U tế bào mầm ở trẻ em - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Thu, 22 Jul 2021 11:31:28 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 U tế bào mầm ở trẻ em: Giai đoạn https://yhoccongdong.com/thongtin/u-te-bao-mam-o-tre-em-giai-doan/ Fri, 25 Oct 2019 17:42:39 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=30910 U tế bào mầm ở trẻ em: Giai đoạn

Thông tin về cách bác sĩ mô tả sự tăng trưởng và lan rộng của u tế bào mầm ở trẻ em, hay còn gọi là giai đoạn bệnh.

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Giai đoạn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em: Giai đoạn

Biên dịch: Nguyễn Thị Đào

Hiệu đính: Bs Phạm Nguyên Quân, Lê Hà Cảnh Châu

Bài viết này cung cấp thông tin về cách bác sĩ mô tả sự tăng trưởng và lan rộng của u tế bào mầm, hay còn gọi là giai đoạn. Sử dụng menu để xem các bài viết khác.

Tổng quan

Giai đoạn là một cách mô tả vị trí của khối u, sự lan rộng và sự ảnh hưởng của nó đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán để đánh giá giai đoạn của khối u, do đó việc đánh giá có thể không hoàn chỉnh cho đến khi hoàn thành tất cả các xét nghiệm. Hiểu biết rõ về giai đoạn ung thư giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất và giúp tiên lượng bệnh hay cơ hội hồi phục cho bệnh nhân. Có nhiều cách mô tả giai đoạn khác nhau cho mỗi loại ung thư.

Dựa vào việc bệnh nhân đã phẫu thuật hay chưa, người ta chia u tế bào mầm thành 2 loại. Đầu tiên là phân loại theo lâm sàng, dựa trên kết quả của các xét nghiệm được thực hiện trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như khám lâm sàng, chụp CT và MRI. Sau đó là phân loại theo mô bệnh học, dựa trên kết quả thu được trong quá trình phẫu thuật, cộng với kết quả xét nghiệm của mô bị cắt bỏ trong khi phẫu thuật. Việc phân giai đoạn bệnh tạo nên sự thống nhất trong mô tả ung thư giúp các bác sĩ có thể làm việc với nhau để xây dựng kế hoạch điều trị tốt nhất.

Phân nhóm giai đoạn ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư trẻ em (COG), u tế bào mầm được phân giai đoạn theo mô bệnh học như sau:

Giai đoạn I: Khối u đã được loại bỏ hoàn toàn, và các chất chỉ điểm ung thư trong giới hạn bình thường, hoặc trở về bình thường sau khi phẫu thuật.

Giai đoạn II: Vẫn còn các tế bào khối u về mặt vi thể sau khi phẫu thuật; các chất chỉ điểm ung thư không trở về bình thường sau phẫu thuật.

Giai đoạn III: Vẫn còn các tế bào khối u về mặt đại thể sau khi điều trị ban đầu, và các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng đáng kể.

Giai đoạn IV: Khối u đã xâm lấn sang các vùng xung quanh và di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.

Tái phát: U tái phát là hiện tượng khối u đó xuất hiện trở lại sau điều trị. Nếu khối u xuất hiện trở lại, sẽ lặp lại tất cả các xét nghiệm ban đầu để đánh giá mức độ tái phát. Các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thường tương tự như tại thời điểm chẩn đoán ban đầu.

Thông tin về giai đoạn của ung thư sẽ giúp bác sĩ đề xuất kế hoạch điều trị cụ thể. Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Các lựa chọn điều trị. Sử dụng menu để chọn đọc một phần khác trong hướng dẫn này.

Tài liệu tham khảo

Germ Cell Tumor – Childhood: Stages

 

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Giai đoạn được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em: Giới thiệu https://yhoccongdong.com/thongtin/u-te-bao-mam-o-tre-em-gioi-thieu/ Thu, 01 Aug 2019 14:03:53 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29772 U tế bào mầm ở trẻ em giới thiệu

Giới thiệu một số thông tin cơ bản về bệnh u tế bào mầm và ảnh hưởng của nó đến cơ thể trẻ.

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Giới thiệu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em giới thiệu

Bài viết này giới thiệu một số thông tin cơ bản về bệnh u tế bào mầm và ảnh hưởng của nó đến cơ thể. Đây là bài viết đầu tiên trong hướng dẫn của Cancer.Net về bệnh u tế bào mầm ở trẻ em. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài viết khác trong toàn bộ hướng dẫn về căn bệnh này.

Tế bào mầm là những tế bào đặc biệt trong phôi thai (còn được gọi là bào thai hoặc em bé chưa được sinh ra) đang phát triển thành trứng trong buồng trứng ở nữ hoặc tinh trùng trong tinh hoàn ở nam. Ở một số trường hợp hiếm, trong quá trình phát triển của phôi, những tế bào này cũng có thể di chuyển đến các vị trí khác trên cơ thể và tạo thành khối u. Khối u là khối mô hình thành khi các tế bào bình thường biến đổi và tăng sinh ngoài tầm kiểm soát. Một khối u có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính. Khối u ác tính (ung thư) là khối u có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Khối u lành tính là khối u có thể phát triển nhưng sẽ không di căn.

Các loại khối u tế bào mầm

Các tế bào mầm có thể di chuyển đến ngực, bụng hoặc não. Các khối u tế bào mầm hình thành trong não được gọi là khối u tế bào mầm nội sọ. Để có thêm nhiều thông tin về tế bào mầm nội sọ, hãy đọc về u hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ em. Các khối u tế bào mầm ngoại sọ được tìm thấy bên ngoài não.

Có 2 loại khác nhau của khối u tế bào mầm xuất phát từ tinh hoàn hoặc buồng trứng: U tế bào mầm tinh (seminomas) và u tế bào mầm không tinh (non-seminomas). U tế bào mầm không tinh thường có xu hướng tăng sinh và di căn nhanh hơn u tế bào mầm tinh, nhưng việc chẩn đoán và điều trị kịp thời đều rất quan trọng đối với cả hai loại khối u này.

Các khối u tế bào mầm bên ngoài não có thể được chia thành khối u sinh dục và ngoài sinh dục.

  • Khối u tế bào mầm sinh dục: Hình thành và ở lại trong cơ quan sinh dục của trẻ (tinh hoàn hoặc buồng trứng). Để có thêm nhiều thông tin về khối u tế bào mầm sinh dục, đọc về ung thư buồng trứng và tinh hoàn.
  • Khối u tế bào mầm ngoài sinh dục: Hình thành trong hệ sinh dục của trẻ nhưng di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các tế bào mầm xuất hiện bên ngoài cơ quan sinh dục và bên ngoài não bộ được gọi là ngoại sọ và ngoài sinh dục. Những khối u này thường xuất hiện ở độ tuổi mầm non và thường xuất phát ở đoạn tủy cùng và cụt, là những phần thấp nhất của tủy sống. Các khối u tế bào mầm ngoại sọ, ngoài sinh dục ở thanh thiếu niên thường nằm ở trung thất, là trung tâm của lồng ngực.

Tóm tắt này bao gồm các khối u tế bào mầm ngoại sọ, ngoài sinh dục.

Tìm kiếm thêm thông tin

Hãy khám phá các mục liên quan dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin. Các liên kết này sẽ dẫn bạn đến các phần khác trên Cancer.Net:

  • Video giáo dục bệnh nhân ung thư của Cancer.Net:Được cung cấp bởi một chuyên gia về ung thư trẻ em của ASCO (Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) cung cấp thông tin cơ bản và các lĩnh vực nghiên cứu liên quan.

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Số liệu thống kê. Phần này giải thích số người được chẩn đoán mắc bệnh u tế bào mầm và tỷ lệ chiến thắng bệnh chung. Sử dụng menu để chọn đọc các bài khác trong hướng dẫn này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/germ-cell-tumor-childhood/introduction

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Giới thiệu được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em: Theo dõi sau điều trị https://yhoccongdong.com/thongtin/u-te-bao-mam-o-tre-em-theo-doi-sau-dieu-tri/ Thu, 01 Aug 2019 13:53:30 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29767 U tế bào mầm ở trẻ em theo dõi sau điều trị

Các phương pháp chăm sóc y tế cho trẻ sau khi kết thúc quá trị điều trị tích cực bệnh u tế bào mầm ở trẻ và tầm quan trọng của việc chăm sóc này.

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Theo dõi sau điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em theo dõi sau điều trị

Bài viết này giới thiệu về các phương pháp chăm sóc y tế cho trẻ sau khi kết thúc quá trình điều trị tích cực và tầm quan trọng của việc chăm sóc này. Hãy sử dụng menu để xem các trang liên quan khác.

Việc chăm sóc cho những bệnh nhi được chẩn đoán có khối u tế bào mầm không dừng lại sau khi điều trị tích cực kết thúc. Nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục kiểm tra để đảm bảo khối u không quay trở lại, kiểm soát mọi tác dụng phụ và theo dõi sức khỏe toàn diện của trẻ. Những công việc đó được gọi là chăm sóc theo dõi. Tất cả trẻ em được điều trị khối u tế bào mầm nên được chăm sóc theo dõi suốt đời.

Chăm sóc theo dõi cho trẻ em có thể bao gồm kiểm tra thể chất thường quy, xét nghiệm cận lâm sàng hoặc cả hai. Bác sĩ sẽ theo dõi tình hình phục hồi sức khỏe của trẻ trong vài tháng và vài năm tiếp theo. Thông thường trẻ đã điều trị u tế bào mầm sẽ được theo dõi bằng cách kiểm tra thể chất, chụp x-quang và xét nghiệm máu trong 2 năm sau khi kết thúc điều trị để kiểm tra khả năng tái phát. Sau 2 năm, khi khả năng khối u tái phát không còn nữa, trọng tâm của việc chăm sóc theo dõi sẽ chuyển sang theo dõi các tác dụng phụ xuất hiện muộn của hóa trị liệu. Hãy chắc chắn nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro cụ thể gây ra bởi từng loại hóa trị liệu đã được sử dụng cho trẻ.

Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc chăm sóc theo dõi 

Theo dõi tái phát

Một mục tiêu của chăm sóc theo dõi là kiểm tra sự tái phát của bệnh. Một khối u tái phát do có một số vùng nhỏ tế bào khối u trong cơ thể vẫn chưa được phát hiện. Theo thời gian, các tế bào này tăng về mặt số lượng đến mức hiển thị trên kết quả xét nghiệm hoặc gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Trong quá trình theo dõi chăm sóc, bác sĩ đã hiểu rõ về tiền sử bệnh tật của trẻ có thể cung cấp cho bạn những thông tin về nguy cơ tái phát của trẻ. Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi cụ thể về sức khỏe của trẻ. Một số trẻ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu hoặc các kỹ thuật hình ảnh, đây được xem như một phần của chăm sóc theo dõi thường quy. Nhưng các đề xuất xét nghiệm này được xem xét phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của khối u được chẩn đoán ban đầu và các phương pháp điều trị đã áp dụng.

Việc dự đoán trước khi làm xét nghiệm theo dõi hoặc chờ đợi kết quả xét nghiệm có thể gây căng thẳng cho bạn và các thành viên khác trong gia đình. Điều này được gọi là “scan-xiety”, tạm dịch là những lo lắng, sợ hãi quanh ý tưởng phải làm xét nghiệm hình ảnh (scan) để kiểm tra ung thư. Tìm hiểu thêm về cách đối phó với các loại căng thẳng ở đây

Kiểm soát các tác dụng phụ dài hạn và tác dụng phụ xuất hiện muộn

Tác dụng phụ đôi khi có thể kéo dài một khoảng thời gian sau khi đã xong điều trị tích cực. Chúng được gọi là tác dụng phụ dài hạn. Ngoài ra, các tác dụng phụ xuất hiện nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau điều trị tích cực được gọi là tác dụng phụ xuất hiện muộn. Các tác dụng phụ xuất hiện muộn có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể và bao gồm các vấn đề về thể chất, bệnh lý tim, phổi và ung thư thứ phát cũng như các vấn đề về cảm xúc và nhận thức (trí nhớ, suy nghĩ và tập trung), lo lắng, trầm cảm và khó khăn trong học tập.

Do tác dụng của các loại thuốc sử dụng trong điều trị u tế bào mầm, cần thực hiện các xét nghiệm thường quy giúp kiểm tra chức năng thận, chức năng phổi, khả năng sinh sản (khả năng có con), sản xuất tế bào máu, vấn đề tăng trưởng, phát triển và khả năng mắc ung thư thứ phát.

Chăm sóc theo dõi nên nhắm đến chất lượng cuộc sống của trẻ, bao gồm mọi vấn đề về phát triển hoặc cảm xúc.

Nhóm Ung thư trẻ em (Children’s Oncology Group – COG) đã nghiên cứu các tác động về thể chất và tâm lý mà những người chiến thắng ung thư thời thơ ấu phải đối mặt. Dựa vào nghiên cứu này, COG đã đưa ra khuyến nghị về chăm sóc theo dõi lâu dài cho trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên chiến thắng ung thư. Khuyến nghị này được đăng trên trang: www.survivocateguferences.org .

Giữ hồ sơ y tế của trẻ

Bạn được khuyến khích sắp xếp và lưu giữ hồ sơ y tế của trẻ. Bác sĩ sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Như vậy, khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành, chúng sẽ có bộ hồ sơ y tế rõ ràng bao gồm tiền sử bệnh lý, chẩn đoán, điều trị, và các khuyến cáo của bác sĩ về liệu trình chăm sóc theo dõi. Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) cung cấp các biểu mẫu giúp tạo ra bản tóm tắt điều trị nhằm theo dõi quá trình điều trị và xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ chiến thắng ung thư.

Một số trẻ phải tiếp tục gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong khi những trẻ khác sẽ được chăm sóc bởi bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia chăm sóc y tế khác. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại và giai đoạn của khối u, tác dụng phụ của quá trình điều trị, quy định bảo hiểm y tế và mong muốn của gia đình. Hãy trao đổi với nhóm chăm sóc y tế về các bước điều trị tiếp theo cũng như bất kỳ mối quan tâm nào về sức khỏe tương lai của trẻ.

Nếu bác sĩ không trực tiếp tham gia chăm sóc cho con bạn sẽ hướng dẫn chăm sóc theo dõi, hãy nhớ chia sẻ bản tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc sau điều trị với họ và với tất cả những người liên quan. Chi tiết về phương pháp điều trị cụ thể được đưa ra rất có giá trị đối với các bác sĩ, những người sẽ chăm sóc trẻ trong suốt cuộc đời.

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Chiến thắng bệnh. Phần này giới thiệu cách đối phó với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày sau khi chẩn đoán ung thư. Bạn có thể sử dụng menu để chọn đọc các phần khác trong chủ đề này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/germ-cell-tumor-childhood/follow-care

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Theo dõi sau điều trị được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em: Chẩn đoán https://yhoccongdong.com/thongtin/u-te-bao-mam-o-tre-em-chan-doan/ Thu, 01 Aug 2019 13:42:38 +0000 https://yhoccongdong.com/?p=29763 U tế bào mầm ở trẻ em chấn đoán

các xét nghiệm, quy trình và các phương pháp chụp chiếu phổ biến được sử dụng để chẩn đoán u tế bào mầm ở trẻ em.

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Chẩn đoán được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
U tế bào mầm ở trẻ em chấn đoán

Bài viết này giới thiệu các xét nghiệm, quy trình và các phương pháp chụp chiếu phổ biến được sử dụng để chẩn đoán u tế bào mầm. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài viết khác.

Bác sĩ sử dụng nhiều xét nghiệm khác nhau để tìm và chẩn đoán khối u, đồng thời xem xét mức độ di căn của chúng. Di căn là tình trạng khối u lan rộng từ nơi bắt đầu đến những nơi khác trong cơ thể. Ví dụ, các xét nghiệm hình ảnh có thể cho thấy hình ảnh khối u bên trong cơ thể và sự lan rộng của khối u. Các bác sĩ cũng làm các xét nghiệm để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Đối với hầu hết các loại khối u, sinh thiết là phương pháp duy nhất để xác định chắc chắn khối u đó có phải là ung thư hay không. Khi sinh thiết, bác sĩ lấy một mẫu mô nhỏ để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trong trường hợp không thể sinh thiết, bác sĩ có thể đề xuất các xét nghiệm khác để hỗ trợ cho chẩn đoán.

Danh sách này sẽ giới thiệu về các xét nghiệm được lựa chọn để chẩn đoán u tế bào mầm. Không phải tất cả các xét nghiệm được liệt kê dưới đây được sử dụng cho mọi trẻ em. Các yếu tố sẽ được xem xét khi lựa chọn xét nghiệm chẩn đoán:

  • Loại khối u nghi ngờ
  • Dấu hiệu và triệu chứng
  • Tuổi và tổng trạng của trẻ
  • Kết quả các xét nghiệm trước đó

Ngoài thăm khám thực thể, các xét nghiệm dưới đây có thể được sử dụng để chẩn đoán khối u tế bào mầm:

  • Sinh thiết: Sinh thiết là lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các xét nghiệm khác có thể cho thấy sự hiện diện của một khối u tế bào mầm, nhưng chỉ có sinh thiết mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và kết luận khối u là lành tính hay ác tính. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ phân tích (các) mẫu bệnh phẩm. Bác sĩ giải phẫu bệnh là bác sĩ chuyên phân tích các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và đánh giá các tế bào, mô và cơ quan để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ kiểm tra mẫu mô xem có bất thường trong các tế bào không. Đó là xét nghiệm mô bệnh học. Họ cũng sẽ kiểm tra mẫu mô để tìm dấu hiệu ung thư. Đó xét nghiệm tế bào học.
  • Xét nghiệm máu.
    • Alphafetoprotein (AFP): Khối u tế bào mầm có thể làm AFP tăng cao, đó là một loại protein tăng trong máu của người mẹ khi mang thai. Protein này được sản xuất bởi gan thai nhi và túi noãn hoàng, một túi bảo vệ phôi thai trong giai đoạn đầu mang thai. AFP có thể được phát hiện bằng cách chọc ối, một xét nghiệm nhằm theo dõi sức khỏe thai nhi bằng cách sử dụng kim đâm vào bụng và tử cung của người mẹ để lấy nước ối. AFP cũng là một chất chỉ điểm khối u ở những người có khối u tế bào mầm. Chất chỉ điểm khối u là chất có nồng độ cao hơn bình thường trong máu, nước tiểu của những người có khối u. Nồng độ AFP trong máu có thể được theo dõi để đánh giá hiệu quả điều trị.
    • Beta HCG: Khối u tế bào mầm cũng có thể làm tăng lượng beta chorionic gonadotropin ở người (hCG). Phụ nữ mang thai sản xuất nồng độ hormone beta hCG cao trong máu. Nồng độ beta hCG cao ở một phụ nữ không mang thai nghĩa là có thể có khối u tế bào mầm.
  • Siêu âm: Siêu âm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan bên trong cơ thể. Khối u tạo ra tiếng vang của sóng âm khác với mô bình thường. Khi sóng âm bị dội ngược trở lại máy tính và tạo ra hình ảnh, bác sĩ có thể xác định vị trí khối u bên trong cơ thể.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT): Chụp CT tạo ra hình ảnh 3 chiều bên trong cơ thể bằng cách sử dụng các tia X được chụp từ các góc khác nhau. Những hình ảnh 3 chiều kết hợp bởi máy tính cho thấy những bất thường hay khối u trong cơ thể. Chụp CT cũng có thể đo kích thước của khối u. Đôi khi, để những hình ảnh này được rõ ràng hơn người ta thường đưa vào cơ thể bệnh nhân một loại thuốc nhuộm (thuốc cản quang) trước khi bắt đầu quét hình ảnh. Bệnh nhân được tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc uống thuốc (dạng viên hoặc lỏng).
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường thay vì tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI có thể đo được kích thước của khối u. Để những hình ảnh này được rõ ràng hơn, người ta thường đưa vào cơ thể bệnh nhân một loại thuốc nhuộm (thuốc cản quang) trước khi bắt đầu quét hình ảnh. Bệnh nhân được tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc uống thuốc (dạng viên hoặc lỏng).
  • Sau khi làm xong các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán, bác sĩ sẽ thông báo kết quả với bạn. Nếu chẩn đoán khối u tế bào mầm, bác sĩ sẽ mô tả khối u dựa trên kết quả các xét nghiệm này. Đây gọi là chẩn đoán giai đoạn bệnh.

Bài viết tiếp theo trong hướng dẫn về căn bệnh này là Giai đoạn bệnh. Bài viết sẽ giải thích các hệ thống được bác sĩ sử dụng để mô tả mức độ lan rộng của bệnh. Sử dụng menu dưới đây để xem các bài viết khác.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/germ-cell-tumor-childhood/diagnosis

Bài viết U tế bào mầm ở trẻ em: Chẩn đoán được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>