trĩ nội - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Mon, 03 Sep 2018 13:56:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp và cách điều trị https://yhoccongdong.com/thongtin/nguyen-nha-benh-tri-va-cach-dieu-tri/ Fri, 25 Mar 2016 01:37:53 +0000 http://yhoccongdong.com/?p=9780 Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp và cách điều trị

Một trong những nguyên nhân bệnh trĩ chính là do rặn quá mức lúc đi đại tiện vì táo bón hoặc tiêu chảy. Nâng vật nặng hoặc gắng sức

Bài viết Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp và cách điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp và cách điều trị

Tổng quan

Bệnh trĩ là gì ?

 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hậu quả của sự phình to các tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn hoặc trực tràng. Tùy vào vị trí phình tĩnh mạch mà bệnh trĩ được chia thành hai loại.

  • Trĩ nội là do các tĩnh mạch bên trong trực tràng phình lên. Trĩ nội thường không gây đau nhưng chúng có thể chảy máu.
  • Trĩ nội cũng có thể bị sa xuống và lồi ra bên ngoài hậu môn. Chúng có thể tự quay trở lại vị trí bên trong trực tràng (độ 2), hoặc phải dùng tay đẩy trở lại bên trong (độ 3) hoặc thường trực nằm ngoài hậu môn (độ 4).
  • Trĩ ngoại là do sự phình lên của các tĩnh mạch bên ngoài hậu môn. Chúng có thể gây ngứa hoặc đau (nếu có tắc mạch) và đôi khi có thể bị vỡ và chảy máu.

Nếu bạn mắc bệnh trĩ, bạn có thể cảm thấy một khối u mềm trên rìa của hậu môn. Bạn cũng có thể nhìn thấy máu sau khi đi cầu bằng cách nhìn trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.

Nguyên nhân & Yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ?

Táo bón

Bệnh trĩ là do gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Một trong những nguyên nhân chính là do rặn quá mức lúc đi đại tiện vì táo bón hoặc tiêu chảy. Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn ngồi trên nhà vệ sinh quá lâu. Béo phì, thường nâng vật nặng hay bất kỳ một hoạt động gắng sức nào cũng là nguyên nhân của bệnh trĩ.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ?

Hầu như ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên có một vài yếu tố làm cho người này dễ mắc bệnh hơn người khác. Những người có cha hoặc mẹ từng mắc bệnh trĩ thường dễ phát bệnh hơn. Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh trĩ vì sự tăng áp lực từ bào thai và khi sinh. Thừa cân, đứng nhiều hay nâng vật nặng thường xuyên có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Chẩn đoán và xét nghiệm

Tôi có nên gặp bác sĩ?

Nên đến gặp bác sĩ khi bạn thấy máu chảy ở hậu môn. Vì ngoài bệnh trĩ, chảy máu từ trực tràng, hậu môn hoặc phân có máu cũng có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng hơn ví dụ như ung thư.

Điều trị

Ngăn ngừa táo bón

  • Ăn nhiều chất xơ. Nguồn cung cấp chất xơ tốt gồm có trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống nhiều nước (trừ thức uống có cồn). Tốt nhất là khoảng 2000 ml (2 lít) mỗi ngày.
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Tránh dùng thường xuyên thuốc nhuận tràng, (trừ các thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân như Fiberall, Metamucil …). Vì các loại thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến tiêu chảy, có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
  • Đi tiêu ngay khi cảm thấy có nhu cầu. không nên đợi quá lâu.

Các biện pháp giảm đau

  • Làm sạch hậu môn bằng cách rửa nước thay vì dùng giấy vệ sinh.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm.
  • Dùng thuốc làm tăng trương lực tĩnh mạch búi trĩ và kháng viêm như flavonoid (Daflon).
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hay aspirin.
  • Bôi kem có chứa witch hazel lên vùng hậu môn hoặc sử dụng thuốc tê dạng mỡ. Kem có chứa hydrocortisone có thể được sử dụng khi ngứa hoặc đau.

Không sử dụng thuốc trĩ mà chưa tham vấn với bác sĩ của bạn.

Tôi có cần phẫu thuật?

Trĩ thường tự hết đau trong 1-2 tuần. Nếu tiếp tục gây ra vấn đề, bạn nên tham vấn với bác sĩ.

Thắt cao su có thể được áp dụng để điều trị bệnh trĩ nội. Nó bao gồm việc thắt một hay hai vòng cao su nhỏ xung quanh góc của búi trĩ. Điều này ngăn dòng máu chạy đến búi trĩ làm chúng khô rồi tiêu đi.

Phẫu thuật cắt bỏ trĩ (hemorrhoidectomy) có thể cần thiết nếu trĩ nội bị sa hoặc quá lớn (độ 3-4).

Trĩ ngoại cần can thiệp phẫu thuật khi có biến chứng tắc mạch gây đau dữ dội.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/hemorrhoids.html

Bài viết Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp và cách điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>