thiếu men G6PD - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 14 Jul 2019 03:00:02 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Bệnh thiếu men G6PD https://yhoccongdong.com/thongtin/benh-thieu-men-g6pd/ Wed, 14 Nov 2018 14:34:09 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=25613 Bệnh thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Một tin mừng là hầu như tất cả trẻ thiếu men G6PD đêu phát triển, sinh sản và có tuổi thọ bình thường...

Bài viết Bệnh thiếu men G6PD được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bệnh thiếu men G6PD

Bệnh thiếu men G6PD

Đây là một bệnh làm cơ thể thiếu men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD), một loại men giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu (loại tế bào làm cho máu chúng ta có màu đỏ). Vì vậy, khi thiếu men G6PD, các tế bào máu này dễ dàng bị vỡ ra khi cơ thế tiếp xúc với những tác nhân đặc biệt như thức ăn, một số loại nhiễm trùng hoặc các loại thuốc.

Tình trạng này gọi là tán huyết.

Khi có một đợt tán huyết xảy ra, cơ thể sẽ thiếu máu, gây thiếu oxy, vàng da, làm người bệnh nhợt nhạt, vàng mắtmệt mỏi.

Cơ chế bệnh sinh bệnh thiếu men G6PD

Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X. Nam có nhiễm sắc thế giới tính XY và nữ có nhiễm sắc thế giới tính XX. Vì vậy cho nên bệnh thường xảy ra ở trẻ nam và đa số là do gen bệnh trong NST X di truyền từ mẹ. Nữ vì có NST XX nên cần phải có 2 X đều mang gen bệnh mới bị bệnh, nên ít thấy xảy ra hơn.
Nếu con bạn có xét nghiệm máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh thấy có thiếu men G6PD, con bạn không đơn độc. Đây là một bệnh di truyền phổ biến nhất, trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh này. Vì là một bệnh di truyền nên không có thuốc chữa hết bệnh này. Điều tốt là gần như tất cả những người thiếu men G6PD đều sống, lớn lên và phát triển, sinh sản, có tuổi thọ bình thường. Điều cần biết là có một số yếu tố “kích thích” làm tế bào máu của người bệnh G6PD dễ vỡ và vì vậy cần tránh.

Những yếu tố cần tránh khi bị bệnh thiếu men G6PD

Khi trẻ bị nhiễm trùng (virus hoặc vi khuẩn) rất hiếm khi xảy ra tình trạng kích thích gây vỡ hồng cầu và tán huyết. Chỉ khi xảy ra tình trạng tán huyết chúng ta mới cần điều trị mà thôi.

Tuy nhiên, đối với thuốc, hóa chất và thức ăn, chúng ta có thể tránh được. Đây là một danh sách các loại tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến trẻ và vì vậy cần xem xét tránh:

Thuốc kháng sinh

  • Sulphonamides
  • Co-trimoxazole
  • Dapsone
  • Chloramphenicol
  • Nitrofurantoin
  • Nalidixic acid

Thuốc kháng sốt rét

  • Chloroquine
  • Hydroxychloroquine
  • Primaquine
  • Quinine
  • Mepacrine

Các hóa chất

  • Methylene blue
  • Napthalene (viên băng phiến)

Thức ăn

  • Đậu Fava (Fava beans/ Vicia Fava) – đậu răng ngựa, hay còn gọi là tàu kê, đậu tằm – đây là thức ăn duy nhất cần tránh!

Các loại thuốc khác:

  • Sulphasalazine
  • Methyldopa
  • Vitamin C liều cao
  • Hydralazine
  • Procainamide
  • Quinidine
  • Một số loại thuốc điều trị ung thư
  • Aspirin (liều cao)

Vì vậy, nếu con bạn được chẩn đoán thiếu men G6PD nên nói cho bác sĩ điều trị biết để cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị cho con bạn. Nếu bạn mua thuốc không có toa bác sĩ, nên kiểm tra kỹ thành phần thuốc trước khi cho con uống. Nếu bạn muốn cho con uống các loại thuốc từ thảo dược, cũng nên kiểm tra kỹ thành phần thực sự bên trong. Điều này nên áp dụng với người lớn bị thiếu men G6PD nữa.

Xem thêm bài viết Thiếu men G6PD – Những câu hỏi thường gặp

Tài liệu tham khảo

  1. Kids Health Info: G6PD Deficiency; The Royal Children’s Hospital, Melbourne, Australia.
  2. https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/621969591523433

Bài viết Bệnh thiếu men G6PD được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Trẻ thiếu men G6PD https://yhoccongdong.com/thongtin/tre-thieu-men-g6pd/ Sat, 28 Jul 2018 07:15:08 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=19362

Khi thiếu men này hồng cầu sẽ dễ bị vỡ khi uống vài loại thuốc. Nhiều bệnh viện sản lớn có xét nghiệm tầm soát khi sinh xem bé có thiếu men G6PD không. Khi xét nghiệm dương tính thì không cần quá lo lắng.

Bài viết Trẻ thiếu men G6PD được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

Thiếu men G6PD

  • Khi thiếu men này hồng cầu sẽ dễ bị vỡ khi uống vài loại thuốc.
  • Nhiều bệnh viện sản lớn có xét nghiệm tầm soát khi sinh xem bé có thiếu men G6PD không.
  • Khi xét nghiệm dương tính thì không cần quá lo lắng: thức ăn thông thường thì không làm hại được bé, chỉ trừ một loại đậu đặc biệt của châu Âu mà thôi.

Thái độ đối với bệnh thiếu men G6PD

  • Khi đi khám bệnh nhất là nhập viện nên báo bác sĩ là bé thiếu men này.
  • Nếu dương tính thì 12 tháng nên làm xét nghiệm lại.
  • Nếu bé không được tầm soát từ nhỏ thì không cần xét nghiệm gì thêm.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1712279405668225

Bài viết Trẻ thiếu men G6PD được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Thiếu men G6PD – Những câu hỏi thường gặp https://yhoccongdong.com/thongtin/thieu-men-g6pd-nhung-cau-hoi-thuong-gap/ Tue, 07 Feb 2017 08:31:59 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=12352 thiếu men g6pd - những câu hỏi thường gặp

Thiếu men G6PD là một bệnh mắc suốt đời. Triệu chứng của bệnh có thể nặng lên tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời.

Bài viết Thiếu men G6PD – Những câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
thiếu men g6pd - những câu hỏi thường gặp

Nhiều người tin rằng cần phải giấu mọi người sự thật về bệnh thiếu men G6PD. Họ nghĩ rằng bạn không thể chấp nhận được sự thật và chừng nào bạn chưa biết việc những đứa trẻ đang dần chết do sự kém hiểu biết của bác sĩ thì mọi việc sẽ tốt. Tôi không phải là một trong số họ. Cá nhân tôi mệt mỏi với những câu chuyện bi thảm về những đứa trẻ chết do bác sĩ không biết trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD, hay tệ hơn, họ không biết phải làm gì khi biết trẻ mắc bệnh đó. Vì vậy, dưới đây là những câu trả lời rất thẳng thắn, trực tiếp đối với những câu hỏi thường gặp nhất mà tôi đã nhận được trong suốt hơn 7, 8 năm qua.

Về bệnh lí thiếu men G6PD

Trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD có thể hết bệnh khi trẻ lớn lên hay không ?

Không. Thiếu men G6PD là một bệnh mắc suốt đời. Triệu chứng của bệnh có thể nặng lên tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời. Ví dụ trẻ sơ sinh, thiếu niên và người già là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi những tác động tiêu cực của các tác nhân khởi phát. Tuy nhiên, dù bất kì độ tuổi nào thì người bệnh cũng có thể bị tử vong do stress quá mức, cảm cúm, nhiễm trùng,..vì đây là những nguyên nhân phổ biến của tan máu cấp. Điều này không có nghĩa là người bệnh hoàn toàn khoẻ mạnh trong suốt những khoảng thời gian khác.

Triệu chứng của thiếu men G6PD thường ít nghiêm trọng hơn khi đứa trẻ lớn lên, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng không cần phải tránh các tác nhân khởi phát nữa. Tôi phải nhấn mạnh rằng mặc cho ý kiến chung thế nào đi nữa, thì những người thiếu men G6PD vẫn có thể sống khoẻ mạnh nếu họ tránh các tác nhân khởi phát trong suốt cuộc đời. Tình trạng tan máu mạn tính mức độ nhẹ là rất khó để xác định và có thể dẫn đến những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng sau này mà tôi là một bằng chứng sống.

Xét nghiệm bệnh thiếu men G6PD chỉ có thể được thực hiện ngay sau sinh phải không ?

Có thể làm xét nghiệm bệnh thiếu men G6PD vào bất kì thời điểm nào. Một điểm cần lưu ý: sau khi trẻ có một đợt tan máu (mất tế bào hồng cầu) thì xét nghiệm có thể cho kết quả âm tính giả. Đó là vì những tế bào hồng cầu trẻ có nhiều men G6PD hơn những tế bào hồng cầu già, và hồng cầu già sẽ chết trước. Vì vậy, nếu làm xét nghiệm thì trong máu lúc này chỉ còn lại hồng cầu trẻ (vốn có nhiều men G6PD) nên có thể cho kết quả âm tính giả. Người được xét nghiệm phải tránh những tác nhân khởi phát trong vài tuần và đợi đến khi lượng hồng cầu trở về bình thường thì mới xét nghiệm thiếu men G6PD.

Phụ nữ là khó để phát hiện nhất và hầu hết các lần xét nghiệm đều âm tính mặc dù họ mắc bệnh thiếu men G6PD. Xét nghiệm chính xác nhất, đặc biệt là đối với phụ nữ, là xét nghiệm định lượng men G6PD. Tuy nhiên, tôi đã từng thấy xét nghiệm này thất bại. Đọc thêm bài “Phụ nữ mắc bệnh thiếu men G6PD”. Xét nghiệm này không bao giờ thất bại với trẻ trai bị thiếu men G6PD. Trường hợp này sẽ giúp khẳng định người mẹ chắc chắn mang gen bệnh vì con trai chỉ có thể nhận được gen đó từ mẹ.

Việc biết độ nghiêm trọng của bệnh thiếu men G6PD quan trọng như thế nào ?

Kết quả xét nghiệm thay đổi rất đáng kể tùy theo mức độ tan máu. Ít tế bào hồng cầu già hơn sẽ làm lệch kết quả thiếu men G6PD theo hướng mức độ nhẹ hơn. Điều này có nghĩa là một vài tuần sau khi bị tan máu, làm xét nghiệm cho kết quả có thể không chính xác hoặc thậm chí là âm tính.

Các trường hợp thiếu men G6PD mức độ nhẹ thực ra dễ bị nguy hiểm sức khoẻ hơn các trường hợp nặng bởi vì họ có xu hướng chủ quan, nghĩ rằng họ không cần tránh xa các tác nhân khởi phát và lờ đi những lời khuyên về chế độ ăn. Điều này có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nặng hơn sau này và thậm chí có thể dẫn đến một cơn tan máu nặng. Biết tình trạng mắc bệnh thiếu men G6PD và có hành động phù hợp là cách tốt nhất để luôn khỏe mạnh và tránh các biến chứng của bệnh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không tránh các tác nhân khởi phát (những thứ trên danh sách cần tránh) ?

Khi cơ thể chúng ta làm việc cật lực để thay thế các tế bào hồng cầu ở tốc độ cao hơn bình thường, các cơ quan tim, gan, thận, lách và tủy xương sẽ làm việc quá mức. Dinh dưỡng cạn kiệt. Sự yếu đi của các cơ quan này sẽ gây ra vô số các vấn đề sức khỏe giống như cơ thể chúng ta già đi, cho dù bạn chỉ có tan máu ở mức độ thấp.

Nếu bạn mắc bệnh thiếu men G6PD, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh gan, bệnh tim …vv. Không hiếm gặp các trường hợp người thiếu men G6PD bị chẩn đoán nhầm với một bệnh khác mà việc điều trị bệnh đó có thể đe dọa đến tính mạng của họ. Một khi những bệnh này đã biểu hiện thì hiếm khi khi bệnh hồi phục.

Bạn nên cảm thấy may mắn khi bạn biết được sự thật về bệnh của mình và có thể tránh những vấn đề này, sống cuộc sống khỏe mạnh hơn nhiều người không có bệnh hoặc không biết mình mắc bệnh. Nhiều người đã tử vong vì bác sĩ của họ không biết họ mắc bệnh thiếu men G6PD. Họ được điều trị với những thuốc có thể gây ra cơn tan máu cấp. Khi mà bác sĩ phát hiện ra điểm sai lầm thì đã quá trễ.

Việc chủ động và có thái độ chia sẻ tích cực với gia đình sẽ tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc làm thế nào để tự chăm sóc bản thân chúng ta.

Làm thế nào mà một người mắc phải bệnh thiếu men G6PD ?

Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền và không thể mắc phải do bất cứ con đường nào ngoại trừ từ bố mẹ họ. Một trẻ trai chỉ có thể nhận gen bệnh từ mẹ và trẻ gái thì có thể nhận gen bệnh từ cả bố hoặc mẹ. Phụ nữ rất khó để xét nghiệm phát hiện thiếu men G6PD, xét nghiệm thường âm tính ngay cả khi người đó mắc bệnh. Cách xác định tốt nhất một người phụ nữ bị thiếu men G6PD đó là khi con trai của người đó xét nghiệm dương tính với thiếu men G6PD.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị thiếu men G6PD

Thuốc nào có thể dùng khi bệnh nhân bị sốt ?

Tất cả các thuốc hạ sốt mua không cần kê đơn như paracetamol, aspirin, tylenol,…đều nằm trong danh sách tránh dùng. Hãy nhớ rằng, sốt không nhất thiết là một điều xấu. Nó giúp cho cơ thể chống lại nhiễm trùng, và vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không nên hạ sốt để cơ thể thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể nghỉ ngơi do sốt, thì lau mát bằng nước ấm là rất cần thiết.

Trong trường hợp nguyên nhân sốt không rõ, nếu trẻ bị sốt là dưới 4 tháng tuổi hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, mất nước…thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Thuốc nào là tốt nhất cho ho và đau họng

Nước ép dứa với một ít nước cốt chanh sẽ rất tốt cho ho và đau họng (cả hai đều giúp chống lại vi khuẩn). Thêm gừng và lá kinh giới vào sẽ tăng khả năng chống oxy hóa. Nếu đứa trẻ trên một tuổi, có thể thêm một ít mật ong, nó sẽ giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Công thức như sau:

  • Một cốc nước dứa tươi – tốt nhất là nên ép tại nhà
  • Một ít nước cốt chanh (khoảng ¼ cốc cà phê)
  • Một miếng gừng (dài khoảng 7 cm)
  • Một ít mật ong (trẻ phải ít nhất 1 tuổi)

Cho tất cả hỗn hợp vào máy xay sinh tố của bạn và xay nhuyễn cho đều. Cho trẻ dùng 1 thìa nhỏ.

Một phương pháp khác để điều trị ho là NAC (N-Acetyl Cystein). NAC giúp làm loãng nhầy, dễ loại bỏ hơn.

Thuốc nào là tốt nhất cho trẻ nghẹt mũi

Nhỏ giọt hay phun sương nước muối vào mũi. Đó cũng được xem là một kháng sinh tiêu diệt các tác nhân trong mũi, vì vậy nó cũng giúp chống lại các nhiễm trùng tại xoang. Nó không độc và có thể dùng nhiều lần nếu cần. Cho một hoặc hai giọt vào mỗi bên mũi. Nếu đứa trẻ đủ lớn hoặc đối với người lớn, nước muối rửa mũi rất tốt và tác dụng rất tuyệt vời.

Công thức sữa nào tốt nhất cho trẻ thiếu men G6PD ?

Chúng tôi chưa bao giờ tìm được một công thức hoàn toàn an toàn cho trẻ thiếu men G6PD, mặc dù một số công thức là an toàn hơn những công thức khác. Vấn đề là tất cả các sữa công thức đều có một hoặc nhiều những thành phần sau đây:

  • Sắt: người thiếu men G6PD thường thừa sắt, hiếm khi thiếu. Sữa chứa sắt có thể nguy hiểm đối với bệnh nhân bị thiếu men G6PD và nó nằm trong danh sách các chất cần tránh.
  • Đậu nành: dù là dạng lecithin trong đậu nành, dầu đậu nành, protein, và các sản phẩm khác làm từ đậu nành đều nằm trong danh sách chất cần tránh vì nó thuộc họ đậu.
  • Acid ascorbic, một hoá chất nhân tạo còn được gọi là vitamin C, nhưng thật ra không phải. Vitamin C là hỗn hợp các chất hoá học chứ không phải chỉ mỗi acid ascorbic. Nó nằm trong danh sách cần tránh vì vài lý do.
  • Đường: nhiều sữa công thức có nhiều đường hơn trong sữa mẹ. Vì vậy mà trẻ thích uống sữa công thức hơn sữa mẹ. Vì bệnh nhân thiếu men G6PD có xu hướng bị đái tháo đường, nên thói quen ăn ngọt của họ rất khó bỏ. Ở người thiếu men G6PD, cần sử dụng hạn chế đường đã qua tinh chế.
  • Sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dĩ nhiên là sữa mẹ. Việc bú sữa mẹ có rất nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như tài chính, vì vậy dù có thế nào cũng phải cố gắng cho trẻ bú mẹ ít nhất đến 1 tuổi. Tuy nhiên vì lí do hóc môn hoặc do hoàn cảnh mà một số bà mẹ không thể cho con bú sữa mẹ.
  • Những tranh cãi về lợi ích và tác hại của sữa bột tự làm ở nhà và sữa công thức trên thị trường dường như không bao giờ có hồi kết. Tuy nhiên, cách duy nhất để bà mẹ biết chính xác được trong bột đó có gì là bà mẹ tự làm và pha chế bột đó. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền mà vẫn chắc chắn có đủ dinh dưỡng thật sự trong khẩu phần con bạn, bạn cần phải đích thân pha chế nó, dù mất thời gian như thế nào. Trước khi làm, bạn nên nghiên cứu về các loại bột dinh dưỡng tự làm khác nhau và làm thế nào để bảo đảm trẻ nhận đủ các loại dinh dưỡng một cách tự nhiên và an toàn nhất có thể.

Những lựa chọn thay thế an toàn cho sữa mẹ

Nhiều đứa trẻ có thể dung nạp với sữa bò tươi hoặc sữa dê. Ngày càng nhiều các bà mẹ tự làm sữa cho trẻ tại nhà từ sữa tươi. Có nhiều công thức chế biến trên mạng. Chọn lấy một công thức đã được chứng nhận bởi một chuyên gia dinh dưỡng và thành phần không thuộc danh sách cần tránh.

  • Sữa hạnh nhân: bạn có thể tự làm, và sẽ rẻ hơn là mua. Có một số công thức làm có sẵn trên mạng.
  • Sữa đặc không ngọt (evaporated milk) là một lựa chọn khác. Chỉ cần bảo đảm bạn pha loãng 2 lần bằng cách thêm một phần nước vô trùng vào sữa.
  • Sữa dê: ở Mĩ sữa dê có thể đóng hộp ở dạng bột hoặc dạng sữa đặc không ngọt (khi dùng cần pha loãng).

Tôi nên cho trẻ loại vitamin nào ?

Các chế phẩm thuốc bổ và vitamin đều chứa những thành phần có trong danh sách thuốc cần tránh như sắt, acid ascorbic, dầu chứa hexane (một chất rất nguy hiểm gây ra những tổn thương về dây thần kinh cũng như tan máu). Nhiều vitamin do con người sản xuất là chiết xuất từ đậu nành hoặc những chất khác có trong danh sách cần tránh.

Thực tế, những vitamin tốt nhất chứa trong thực phẩm tươi ngon hằng ngày. Người mẹ cho con bú phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để sữa của họ có đủ dưỡng chất cho nhu cầu của con.

Để luôn khỏe mạnh

Tôi có thể ăn gì ?

Đây là câu hỏi thường gặp đối với những người vừa mới phát hiện họ bị thiếu men G6PD. Nhiều người cảm thấy chán nản khi nhìn vào danh sách cần tránh vì dường như họ không còn biết phải ăn gì. Thực ra, bạn nên cảm thấy may mắn vì bạn phải tránh các tác nhân khởi phát vì bạn và gia đình bạn nhờ đó sẽ ăn uống tốt hơn và được khỏe mạnh hơn. Tất cả trẻ con quanh xóm sẽ thích ăn ở nhà bạn. Vậy nên, bạn nên theo một số nguyên tắc sau đây:

  • Tránh xa các thức ăn sẵn (đồ hộp).

Hầu như các thức ăn sẵn đều chứa từ một đến nhiều thành phần có trong danh sách cần tránh. Thức ăn sẵn không tốt cho sức khỏe vì có chứa nhiều chất bảo quản để giữ chúng không bị hỏng. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành hầu như luôn được thêm vào vì nó rẻ. Thức ăn sẵn được làm từ những nguyên liệu rẻ nhất mà các công ty có thể tìm được, chứ không phải là các nguyên liệu tốt nhất cho người dùng.

  • Học cách đọc các thành phần nguyên liệu ghi trên nhãn.

Bạn có thể sốc với những thứ người ta thêm vào thức ăn sẵn. Tôi đã đọc các nguyên liệu trên một gói bánh cuộn quế gần đây. Có tất cả hơn 50 thành phần trong đó. Nếu tôi tự làm nó, sẽ chỉ có bột, sữa hoặc nước, men, trứng, quế, bơ và đường. Tất cả là 7 nguyên liệu. Vậy thì họ đã thêm cái gì vào trong bên cạnh 7 nguyên liệu này. Câu trả lời sẽ làm bạn ngạc nhiên. Hãy tự kiểm tra là sẽ biết.

  • Hãy tìm những công thức nấu ăn đơn giản để làm.

Người ta thường nghĩ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn. Sai. Những công thức tôi làm thường chỉ mất 30 đến 45 phút để chuẩn bị. Nó còn ngắn hơn cả thời gian bạn gọi bánh pizza. Nếu bạn khôn khéo một chút, bạn luôn có thể nấu bữa ăn ngon dựa vào những nguyên liệu còn trong tủ lạnh với thời gian ngắn. Bạn thậm chí có thể đông lạnh thức ăn còn lại để dùng trong những lúc bạn không tiện nấu ăn.

  • Học cách thay thế các thức ăn trong danh sách cần tránh. Ví dụ như bơ hạnh nhân hay bơ hạt điều có thể thay thế cho bơ đậu phộng.
  • Học cách giữ thức ăn tươi luôn tươi.

Một phần dấm, mười phần nước sẽ thành một chất bảo quản tuyệt vời. Rửa rau xanh bằng dung dịch dấm loãng này thì sẽ tươi lâu hơn.

  • Học cách biến các thức ăn không yêu thích nhưng tốt cho sức khỏe thành các món yêu thích. Tôi đã học được rằng tôi có thể thêm vào rau spinach và cà rốt cắt nhỏ vào trong nước sốt spaghetti. Tôi có thể thêm một ít gan xay nhuyễn vào các món thịt hay ham-bơ-gơ. Bạn cũng có thể tự làm thức uống từ các loại trái cây và rau củ có mùi.

Khi bạn bắt đầu học cách quên đi những thứ bạn không thể ăn và bắt đầu nghĩ về những thứ tuyệt vời bạn có thể ăn, cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ trở nên rất sáng tạo và gia đình bạn sẽ yêu các món ăn của bạn, ăn nhiều hơn và ít đau ốm hơn.

Mẹ tôi là người đầu bếp tuyệt vời, có thể làm nhiều món từ những thứ linh tinh. Thật đáng tiếc, tôi đã không học nấu ăn cho đến khi bà quay đời. Tôi nhận ra điều quan trọng không chỉ là tôi đã không ăn uống khoẻ mạnh, mà cách duy nhất để tôi thưởng thức được cái ngon của món ăn là học cách tự nấu chúng. Bên cạnh cuốn sách nấu ăn cho người thiếu men G6PD, có hàng trăm công thức nấu ăn bạn có thể làm cho gia đình bạn. Đó là những thức ăn an toàn cho người thiếu men G6PD, bao gồm nhiều thức ăn giúp cơ thể tạo máu.

Một người thiếu men G6PD có nên dùng thêm vitamin tổng hợp

Vitamin lấy từ thức ăn có lợi cho sức khoẻ là tốt nhất. Tuy nhiên, một số vitamin khó đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể, vì vậy bác sĩ thường kê thêm thuốc bổ cho những người cần bổ sung thêm các vitamin sau:

  • Nhóm vitamin B: vitamin B rất cần thiết cho sự sản xuất hồng cầu. Đặc biệt là vitamin B6, B12 và acid folic.
  • NAC (N-Acetyl-Cystein), đây là một thuốc rất tốt cho người thiếu men G6PD. Nó giúp cho gan được khỏe mạnh. NAC là tiền chất của glutathione (một chất mà người thiếu men G6PD rất khó tổng hợp, và rất cần thiết cho tế bào hồng cầu được khỏe mạnh. Uống gluthathione không giúp tăng lượng chất này trong các tế bào hồng cầu, tuy nhiên NAC lại có.

Chúng tôi khuyến cáo bạn nên đọc tất cả thông tin thành phần thuốc bổ, vì một số thuốc bổ có nguồn gốc từ đậu nành hoặc từ những chất khác thuộc danh mục chất cần tránh.

Những chất cần tránh

Nước có ga (khí CO2 hoà tan) có trong nước soda hay nước khoáng có quinine không?

Không. Nước khoáng có quinine là một sản phẩm khác. Nó được sử dụng trong một số thức uống có cồn như một chất tạo mùi vị và rất có hại cho người thiếu men G6PD. Tuy nhiên, đường và caffein có trong soda cũng hoàn toàn không tốt cho bất kì ai vì nó làm giảm sức đề kháng với với cảm cúm (có thể gây tan máu cho người thiếu men G6PD), và có thể dẫn đến đái tháo đường và béo phì.

Người thiếu men G6PD có ăn sôcôla được không ?

Sôcôla không nằm trong danh sách cần tránh, nhưng có rất nhiều thứ được thêm vào sản phẩm socola như: đậu phụng, leucithin đậu nành, hay phẩm tạo màu xanh thực phẩm… Hãy đọc kĩ nhãn của sản phẩm. Socola của hãng càng nổi tiếng thì thường là an toàn nhất để ăn.

Leucithin từ đậu nành liệu có được không ?

Không. Đậu nành dù ở hình thức nào cũng nằm trong danh sách cần tránh của người thiếu men G6PD. Phần lớn thức ăn chế biến sẵn đều có một ít đậu nành trong đó, nó rẻ và giúp tăng tính ổn định và độ mịn của những thực phẩm được sản xuất để bán trong một thời gian dài. Ngoài ra cũng có bằng chứng cho thấy các chế phẩm đậu nành có trong thức ăn chế biến sẵn thường được trồng sử dụng hạt GMO (đã được biến đổi về mặt di truyền) cũng như có sử dụng thuốc trừ sâu. Điều này giúp tiết kiệm tiền cho nhà sản xuất, đồng thời giá thành sản phẩm rẻ hơn đối với người tiêu dùng.

Việc tránh đậu nành còn là một lí do thêm vào để bạn tự chuẩn bị bữa ăn khoẻ mạnh cho mình. Bạn sẽ tiết kiệm được tiền và khỏe mạnh hơn, cho dù là bạn không bị bệnh thiếu men G6PD.

Vì sao acid ascorbic lại nằm trong danh sách cần tránh

Acid ascorbic nằm trong danh sách thuốc cần tránh cho bệnh nhân thiếu men G6PD, là một chất hóa học do người tổng hợp và sản xuất. Ở liều rất cao, acid ascorbic trở thành một chất oxy hóa, gây hủy tế bào. Đó là lí do vì sao người ta tin rằng việc dùng vitamin C liều cao có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Acid ascorbic đã được chứng minh là làm tăng hấp thu sắt, nhưng việc tăng hấp thu sắt sẽ gây nguy hiểm cho những bệnh nhân thiếu men G6PD.

Acid ascorbic còn có trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn vì nó giúp thực phẩm nhìn tươi hơn. Vitamin C dưới dạng acid citric là tất cả những gì cơ thể cần. Đó là lí do tại sao bạn chỉ cần ăn nhiều trái cây và rau củ.

Vì sao thuốc bổ chứa sắt lại nằm trong danh sách cần tránh

Bác sĩ thường kê sắt nhằm điều trị thiếu máu thiếu sắt gây ra do mất máu hay do chế độ ăn nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bị thiếu men G6PD thường có quá nhiều sắt trong máu họ do tình trạng tan máu mạn tính ở những mức độ khác nhau, nghĩa là tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn so với bình thường. Khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ, sắt (vốn là một thành phần của hemoglobin) được giải phóng vào trong máu. Quá nhiều sắt sẽ rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Vì vậy, bệnh nhân thiếu men G6PD cần được làm xét nghiệm máu để chắc chắn họ thực sự thiếu sắt trước khi kê đơn bổ sung sắt.

“Nhiều bệnh lý về máu, nếu được điều trị thêm sắt, kết quả sẽ làm quá tải sắt. Những bệnh này bao gồm: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu men G6PD, bệnh hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình elip có tính di truyền, bệnh thiếu men pyruvate kinase, bệnh thừa sắt di truyền hay mắc phải, bệnh thalassemia”.

Tài liệu tham khảo

http://G6PDdeficiency.org/wp/faq/#.WDQ8C7J97IW

Bài viết Thiếu men G6PD – Những câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Dinh dưỡng ở trẻ em (phần 1) – Câu hỏi thường gặp https://yhoccongdong.com/thongtin/dinh-duong-o-tre-em-phan-1-cau-hoi-thuong-gap/ Thu, 09 Jul 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/dinh-duong-tre-em-phan-1/ Dinh dưỡng ở trẻ em phần 1

Năng lượng trẻ 6 tháng nhận ban đêm không giúp gì nhiều cho sự phát triển của trẻ nên chị không cần thức cháu dậy để dặm sữa.

Bài viết Dinh dưỡng ở trẻ em (phần 1) – Câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Dinh dưỡng ở trẻ em phần 1

Các bác sĩ tham gia tư vấn

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức https://yhoccongdong.com/profile/nguyen-huu-chau-duc/
BS. Nguyễn An Nghĩa https://yhoccongdong.com/profile/nguyen-an-nghia/
Chị Đào Thị Mỹ Lương https://yhoccongdong.com/profile/dao-thi-my-luong/
Ths. Trần Thanh Thỏa https://yhoccongdong.com/profile/tran-thanh-thoa/

Trước khi đi vào từng câu hỏi các bạn nên đọc qua những tài liệu sau:

Bài viết giải đáp các thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng trẻ em:

  • Số lượng bữa ăn cho bé theo tháng?
  • Lượng muối có thể cung cấp cho bé theo từng tháng?
  • Bé có nhất thiết phải uống sữa công thức để tăng cân khi đang bú sữa mẹ?
  • Làm sao để biết bé có bị còi xương không?
  • Quá trình phát triển của bé qua từng giai đoạn?
  • Chế độ ăn ngủ của bé thế nào là hợp lý?
  • Có cần thiết phải cho bé bú đêm?
  • Cách thức bổ sung váng sữa cho bé như thế nào là hợp lý?
  • Làm sao để biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không?
  • Có cần bổ sung men vi sinh cho con để tăng sức đề kháng cho con ở hệ tiêu hóa?
  • Nên bổ sung Canxi cho trẻ như thế nào?
  • Bé tăng cân như thế nào là đạt chuẩn?
  • Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn sữa chua?
  • Lịch ăn của bé thế nào là phù hợp?
  • Có nên tự ý cho bé bổ sung Canxi dạng uống?
  • Làm sao để biết lượng sữa bé bú bao nhiêu là đủ?
  • Nên cho bé uống nước cam và sữa vào khoảng thời gian nào là thích hợp?

Câu hỏi 1

Người hỏi: Vu Minh Thu – Ngày hỏi: 4/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sỹ cho em hỏi, con em được 8 tháng thì nên cho ăn 3 bữa bột được chưa ạ? Hiện tại em cho cháu ăn 2 bữa (trưa và tối), cộng với uống sữa công thức khoảng 700ml/ ngày.

Trả lời

Chị theo dõi cân nặng và chiều cao của cháu để đánh giá phát triển bình thường của cháu!

Chị có thể tham khảo cách ăn dặm ở Nhật như sau:

Ăn dặm ở Nhật Bản về cơ bản chia ra làm 4 giai đoạn sau:

1. Giai đoạn 5~6 tháng tuổi: Giai đoạn tập nuốt

Đây là giai đoạn bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ/sữa công thức. Tùy theo sự phát triển của từng trẻ mà có thể bắt đầu sớm hay muộn, lượng ít hay nhiều. Lúc đầu, ngày cho ăn một bữa với 1 thìa nhỏ (độ 5ml) cháo nghiền loãng, sau nâng dần tới 2 bữa, mỗi bữa hai thìa nhỏ: một thìa cháo, một thìa rau củ nghiền pha loãng, sau có thể tăng lên vài thìa cháo, một thìa rau và một thìa thức ăn mềm. Tất cả đều ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nêm gia vị. Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là: Chất bột: gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang. Rau quả: cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua. Hoa quả các loại. Chất đạm: Chủ yếu là cá trắng (cá thờn bơn, cá tráp trắng…), đậu phụ.

2. Giai đoạn 7~8 tháng tuổi: Giai đoạn nhai trệu trạo

Giai đoạn này cho ăn 2 bữa mỗi ngày vào bữa sáng và bữa tối. Lượng thức ăn và độ cứng cũng tăng lên. Mỗi bữa có thể cho trẻ ăn khoảng 50g cháo, hoa quả và rau: 20g, thức ăn 30g. Thực phẩm cũng tương tự như trong giai đoạn một. Chỉ khác là cháo và các thức ăn nghiền khác đặc hơn một chút (dạng sột sệt giống như sữa chua). Các loại thực phẩm tương tự như giai đoạn 1 và có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng, pho mát đã chế biến, thịt lườn gà, cá ngừ (cả cá ngừ đóng hộp), cá hồi, sữa tươi.

3. Giai đoạn 9~11 tháng tuổi: Giai đoạn tập nhai

Thời kỳ này có thể cho ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, tối. Lượng thức ăn: tinh bột: 90g, rau, quả: 30gr, chất đạm 40~45g. Cháo không cần nghiền nát nữa mà có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn dạng sột sệt một chút. Thức ăn có thể không cần nghiền nữa mà để nguyên hình dạng nhưng phải cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm. Hầu hết có thể cho ăn các loại thực phẩm, trừ những loại quá cứng hoặc khó tiêu (đậu phụ rán, thịt bò, thịt lợn quá nhiều mỡ…), mật ong, các loại nước sốt bán sẵn, các loại hạt nêm… Có thể cho ăn gia vị như muối, xì-dầu, tuy nhiên vị thật nhạt.

4. Giai đoạn 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi: Giai đoạn nhai khỏe (ăn sam)

Thời kỳ này có thể ăn một ngày 3 buổi, kèm theo hai bữa ăn quà. Có thể ăn cơm nhão, thức ăn có thể thái miếng dày hơn, to hơn.

Có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm, trừ những loại nhiều dầu mỡ, thức ăn sống hoặc khó nhai, khó tiêu. Không cần uống sữa bột nữa mà chuyển sang sữa tươi thông thường.

Chị có thể tham khảo thêm thông tin bài viết “Ăn dặm ở Nhật Bản” tại Y học cộng đồng.

Câu hỏi 2

Người hỏi: Giang Phan – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ Nhi khoa ơi, cho em hỏi 18 tháng nêm bao nhiêu lượng muối/ngày. Em xem trên mạng họ nói nêm 2g/ngày, làm sao đong được? Mong bác sĩ trả lời.

Trả lời

Đúng như chị đã tham khảo trên mạng: lượng muối cho trẻ từ 1-3 tuổi là tối đa 2g/ngày. Muối có nhiều trong sản phẩm hàng ngày ví dụ như bánh mỳ, các loại bánh… Do vậy chị nên xem thành phần dinh dưỡng trước khi bổ sung cho cháu!

Thông thường các sản phẩm sẽ ghi chú với Natri nên để quy đổi ra lượng muối thì chị nhân với 2.5. Ví dụ, trong thành phần bánh quy có 1g Natri/100g thì tương đương 2.5g muối/100g.

Trong khi nấu ăn để đảm bảo chính xác chị có thể sử dụng cân điện tử!

Câu hỏi 3

Người hỏi: Đoàn Thị Hoàn – Ngày hỏi: 21/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Bé nhà em nay được 3 tháng 25 ngày. Bé ăn sữa mẹ hoàn toàn. Lúc sinh bé được 3kg, hiện tại bé được 5.8kg, mỗi tháng tăng từ 500-800g thôi. Nay em đang băn khoăn không biết có nên cho bé ăn thêm sữa công thức không. Em muốn tham khảo ý kiếm của bác sĩ xem sao.

Trả lời

Cháu tăng cân bình thường, chị tiếp tục chế độ bú mẹ!

Chị tham khảo thêm “Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng” tại Y học cộng đồng.

Câu hỏi 4

Người hỏi: Thanh Lí – Ngày hỏi: 28/5/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, bé em được 3 tháng 24 ngày, lúc sinh được 3kg, khoảng 1, 2 thág trước phát hiện bé mọc tóc hình vành khăn và mỗi tháng bé tăng mỗi lần được 7-9 lạng. Mà tháng này bé chỉ tăng có 4 lạng, bé vẫn sinh hoạt bình thường, tối cách 2, 3 tiếng thì bé dậy đòi bú rồi ngủ tiếp. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có gọi là bị bệnh còi xương không ạ. Nếu bị thì cách nào chữa vậy ạ.

Trả lời

Chào chị, cháu hiện cân nặng và chiều cao bao nhiêu? Chỉ với dấu hiệu tóc hình vành khăn không đủ để đánh giá trẻ còi xương hay không.

Mặc dù mỗi trẻ tốc độ và có mức phát triển khác nhau, nhưng tổng thể trong năm đầu đời:

  • Từ khi sinh đến 6 tháng tuổi: 1 bé phát triển chiều cao khoảng 1.5 – 2.5 centimet/tháng và tăng khoảng 140 – 200 gr/tuần.
  • Lúc trẻ 5 tháng tuổi, thông thường cân nặng tăng gấp đôi cân nặng lúc sinh. Ví dụ, khi sinh cháu 3 kg thì lúc 5 tháng cháu đạt 6 kg.
  • Từ 6 tháng đên 12 tháng, trẻ cao thêm khoảng 1 cm/tháng; và tăng 85-140 gr/tuần. Đến 12 tháng thường cân nặng của trẻ gấp 3 lần cân nặng lúc sinh. Ví dụ, trẻ khi sinh 3 kg thì đến 12 tháng đạt 9 kg.

Chị nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé hàng tháng để biết tình trạng sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của bé.

Trao đổi thêm

Bé bây giờ được 6kg thôi ạ. Dạ tháng thứ 1 và 2 thì bé tăng tầm 7-9 lạng mỗi tháng. Nhưng đến tháng thứ 3 thì chỉ tăng được có 4 lạng thôi ạ.

BS. Trả lời

Cháu sinh ra là 3kg bây giờ gần 4 tháng đạt 6kg là tăng cân tốt. Ngoài ra, nếu cháu đã biết lật, cười với mẹ, nhận biết bố mẹ thì chứng tỏ cháu đang phát triển bình thường. Chị tham khảo thêm cách nuôi dưỡng trẻ trên website yhoccongdong.com. Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp thì cần đi khám sức khỏe cho cháu. Thân mến!

Câu hỏi 5

Người hỏi: Huỳnh Thị Nam Hải – Ngày hỏi: 1/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, bé nhà em được 6 tháng, cân nặng 7.5kg (lúc sinh 3.2kg). Em bắt đầu cho bé tập ăn dặm được 2 tuần. Mỗi ngày bé ăn 1 lần vào giữa 2 cử sữa sáng và trưa (tầm 10h). Mỗi lần ăn được 2-3 thìa bột ngọt. Ngoài ra, mỗi ngày bé bú khoảng 700ml sữa. Đêm bé ngủ từ 19h30 đến 5h sáng. Ngày ngủ thêm được khoảng 2h. Tuy nhiên, tháng này bé lại không tăng cân. Xin bác sĩ tư vấn giúp việc phát triển của bé có vấn đề gì không? Chế độ ăn và ngủ của bé như vậy có hợp lý chưa? Mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trên ạ? Xin cám ơn bác sĩ!

Trả lời

Chào chị, hiện cân nặng và giấc ngủ của bé là bình thường của trẻ khoẻ.

Trong giai đoạn này chị tiếp tục cho trẻ bú mẹ, lượng sữa mẹ hay sữa công thức từ 700-900 ml và ăn dặm (xem thêm bài Ăn dặm).

Nếu cháu bú mẹ thì chị tiếp tục bổ sung cho chính chị những vitamin như Vitamin D, Vitamin B1-6-12, Canxi, Kẽm, Sắt… Nếu trẻ bú sữa công thức thì chọn sữa có bổ sung Sắt. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI Vitamin D hằng ngày.

Giai đoạn tập ăn dặm trẻ có thể chậm tăng cân vì trẻ cần thời gian thích nghi với thức ăn mới. Ngoài ra, nếu trẻ vẫn linh hoạt, đã biết lật, giao tiếp bằng mắt, cười, nhận biết, bố mẹ .. (xem thêm bài “Chăm sóc trẻ khoẻ giai đoạn 6 tháng tuổi“) thì chứng tỏ trẻ phát triển bình thường.

Với chế độ ăn như hiện tại của cháu là đảm bảo cho nhu cầu hàng ngày của bé!

Về giấc ngủ thì trẻ 6 tháng tuổi, cấu trúc bộ não đang dần hoàn thiện để có thể giúp trẻ ngủ xuyên đêm không thức. Ngủ suốt đêm không có nghĩa là trẻ không có những cơn thức giấc, trẻ đang tập tự đưa mình rơi vào giấc ngủ trở lại nên có thể sẽ khóc hoặc cần sự hỗ trợ từ bố mẹ như dỗ trẻ ngủ hay cho ngậm vú… Thời gian ngủ của trẻ 6 tháng khoảng 14h với 10-11h ngủ đêm và 2-3 cơn ngủ ngày từ 1-2h/cơn. Cơn ngủ ngày sớm thường từ 9:30 kéo dài 1h. Cơn buổi trưa lúc 2:00 kéo dài 1-2h. Cơn buổi chiều có thể trong khoảng thời gian từ 3:00 đến 5:00 và thời gian ngủ ngắn. Hiện tại cháu ngủ như vậy là đảm bảo nhu cầu.

Chị tiếp tục chế độ nuôi dưỡng hiện tại và tham khảo thêm các bài viết về nuôi dưỡng trẻ trên website yhocccongdong.com.

Chúc cháu luôn khoẻ!

Trao đổi thêm

Dạ, cám ơn bác sĩ nhiều. Xin bác sĩ tư vấn thêm vấn đề nữa là hiện nay, bé đã biết lật và trườn giỏi, chơi đùa vui vẻ cả ngày, biết mừng ba mẹ. Nhưng vì bé ham chơi nên ngày bú ít. Mặc dù bé ngủ thẳng giấc suốt đêm, nhưng mẹ sợ bé bú không đủ lượng sữa nên phải cho bé bú thêm vào ban đêm. Mẹ có đọc tài liệu nói rằng nếu bé ngủ thẳng giấc thì không cần cho bú đêm. Nhưng như vậy có sợ không đủ dinh dưỡng không bác sĩ vì ban ngày bé chỉ bú được khoảng 400ml sữa, còn lại đêm bú thêm 300ml nữa. Xin cám ơn bác sĩ!

BS. Trả lời

Năng lượng trẻ 6 tháng nhận ban đêm không giúp gì nhiều cho sự phát triển của trẻ nên chị không cần thức cháu dậy để dặm sữa. Nếu trẻ đã quen với dặm sữa ban đêm thì chị cần giảm dần rồi ngưng. Ví dụ, nếu trẻ bú mẹ thì chỉ cho bú 1 bên bầu vú, nếu bú bình thì thay thế sữa bằng nước sạch. Ban ngày chị có thể tăng lượng sữa hoặc lượng thức ăn dặm. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI Vitamin D hằng ngày.

Câu hỏi 6

Người hỏi: Huệ Bùi – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Xin chào các bác sĩ! Con em 6 tháng 20 ngày, nặng 6.8kg, 68.5 cm. Lúc sinh 3.2kg, 1 tháng 4.2kg, 2 tháng 5.2kg, 3 tháng 6.2kg, 4 tháng 6.2kg, 4.5 tháng 6.4kg, 5.5 tháng 6.7kg, 6.5 tháng 7kg, 6 tháng 20 ngày 6.8kg.

Hiện tại, em đã cho con ăn dặm bột mặn và váng sữa cụ thể như sau: ngày 1/2 hộp váng sữa Montee (khoảng 20gr), chia 2 bữa (9h30 và 15h); ngày 2 bữa bột mặn, mỗi bữa bé ăn được 1/4 – 1/5 bát ăn cơm (10h30 và 18h). Còn lại bé bú mẹ hoàn toàn. Em không cố định thời gian cho con bú mà để tùy theo nhu cầu của con. Khoảng 20 phút con lại ti, khi nào no con tự nhả ra.

Ngày bé chỉ thức được 2-3 tiếng là bé lại buồn ngủ, mỗi lần ngủ được 30 phút – 2 tiếng. Đêm bé ngủ từ 21h – 6h30, cứ khoảng 1-1,5h bé lại bú, xong bé lại lăn ra ngủ tiếp. Bé nhà em đã mọc được 4 chiếc răng, 2 chiếc nữa đang sắp mọc (vì em thấy trắng ở chân răng hàm trên).

Em tham khảo chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ theo chuẩn của WHO thì thấy bé nhà em hơi nhẹ cân. Các bác sĩ cho em hỏi con em như vậy có nguy cơ bị còi quá không ạ? Vì con đầu lòng nên em cũng lo, ông bà thấy cháu nhẹ cân nên cứ xót ruột. Con em thì từ lúc trong bụng em đến giờ cứ nghịch luôn chân luôn tay mà mãi vẫn chẳng thấy tăng cân mấy. Mong các bác sĩ cho em lời khuyên với ạ! Em chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào em. Trước tiên qua cách em ghi chú lại cân nặng của cháu cho thấy em rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng ở trẻ! Bé khi sinh ra 3.2 kg, tăng 1kg trong tháng đầu tiên và tăng gấp đôi cân nặng khi trẻ 5-6 tháng chứng tỏ trẻ phát triển đúng cân nặng chuẩn! Một nghiên cứu ở Anh cho kết luận trẻ phát triển hơn 40% cân nặng khi sinh trong 4 tuần đầu thì có số IQ cao hơn 1.5l trẻ không tăng cân đủ trong tháng đầu!

Thông thường, trẻ dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng. Từ 1 tuổi đến 2 tuổi tăng trung bình 2kg/năm. Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.

Sau giai đoạn 5-6 tháng, em đang cho cháu tập ăn dặm thì lúc này việc tăng cân sẽ chậm lại vì trẻ cần có thời gian thích nghi với thức ăn mới!

Trường hợp em theo dõi cân nặng của cháu trong 3 tháng liên tiếp nếu cháu không tăng cân thì cần được đánh giá lại vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ bởi bác sĩ chuyên khoa nhi.

Thông tin cho em thêm về váng sữa như sau:

Váng sữa có thành phần chính là chất béo, chất đạm, Canxi. Còn các vitamin và khoáng chất như A, E, B2, B12, C, PP, Biotin, Beta – Carotene…, các axit hữu cơ, Canxi cho đến Clo, Phospho, Magiê, Natri, Sắt, Kẽm, Iode, Đồng… nếu có cũng chỉ chiếm tỉ lệ không đáng kể trong thành phần của váng sữa mà nằm lại trong phần sữa đã tách kem. Do đó, váng sữa chỉ giàu chất béo nhưng nghèo khoáng chất, chỉ nên dùng như một thực phẩm bổ sung năng lượng cho trẻ, không được dùng thay thế sữa công thức và sữa mẹ.

Cũng cần nói thêm rằng, loại váng sữa nguyên chất có hàm lượng chất béo quá cao cũng không phù hợp cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu dùng thì cần chế biến bổ sung thêm các nguyên liệu khác để bé dễ tiêu hóa.

Ngay cả với các loại chế phẩm làm từ váng sữa với hàm lượng béo từ 7-15% cũng chỉ nên dùng cho trẻ sau 1 tuổi để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Nếu cho trẻ sau 1 tuổi ăn, vẫn cần theo dõi mức độ hấp thu của trẻ, chỉ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là khoảng 1 hộp/ngày hoặc cách nhật.

Những trẻ không nên dùng váng sữa: trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò

Trong giai đoạn này em tiếp tục cho trẻ bú mẹ, lượng sữa mẹ hay sữa công thức từ 700-900 ml và ăn dặm. Nếu cháu bú mẹ thì em tiếp tục bổ sung cho em những vitamin như vitamin D, vitamin B1-6-12, Canxi, Kẽm, Sắt…Nếu trẻ bú sữa công thức thì chọn sữa có bổ sung Sắt. Nếu lượng sữa trẻ nhận dưới 500ml thì cần bổ sung 400UI vitamin D hằng ngày.

Nếu trẻ vẫn linh hoạt, đã biết lật, giao tiếp bằng mắt, cười, nhận biết, bố mẹ… (xem thêm bài “Chăm sóc trẻ khoẻ giai đoạn 6 tháng tuổi“) thì chứng tỏ trẻ phát triển bình thường!

Về giấc ngủ thì trẻ 6 tháng tuổi, cấu trúc bộ não đang dần hoàn thiện để có thể giúp trẻ ngủ xuyên đêm không thức. Ngủ suốt đêm không có nghĩa là trẻ không có những cơn thức giấc, trẻ đang tập tự đưa mình rơi trở lại giấc ngủ nên có thể sẽ khóc hoặc cần sự hỗ trợ từ bố mẹ như dỗ trẻ ngủ hay cho ngậm vú…Thời gian ngủ của trẻ 6 tháng khoảng 14h với 10-11h ngủ đêm và 2-3 cơn ngủ ngày từ 1-2h/cơn. Cơn ngủ ngày sớm thường từ 9:30 kéo dài 1h. Cơn buổi trưa lúc 2:00 kéo dài 1-2h. Cơn buổi chiều có thể trong khoảng thời gian từ 3:00 đến 5:00 và thời gian ngủ ngắn. Hiện tại cháu ngủ như vậy là đảm bảo nhu cầu.

Để giúp nuôi dưỡng hợp lý hơn, em nên tìm đọc lại các bài về dinh dưỡng tại dự án “Dinh dưỡng trẻ em“.

Chúc em nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và kiên nhẫn nuôi dưỡng bé.

Chị có thể tham khảo thêm các bài viết:

  1. Các vitamin.
  2. Thành phần dinh dưỡng và chức năng hoạt động.

Câu hỏi 7

Người hỏi: Thúy Sơn – Ngày hỏi: 2/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn An Nghĩa

Câu hỏi

Con em được 3 tháng 10 ngày. Cháu sinh 37 tuần, nặng 2.4kg. Vì còn nhỏ nên cháu không mút ti mẹ, em phải hút ra bình cho bú lâu thành quen, bây giờ nó không ti mẹ. Tháng đầu tăng 1kg, tháng 2 tăng 800g, tháng 3 không tăng lạng nào. Em lo quá, như thế có phải suy dinh dưỡng không ạ? Con vẫn chơi ngoan, bình thường nhưng bú hơi ít.

Trả lời

Chào chị. Chị vui lòng cung cấp thêm một số thông tin:

Quá trình mang thai bé chị đi tái khám có đều không? Có ghi nhận gì bất thường? Bác sĩ có giải thích với chị lý do vì sao bé nhẹ cân khi sinh? Bé sinh thường, sinh mổ, hay sinh có trợ giúp (Bác sĩ dùng dụng cụ hút bé ra)? Chiều dài và vòng đầu lúc sinh?

Hiện tại, bé đã có thể tự nắm một món đồ gì đó ở gần hay chưa? Bé có thể tự quay đầu sang bên khi nghe tiếng mẹ? Nhìn theo khi mẹ đi hay đồ chơi ở gần di chuyển? Chị có thấy bé cười hay ê a khi thức chơi không?

Hiện tại bé bú mỗi ngày được bao nhiêu? Chị chia cử thế nào? Một cữ bú thường mất khoảng bao lâu? Bé đi tiêu và đi tiểu thế nào?

Các cân nặng mà chị cung cấp là dùng cùng một cân hay dùng các cân khác nhau? Chị có thấy bất thường gì khác ngoài chuyện không tăng cân và bú hơi ít hơn bình thường không?

Trao đổi thêm

Em là thai yếu, tiêm nội tiết đến 30 tuần (2 tuần 1 mũi). Em vẫn khám thai định kỳ và thai phát triển tốt, nhưng đến 34 tuần thì con không tăng cân và cạn ối. 35 tuần nhập viện truyền nước đến 37 tuần thì mổ lấy thai. Cân 3 lần là 2 cân ở 2 nơi khác nhau, cháu có hóng chuyện ê a, nhìn theo bố mẹ khi bố mẹ đi, biết đòi mẹ bế. Ngày trung bình ăn được 7-8 cữ, sau khi tiêm 5in1 về lười ăn, mỗi lần ăn được 20-30-40-50ml thôi, cháu vẫn bình thường mỗi việc bú ít và tăng cân chậm thôi bác sĩ ạ.

Con em sinh ra được xét nghiệm 2 lần ở Trung tâm công nghệ BIONET chẩn đoán thuộc bé có khả năng cao về việc Thiếu men G6PD, xin bác sĩ tư vấn về việc ăn uống và kiêng những gì cho con. Cám ơn bác sĩ.

BS. Trả lời

Chào chị, với thông tin mà chị cung cấp thì bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung. Trước hết, chị cần chắc chắn cân nặng mà gần đây chị đo cho bé là chính xác (chứ không phải sai lệch do dùng khác cân), chị có thể thử cân bé lại bằng đúng chiếc cân chị đã dùng trong lần khám trước.

suy dinh dưỡng trong tử cung sẽ dễ bị một số biến chứng hơn các bé bình thường, trong đó có chậm phát triển thần kinh. Nhưng ở thời điểm hiện tại bé có các mốc phát triển tâm thần khá phù hợp lứa tuổi (chị vẫn chưa cung cấp đầy đủ hết những thông tin mà tôi có đề cập nên tôi chưa thể kết luận về các mốc phát triển vận động của bé). Tuy nhiên, về lâu dài chị vẫn sẽ cần theo dõi thêm vì 3 tháng vẫn là một khoảng thời gian khá ngắn để đánh giá đầy đủ.

Tốc độ tăng cân trong 2 tháng đầu của bé là tương đối chấp nhận được, tốc độ tăng cân thế này cũng cho thấy lượng sữa cung cấp cho bé trong thời gian này là tương đối tốt. Thế nhưng, việc đứng cân tháng thứ 3 là điều không bình thường. Việc tiêm vaccine nếu có làm bé khó chịu và giảm bú thì cũng chỉ trong 1 thời gian rất ngắn. Nếu gần đây bé bú chỉ < 50ml/cữ x 8 cữ/ngày thì lượng sữa này là rất thấp so với nhu cầu của bé.

Đầu tiên, chị hãy chú ý điều chỉnh lại tổng lượng sữa cung cấp cho bé trong ngày, một cách tính toán dễ nhất là chị lấy cân nặng của bé x 150ml, ví dụ hiện tại con chị đang có cân nặng 4,2kg thì bé sẽ cần khoảng 4,2 x 150 = 630 ml sữa/ngày, chị có thể chia làm nhiều cữ. Tuy nhiên, không nên cứng nhắc hoàn toàn theo con số này, bé có thể bú nhiều hơn hoặc ít hơn con số này một chút, không sao cả.

Về cách chia cữ, chị sẽ tập chú ý những biểu hiện khi nào bé đòi bú, ví dụ như bé quay đầu và mở miệng về phía bình sữa, hay miệng bé làm động tác nút, hoặc bé cho tay vào miệng nút, lúc này chị sẽ cho bé bú tốt nhất là theo nhu cầu của bé, đừng cố gắng ép quá mức, một số lưu ý nhỏ ở đây là để ý chọn núm vú phù hợp với bé (cứng quá hay mềm quá, tia sữa nhỏ quá hoặc lớn quá đều không tốt, chị có thể thử vài loại để chọn ra núm vú phù hợp với bé), thân và cổ bé nên trên một trục (đầu không nghiêng bên khi bú), đỡ đầu và vai bé cao hơn thân mình. Khi đã có lượng sữa trung bình cho mỗi cữ, chị có thể dễ tính ra số cữ cần thiết trong một ngày cho bé. Hãy cố gắng phân cữ sữa ưu tiên theo nhu cầu của bé.

Bước kế tiếp, chị sẽ theo dõi tăng cân nặng của bé để điều chỉnh tổng lượng sữa phù hợp cho bé kịp thời. (hãy tập trung theo dõi cân nặng trước vì nếu cân nặng tăng tốt, chiều cao đa phần sẽ tăng tốt theo).

Nếu bé vẫn tiếp tục bú ít và không đạt đủ tổng lượng tính toán, chị hãy cho bé đi tái khám.

Chị đã làm rất tốt khi cho bé bú mẹ hoàn toàn, chỉ hơi tiếc là bú qua bình. Chị hãy tiếp tục cho bé được bú sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng.

Về bệnh G6PD, vì hiện tại bé bú sữa mẹ nên mẹ cũng phải tránh những loại thuốc/thức ăn mà người bị G6PD không được dùng (để tránh những trường hợp các chất này qua sữa vào bé). Các loại thuốc/thức ăn này khá khó nhớ nên trong thời gian đầu, chị nên có một danh sách các thuốc/thức ăn này để mang theo, danh sách này chị có thể hỏi để lấy từ BIONET nếu họ chưa cung cấp cho chị. Chị có thể tham khảo thêm bài “Thiếu men G6PD” tại Y học cộng đồng.

Chị có thể tải hình 2 lần xét nghiệm lên đây được không?

Chúc bé chóng khỏe!

Trao đổi thêm

Hình 2 lần xét nghiệm của bé đay ạ. Bác sĩ xem giúp em.

Lần 1

Thiếu men G6PD

Lần 2

Thiếu men G6PD

BS. Trả lời

Cả hai lần đều làm phết máu khô. Chị nên mang cả hai xét nghiệm đến khám tại cơ sở chuyên Nhi, bé có thể cần làm thêm một xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán.

Câu hỏi 8

Người hỏi: Hanh Nguyen – Ngày hỏi: 17/6/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ Nhi khoa cho em hỏi, con em đang 3 tháng, có nên bổ sung men vi sinh để tăng sức đề kháng cho con ở hệ tiêu hóa không ạ.

Trả lời

Chào chị! Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì chị không cần bổ sung men tiêu hóa (enzyme) hay men vi sinh (Probiotic-là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột).

Câu hỏi 9

Người hỏi: Lan Phong Pham – Ngày hỏi: 29/6/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thảo vs Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Các anh chị cho em hỏi. Con em hơn 8 tháng, trước cháu bú bình sữa mẹ khoảng hơn 600ml/ngày và ăn dặm bột (rất ít, khoảng 1 chén chè), cháu nặng tầm 8 kg. Hai tuần nay cháu bú xong hay bị nôn, rồi cháu sốt phát ban 2 ngày, hiện đã hết sốt, vẫn còn ban đỏ. Từ ngày bị sốt cháu ăn ít, đến nay đã khỏi sốt 4 ngày cháu chỉ bú khoảng 250 ml sữa/ngày, đêm cháu đói đòi ăn nhưng cho bú bình chỉ bú một hơi rồi ngủ, ép thì khóc không chịu.

Cháu hiện rất gầy. Cháu vẫn chơi nhưng yếu nên không hoạt động được nhiều, lúc ngủ hay đòi bế trên tay không đặt được. Cháu chưa mọc răng, chưa biết ngồi, biết trườn. Em xin hỏi lúc chưa ốm theo như trên thì cháu có vấn đề về dinh dưỡng không, khẩu phần ăn cần thay đổi như thế nào. Và hiện tại sao cháu lại kén ăn vậy. Em có đút sữa cho bé bằng thìa, chứ hầu như bé không chịu bú. Cháu chỉ tè ướt 2,3 lần một ngày thì có sao không ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em về việc bổ sung Canxi cho cháu.

Cháu sinh 2.8kg tăng cân đều chỉ có điều cháu hơi ngắn và không bú mẹ trực tiếp, em cho cháu bú sữa mẹ vắt ra bằng bình. Em cũng biết cháu có chậm hơn các bé cùng tuổi nên vẫn cố gắng cho con ăn nhiều bữa.

Trả lời

Ths. Trần Thanh Thỏa

Trên thực tế, khi trẻ bị ốm và người rất mệt mỏi, việc cháu chán ăn trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày là chuyện dễ hiểu. Trong thời gian này, mẹ không nên ép bé quá, sẽ làm cháu bị ám ảnh và gây nên việc sợ thức ăn. Nếu không quá bận rộn, mẹ nó nên cho cháu bú sữa. Mẹ tăng cường cho cháu uống nước, chia nhỏ các bữa ăn, phơi nắng và cho tiếp xúc với thiên nhiên trong lành. Về khẩu phần ăn thì mẹ nó để ý chế biến thức ăn theo các phương pháp ăn dặm, không nên dùng bột. Bé 8 tháng mà chưa biết ngồi và quấy khóc thì cũng đáng quan tâm rồi bạn ạ. Lúc này bạn không nên nôn nóng ép cháu ăn. Nếu có điều kiện, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe cho cháu tại bác sĩ.

Đừng tuỳ tiện bổ sung Canxi cho cháu em nhé. Việc cháu bú sữa thì canxi không thiếu đâu, sữa mẹ rất tốt cho con. Việc hấp thụ Canxi còn liên quan đến vitamin D nữa, em cho cháu tắm nắng, tiếp xúc môi trường thông thoáng, rồi cháu sẽ hồi phục. Việc kiểm tra sức khỏe cho cháu là cần thiết để bác sĩ có tư vấn kịp thời cho phát triển của bé. Ngày trước con chị hoàn toàn khỏe mạnh, sau sinh 3 tháng chị vẫn kiểm tra toàn diện, sau 6 tháng chị lại khám tổng quát một lần. Thật ra ở minh hay có câu “cực chẳng đã mới đi bác sĩ” nhưng việc khám thường xuyên khi khỏe thì tốt hơn. Chúc hai mẹ con khỏe, mẹ đừng căng thẳng quá nhé!

Chị Đào Thị Mỹ Lương

Em cho cháu ăn bột ăn liền hay bột tự xay? Bột ăn liền rất nguy hiểm, vì trong đó có chứa nhiều chất phụ gia, không chắc chắn rằng nguyên liệu làm bột còn hạn sử dụng hay hết hạn sử dụng. Tác hại của các chất phụ gia: gây ung thư, biến đổi kiểu gen, các bệnh dị ứng, kiềm chế sự phát triển của cơ thể & tế bào não, cản trở sự trao đổi chất của tế bào…Nếu dùng bột ăn liền thì bỏ đi nhé.

Các bà các mẹ ngày xưa (ở quê hiện nay) toàn tự mang gạo ở nhà, đi nghiền bột cho trẻ. Bé hay nôn sau khi ăn, chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé “đang ốm, mệt”, nên cho bé ăn những thứ dễ tiêu hóa, trợ giúp tiêu hóa. Rang vàng gạo lức, đun mềm, chắt lấy nước, bỏ 1 chút muối (1 chút xíu thôi nhé), cho cháu uống lúc hơi âm ấm thay nước. Không nên cho cháu ăn những đồ ăn thức uống lạnh, những thứ này sau khi ăn vào, hệ tiêu hóa phải mất thêm nhiệt lượng để hấm nóng chúng (36 độ C) rồi mới tiêu hóa. Nếu hệ tiêu hóa yếu, không đủ nhiệt lượng hâm nóng thức ăn, dạ dày sẽ “xác nhận” chúng không phải là thức ăn (dị vật hoặc độc tố) và tìm cách đẩy ra ngoài, dẫn đến triệu chứng nôn mửa.

Nấu bột với nước (không dùng dầu ăn hay nước xương thịt… nhé vì những thứ này nặng khó tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu ăn những thứ này chẳng khác gì đem muối rắc vào vết thương), nêm chút xíu muối trắng (không bột nêm nhé, trong bột nêm cũng có chất phụ gia, điều vị, phẩm màu…), nấu hơi loãng 1 chút, cho bé ăn lúc bột hơi âm ấm. Tại sao em không cho con bú trực tiếp mà lại cho vào bình??? Nếu bình sữa, núm vú rửa không kỹ hay còn dính nước tẩy rửa…cũng là 1 yếu tố gây ra rối loạn tiêu hóa. Sữa lấy ra khỏi cơ thể sẽ phân hủy dần dần, nếu bảo quản không tốt dễ bị lên men (ôi thiu).

Câu hỏi 10

Người hỏi: Do Thi Mai Phuong – Ngày hỏi: 5/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho em hỏi bé nhà em nay 11 tháng rưỡi, nặng 9kg8 vẫn chưa biết bò, chưa biết đứng liệu bé có bị gì không? Bác sĩ giúp e với. E cám ơn.

Trả lời

Chào chị! Ông bà ta có câu: Ba lật, bảy bò, chín tháng lò dò tập đi!

Cháu 11.5 tháng vẫn chưa biết bò và chưa đứng là chưa đạt chuẩn phát triển bình thường ở trẻ.

Chị cần cho cháu đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi khám và đánh giá tình trạng phát triển để có hướng xử trí thích hợp.

Chúc cháu chóng khỏe!

Sau khi đọc tất cả các câu hỏi và tài liệu mà chúng tôi đã cung cấp, nếu bạn vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của mình vui lòng đặt câu hỏi tại Group Nhi khoa Y học cộng đồng để được tư vấn.

Bài viết Dinh dưỡng ở trẻ em (phần 1) – Câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Thiếu men G6PD https://yhoccongdong.com/thongtin/thieu-men-g6pd/ Mon, 15 Sep 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/thieu-men-g6pd/

Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền về men rất phổ biến ở người. Người bị thiếu men G6PD sẽ bị dị ứng rất nặng khi ăn đậu tằm (Đậu răng ngựa, Broad Bean...).

Bài viết Thiếu men G6PD được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>

(Để tìm hiểu thêm các câu hỏi thường gặp về thiếu men G6PD dành cho cộng đồng mời bạn truy cập link sau: https://yhoccongdong.com/thongtin/thieu-men-g6pd-nhung-cau-hoi-thuong-gap/)

Thế nào là thiếu men G6PD?

Thiếu men G6PD (Glucose 6-phosphatase dehydrogenase) là một bệnh di truyền về men rất phổ biến ở người. Trên thế giới có trên 400 triệu người mắc bệnh này. Người bị thiếu men G6PD sẽ bị dị ứng rất nặng khi ăn đậu tằm (các tên khác mà cha mẹ cần biết khi mua các sản phẩm từ loại đậu này: Broad Bean , Fava Bean , Faba Bean , Field Bean , Bell Bean , Tic Bean ).

Hoa cây đậu tằm Hạt và vỏ đậu tằm Quả đậu tằm sau thu hoạch

Hình : (a) Lá và hoa của cây đậu tằm; (b) Hạt và vỏ đậu tằm; (c) Quả đậu tằm sau thu hoạch

 

Hạt đậu tằm dạng snack Hạt đậu tằm sau khi hấp

Hình: (d) Hạt đậu tằm dạng snack;          (e) Hạt đậu tằm sau khi hấp khoảng 3 phút.

Đây là một bệnh di truyền do trẻ nhận gen bất thường nằm trên nhiễm sắc thể (NST) giới tính X từ bố (bố mang nhiễm sắc thể giới tính XY), hoặc từ mẹ (mẹ mang nhiễm sắc thể giới tính XX). Nếu là con trai sẽ dễ mắc bệnh hơn do chỉ có một nhiễm sắc thể X, nếu là con gái, do có 2 nhiễm sắc thể X nên trẻ chỉ mắc bệnh khi nhận hai gen bất thường, một từ bố và một từ mẹ. Do đó, con trai thường mắc bệnh nhiều hơn con gái.

Hôn nhân của người bố bình thường, NST không mang gen bệnh (c) và mẹ bình thường nhưng mang một gen bệnh (XXc). Trong số các con của họ sẽ có ¼ là con trai mắc bệnh (XcY), ¼ là con gái bình thường hoàn toàn không mang gen bệnh (XX), ¼ con gái là bình thường nhưng có mang một gen bệnh (XXc), và ¼ con trai hoàn toàn bình thường (XY).

Thiếu men G6PD là bệnh di truyền

Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền

Làm thế nào để chẩn đoán sớm thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh?

Tất cả các trẻ sơ sinh sẽ được xét nghiệm sớm để phát hiện một số bệnh bẩm sinh trong đó có trường hợp thiếu men G6PD bằng cách lấy giọt máu khô ở gót chân trẻ gửi đi phân tích. Nếu kết quả cho thấy trẻ bị thiếu men G6PD, trẻ sẽ được theo dõi và tư vấn bởi một bác sĩ chuyên khoa và được thực hiện thêm xét nghiệm để xác định chắc chắn trẻ có bị thiếu men G6PD thật sự hay không.

Chẩn đoán thiếu men G6PD bằng cách lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Lấy máu gót chân của trẻ để phân tích, chẩn đoán thiếu men G6PD (Nguồn ảnh: ongs.com)

Điều gì sẽ xảy ra nếu con bạn bị thiếu men G6PD?

Men G6PD được hồng cầu trong máu sản xuất, bình thường men này giúp bảo vệ hồng cầu khỏi bị tấn công bởi các chất oxy hóa. Khi trẻ bị thiếu men này, hồng cầu sẽ bị phá hủy bởi các chất oxy hóa có trong thức ăn (trong hạt đậu tằm, đặc biệt là chưa nấu chin có chứa nhiều chất oxy hóa như vicine, isouramil và convicine) hoặc một số thuốc gây ra tình trạng thiếu máu do tan huyết (do vỡ hồng cầu). Tình trạng này sẽ làm tang lượng bilirubin trong máu làm trẻ bị thiếu máu kèm theo vàng da, vàng mắt.

Nếu trẻ bị vàng da nặng, nhất là trong 2 tuần đầu trong thời kỳ sơ sinh, trẻ sẽ có thể bị tổn thương não gây bại não, chậm phát triển tinh thần và vận động.

Trẻ bại não

Trẻ bị bại não (Nguồn ảnh: www.akhbaralyom.net)

Tình trạng thiếu máu tan huyết và vàng da sơ sinh kéo dài là hai vấn đề nghiêm trọng mà trẻ thiếu men G6PD gặp phải. Cả hai tình trạng này đều liên quan trực tiếp đến việc mất khả năng tái tạo một loại phân tử có tên là NADPH (nicotinamide adenine dinucleotide phosphate) khi nó bị khử bởi các chất oxy hóa. Khả năng này bình thường được men G6PD xúc tác, vì vậy khi cơ thể thiếu men G6PD sẽ dẫn đến các tình trạng bất thường trên.

Trừ trường hợp vàng da sơ sinh, tình trạng tan huyết chỉ xảy ra ở người thiếu men G6PD khi sử dụng hoặc tiếp xúc với một số loại thức ăn, hóa chất, dược phẩm nhất định, còn không thì người này hoàn toàn có cuộc sống bình thường.

Nếu được phát hiện sớm qua sàng lọc trẻ sẽ được theo dõi tình trạng vàng da sơ sinh, và được khuyến cáo để tránh tiếp xúc hoặc sử dụng các thức ăn, dược phẩm có thể gây ra tình trạng oxy hóa mạnh gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vì vậy nếu bạn hoặc con bạn được chẩn đoán thiếu men G6PD, cần nói cho nhân viên y tế biết tình trạng này để học tránh kê đơn những loại thuốc có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn hoặc con bạn.

Hậu quả của tình trạng thiếu máu tan huyết như thế nào?

Tình trạng thiếu máu tan huyết sẽ làm giảm khả năng của hồng cầu vận chuyển oxy cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy khi tình trạng thiếu máu tan huyết xảy ra, người bị thiếu men G6PD sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, thở gấp và có thể có nước tiểu màu vàng sẫm. Một số loại thuốc oxy hóa, tình trạng nhiễm trùng, hoặc ăn đậu tằm có thể gây nên tình trạng trên.

Khi bị thiếu máu tan huyết, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ cho bạn thở oxy, nghỉ ngơi, truyền máu, uống các thuốc có tác dụng kích thích sản sinh hồng cầu như acid folic v.v…

Những trường hợp nào sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị thiếu men G6PD?

Người bị thiếu men G6PD sẽ có cuộc sống hoàn toàn bình thường, tuy nhiên sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi sử dụng một số loại thức ăn, dược phẩm có khả năng oxy hóa. Thông thường tình trạng này xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Bị bệnh, kể cả những bệnh do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus.
  • Uống một số loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt có chứa aspirin, hoặc phenacetin.
  • Các loại kháng sinh thuộc nhóm sulfonamide hoặc sulfone.
  • Các thuốc kháng sốt rét như quinine, chloroquine, primaquine, và các loại thuốc kháng sốt rét khác mà tên gọi có chữ “quine”.
  • Một số loai thuốc hay sử dụng như vitamin K, xanh methylene dung trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu.
  • Ăn một số thức ăn làm từ đậu tằm.
  • Tiếp xúc với một số chất gây oxy hóa như viên long não (bang phiến).

Các bác sĩ sẽ cho bạn một danh sách các thuốc cần tránh sử dụng.

Thiếu men G6PD có lây không?

Thiếu men G6PD là một khiếm khuyết di truyền nên không thể lây cho người khác khi tiếp xúc người bị thiếu men G6PD. Vì đây là khiếm khuyết di truyền nên không thể điều trị được.

Nếu tôi bị thiếu men G6PD, khả năng truyền bệnh này cho con tôi sẽ như thế nào?

Thiếu men G6PD và khả năng di truyền từ bố mẹ

(a) Nếu bố là người không mắc bệnh và mẹ là người bình thường nhưng mang gen bệnh

  • Khả năng sinh con gái bị thiếu men G6PD: 0%
  • Khả năng sinh con gái bình thường nhưng mang gen bệnh: 50%
  • Khả năng sinh con trai bị thiếu men G6PD: 50%
  • Khả năng sinh con trai hoàn toàn bình thường: 50%

(b) Nếu bố bị thiếu men G6PD và mẹ hoàn toàn bình thường (không mang gen bệnh)

  • Khả năng sinh con gái bị thiếu men G6PD: 0%
  • Khả năng sinh con trai bị thiếu men G6PD: 0%
  • Khả năng sinh con gái bình thường nhưng mang gen bệnh: 100%

(c) Nếu bố bị thiếu men G6PD và mẹ bình thường nhưng mang gen bệnh

  • Khả năng sinh con gái bị thiếu men G6PD: 50%
  • Khả năng sinh con gái bình thường nhưng mang gen bệnh: 50%
  • Khả năng sinh con trai bị thiếu men G6PD: 50%
  • Khả năng sinh con trai hoàn toàn bình thường: 50%

Người bị thiếu men G6PD có thể hiến máu không?

Không! Người bị thiếu men G6PD không nên hiến máu.

Cần phải làm gì khi con bạn bị thiếu men G6PD?

Khi con bạn bị thiếu men G6PD, cần nhớ:

  • Không sử dụng những loại thức ăn, hóa chất, dược phẩm có thể gây tan huyết.
  • Nhớ nhắc nhân viên y tế về tình trạng thiếu men G6PD của trẻ.
  • Không sử dụng long não (băng phiến)  để cho vào tủ quần áo, chăn mền, giường gối do viên long não chứa naphthalene là một chất oxy hóa.
  • Cần cảnh giác với một số loại thuốc nam, thuốc đông y và các loại đậu vì có thể chứa chất oxy hóa.
  • Các bà mẹ cho con bú không được sử dụng những thức ăn hoặc dược phẩm chống chỉ định với người bị thiếu men G6PD vì những chất này có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ.
  • Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Qui trình sàng lọc thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh?

Quy trình sàng lọc thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh

Cám ơn bác sĩ BS.Lê Thanh Nhã Uyên đã chia sẻ bài viết này ​

Tài liệu tham khảo

http://chaodontuonglai.vn/modules.php?name=Tailieu&op=Tailieu_View&tlid=3

Bài viết Thiếu men G6PD được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>