trẻ bú đêm - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 31 Jan 2019 04:59:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Sai lầm khi cho trẻ bú đêm https://yhoccongdong.com/thongtin/sai-lam-khi-cho-tre-bu-dem/ Mon, 17 Sep 2018 14:00:48 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=23452 Sai lầm khi cho trẻ bú đêm

Thời điểm 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng, hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Nếu cứ bị đánh thức vào ban đêm trẻ có thể kém thông minh

Bài viết Sai lầm khi cho trẻ bú đêm được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sai lầm khi cho trẻ bú đêm

 

Sai lầm: ‘’Đánh thức con dậy ban đêm để cho bú‘’
Nhiều cha mẹ sợ con ngủ 1 mạch tới sáng thì sẽ bị đói, bị hạ đường huyết, sợ không lớn nên hàng đêm cứ đánh thức trẻ dậy để cho bú. Nhiều nhà thì muốn con mập mạp mũm mĩm dễ cưng nên cũng cố gắng đánh thức để cho thêm vài bình sữa.

Thực tế: Đúng là trẻ bú đêm nhiều sẽ mập. Nhưng:

  • Tăng nguy cơ hít sặc vì trẻ bú tư thế nằm hoặc bú xong lại nằm ngay dễ có nguy cơ trào ngược và hít vào phổi
  • Khó ngủ hơn: thật khó chịu khi cứ bị đánh thức để cho bú, bú căng cái bụng thì cũng lại khó ngủ thêm
  • Tăng nguy cơ sâu răng

Và quan trọng nhất: nếu trẻ không được ngủ thẳng giấc ít nhất từ 10 giờ đêm tới 2 giờ sáng thì trẻ sẽ kém chiều cao và trí thông minh. Do vào thời điểm này hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Nếu cứ bị đánh thức ban ban đêm trẻ có thể lùn và kém thông minh hơn.

Do đó: trừ giai đoạn sơ sinh (28 ngày đầu đời) chúng ta cần đánh thức trẻ dậy để bú mỗi 2-3 tiếng, vì trẻ sơ sinh dự trữ đường ở gan còn kém, trẻ trong giai đoạn thích nghi nên ngủ rất nhiều. Nếu để trẻ ngủ 1 mạch quá lâu dễ có nguy cơ hạ đường huyết hoặc vàng da do bú mẹ không đủ. Ngoài giai đoạn sơ sinh, gan đã tích trữ kha khá đường để xài vào ban đêm cho nên không việc gì phải đánh thức trẻ.

Tài liệu tham khảo: https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/597530083777849

Bài viết Sai lầm khi cho trẻ bú đêm được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Bé có cần bú đêm không? https://yhoccongdong.com/thongtin/be-co-can-bu-dem-khong/ Fri, 24 Aug 2018 16:58:11 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=21928 bé có cần bú đêm không?

Mới sinh thì bú ít nhất ngày 8 lần. Khi bé lớn dần thường là gần 6 tháng bé có thể chỉ bú ngày là đủ và đêm ngủ nguyên giấc

Bài viết Bé có cần bú đêm không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
bé có cần bú đêm không?

  • Mới sinh thì bú ít nhất ngày 8 lần
  • Khi bé lớn dần thường là gần 6 tháng bé có thể chỉ bú ngày là đủ và đêm ngủ nguyên giấc
  • Có bé gần 2 tháng đã làm được chuyện ngày bú đủ đêm ngủ cho đã, lúc này thì mẹ cũng bớt cực
  • Mẹ nên học cảm giác con bú giỏi khi xuống sữa
  • Bé tiểu ít nhất 6 lần và nước tiểu không vàng sậm là nạp đủ sữa
  • Bú sữa ngoài thì tính lượng sữa 200ml – 180 ml 150 ml cho 1 ký, tùy tháng tuổi
  • Nếu tính toán thấy thiếu sữa là phải bú đêm, bé ham ngủ không bú thì mở dần quần áo, kể cả tả cho bé bé sẽ thức và cho bú; nếu đủ sữa thì kệ ngủ tiếp

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1718317411731091

Bài viết Bé có cần bú đêm không? được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Dinh dưỡng ở trẻ em (phần 2) – Câu hỏi thường gặp https://yhoccongdong.com/thongtin/dinh-duong-o-tre-em-phan-2-cau-hoi-thuong-gap/ Thu, 09 Jul 2015 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/dinh-duong-tre-em-phan-2/ Dinh dưỡng ở trẻ em phần 2

Nếu cho con bú trực tiếp thì không nên cân đong đo đếm xem bé bú được bao nhiêu. Mỗi bé có nhu cầu khác nhau, WHO khuyến cáo bú theo nhu cầu.

Bài viết Dinh dưỡng ở trẻ em (phần 2) – Câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Dinh dưỡng ở trẻ em phần 2

Các bác sĩ tham gia tư vấn

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức https://yhoccongdong.com/profile/nguyen-huu-chau-duc/
ThS. Trần Thanh Thỏa https://yhoccongdong.com/profile/tran-thanh-thoa/
Chị Đào Thị Mỹ Lương https://yhoccongdong.com/profile/dao-thi-my-luong/
BS. Ngô Tố Nga https://www.facebook.com/tonga.ngo.9?fref=ts
BS. Doan Bach Mai Pham https://www.facebook.com/doanbachmai.pham?fref=ts

Trước khi đi vào từng câu hỏi các bạn nên đọc qua những tài liệu sau:

Bài viết giải đáp các thắc mắc liên quan đến dinh dưỡng trẻ em:

  • Số lượng bữa ăn cho bé theo tháng?
  • Lượng muối có thể cung cấp cho bé theo từng tháng?
  • Bé có nhất thiết phải uống sữa công thức để tăng cân khi đang bú sữa mẹ?
  • Làm sao để biết bé có bị còi xương không?
  • Quá trình phát triển của bé qua từng giai đoạn?
  • Chế độ ăn ngủ của bé thế nào là hợp lý?
  • Có cần thiết phải cho bé bú đêm?
  • Cách thức bổ sung váng sữa cho bé như thế nào là hợp lý?
  • Làm sao để biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không?
  • Có cần bổ sung men vi sinh cho con để tăng sức đề kháng cho con ở hệ tiêu hóa?
  • Nên bổ sung Canxi cho trẻ như thế nào?
  • Bé tăng cân như thế nào là đạt chuẩn?
  • Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn sữa chua?
  • Lịch ăn của bé thế nào là phù hợp?
  • Có nên tự ý cho bé bổ sung Canxi dạng uống?
  • Làm sao để biết lượng sữa bé bú bao nhiêu là đủ?
  • Nên cho bé uống nước cam và sữa vào khoảng thời gian nào là thích hợp?

Câu hỏi 11

Người hỏi: Nguyễn Thị Thu Thủy – Ngày hỏi: 5/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Con gái mình vừa tròn 9 tháng. Cháu bú mẹ hoàn toàn và ăn dặm từ lúc tròn 6 tháng tới giờ. Khoảng 1 tuần nay cháu có biểu hiện lạ khiến mình không khỏi băn khoăn. Đó là ngày nào cháu cũng đi ị 4 đến 5 lần, phân sệt, và có vẻ như ăn gì đi nấy. Ví dụ, như ăn cháo cà chua thì ị phân màu hồng, ăn rau ngót thì nhìn thấy cả các bã rau li ti… mùi hơi khó chịu. Cháu rất ngoan chỉ tội tăng cân rất chậm. Có người khuyên mình nên mua Smecta cho con uống vì con bị loạn khuẩn đường ruột, đi ngoài phân sống rồi. Xin bác sĩ tư vấn cho mình! Trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Với cấu trúc từng lớp và độ nhầy cao, Smecta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Smecta tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên Smecta bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Smecta không cản quang, không nhuộm màu phân, và với liều lượng thông dụng, Smecta không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột. Do vậy, smecta không có tác dụng trong trường hợp của cháu!

Như mô tả của chị có thể cháu đang có tình trạng kém hấp thu, chị có thể bổ sung thêm sữa chua 80g/ngày sau bữa ăn chính của cháu và lưu ý súc miệng ngay sau ăn để tránh sâu răng. Trường hợp sau 2 ngày tình trạng cháu không cải thiện hoặc cháu đi cầu phân lỏng hơn, nhiều lần hơn, cháu có sốt hay mệt mỏi nhiều…chị cần đưa cháu đi thăm khám bác sỹ Nhi khoa nhé!

Chúc cháu chóng khỏe!

Câu hỏi 12

Người hỏi: Kien Huong – Ngày hỏi: 5/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Cho mình hỏi với, bé nhà mình sinh ra được 3.7kg. Tháng đầu tiên tăng được 8 lạng, tháng thứ 2 được thêm 7 lạng. Từ lúc sinh ra đến giờ chưa ốm đau lần nào, bé ngoan, ăn tốt ngủ tốt, bú sữa mẹ hoàn toàn. Đến đúng 2 tháng 15 ngày là bắt đầu biết lẫy, đến hôm nay bé được 2 tháng 18 ngày. Có điều là ai ai cũng bảo cháu còi, mình cũng thấy con còi ma xót ruột.

Mình muốn hỏi với việc tăng cân như vậy liệu có phải không đạt tiêu chuẩn không? Làm thế nào để cải thiện tình hình giúp bé tăng cân tốt hơn? Mình nghe cả nhà mình cũng như mọi người xung quanh nói 3 tháng đầu mỗi tháng trẻ phải tăng 1kg, không biết điều này có đúng không?

Theo bác sĩ thì có cần thiết uống thêm sữa ngoài không? Có phải bé nào uống sữa ngoài cũng tăng cân không? Bé nhà mình thì cứng cáp rồi, mình cũng ăn đủ thứ không kiêng khem gì hết từ khi bé được 20 ngày, có điều 2 tháng đầu mình ăn ít (vừa là sợ béo vừa là không quen ăn nhiều, ăn ít cơm) đôi khi còn bị đói nữa, nên không biết có ảnh hưởng đến bé không?

Mình không thích cho bé ăn sữa ngoài, nhưng ông bà nội lại đưa ý kiến cho bé ăn sữa ngoài. Bé nhà mình nhanh nhẹn lắm, thích hóng chuyên và hay ê a, có khi nào con không tăng cân được là do sữa mẹ không? Tại mình thấy cứ hễ nói con còi là mọi người hay bảo cho ăn sữa ngoài, mong các bác sỹ giúp đỡ.

Trả lời

Chào chị! Phương pháp dinh dưỡng của chị rất tốt và cháu vẫn đang phát triển bình thường! Chị không nên lo lắng quá. Trẻ dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng. Từ 1 tuổi đến 2 tuổi tăng trung bình 2kg/năm. Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.

Trong tháng đầu thì trẻ thường tăng 0,8-1kg. Hiện cháu 3 tháng tuổi và đã biết lẫy, hóng chuyện, đã tập gia tiếp ê a… cộng thêm tháng thứ 2 vẫn tăng 700gr/18 ngày chứng tỏ trẻ vẫn đang phát triển tốt! Do vậy, chị vẫn nên tiếp tục theo chế độ dinh dưỡng hiện tại!

Bú sữa ngoài trong trường hợp cháu không phát triển đúng theo chuẩn thôi! Trường hợp cháu chỉ bú sữa mẹ mà vẫn đảm bảo phát triển bình thường thì không cần bổ sung thêm chị nhé!

Chị nên theo dõi biểu đồ cân nặng của bé hàng tháng. Nếu thấy đường biểu đồ nằm ngang hay đi xuống thì trẻ cần được kiểm tra và đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cháu!

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng sữa mẹ cho bé, chị nên tiếp tục bổ sung các vitamin và khoáng chất như trong thời kỳ mang thai (vitamin D, vitamin B1, B6, B12, Canxi, viên Sắt, Kẽm…), đồng thời ăn uống bổ dưỡng!

Chị tham khảo thêm dự án “Chăm sóc trẻ em” và dự án “Dinh dưỡng trẻ em” tại Y học cộng đồng.

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 13

Người hỏi: Vu Minh Thu – Ngày hỏi:6/4/2015

Tham gia tư vấn: ThS. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi, trẻ mấy tháng tuổi thì ăn được sữa chua ạ? Cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời

Trẻ có thể bắt đầu ăn sữa chua lúc 6 tháng tuổi, tuy nhiên, dù tốt cho tiêu hoá thì trẻ cũng cần thời gian để thích nghi, do đó nên tập cho con ăn dần, ngày đầu vài muỗng sau tăng lên nửa hộp đã. Lưu ý là trẻ dưới 2 tuổi thì cho ăn sữa chua làm từ sữa chua không tách béo, còn loại sữa chua tách béo chỉ chi bé ăn sau 2 tuổi. Nên cho bé dùng loại sữa chua dành cho trẻ 6 tháng.

Câu hỏi 14

Người hỏi: Nguyễn Thị Hằng – Ngày hỏi: 6/4/2014

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ tư vấn giúp em ạ. Bé nhà 20 tháng tuổi, nặng có gần 9 kg, nửa năm nay bé hay bị hắt hơi sổ mũi. Hai tháng gần đây bé khỏi được một tuần lại bị hắt hơi, cháu dùng thuốc suốt, không phải dùng kháng sinh. Em cho cháu uống tăng cường Broncho-vaxom, Afeneron3mg, Singular không hiệu quả. Hàng ngày em cho nhỏ 0,9 NaCl.

Trả lời

Chào chị. Theo như chị nói cháu 20 tháng nhưng cân nặng gần 9kg thì cháu đang gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Chị cần cho cháu đi khám sức khỏe và đánh giá dinh dưỡng để có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, tình trạng hắt hơi, sổ mũi liên tục cần được đánh giá phù hợp là do viêm nhiễm đường hô hấp trên, dị ứng… hay không?

Về cách rửa mũi cho bé: chị cho bé nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ giọt hoặc bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé, chờ 15-20 giây rồi dung dụng cụ hút mũi hút ra; lấy giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, chị giữ bé nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Chị lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần/ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Chị nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói ra khi dịch mũi chảy xuống cổ họng.

Chị tham khảo thêm bài viết  “Dị ứng ở trẻ em” và “Lây nhiễm vi rút hợp bào hô hấp RSV ở trẻ nhỏ ” để có thêm phương cách chăm sóc cháu. Chị đã rất đúng khi cho cháu dùng

Broncho-Vaxom dự phòng virus. Đây là vaccine dạng uống, thành phần gồm 8 loại virus hay gặp dưới dạng ly giải đông khô. Vaccine có 2 đợt sử dụng trong mỗi năm: một đợt cho mỗi 6 tháng gồm uống 1 viên dạng 3,5 mg/ngày và dùng trong 10 ngày liên tục và dùng trong 3 tháng; rồi đến 6 tháng kế tiếp lặp lại như đợt đầu. Người ta đã chứng minh Broncho-Vaxom làm giảm số đợt viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thời gian bệnh hô hấp, giảm số lần tái phát bệnh…

Hai loại thuốc sau: Anaferon 3mg và Singulair chị nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi cho cháu sử dụng.

Chúc cháu chóng khỏe.

Câu hỏi 15

Người hỏi: FB: gau.pe.75 – Ngày hỏi: 6/4/2014

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa

Câu hỏi

Bác sĩ cho tôi hỏi với! Bé nhà tôi cứ tối 7h hoặc 7h30, tôi thường cho ăn thêm 1 bát cháo đầy để đêm không đói quấy, trước đó 5h có uống thêm sữa ngoài, 6h đi làm về tôi cho bú mẹ và cứ tối ăn xong bụng cháu thường căng hơi cưng cứng và to. Bác sĩ cho tôi hỏi bé như thế có sao không ạ, có ảnh hưởng gì và có biện pháp gì không ạ. Dù bé bị như thế nhưng 5 phút sau bé vẫn bú tôi mà bụng thì không đỡ căng

Trả lời

Bé bạn mấy tuổi? Lịch ăn, uống có vẻ hơi dày đó bạn: 5h ăn sữa ngoài, 6h bú mẹ, 7h30 cháo, 7h35 bú tiếp (theo như bạn mô tả), như vậy dạ dày làm việc có vẻ quá tải nhỉ?

Biện pháp: xem lại lịch ăn cho con. Sữa tuy dạng nước, nhưng từ khi uống vào, nhũ tương hoá ở ruột, đến tiêu hoá và hấp thụ cũng tầm 2-3 tiếng.

Trao đổi thêm

Mình cũng biết thế, mình nói nhưng mẹ chồng mình không nghe, mình đi làm nên không quản lý được. Bé nhà mình 13 tháng rưỡi. Vậy bạn cho mình xin 1 cái lịch ăn được không, sao cho đúng khoa học không cứ như thế mình thương con tiêu hóa không tốt. Và mình xin hỏi thêm nếu 18 tháng mình cai sữa có tốt không ạ và cai như thế nào ạ?

Trả lời

Lịch ăn của con bạn phải do bạn và gia đình thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của cháu, thể trạng của cháu. Theo mình biết, tầm ấy tuổi bạn có thể cho ăn 3 bữa cháo với 3-5 cữ bú mẹ/bình. Mỗi lần cách nhau tầm 2 tiếng, bữa cháo cuối cùng ít nhất là trước khi cháu đi ngủ tầm 2h. Bạn có điều kiện thì cho con bú đến 2 tuổi sẽ tốt hơn.

Câu hỏi 16

Người hỏi: Phạm Ngân Kim – Ngày hỏi: 12/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà em 8 tháng nặng 9kg, cao 69cm, bé bú mẹ hoàn toàn. Gần 2 tháng bé không tăng cân, không tăng chiều cao, bé lại không chịu ăn dặm chỉ bú sữa 3h bú 1 lần 120~150ml. Con em không có phơi nắng vậy em có cần bổ sung vitamin D mỗi ngày 1 giọt với uống thêm vitamin K không ạ? Con bé nhà em nó không chịu ăn gì hết, đút cái gì nó cũng khóc cũng la, chỉ bú chứ không chịu ăn món nào, em thử đủ món ăn lỏng đặc ăn kiểu BLW, kiểu Nhật luôn nhưng bé không chịu hợp tác. Bé nhà em không chịu ăn dặm vậy có ảnh hưởng đến phát triển của bé không ? Em cám ơn ạ!

Trả lời

Chào chị! Cháu 8 tháng nặng 9kg và cao 69cm tuy vẫn đảm bảo cân nặng theo chuẩn nhưng gần 2 tháng cháu không tăng cân là trẻ đang có vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe rồi! Ngoài sữa mẹ, trẻ trên 6 tháng cần bổ sung thêm ngoài sữa mẹ vì giai đoạn này sữa mẹ chỉ đóng góp hơn một nữa dinh dưỡng của trẻ thôi! Trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất khác như SắtKẽm

Chị nên tập cho cháu ăn dặm theo nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều, cho trẻ bú càng nhiều sữa mẹ càng tốt, không nên bổ sung mì chính (bột ngọt cho trẻ), cho trẻ ăn nhiều hơn khi trẻ bị ốm…
  • Cho bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày. Cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.

Việc bổ sung vitamin D cũng tốt nhưng cần hơn là chị cho cháu sưởi nắng buổi sáng vì chính ánh nắng mặt trời mới giúp vitamin D được chuyển hoá và hấp thu. Khi chị cho ăn dặm hay bú thêm sữa công thức thì trẻ sẽ được bổ sung đủ vitamin K nên chị không cần bổ sung thêm!

Vitamin D có nhiều dạng đóng gói! Chị lưu ý: Trẻ 6 tháng – 12 tháng: lượng vitamin D trung bình cơ thể cần hàng ngày là 400IU/ngày, hàm lượng tối đa cơ thể có thể tiếp nhận là: 1500IU/ngày.

Cách bổ sung vitamin D tốt nhất cho trẻ là trực tiếp qua chế độ ăn. vitamin D3 có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá (đặc biệt là cá thu, cá ngừ). Thịt, lòng đỏ trứng, bơ, sữa chỉ có một ít vitamin D. Các loại nấm, men, rau quả có chứa Ergostérol, dưới tác động của tia cực tím cũng chuyển thành vitamin D2 có tác dụng như vitamine D3.

Nên cho bé ở trần để da tiếp xúc trực tiếp với tia nắng mặt trời khoảng 30 phút mỗi ngày (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng). Để bé ở nơi kín gió, tránh để bé bị lạnh. Ngoài ra, chế độ ăn giàu chất béo cũng giúp hấp thu tốt vitamin D.

Việc tập ăn dặm giai đoạn này rất cần thiết nên bạn phải chịu khó “chiến đấu” với cháu thôi. Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 17

Người hỏi: Phuong Le – Ngày hỏi: 12/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Bác sĩ cho mình hỏi, mình hay cho hai bé nhà mình (một bé 6 tuổi-28kg, cao 113 và một bé 3 tuổi 15kg, cao 93) uống Canxi D (loại dành cho trẻ con-mua ở tiệm thuốc Tây), mỗi ngày một lần, mỗi lần một ống. Tháng uống, tháng nghỉ, như vậy là đủ hay thiếu. Uống lâu dài có tác dụng phụ gì không ạ? Hai bé ăn bình thường nhưng bé sau có vẻ hơi thấp so với các bạn trong lớp.

Trả lời

Chào chị Phương. Theo khuyến cáo của Viện Y tế của Mỹ (IOM), để có xương chắc khỏe, nhu cầu bổ sung Canxi hàng ngày là:

  • Từ 1 đến 3 tuổi – 700 mg Canxi mỗi ngày.
  • Từ 4 đến 8 tuổi – 1000 mg Canxi mỗi ngày.
  • Từ 9 đến 18 tuổi – 1300 mg Canxi mỗi ngày.

Trung bình trong hộp 100mg sữa chua có khoảng 110mg Canxi. Nếu bạn thấy con mình uống dưới 1000ml sữa mỗi ngày thì bổ sung thêm.

Bổ sung đầy đủ Canxi là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ. Trẻ từ 1 đến 18 tuổi cũng cần bổ sung thêm 15 mcg vitamin D mỗi ngày. Điều này giúp hấp thu Canxi tốt hơn!

Nếu bạn nghĩ con mình không được bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, hãy thảo luận cùng bác sĩ để có bước điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, hoặc cho trẻ dùng thêm thuốc bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra thì cách bổ sung Canxi tốt và an toàn nhất vẫn là qua việc ăn thực phẩm giàu Canxi thôi! Các loại thực phẩm lành mạnh giúp bổ sung Canxi như các loại sữa, đậu nành, tôm, cua, cá, sò, rong biển, mè…

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 18

Người hỏi: Huỳnh Kim Yến – Ngày hỏi: 15/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Cho em hỏi, con em hôm nay được 2 tháng 7 ngày. Lúc sinh, cháu được 3.2kg sau 1 tháng cháu lên 1kg là 4.2kg. Sau tháng thứ 2 cháu bị rối loạn tiêu hóa ói rất nhiều nên lên có 900grm. Tổng cân 5.1kg ạ. Một ngày con e bú 120ml từ 6/8 bình, và có bổ sung vitamin D phơi nắng rất tích cực. Vậy con em có bị thiếu cân không ạ? Em cám ơn

Trả lời

Chị tham khảo bài viết trên website yhoccongdong.com để đối chiếu tình trạng dinh dưỡng của cháu nhé! “Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng

Trường hợp cháu nôn ói do rối loạn tiêu hóa chị cần cho cháu đi khám để có hướng xử trí thích hợp cho bé.

Lưu ý, khi trẻ ói chị cần cho cháu nằm nghiêng một bên để tránh bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho bé bú sữa ngay sau ói. Lau miệng, thay áo để tránh cảm lạnh và mùi khó chịu từ chất nôn.

Chúc cháu luôn khỏe.

Câu hỏi 19

Người hỏi: Tuan Luu – Ngày hỏi: 13/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Con gái tôi 6 tháng tuổi,cho uống Canxi Pháp cháu rất khó uống, có loại Canxi nào dễ uống hơn không (dạng kem chẳng hạn). Xin ý kiến tư vấn chia sẻ của bác sĩ!

Trả lời

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Trước khi tư vấn về loại Canxii cho bé 6 tháng thì tôi xin hỏi lý do gia đình bổ sung Canxi cho cháu? Từ 0-6 tháng nhu cầu Canxi hàng ngày là 210mg; từ 6-12 tháng là 270mg! Trẻ 6 tháng bú mẹ là đã được cung cấp đủ nhu cầu Canxihàng ngày. Ngoài ra, trẻ giai đoạn này chị có thể bổ sung Canxi qua chế độ ăn dặm cho bé.

Chúc cháu luôn khỏe!

Chị Đào Thị Mỹ Lương

Canxi có rất nhiều trong rau xanh, khoai sắn, đậu đỗ, các loại củ, hoa quả tươi. Bạn có thể cho bé uống thêm các loại súp rau củ, sẽ tốt hơn là uống Canxi, Canxi trong thực vật không gây tác dụng phụ như Canxi qua điều chế.

Câu hỏi 20

Người hỏi: Bé Bo – Ngày hỏi: 15/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ, con trai em 8 tháng 20 ngày nặng 9kg3 cao 73cm, một ngày bé uống được 500ml sữa và ăn được ba chén cháo một ngày gồm đầy đủ bốn nhóm, ngoài ra còn ăn thêm sữa chua hoặc phô mai, trái cây. Xin hỏi bác sĩ bé ăn uống như vậy đã đủ chưa ạ, lúc bé 3 tháng nặng 7kg5, 6 tháng nay bé lên có 1kg8 như vậy có ít không bác sĩ. Xin chân thành cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào chị, Chị có thể đối chiếu các chỉ số cân nặng và chiều cao của cháu theo hướng dẫn của bài: “Bảng phân loại tình trạng dinh dưỡng“.

Hiện tại, chị bổ sung chế độ dinh dưỡng rất đúng. Có thể thấy cháu đang phát triển trong giới hạn bình thường! Tình trạng suy dinh dưỡng trước đây được hồi phục! Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng cháu tăng 1.8 kg là chưa đạt. Chị nên theo dõi cân nặng hàng tháng để biết diễn biến cân nặng là xu hướng giảm hay không tăng (đường biểu diễn nằm ngang). Nếu cân nặng không tăng hay giảm chứng tỏ dinh dưỡng cháu đang có vấn đề hoặc cháu có vấn đề về sức khoẻ cần được kiểm tra. Theo tôi chị nên cho cháu đi khám chuyên khoa Nhi nhé!

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 21

Người hỏi: Hằng Nguyễn Thị – Ngày hỏi: 17/4/2015

Tham gia tư vấn: Chị Đào Thị Mỹ Lương

Câu hỏi

Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Bé nhà em 20 tháng 9 kg có thể uống được vitamin D – 6 tháng 1 lần không ạ? Uống Canxi sau bữa ăn hay trước ăn bao lâu ạ? Khoảng cách để cho bé uống Canxi, nước cam và sữa tươi cách nhau bao lâu ạ. Em cảm ơn nhiều. Bé nhà em do nhiễm khuẩn nước ối, 2 tháng tuổi cháu bị lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài nên bị suy dinh dưỡng.

Trả lời

Nhiễm khuẩn đường ruột thì em đừng cho cháu ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật (chất béo, chất đạm tổng hợp, đa chất, không thể hấp thụ trực tiếp), vì hệ thống tiêu hóa của cháu không thể tiết ra dịch tiêu hóa (vốn dĩ thể trạng của trẻ nhỏ yếu) để chuyển đổi thức ăn thành năng lượng sống cho cơ thể. Em nấu cháo gạo lứt, cho cháu ăn nhiều đạm thực vật (đơn chất có thể hấp thụ trực tiếp vào máu không qua quá trình trao đổi chất) như: đậu đỗ, đậu phụ… Ăn rau xanh (họ nhà cải, giàu Canxi), các loại củ, hoa quả chín cây (không chín ép).

Cho ăn thêm các loại thực phẩm giàu Canxi:(100g thực phẩm có chứa ~mg Canxi) bí đỏ (20mg), đậu cô-ve (48mg), đậu ván (35mg), bí ngòi-bầu lúc lắc (24mg), dưa chuột-dưa leo (26mg), cà tím-cà dái dê (18mg), bí đao xanh (19mg), đậu tương (58mg), hạt dẻ (23mg), vừng-mè (1200mg), củ ấu (45mg), củ cải trắng (24mg), cà rốt (28mg), hành tây (21mg), củ sen (20mg), khoai lang (40mg), bắp cải-bắp sú (43mg), xà lách cuốn (19mg), cải thảo (43mg), cải bó xôi-rau chân vịt (49mg), cải ngọt (170mg), cải bẹ-cải cay muối dưa (130mg), cải ngồng (97mg), cải cúc-tần ô(120mg), hẹ (48mg), cải chíp (100mg), rau muống (74mg), rau đay (260mg), rau mồng tơi (150mg), rau cải xoong-watercress (110mg), rau cần ta (34mg), súp lơ xanh (38mg), cần tây (39mg), xu hào (29mg), giá đỗ (9mg), gừng (12mg), lá tía tô (230mg), lá ngải cứu (180mg), húng quế-basil (240mg), thyme (1700mg), táo đỏ (3mg), họ nhà cam quýt (21mg), chanh vàng (67mg), cherry (13mg), dâu tây (17mg), đào (4mg), nho tím (6mg), blueberry ( 8mg), kiwifruit (33mg), lê (2mg), quả vả (26mg), thanh long (6mg).

Sữa tươi uống vào lúc đói bụng (dạ dày tiêu hóa tốt nhất, vì cần có quá trình lên men sữa rồi mới hấp thụ đc), sữa chua uống sau bữa ăn, sữa hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Nước hoa quả thì tùy thời. Một ngày uống 2 cữ sữa, 1 cữ nước hoa quả, theo sáng trưa chiều.

Câu hỏi 22

Người hỏi: Hiền Phùng – Ngày hỏi: 18/4/2015

Tham gia tư vấn: BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Câu hỏi

Em chào bác sỹ, phiền bác sỹ cho e hỏi: Bé nhà em 7.5m em cho cháu ăn dặm từ 6m nhưng hầu như cháu ăn rất ít, đại loại những thứ nhão nhão như bột là cháu không thích ăn. Nhưng cháu lại rất thích ăn những thứ chắc hạt như cơm (cháu có 4 răng rồi ạ). Em đang tính chuyển nấu cháo hạt cháu ăn. Liệu như vậy có hại dạ dày cháu không bác sỹ? E cảm ơn bác sỹ!

Trả lời

Chào chị. Theo mốc phát triển quá trình ăn uống bình thường của trẻ thì trẻ ở 6 tháng tuổi sẽ ăn thức ăn nhuyễn không lợn cợn. Khi được 7-8 tháng tuổi, trẻ vẫn ăn thức ăn xay nhưng vẫn còn lợn cợn và đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tập nhai. Lên 9 tháng tuổi trẻ ăn thức ăn có thể nhai được và những loại thức ăn có cấu trúc cứng giòn kích thước nhỏ (ví du: chuối, phomai, thịt băm…). Và ở 12 tháng tuổi, trẻ có thể ăn được thức ăn như trẻ lớn, trẻ bắt đầu học cách tự sử dụng ly và muỗng.

Do vậy, chị có thể tập cho cháu cháo hạt được rồi nhé! Chị lưu ý xem cân nặng của trẻ có đạt chuẩn không để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý nhé!

Chúc cháu luôn khỏe!

Câu hỏi 23

Người hỏi: Hanh Nguyen – Ngày hỏi: 8/5/2015

Tham gia tư vấn: Ths. Trần Thanh Thỏa và BS. Ngô Tố Nga và BS. Doan Bach Mai Pham

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi. Con em sinh mổ đủ tháng được 3kg3. Tháng đầu lên 8 lạng. Con gái. Bé bú thường rất nhanh chỉ 5 phút là nhả. Em không biết tăng như vậy con em có bị thiếu chất do bú ít không? Bé hiện giờ được 1 tháng 6 ngày hay giận mình như gồng người lên, nhiều khi còn hay trớ sữa sau khi vặn mình, em không biết như thế có phải là trào ngược dạ dày không. Nếu bị thì làm sao chữa mà không dùng thuốc ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

Ths. Trần Thanh Thỏa

Một tháng đầu bé tăng 8 lạng thì bé đang phát triển bình thường đó bạn. Ở giai đoạn này bé bú lượng nhỏ nên bú 5 phút mà sữa ra nhiều và ra đều thì cũng bình thường thôi bạn. Mình chỉ lưu ý là bé không bú lâu nên không bú đến kiệt bầu sữa, do vậy bạn giữ cho bé bú kiệt một bên rồi chuyển bên sẽ tốt hơn. Còn bé bị trớ thì bạn mô tả kĩ hơn đi. Trớ thường xuyên không? Trớ sau khi ăn lâu không? Khi bú bé có bú nhanh có thể nuốt cả khí không? Bú xong bạn có bế đứng 1 tý và vỗ nhẹ lưng không?

Trao đổi thêm

Một ngày bé có thể trớ ra 2 đến 3 lần. Lúc thì sau ăn, có khi gần 2 tiếng lại trớ ra một ít sữa đã đông lại. Khi bú em có nghe tiếng chụt chút phát ra. Trong khi bé đã ngậm hết quầng vú. Bú xong em bồng bé lên cao khoảng 5 phút. Sau đó ợ hơi (khi được khi không). Em để ý thì bé thở bình thường không khò khè. Chỉ khi vặn mình bé mới rên lên thôi.

BS. Ngô Tố Nga

Bé 1 tháng 6 ngày có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản sinh lý, do nhu động thực quản và do dạ dày nằm ngang, thực quản ngắn, nên ngày trớ 2-3 lần, mỗi lần ko nhiều thì không cần điều trị. Để hạn chế sau khi cho bú bạn bế bé đầu cao khoảng 14-20p. Bé dưới 3 tháng thần kinh chưa hoàn thiện nên sẽ hay vặn mình, giật mình, nếu bé vặn mình nhiều quá kèm theo những triệu chứng bất thường khác như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm nhiều, khóc cơn bất thường… thì có thể do thiếu vitamin D. Khi bé vặn mình liền sau bú no thì bé bị trớ là bình thường vì lúc này áp lực ổ bụng tăng ép lên dạ dày.

Bạn phơi nắng đều đặn cho bé 20-30p mỗi ngày để bé không bị thiếu vitamin D. Bé bú nhanh thì bạn xem sữa bạn có nhiều không? Để ước chừng bé bú được bao nhiêu thì bạn có thể vắt ra 1 cữ thử, và mấy tiếng bé bú 1 lần, có bé bú nhiều 1 lúc thì sẽ no lâu hơn, có bé thích bú từng ít và bú lại nhanh. Tháng đầu tăng 8 lạng là bình thường chứ chưa tốt lắm, tăng trên 1kg mới tốt, vì những tháng sau bé sẽ tăng ít hơn dần. Mẹ xem ăn uống đầy đủ chất không kiêng khem để sữa mẹ đảm bảo đủ chất cho bé.

BS. Doan Bach Mai Pham

Nếu bạn cho con bú trực tiếp thì theo mình không nên cân đong đo đếm xem bé bú được bao nhiêu. Mỗi bé có nhu cầu ăn khác nhau. WHO khuyến cáo cho bé bú theo nhu cầu. Mẹ xem bé bú đủ không bằng cách nhìn màu nước tiểu và lượng nước tiểu của con. Nếu bé bú đủ thì màu nước tiểu trong, bé không quấy khóc sau bú. Theo mình bé tăng cân như vậy là ổn rồi. Mẹ không cần cố gắng ăn nhồi nhét sẽ gây thừa cân không tốt. Chế độ ăn của mẹ cần đa dạng, ăn theo nhu cầu, nhiều rau xanh và hoa quả. Vì dinh dưỡng trong sữa mẹ chỉ có 1 số vitamin thay đổi theo chế độ ăn thôi. Ví dụ như Vitamin K, A, D… mẹ nên ra ngoài trời nhiều và đưa con ra ngoài sưởi nắng để đủ vitamin D. Các hiện tượng rụng tóc vành khăn, giật mình, vặn mình là hết sức bình thường ở trẻ, không phải triệu chứng của thiếu vitamin D. Mẹ cũng không nên ăn nhiều chất béo bão hòa như móng giò, hay mỡ động vật vì sẽ gây tắc tia sữa và thay đổi loại chất béo trong sữa.

Sau khi đọc tất cả các câu hỏi và tài liệu mà chúng tôi đã cung cấp, nếu bạn vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của mình vui lòng đặt câu hỏi tại Group Nhi khoa Y học cộng đồng để được tư vấn.

Bài viết Dinh dưỡng ở trẻ em (phần 2) – Câu hỏi thường gặp được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>