theo dõi sau điều trị - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 14 Jun 2020 02:03:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi sau điều trị https://yhoccongdong.com/thongtin/u-lympho-khong-hodgkin-o-tre-em-cham-soc-theo-doi-sau-dieu-tri/ Sun, 11 Aug 2019 18:45:33 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30022 U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi sau điều trị

Thông tin về việc chăm sóc y tế cho trẻ sau khi kết thúc điều trị u lympho không Hodgkin và tầm quan trọng của việc chăm sóc theo dõi sau điều trị.

Bài viết U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi sau điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi sau điều trị

Bài viết này cung cấp thông tin về việc chăm sóc y tế cho con bạn sau khi kết thúc liệu trình điều trị ung thư và tầm quan trọng của việc theo dõi sau điều trị. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài viết khác.

Việc chăm sóc cho trẻ bị u lympho không Hodgkin (Lymphoma-Non-Hodgkin – LNH) không kết thúc khi quá trình điều trị ban đầu hoàn thành. Các bác sĩ của con bạn sẽ tiếp tục kiểm tra để đảm bảo ung thư không tái phát, điều trị bất kỳ tác dụng phụ nào và theo dõi sức khỏe toàn diện của trẻ. Điều này được gọi là chăm sóc theo dõi. Tất cả trẻ em đã được điều trị ung thư, bao gồm LNH, cần được chăm sóc theo dõi suốt đời.

Chăm sóc theo dõi trẻ có thể bao gồm khám lâm sàng thường xuyên, làm các xét nghiệm hoặc cả hai. Các bác sĩ sẽ theo dõi sự phục hồi của trẻ trong nhiều tháng và nhiều năm tiếp theo.

Xem thêm bài: Tầm quan trọng của việc chăm sóc theo dõi

Theo dõi tái phát

Một trong những mục tiêu của chăm sóc theo dõi là đánh giá tái phát. LNH tái phát vì có một vùng nhỏ các tế bào u lympho trong cơ thể có thể vẫn chưa bị phát hiện. Theo thời gian, các tế bào này có thể tăng số lượng cho đến khi chúng biểu hiện trên kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.

Trong suốt quá trình chăm sóc theo dõi, một bác sĩ nắm rõ bệnh sử của con bạn có thể đưa ra cho bạn thông tin cá nhân về nguy cơ tái phát. Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về tình trạng sức khỏe của trẻ. Một số trẻ có thể được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh như là một phần của việc chăm sóc theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, lựa chọn xét nghiệm nào phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại, giai đoạn LNH được chẩn đoán lúc đầu và các điều trị đã áp dụng.

Trước bài kiểm tra tiếp theo hoặc khi chờ kết quả xét nghiệm, việc phỏng đoán có thể gây căng thẳng cho bạn và gia đình. Đôi khi ta gọi hiện tượng này là “chứng sợ kiểm tra”. Bạn có thể đọc thêm bài viết về cách đối phó với loại căng thẳng này ở đây

Kiểm soát tác dụng phụ dài hạn và muộn của ung thư ở trẻ em

Đôi khi, các tác dụng phụ có thể kéo dài sau giai đoạn điều trị ban đầu. Chúng được gọi là tác dụng phụ dài hạn. Ngoài ra, còn có tác dụng phụ muộn có thể xuất hiện sau nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tác dụng phụ muộn có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể bao gồm các vấn đề về sức khỏe thể chất. Chẳng hạn như vấn đề về tim, phổi, ung thư thứ phát, các vấn đề về cảm xúc (lo âu, trầm cảm) và nhận thức (trí nhớ, suy nghĩ, sự tập trung) hay học tập giảm sút.

Dựa trên loại điều trị con bạn được chỉ định trước đó, bác sĩ sẽ đề nghị khám và làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra các tác dụng phụ muộn. Chẳng hạn như các vấn đề về tim hoặc vô sinh (không có khả năng có con). Nguy cơ mắc ung thư thứ phát sau khi điều trị LNH ở trẻ em cũng có thể xảy ra, mặc dù tỷ lệ thấp khoảng 1% đến 2%. Chăm sóc theo dõi hàng năm bởi một đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm rất được khuyến khích cho những người sống sót sau khi bị LNH thời thơ ấu. Chăm sóc theo dõi giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ, bao gồm mọi vấn đề về phát triển thể chất và tinh thần.

Nhóm Ung thư trẻ em (COG) đã nghiên cứu những ảnh hưởng thể chất và tâm lý mà những người sống sót sau ung thư từ bé phải đối mặt. Từ đó, COG đã khuyến nghị chăm sóc theo dõi lâu dài cho những người sống sót sau ung thư ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Có thể tìm đọc tại: www.survivocateguferences.org.

Lưu giữ hồ sơ sức khỏe cá nhân của trẻ

Bạn nên sắp xếp và lưu giữ hồ sơ y tế cá nhân của con mình, bác sĩ sẽ giúp bạn việc này. Nhờ vậy, khi bước vào tuổi trưởng thành, con bạn sẽ có một văn bản rõ ràng về lịch sử chẩn đoán, phương pháp điều trị được đưa ra và các khuyến nghị của bác sĩ về quá trình chăm sóc theo dõi sau điều trị. Hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) hỗ trợ tạo ra một bản tóm tắt điều trị để theo dõi quá trình điều trị ung thư của con bạn và đẩy mạnh kế hoạch chăm sóc người vượt qua bệnh ung thư.

Một số trẻ tiếp tục gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư, trong khi những trẻ khác sẽ được theo dõi bởi bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia y tế khác. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn ung thư, tác dụng phụ, quy định bảo hiểm y tế và nguyện vọng gia đình. Hãy tham khảo ý kiến của đội ngũ y tế về việc duy trì chăm sóc và bất kỳ lo lắng nào về sức khỏe tương lai của trẻ.

Nếu một bác sĩ không trực tiếp đến việc điều trị ung thư cho con bạn chịu trách nhiệm chăm sóc theo dõi sau điều trị, hãy nhớ cho họ xem các bản tóm tắt điều trị ung thư và các kế hoạch chăm sóc theo dõi. Chi tiết về phương pháp điều trị ung thư rất có giá trị đối với các chuyên gia y tế, những người sẽ chăm sóc sức khỏe con bạn trong suốt cuộc đời.

Phần tiếp theo trong loạt bài này là Sự vượt qua bệnh tật. Nó mô tả cách đối phó với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày sau khi được chẩn đoán ung thư. Sử dụng menu dưới đây để chọn một bài viết khác trong hướng dẫn về căn bệnh này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/lymphoma-non-hodgkin-childhood/follow-care

Bài viết U lympho không Hodgkin ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi sau điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>