vết thương mắt - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sat, 27 Oct 2018 13:43:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em https://yhoccongdong.com/thongtin/so-cuu-vet-thuong-mat-o-tre-em/ Mon, 25 Aug 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/so-cuu-vet-thuong-mat-o-tre-em/ Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em

Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em. Khi nghi ngờ trẻ bị tổn thương mắt, bạn có thể xử trí những kích thích nhỏ ở mắt bằng cách rửa mắt với nước, nhưng những tổn thương nặng hơn cần phải được chăm sóc bởi nhân viên y tế.

Bài viết Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em

Các vết thương mắt là nguyên nhân gây mù có thể ngăn ngừa được thường gặp nhất, do đó khi nghi ngờ có tổn thương, hãy cẩn trọng và gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đến khám tại cơ sở y tế.

Bạn có thể xử trí những kích thích nhỏ ở mắt bằng cách rửa mắt với nước, nhưng những tổn thương nặng hơn cần phải được chăm sóc bởi nhân viên y tế.

Cần làm gì khi trẻ có vết thương ở mắt?

Đối với các kích thích thông thường lên mắt

  • Rửa tay thật kỹ trước khi chạm vào mí mắt để kiểm tra hoặc nhỏ/rửa mắt.
  • Không chạm, đè ép, chà xát lên mắt, và bằng mọi cách giữ cho trẻ không chạm vào mắt nếu nghi ngờ có tổn thương (Ví dụ: với trẻ lứa tuổi nhỏ, quấn kiểu quấn tã cũng có thể xem là một biện pháp ngăn ngừa trẻ chạm tay vào mắt).
  • Không cố gắng loại bỏ bất cứ dị vật nào ở mắt ngoại trừ việc dùng nước để rửa, do nguy cơ làm trầy xước bề mặt mắt, đặc biệt là giác mạc.
  • Ngửa đầu trẻ nghiêng ra thau/chậu/bồn rửa chén/bồn tắm… và sao cho bên mắt bị tổn thương nằm thấp (so với bên đối diện), nhẹ nhàng lật mi mắt xuống, khuyến khích trẻ mở mắt càng lớn càng tốt. Với trẻ nhũ nhi hoặc trẻ nhỏ, nên có thêm một người giúp giữ mắt trẻ mở trong lúc bạn tiến hành rửa.
  • Nhẹ nhàng và đều đặn nhỏ một dòng nước ấm (có thể dùng bình đựng nước hoặc mở trực tiếp từ vòi nước, lưu ý không dùng nước quá nóng) lên mắt trẻ.
  • Rửa khoảng 15 phút, kiểm tra mắt mỗi 5 phút xem dị vật đã trôi đi chưa.
  • Do những mảnh dị vật nhỏ có thể làm trầy xước giác mạc và gây nhiễm trùng, nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế nếu trẻ tiếp tục có bất kỳ kích thích nào sau đó.
  • Nếu dị vật không trôi ra ngoài sau khi rửa, có thể sẽ cần đến sự giúp đỡ của một nhân viên y tế đã được đào tạo về rửa mắt.

Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em

Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em (Nguồn ảnh: eyepowerkidswear.com)

Dị vật dính sâu vào mắt

Nếu một dị vật, chẳng hạn như một mẩu kính hay kim loại, nhô ra khỏi mắt, tiến hành các bước sau:

  • Gọi yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp hoặc mang trẻ đến phòng cấp cứu đơn vị y tế gần nhất.
  • Che bảo vệ mắt bên bị tổn thương bằng một chiếc tách nhỏ. Mục đích là giảm tất cả các áp lực tác động lên mắt.
  • Giữ trẻ (và bản thân bạn) càng bình tĩnh càng tốt cho đến khi có sự trợ giúp về y tế.

Mắt tiếp xúc hóa chất

  • Nhiều hóa chất, thậm chí có thể tìm thấy xung quanh nhà, có thể gây tổn thương mắt. Nếu mắt trẻ bị tiếp xúc với hóa chất và bạn biết/đoán đó là chất gì (ví dụ, bạn thấy trẻ cầm chai hóa chất, hoặc chai hóa chất vương vãi cạnh trẻ,…), hãy tìm số điện thoại khẩn cấp thường có in trên hộp/vỏ/chai chứa hóa chất và liên lạc để được hướng dẫn xử trí.
  • Rửa mắt trẻ dưới dòng nước ấm trong khoảng 15-30 phút (tham khảo phần trên). Nếu cả hai mắt cùng bị ảnh hưởng, hãy rửa dưới vòi sen.
  • Gọi yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp hoặc mang trẻ đến phòng cấp cứu đơn vị y tế gần nhất.
  • Liên lạc với trung tâm kiểm soát chất độc tại địa phương (nếu có) để được hướng dẫn xử trí phù hợp. Nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị sẵn tên chính xác của hóa chất mà trẻ tiếp xúc (tốt nhất là ghi ra giấy hoặc giữ hộp/vỏ/chai chứa, hoặc lột nhãn hóa chất trên vật đựng).

Bầm quanh hốc mắt (black eye), chấn thương kín do vật tù, chấn thương đụng dập

Bầm quanh hốc mắt thường là hậu quả của một chấn thương nhỏ, nhưng tổn thương này cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp tổn thương mắt nặng hoặc chấn thương đầu. Bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để loại trừ chấn thương nặng, nhất là khi bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra bầm quanh hốc mắt.

Xử trí sơ cứu cho bầm quanh hốc mắt bao gồm:

  • Chườm lạnh không liên tục: chườm 5 – 10 phút, ngưng 10 – 15 phút. Nếu bạn dùng đá lạnh để chườm, hãy dùng khăn tắm hay vớ để bao bọc đá nhằm bảo vệ cho vùng da khá nhạy cảm/dễ tổn thương quanh mí mắt.
  • Chườm lạnh như hướng dẫn trên trong 24 – 48 giờ, sau đó chuyển sang chườm ấm không liên tục. Thao tác này giúp cơ thể hấp thu dịch thoát từ máu và có thể giúp làm giảm màu bầm quanh hốc mắt.
  • Nếu trẻ đau, hãy cho trẻ sử dụng acetaminophen – không dùng aspirin hay ibuprofen vì có nguy cơ làm tăng chảy máu.
  • Kê thêm một chiếc gối dưới đầu trẻ khi ngủ, khuyến khích trẻ nằm nghiêng về phía bên mắt không bị tổn thương lúc ngủ (nếu trẻ chỉ bị một bên, do áp lực có thể làm tăng tình trạng phù nề).
  • Gọi cho bác sĩ gia đình (nếu có) hoặc bác sĩ mà bạn thường cho trẻ khám để được hướng dẫn thêm, trẻ có thể cần được khám cẩn thận nhằm loại trừ tổn thương mắt. Gọi ngay cho nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào kể sau:
    • Gia tăng mức độ bầm.
    • Rỉ dịch/máu/mủ từ mắt.
    • Đau mắt kéo dài.
    • Thị lực thay đổi, bất kể mức độ nặng hay nhẹ.
    • Có bất kỳ thay đổi nào của nhãn cầu mà bạn quan sát thấy.
    • Xuất huyết ở tròng trắng mắt (củng mạc), nhất là những vị trí nằm gần giác mạc.

Nếu chấn thương xảy ra khi trẻ đang tham gia một trong các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như thể thao, hãy bảo vệ mắt trẻ bằng kính bảo hộ hoặc kính không vỡ.

Xem thêm bài Quan niệm không đúng về mắt của trẻ

Tài liệu tham khảo

http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/eye_injury.html

Bài viết Sơ cứu vết thương mắt ở trẻ em được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>