy, mẹ cháu dùng Smartphone quay video clip, xong up lên cho các bác sĩ cùng xem. Điều này có giá trị hơn cả mang cháu đi khám mà bác sĩ không chứng kiến được cơn giật. Các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị cho cháu.

Chị có thể tham khảo thêm bài viết này: Sơ cứu tại nhà – Xử trí co giật/động kinh ngoài bệnh viện

Sau khi đọc tất cả các câu hỏi và tài liệu mà chúng tôi đã cung cấp, nếu bạn vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của mình vui lòng đặt câu hỏi tại Group Nhi khoa Y học cộng đồng để được tư vấn.

Bài viết Co giật ở trẻ nhỏ – Câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sốt co giật ở trẻ em https://yhoccongdong.com/thongtin/sot-co-giat-o-tre-em/ Fri, 06 Sep 2013 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/co-giat-do-sot/ Sốt co giật ở trẻ

Khi trẻ có cơn co giật do sốt hãy: đặt trẻ nằm nghiêng về một bên để tránh bị nghẹt thở bởi nước bọt, chất nôn, không giữ chặt tay, chân trẻ.

Bài viết Sốt co giật ở trẻ em được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sốt co giật ở trẻ

Co giật do sốt là gì?

Cơn co giật ở trẻ gây ra bởi một cơn sốt trên 38,9°C (102°F) được gọi là co giật do sốt. Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi nhưng thường gặp ở trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi.

Sốt co giật thường là nỗi ám ảnh đối với người chăm sóc trẻ nhưng đa phần co giật do sốt không gây nguy hiểm cho trẻ.

Sốt co giật ở trẻ

Co giật do sốt nguy hiểm như thế nào?

Nói chung, co giật do sốt hầu như ít khi gây hại cho trẻ. Một cơn co giật do sốt không gây tổn thương não cho trẻ. Trẻ cũng không thể “nuốt lưỡi” của mình trong cơn co giật (“nuốt lưỡi” là tình trạng phần đáy lưỡi di chuyển về sau gây cản trở hô hấp, thông thường thì không ai có thể “nuốt lưỡi” của mình).

Co giật do sốt thường kéo dài trong vài phút. Một cơn co giật kèm sốt kéo dài hơn 5 phút được xem là bất thường. Thông thường, trẻ bị co giật do sốt không cần phải nhập viện và không cần phải chụp X-quang hoặc kiểm tra điện não đồ. Trẻ có thể chỉ cần được thăm khám bởi bác sĩ gia đình để tìm nguyên nhân gây sốt. Tuy nhiên, nếu bạn không có bác sĩ gia đình hoặc trẻ co giật lần đầu nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định nguyên nhân gây co giật kèm sốt.

Làm thế nào để tôi biết con tôi bị co giật do sốt?

Trong cơn co giật do sốt, trẻ có thể bị mất ý thức, mắt trợn ngược, tay chân co cứng hoặc co giật. Trẻ cũng có thể nôn mửa. Sau cơn co giật, trẻ có thể mệt mỏi, buồn ngủ và lú lẫn trong một khoảng thời gian ngắn.

Tôi nên làm gì nếu con tôi bị co giật do sốt?

  • Đặt trẻ nằm nghiêng về một bên để tránh cho trẻ bị nghẹt thở bởi nước bọt hoặc chất nôn.
  • Không đặt bất cứ vật gì vào trong miệng của trẻ.
  • Không cố gắng làm trẻ ngừng co giật bằng cách giữ chặt tay, chân của trẻ trong khi trẻ đang lên cơn co giật.
  • Cố gắng giữ bình tĩnh. Hầu hết các cơn co giật đều tự ngưng trong vòng vài phút, vì vậy bạn hãy quan sát đồng hồ.
  • Gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có kèm theo triệu chứng cứng cổ, nôn mửa hoặc có vấn đề về hô hấp.
  • Đừng cố gắng hạ nhiệt cho con bạn bằng cách đặt trẻ vào trong bồn tắm chứa nước lạnh trong khi trẻ đang co giật.

Tôi nên làm gì sau khi cơn co giật đã dừng lại?

Gọi cho bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ khám cho con của bạn để tìm ra nguyên nhân gây sốt. Hoặc nếu bạn không có bác sĩ gia đình, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có một trong các điều sau:

  • Trẻ co giật lần đầu.
  • Nếu cơn co giật lần này kéo dài hơn 5 phút.
  • Trẻ không nằm trong lứa tuổi từ 6 tháng-5 tuổi.
  • Trẻ lơ mơ kéo dài sau co giật.
  • Trẻ có kèm với các bất thường khác như cứng cổ, nôn mửa nhiều lần hoặc bất cứ triệu chứng nào khiến bạn không thấy an tâm.
  • Cơn co giật lần này không giống với những lần co giật do sốt trước đây (đối với trẻ đã hơn một lần co giật do sốt).

Con tôi có bị co giật lại không?

Hầu hết trẻ sẽ không có thêm cơn co giật nào khác. Nhưng nguy cơ xuất hiện một cơn co giật do sốt khác sẽ cao hơn một chút nếu:

  • Con của bạn < 18 tháng tuổi.
  • Tiền sử gia đình có co giật do sốt.
  • Trẻ bị co giật khi sốt của trẻ không quá cao.

Nếu con tôi bị co giật do sốt thì có đồng nghĩa với con tôi bị bệnh động kinh hay không?

Câu trả lời là “ Không”. Khi trẻ bị một cơn co giật duy nhất không có nghĩa là trẻ bị bệnh động kinh. Thậm chí, khi con bạn bị co giật do sốt lặp đi lặp lại thì cũng không có nghĩa là trẻ bị bệnh động kinh, vì co giật do sốt sẽ mất đi khi trẻ lớn lên. Một đứa trẻ bị động kinh thường có 2 hoặc nhiều hơn cơn co giật không gây ra bởi sốt.

Co giật do sốt không gây ra bệnh động kinh. Nhưng nguy cơ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt một vài lần sẽ cao hơn so với trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt là khoảng 2% đến 4%. Không có bằng chứng nào cho thấy việc điều trị thuốc chống co giật do sốt cho trẻ sẽ ngăn chặn được bệnh động kinh.

Sốt co giật có thể được dự phòng bằng thuốc?

Câu trả lời là “Có thể”, nhưng nhiều bác sĩ cho rằng nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc chống co giật nguy hiểm hơn so với việc để trẻ bị co giật do sốt. Ngay cả khi các thuốc này được sử dụng cũng không chắc chắn rằng thuốc có thể ngăn chặn cơn co giật khác xuất hiện.

Các câu hỏi mà bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn

  • Nguyên nhân gây ra co giật do sốt ở con tôi là gì?
  • Con tôi có thể bị một cơn co giật do sốt khác hay không?
  • Tôi có thể làm gì để dự phòng co giật do sốt cho con tôi?
  • Có những dấu hiệu nào mà tôi có thể thấy trước khi con tôi bị co giật do sốt hay không?
  • Tôi có nên giữ chặt con tôi trong khi con tôi bị co giật do sốt hay không?
  • Tôi có nên đặt một cái đè lưỡi trong miệng của con tôi trong khi con tôi đang co giật hay không?
  • Tôi có thể làm gì giúp cho con tôi cảm thấy thoải mái hơn sau khi con tôi bị co giật do sốt?
  • Tôi có nên cho con tôi đi kiểm tra để biết con tôi có bị động kinh hay không nếu con tôi bị co giật?

Tài liệu tham khảo

  1. https://yhoccongdong.com/thongtin/co-giat-do-sot/
  2. https://yhoccongdong.com/thongtin/so-cuu-tai-nha-xu-tri-co-giat-dong-kinh-ngoai-benh-vien/
  3. https://yhoccongdong.com/thongtin/co-giat-do-sot-cao-hanh-xu-the-nao-cho-dung/ 
  4. http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/febrile-seizures.html

Bài viết Sốt co giật ở trẻ em được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>