thủy ngân - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Mon, 30 Mar 2020 16:58:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Ngộ độc thủy ngân: Điều trị y tế và phòng tránh tại nhà https://yhoccongdong.com/thongtin/ngo-doc-thuy-ngan-dieu-tri-y-te-va-phong-tranh-tai-nha/ Thu, 05 Sep 2019 15:48:40 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30332 Điều trị y tế và phòng tránh ngộ độc thủy ngân tại nhà

Khi nghi ngờ hoặc phơi nhiễm với bất kỳ dạng nào của thủy ngân đều cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Bài viết Ngộ độc thủy ngân: Điều trị y tế và phòng tránh tại nhà được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Điều trị y tế và phòng tránh ngộ độc thủy ngân tại nhà

Điều trị y tế khi bị ngộ độc thủy ngân

Khi nghi ngờ hoặc phơi nhiễm với bất kỳ dạng nào của thủy ngân đều cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ có phơi nhiễm cấp tính, bệnh nhân sẽ được điều trị ngay nhằm tránh các tổn thương không phục hồi trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Nên tham vấn với trung tâm kiểm soát độc chất và chuyên gia y tế về độc chất. Trong các vụ ngộ độc lớn, nhân viên kiểm soát độc chất của thành phố hoặc quốc gia cần được thông báo để hạn chế sự phơi nhiễm độc hại trong cộng đồng.

Đối với phơi nhiễm cấp tính, bước đầu tiên là cách ly nạn nhân khỏi nguồn thủy ngân, đồng thời cảnh báo những người xung quanh. Nếu có thể, quần áo bị nhiễm bẩn của nạn nhân nên được cởi bỏ, gói lại để xử lý. Nếu hít phải hơi thủy ngân cấp tính một lượng lớn, cần phải tiến hành cấp cứu hô hấp (dùng thuốc giãn phế quản hoặc đặt nội khí quản). Nếu nuốt phải các dạng thủy ngân vô cơ gây ăn mòn, không nên dùng thuốc gây nôn (emetic) vì việc nôn mửa có thể làm tăng nguy cơ độc tố tiếp xúc da.

Với phơi nhiễm mãn tính, nguồn thủy ngân cần phải được xác định và sau đó cách ly khỏi môi trường sống để giảm tiếp xúc.

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại ngộ độc thủy ngân. Nếu nuốt phải cục pin hoặc một dạng thủy ngân vô cơ ăn mòn, việc điều trị sẽ thường bắt đầu bằng việc loại bỏ nguồn độc tố, tiến hành bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Nếu nuốt phải thủy ngân vô cơ ở dạng lỏng (không được bọc lại như pin), nên sử dụng than hoạt tính nhằm hấp thụ và bất hoạt thủy ngân. Súc rửa dạ dày “tích cực” cũng được khuyến cáo để loại bỏ độc tố. Những bệnh nhân này cũng hay được truyền dịch bổ sung vì tiêu chảy thường xảy ra bởi độc tố phá hủy niêm mạc ruột.

Ngộ độc thủy ngân hữu cơ cấp tính được xử lý tương tự như ngộ độ vô cơ, ngoại trừ việc độc tố thường không ảnh hưởng ngay đến các tế bào ruột. Việc điều trị có thể không cần tới than hoạt tính và thuốc nhuận tràng.

Nuốt phải thủy ngân đơn chất (ví dụ, từ nhiệt kế bị hỏng) thường không ảnh hưởng đến các tế bào đường tiêu hóa trừ khi chúng bị tổn thương từ trước (ví dụ, những người bị viêm loét đại tràng, có lỗ rò hoặc viêm túi thừa). Thuốc nhuận tràng có thể loại bỏ được thủy ngân đơn chất. Nếu đường ruột bị tổn thương, có thể cần điều trị “tích cực” hơn.

Điều trị y tế và phòng tránh ngộ độc thủy ngân tại nhà

Ngoài ra, điều trị có thể bao gồm cả việc dùng các chất tạo phức (chelators) có khả năng bắt giữ hầu hết các dạng thủy ngân độc hại. Những chất này cạnh tranh với các nhóm sulfhydryl mà thủy ngân dùng để liên kết với tế bào, qua đó ngăn cản độc tính do thủy ngân gây ra. Thuốc thường được sử dụng là Dimercaprol. Các phân tử thủy ngân gắn với Dimercaprol có thể được loại bỏ bằng phương pháp lọc máu. Dimercaprol không nên được sử dụng khi tiếp xúc với methylmercury vì nó có thể làm tăng độc tính lên não và tủy sống. Một tác nhân chelating khác được sử dụng cho cả hai dạng ngộ độc thủy ngân hữu cơ và vô cơ (phơi nhiễm mãn tính và nhẹ) là DMSA (2, 3 – dimercaptosuccinic acid, succimer).

Lưu ý rằng việc điều trị là rất phức tạp và cần ý kiến chuyên gia về độc chất để xác định liều lượng thuốc thích hợp cho từng bệnh nhân.

Theo dõi khi bị ngộ độc thủy ngân

Việc theo dõi khi bị ngộ độc thủy ngân là rất quan trọng để chắc chắn nguồn độc tố được loại bỏ hoàn toàn hoặc không thể gây hại nữa. Điều này đôi khi khó thực hiện nếu nguồn độc tố là từ sản xuất công nghiệp hoặc có trong môi trường. Các cơ quan quản lý chính phủ cần thông báo rõ ràng với trách nhiệm cao để đảm bảo an toàn cho người dân. Nhiều bệnh nhân bị ngộ độc thủy ngân, đặc biệt là ngộ độc thủy ngân hữu cơ bị tổn thương thần kinh và họ cần được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được theo dõi, điều trị và phục hồi chức năng.

Chăm sóc tại nhà khi bị ngộ độc thủy ngân

Khác với tầm quan trọng của việc tránh các nguồn ngộ độc thủy ngân tiềm ẩn, việc chăm sóc tại nhà không được đề cao. Tuy nhiên, các biện pháp phòng tránh dưới đây được liệt kê để giúp ngăn ngừa tiếp xúc với các dạng thủy ngân tại nhà và các nơi khác.

Phòng chống ngộ độc thủy ngân

Phòng chống ngộ độc thủy ngân sẽ rất khó khăn nếu không biết nguồn gây độc. Do đó, việc ngăn ngừa cần bắt đầu bằng việc xác định các nguồn độc tố tiềm ẩn hoặc đã biết, sau đó ngừng sản xuất hoặc cô lập chất độc để không ai tiếp xúc được nữa. Các tình huống này thường gặp ở các nguồn thủy ngân công nghiệp hoặc trong môi trường. Rất cần sự can thiệp quyết liệt, có trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan chính phủ để thiết lập các phương án phòng tránh tiếp xúc với thủy ngân.

Phòng chống ngộ độc thủy ngân tại nhà

Tại mỗi gia đình, có một số vật dụng chứa thủy ngân (ví dụ như nhiệt kế, thiết bị y tế, một số chất khử trùng, bóng đèn huỳnh quang) có khả năng trở thành nguồn gây ngộ độc thủy ngân. Mọi người nên đọc tên nhãn hiệu sản phẩm để xem chúng có chứa thủy ngân hay không, có ghi cảnh báo về độc tính tiềm ẩn hoặc có hướng dẫn về cách xử lý sản phẩm khi bị hỏng hoặc không sử dụng được.

Một số quốc gia có một bộ hướng dẫn chi tiết về những việc nên làm và không nên làm khi thủy ngân bị thoát ra ngoài, ví dụ khi bóng đèn huỳnh quang bị vỡ. Các hướng dẫn đó cũng cho biết làm thế nào để loại bỏ các sản phẩm có chứa thủy ngân.

Phòng chống ngộ độc thủy ngân – Chất trám răng hỗn hợp

Mọi người cũng có thể lo ngại về thủy ngân dùng trong vật liệu trám răng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức y khoa uy tín như Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khẳng định rằng không có bằng chứng cho thấy thủy ngân, ngay cả với lượng nhỏ, trong vật liệu trám răng có thể gây hại. Tuy nhiên, hiện đang có một số loại vật liệu trám răng khác tiện dụng hơn, giúp bệnh nhân có thêm nhiều lựa chọn.

Phòng chống ngộ độc thủy ngân – Cá và động vật có vỏ

Cá và động vật có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… thường được xem là một thành phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều chứa một lượng nhỏ methylmercury. Để phòng ngừa nhiễm methylmercury độc hại khi ăn hải sản, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra các khuyến cáo như không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng đế,… vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Cũng nên chú ý đến các cảnh báo của địa phương về sự an toàn của cá được đánh bắt ở các sông, hồ và khu vực ven biển (Cần bổ sung thông tin ở Việt Nam).

Phụ nữ đang có ý định mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú phải đặc biệt chú ý khi tuân theo những khyến cáo này vì não và tủy sống của thai nhi, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thủy ngân.

Vắc-xin không gây ngộ độc thủy ngân

Một mối quan tâm thường gặp khác là việc sử dụng thimerosal, một chất bảo quản có thủy ngân được sử dụng trong các chế phẩm vắc-xin. Thimerosal chỉ có trong một số vắc-xin cúm, các vắc-xin còn lại hầu như không chứa chất này. Tuy nhiên, lượng thủy ngân trong thimerosal rất thấp. Năm 2008, CDC khuyến cáo rằng vắc-xin cúm hiện nay là an toàn đề sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em vì chúng chứa rất ít thủy ngân.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.emedicinehealth.com/mercury_poisoning/article_em.htm
  2. https://emedicine.medscape.com/article/1175560-treatment#d9

Bài viết Ngộ độc thủy ngân: Điều trị y tế và phòng tránh tại nhà được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân https://yhoccongdong.com/thongtin/kien-thuc-co-ban-ve-ngo-doc-thuy-ngan/ Sat, 31 Aug 2019 01:49:42 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30248 Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân

Thủy ngân là nguyên tố hóa học được tìm thấy trên khắp trái đất, ngộ độc thủy ngân thường gây bệnh nhiều nhất ở não và hệ thần kinh.

Bài viết Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân

Ngộ độc thủy ngân là gì?

  • Thủy ngân là nguyên tố hóa học được tìm thấy trên khắp trái đất. Nó có thể ở trong đất, đá và nước, ngay cả trong không khí dù với lượng rất nhỏ. Thủy ngân tồn tại nhiều nhất ở dạng cinnabar (thủy ngân sunfit). Thủy ngân tồn tại ở một số dạng như kim loại lỏng, dưới dạng hơi và trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Về mặt hóa học, thủy ngân có kí hiệu là Hg và số nguyên tử là 80.
  • Thủy ngân đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm thuốc điều trị, tạo ra hỗn hống (amalgams) và nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp. Các nhà khoa học, bác sĩ và các chuyên gia cũng phát hiện ra các dạng thủy ngân đều gây bệnh cho con người. Cụm từ “Mad as a Hatter” (thợ làm mũ khùng điên) bắt nguồn từ những năm 1800, qua sự kiện nhiều người thợ (hatters) dùng thủy ngân xử lý nỉ khi làm mũ thường có những thay đổi tâm thần.
  • Khi tiếp xúc với thủy ngân, tùy thuộc vào liều lượng, đường hấp thu (tiêu hóa, hô hấp, da) và thời gian tiếp xúc, thủy ngân có thể gây độc cho con người.
  • Một số dạng thủy ngân đơn chất và hợp chất (hơi, methylmercury, thủy ngân vô cơ) độc hơn các dạng khác. Thai nhi và những người bị bệnh (ví dụ, người mắc bệnh phổi hoặc thận) là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
  • Mặc dù các dạng thủy ngân khác nhau gây ra các triệu chứng khác nhau, chúng đều gây bệnh nhiều nhất ở não và hệ thần kinh.
  • Nhiều vật dụng có chứa thủy ngân và có thể gây ra sự phơi nhiễm độc hại. Thủy ngân có mặt ở nhiều nơi, cả nơi làm việc và trong gia đình. Ví dụ, ở các nhà máy nhiệt điện hoạt động bằng cách đốt than sẽ tạo ra thủy ngân (nguồn thủy ngân cao nhất đưa vào không khí), nhiệt kế gia đình, pin “nút”, bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm năng lượng loại mới và hải sản (động vật có vỏ, cá ngừ, cá cờ xanh và nhiều loại khác). Tất cả chúng là các nguồn ngộ độc thủy ngân tiềm tàng. Tuy nhiên, đã có sẵn các hướng dẫn cho việc sử dụng, tiêu thụ và xử lý cẩn thận các vật này.
  • Các hướng dẫn sau đây có thể làm giảm hoặc loại bỏ sự phơi nhiễm thủy ngân.Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân

 Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân?

Thủy ngân liên kết với các nhóm sulfhydryl trong nhiều enzyme và protein của mô tế bào, và do đó gây độc trực tiếp cho các tế bào và chức năng của tế bào. Tổn thương có thể rất nghiêm trọng và hậu quả cuối cùng là gây suy cơ quan như phổi, thận hoặc hệ thần kinh.

Bùng phát ngộ độc thủy ngân thường xảy ra khi có chất thải công nghiệp chứa thủy ngân hoặc methylmercury vào môi trường. Ví dụ điển hình là thảm họa ô nhiễm ở vịnh Minamata của Nhật Bản, nơi bắt nguồn tên 1 loại bệnh gọi là Minamata. Các nghiên cứu từ khoảng năm 1956 đến 1960 cho thấy các triệu chứng bất thường (về thần kinh) được tìm thấy ở những người trong khu vực này, có thể từ nước thải công nghiệp có chứa methylmercury. Hơn 2.200 người bị phơi nhiễm và hơn 1.700 người chết. Điều này cuối cùng được chứng minh là do độc tính của methylmercury. Thủy ngân đã được sử dụng trong các loại kem bôi da, và sự kiên về kem gây ngộ độc thủy ngân gần đây nhất là vào năm 1996 tại Mexico, gọi là “Crèma de Belleza-Manning.”

Ngộ độc thủy ngân có thể được gây ra bởi tất cả các dạng thủy ngân (đơn chất, hơi, vô cơ và hữu cơ) khi con người hít phải, nuốt phải hoặc tiếp xúc qua da.

Ngộ độc thủy ngân qua đường hít thở

Ngộ độc qua đường hô hấp xảy ra khi thủy ngân bị bay hơi, thường là trong không gian kín ở nhà, khi các sản phẩm như nhiệt kế, thiết bị y tế, van hoặc các sản phẩm khác bị vỡ làm thủy ngân thoát ra ngoài. Nhiệt độ càng nóng, thủy ngân hóa hơi càng nhanh (sự hóa hơi chậm xảy ra ở nhiệt độ phòng), làm sự phơi nhiễm trầm trọng hơn.

 Ngộ độc thủy ngân qua đường ăn uống và tiếp xúc da

Ăn uống là một trong những con đường gây ngộ độc thủy ngân phổ biến nhất; và thủy ngân thường được hấp thu nhiều nhất ở dạng thủy ngân hữu cơ methylmercury. Càng nhiều methylmercury có trong môi trường, nồng độ trong mô cá càng cao. Ở những con cá lớn, methylmercury không được thải bỏ, đặc biệt ở những loài ăn thịt cá nhỏ (ví dụ cá mập, cá cờ, cá cờ xanh, cá ngừ) thì nồng độ methylmercury có thể cao hơn. Người ăn nhiều các loài cá này có thể bị ngộ độc thủy ngân.

Thủy ngân vô cơ (ví dụ, các hợp chất thủy ngân trong pin) thường xuyên gây độc tính cho con người khi ăn phải hoặc hấp phụ qua da. Nhiều hợp chất thủy ngân vô cơ là chất ăn da.

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân có thể rất đa dạng và xảy ra ngay tức thì hoặc sau một thời gian dài. Nói chung, các triệu chứng tiến triển càng nhanh chứng tỏ liều lượng thủy ngân được hấp thu càng cao. Các dạng thủy ngân khác nhau gây ra một số triệu chứng giống nhau nhưng cũng có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể phân thành ba loại dựa trên dạng độc tính thủy ngân: 1) thủy ngân dạng đơn chất/kim loại và hơi, 2) thủy ngân hữu cơ và 3) thủy ngân vô cơ.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân dạng đơn chất và hơi

Ngộ độc thủy ngân dạng đơn chất (thường xảy ra ở dạng hơi) có thể gây:

  • Thay đổi tâm trạng, hồi hộp, khó chịu và những thay đổi cảm xúc khác
  • Mất ngủ
  • Đau đầu
  • Cảm giác bất thường
  • Co giật cơ
  • Run
  • Yếu mệt
  • Teo cơ
  • Giảm chức năng nhận thức

Phơi nhiễm với nồng độ cao của thủy ngân đơn chất còn có thể gây ra suy thận, suy hô hấp, và thậm chí là tử vong.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân hữu cơ

Ngộ độc thủy ngân hữu cơ (thường ở dạng methylmercury qua đường tiêu hóa), gây ra các rối loạn về thần kinh, đặc biệt là ở thai nhi gây ra sự chậm phát triển thần kinh. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Giảm tầm nhìn ngoại biên
  • Cảm giác kim châm ở tay chân và miệng
  • Mất/khó phối hợp các động tác
  • Yếu cơ
  • Các khiếm khuyết khác về ngôn ngữ và thính giác.

Vì có nhiều phụ nữ mang thai đã bị nhiễm độc methylmercury, nên độc tính của chất này đã được nghiên cứu ở thai nhi. Não của thai nhi được chứng minh là rất nhạy cảm với methylmercury; chậm phát triển trí tuệ như giảm khả năng suy nghĩ, giảm chú ý, giảm trí nhớ và giảm kỹ năng vận động xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, thường là rất nghiêm trọng, ngay cả khi người mẹ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân vô cơ

Ngộ độc thủy ngân vô cơ thường gây phát ban và viêm da. Nếu nuốt phải, nó có thể hòa tan các mô và có thể được hấp thụ tại ruột non. Việc hấp thụ một lượng lớn thủy ngân có thể gây tiêu chảy xuất huyết (đi cầu ra máu). Thủy ngân có thể lan tới các hệ cơ quan khác dẫn đến thay đổi về mặt tâm thần bao gồm thay đổi cảm xúc và mất trí nhớ hoặc tổn thương thận. Ngoài ra, dạng này còn có thể gây yếu liệt cơ.

Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân khác

Nhiều triệu chứng khác đã được quy kết là do ngộ độc thủy ngân như cao huyết áp, lạc nội mạc tử cung, đau đầu… đăng trên các tạp chí không chuyên và các báo cáo ca bệnh lẻ tẻ. Hiện tại, không có nghiên cứu nào đủ mạnh để kiểm chứng/hỗ trợ những kết luận này. Tuy nhiên, nếu lo ngại về các triệu chứng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến phơi nhiễm thủy ngân, hãy hỏi thêm bác sĩ.

Khi nào cần chăm sóc y tế sau khi tiếp xúc với thủy ngân?

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc tiếp xúc với thủy ngân, người đó nên được chăm sóc y tế ngay lập tức. Khi có nghi ngờ đã nuốt pin thuộc bất kỳ loại nào, phải mang người đó đến trung tâm cấp cứu. Điều trị y tế sớm có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm tác dụng của thủy ngân.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.emedicinehealth.com/mercury_poisoning/article_em.htm2
  2. https://www.medicinenet.com/mercury_poisoning/article.htm
  3. https://medlineplus.gov/ency/article/002476.htm
  4. https://emedicine.medscape.com/article/1175560-overview

Bài viết Kiến thức cơ bản về Ngộ độc thủy ngân được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>