thắc mắc khi mang thai - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Tue, 02 Jul 2019 12:57:01 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Bài 57 – Những nỗi lo của mẹ https://yhoccongdong.com/thongtin/bai-57-nhung-noi-lo-cua-me/ Sat, 01 Dec 2018 09:17:17 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=26213 bệnh tiểu đường và thai kỳ

Mang thai với nhiều lo lắng, băn khoăn khi chưa hiểu thấu đáo về thai kì của những bà mẹ mang thai ở Việt Nam.

Bài viết Bài 57 – Những nỗi lo của mẹ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
bệnh tiểu đường và thai kỳ

Mấy hôm tìm hiểu thị trường sách cho bà mẹ mang thai, mình thấy “ngộp thở”: Mẹ Nhật và trách nhiệm, Mẹ Do Thái và tư duy, Mẹ Đức và kỷ luật, Mẹ Mỹ và tự tin… Ấy thế là mình nảy sinh ý tưởng viết Mẹ Việt và lo lắng…
Viết cho Mẹ Việt khó lắm, nhiều khi đọc tài liệu đến phờ phạc mà cũng không thấy Mẹ mấy nước khác lo vậy. Mình không có ý chê Mẹ Việt đâu, mình người Việt 100% luôn. Mình muốn chia sẻ nỗi lo với bạn thôi!

Câu hỏi 1: Bác sĩ ơi, bác sĩ xem con em có tóc không? Sao em lo quá, gần đến ngày sinh rồi mà em…không ho tiếng nào. Ông bà mình nói, ho là con mọc tóc!


Theo định nghĩa của y học, ho là phản xạ của cơ giúp loại bỏ chất bài tiết, chất kích thích…ở đường hô hấp. Trong rất nhiều nguyên nhân gây ho, không hề có nguyên nhân “con mọc tóc”. Nếu thật là ho khi con mọc tóc, không ho là trọc lóc thì mẹ em bé hình bên dưới chắc ho chết mất thôi!

Câu hỏi 2: Bác sĩ ơi, sao bác sĩ đo cân nặng thai nhi không vậy, còn con em cao bao nhiêu bác sĩ đo luôn đi chớ. Em lo quá, nó lùn quá thì sao?


Cân nặng thai nhi ước đoán trên siêu âm dựa vào số đo các chỉ số trên cơ thể (đo đầu, bụng và xương đùi) rồi dùng công thức toán học dài ơi là dài để tính. Gọi là ước đoán thôi, và có sai số! Còn đo chiều dài là nhiệm vụ…bất khả thi. Bạn nhớ lại đi, mỗi lần bạn đo chiều cao, bạn phải đứng thẳng, đứng nghiêm (nhiều khi còn ăn gian nhón nhón chân). Có ai đo chiều cao mà nằm cong vòng, lộn qua lăn lại, tay chân đá đạp không? Rồi lỡ nó lùn thiệt mà đang nằm trong bụng thì sao?

Câu hỏi 3: Bác sĩ ơi, con em nó bị dây rốn quấn cổ. Em lo quá, dây rốn siết sao nó thở được bác sĩ?

Em bé nằm trong nước ối, nó hít thở kiểu gì đây ta?? Em bé sinh ra đời, mới bắt đầu tự hít thở và trao đổi khí bằng phổi.
Sự thật là, có đến 1/3 trẻ bị dây rốn quấn cố. Đúng là dây rốn có vai trò mang khí, dưỡng chất từ mẹ đến bé. Nhưng dây rốn quấn cổ không có làm ngạt thở. Dây rốn rất mềm, rất êm nên bé không đau đâu.
Nguyên nhân dây rốn quấn cổ được giải thích do bé cử động, xoay trở, dây rốn quá dài, đa ối…Mẹ hạn chế vận động không hề làm giảm khả năng dây rốn quấn cổ, mà xảy ra mấy bệnh khác nghiêm trọng hơn, ví dụ đau nhức khắp cơ thể do nằm bất động.
Rất may là dây rốn quấn cổ hiếm khi gây hại cho bé, cũng không vì dây rốn quấn cổ đơn thuần mà mổ lấy thai. Dây rốn quấn chặt quá cũng có khi siết, tạo vết hằn trên cổ (xem hình), bé bị nổi ban xuất huyết trên mặt…nhưng CỰC KỲ CỰC KỲ ÍT XẢY RA những ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi phát hiện dây rốn quấn cổ, bác sĩ sẽ tư vấn bạn theo dõi thai bình thường. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ lưu ý khi bạn chuyển dạ sinh. Khi sinh ra, bác sĩ dễ dàng tháo dây rốn quanh cổ. Tuy nhiên, nếu quấn nhiều vòng, bạn cần để ý cử động của bé, khám ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào bạn thấy bất thường. Còn khi chuyển dạ sinh, bác sĩ sẽ có cách theo dõi bé.

Câu hỏi 4: Bác sĩ ơi, sao cái bụng em nhỏ quá, ai cũng chê em bụng nhỏ xíu, chắc con em nó suy dinh dưỡng rồi?


Nếu sau khi khám, đo đạc bé trong giới hạn bình thường + ối bình thường, thì bụng nhỏ phải mừng chớ. Bụng ít mỡ, mai mốt sinh xong mình lại đẹp, khỏi phải vất vả giảm cân. Đừng vì thua cái bụng mà thiệt cái thân.

Câu hỏi 5: Bác sĩ ơi, chỉ em ăn cái gì vô con mà không vô mẹ với?

Cái đó y học cũng chào thua. Mẹ ăn xong, cơ thể mẹ tiêu hoá, tạo dinh dưỡng, rồi dinh dưỡng đó truyền cho con. Ăn kiểu gì thì cũng vào bao tử mẹ trước, không thể truyền trực tiếp. Có chăng nên ăn cân bằng, mà chuyện ăn mình nói hoài hoài rồi.

Câu hỏi 6: Bác sĩ, sao chị kia bằng tuổi thai em mà con chỉ nặng 2 kí mà con em có 1,5 kí vậy? Vậy sao bác sĩ nói con em bình thường?

Có khi…chị kia bị tiểu đường thai kỳ đó nha. Thì bác sĩ khám bình thường nói bình thường chớ sao dám nói…dối.

Tài liệu tham khảo 

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1843877542375488

Bài viết Bài 57 – Những nỗi lo của mẹ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>