viêm gan c và thai kỳ - Y Học Cộng đồng https://yhoccongdong.com Dự án “Y Học cùng cộng đồng” phổ biến những kiến thức khoa học và thường thức về y học cho cộng đồng Việt Nam Sun, 13 Mar 2022 03:21:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.8.9 Giải đáp thắc mắc về viêm gan trong thai kỳ https://yhoccongdong.com/thongtin/giai-dap-thac-mac-ve-viem-gan-trong-thai-ky/ Wed, 25 Jun 2014 17:00:00 +0000 http://localhost/yhoccongdong/thongtin/viem-gan-b-va-viem-gan-c-trong-qua-trinh-mang-thai/ Viêm gan b và viêm gan c trong thai kỳ

Mắc viêm gan khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà vi-rút còn có thể lây truyền sang cả thai nhi, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết Giải đáp thắc mắc về viêm gan trong thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>
Viêm gan b và viêm gan c trong thai kỳ

Viêm gan B và viêm gan C là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến gan. Cả hai bệnh đều gây ra bởi vi-rút (còn được gọi là viêm gan siêu vi), dễ lây lan và có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng và lâu dài.

Viêm gan không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà vi-rút viêm gan còn có thể lây truyền sang cả thai nhi. Nhiều thai phụ có thể không biết mình đang bị nhiễm vi-rút viêm gan, vì đôi khi bệnh không gây ra bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Viêm gan B

Vi-rút viêm gan B lây lan như thế nào?

Vi-rút viêm gan B lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết cơ thể (như tinh dịch hoặc dịch âm đạo) của người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể xảy ra khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi dùng chung kim tiêm để tiêm thuốc. Em bé sơ sinh có thể bị nhiễm trong khi sinh nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B. Viêm gan B cũng có thể lây lan nếu bạn sống với người bị nhiễm bệnh và dùng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu hoặc dịch tiết cơ thể, chẳng hạn như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo. Viêm gan B không lây truyền qua tiếp xúc ngoài da thông thường và không lây truyền sang con khi người mẹ cho con bú.

Viêm gan B cấp tính là gì?

Nhiễm vi-rút viêm gan B có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Viêm gan B cấp tính là bệnh diễn ra trong thời gian ngắn, xảy ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi bị nhiễm vi-rút viêm gan B. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau bụng
  • Đau cơ và khớp

Nhiễm trùng có thể biến mất hoàn toàn trong vòng một vài tuần mà không cần điều trị. Những người loại bỏ được vi-rút viêm gan B sẽ trở nên miễn dịch với nó và không bị nhiễm lại về sau.

Viêm gan B mạn tính là gì?

Một số ít người lớn và nhiều trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm và không bao giờ loại bỏ được vi-rút viêm gan B. Trường hợp này được gọi là viêm gan B mạn tính. Những người này sẽ mang vi-rút suốt đời và được gọi là những người mang mầm bệnh. Hầu hết những người mắc viêm gan B mạn tính không biểu hiện triệu chứng gì. Trong một số ít các trường hợp mang mầm bệnh, nhiễm trùng mạn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan, ung thư gan và thậm chí có thể là tử vong.

Viêm gan B có thể chữa khỏi không?

Không thể điều trị để người bệnh hết hẳn bệnh nhưng có thể giúp họ giảm hoặc hết những triệu chứng do bệnh viêm gan gây ra. Ngoài ra, hiện nay đã có vắc-xin (vaccine) phòng ngừa nhiễm vi-rút viêm gan B. Còn với những người gần đây có tiếp xúc với vi-rút viêm gan B (như tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bị viêm gan B) mà chưa được tiêm phòng, một loại dung dịch gọi là “Globulin miễn dịch viêm gan loại B” (HBIg) có thể được sử dụng cùng với vắc-xin tiêm chủng. HBIg có chứa kháng thể chống lại vi-rút viêm gan B và có thể hỗ trợ chống lại nhiễm trùng trong một vài tình huống.

Vi rút viêm gan B có thể truyền cho con khi mang thai không?

Khoảng 90% phụ nữ mang thai nhiễm vi-rút viêm gan B cấp tính và 10% đến 20% phụ nữ mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây truyền vi-rút sang con.

Vi-rút viêm gan B ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Nhiễm vi-rút viêm gan B có thể rất nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Nó có thể đe dọa mạng sống của trẻ. Trẻ sơ sinh bị nhiễm vi-rút có nguy cơ cao (lên đến 90%) trở thành người mang mầm bệnh. Trẻ cũng có thể truyền vi-rút cho người khác. Khi trưởng thành, khoảng 25% trường hợp sẽ có nguy cơ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.

Làm thế nào để phát hiện nhiễm vi-rút viêm gan B?

Tất cả thai phụ đều được làm xét nghiệm viêm gan B. Có nhiều loại xét nghiệm máu khác nhau để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm vi-rút viêm gan B hay không và nếu có thì bị nhiễm gần đây hay đang mang mầm bệnh mà không có triệu chứng. Ngoài ra, các xét nghiệm đó cũng phân biệt được người có miễn dịch do trước đây đã từng nhiễm vi-rút hay có miễn dịch nhờ chủng ngừa vắc-xin.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả xét nghiệm vi-rút viêm gan B của tôi là dương tính?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đang bị nhiễm vi-rút viêm gan B, bạn có thể được làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và đánh giá tình trạng sức khỏe toàn thân. Con của bạn, bạn tình và những người thân trong gia đình bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm vi-rút. Họ phải được thông báo để làm xét nghiệm và tiêm vắc-xin.

Liệu việc nhiễm vi-rút viêm gan B có ảnh hưởng đến việc sinh thường hay sinh mổ không?

Nhiễm vi-rút viêm gan B không ảnh hưởng đến việc sinh thường hay sinh mổ. Bạn vẫn có thể sinh thường nếu bạn đang bị nhiễm vi-rút viêm gan B.

Nếu tôi bị nhiễm vi-rút viêm gan B, tôi có thể cho con bú không?

Có. Bạn vẫn có thể cho con bú nếu bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan B.

Nếu tôi bị nhiễm vi-rút viêm gan B, các bác sĩ sẽ làm gì để không lây cho con tôi?

Trong vòng một vài giờ sau sinh, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Hai liều tiếp theo của vắc-xin viêm gan B sẽ được tiêm cho bé trong vòng 6 tháng kế tiếp. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa nói trên, bé sẽ được xét nghiệm để kiểm tra vi-rút viêm gan B.

Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả xét nghiệm của con tôi là dương tính với vi-rút viêm gan B?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị nhiễm vi-rút viêm gan B, bé cần được tiếp tục chăm sóc y tế. Cụ thể, bé cần được thăm khám thường xuyên để đánh giá tình trạng sức khỏe chung và đánh giá chức năng gan.

Nếu tôi không bị nhiễm vi-rút viêm gan B, khi nào con tôi nên được tiêm phòng?

Tất cả các trẻ sơ sinh đều được tiêm phòng để chống lại vi-rút viêm gan B. Nếu bạn không bị nhiễm vi-rút viêm gan B, bé sẽ được tiêm liều vắc-xin đầu tiên trước khi bạn xuất viện. Nếu không, bé phải được tiêm phòng trong vòng 2 tháng đầu tiên sau sinh. Những liều còn lại sẽ được tiêm trong vòng 6-18 tháng kế tiếp.

Xem thêm bài viết Viêm gan siêu vi B và thai kỳ của BS. Phạm Thanh Hoàng

Viêm gan C

Tôi có thể được tiêm phòng để chống nhiễm vi-rút viêm gan C không?

Hiện nay chưa có vắc-xin để phòng ngừa vi-rút viêm gan C. Tránh thực hiện một số hành vi không an toàn (như dùng chung dao cạo, kềm cắt móng tay, bơm tiêm,…) là cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan C hiện nay không cao. Một khảo sát tiến hành tại 5 khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ cho thấy tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan C ở những đối tượng như người hiến máu, người nhập ngũ và thai phụ là khoảng 0.5%, tức cứ khoảng 200 người mới có 1 người bị viêm gan C.

Vi-rút viêm gan C lây lan như thế nào?

Vi-rút viêm gan C lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm bệnh. Điều này có thể xảy ra trong khi dùng chung kim tiêm hoặc các vật dụng cá nhân dính máu. Em bé sơ sinh có thể bị nhiễm trong khi sinh nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan C. Nó cũng có thể lây lan trong khi quan hệ tình dục không an toàn, nhưng lây lan theo đường này thường khó khăn hơn. Nó không lây lan qua tiếp xúc thông thường hoặc khi cho con bú.

Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm vi-rút viêm gan C là gì?

Nhiễm vi-rút viêm gan C gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như nhiễm vi-rút viêm gan B. Nó cũng có thể không gây triệu chứng gì. Không giống như nhiễm vi-rút viêm gan B, hầu hết người lớn nhiễm vi-rút viêm gan C (75% đến 85%) sẽ trở thành người mang mầm bệnh và hầu hết người mang mầm bệnh sẽ mắc các bệnh gan mạn tính. Một số ít hơn sẽ mắc bệnh xơ gan hoặc những vấn đề khác về gan nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng.

Nếu tôi bị nhiễm vi-rút viêm gan C, tôi có khả năng truyền bệnh cho con tôi không?

Khoảng 4% phụ nữ bị nhiễm vi-rút viêm gan C sẽ lây truyền cho con của họ. Nguy cơ lây truyền thường liên quan đến số lượng vi-rút trong cơ thể mẹ và tùy thuộc vào việc mẹ có đang bị nhiễm HIV hay không.

Nếu tôi bị nhiễm vi-rút viêm gan C, sau khi sinh bao lâu thì con tôi sẽ được kiểm tra?

Nếu bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan C, con của bạn thường sẽ được kiểm tra khi chúng được ít nhất 18 tháng tuổi.

Nếu tôi bị nhiễm vi-rút viêm gan C, tôi có thể cho con bú không?

Có. Bạn vẫn có thể cho con bú sữa nếu bạn bị nhiễm vi-rút viêm gan C.

Giải thích thuật ngữ

  • Kháng thể: Là một loại protein trong máu, được sản xuất trong phản ứng với các tác nhân lạ, chẳng hạn như vi khuẩn và vi-rút.
  • Người mang mầm bệnh: Những người bị nhiễm vi-rút gây bệnh mà không có triệu chứng và có thể lây truyền bệnh cho người khác.
  • Xơ gan: Tình trạng bệnh ở gan gây ra do các tế bào gan bị mất đi và thay bằng mô sẹo, dẫn đến suy yếu chức năng gan.
  • Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg): Một chất dùng để bảo vệ cơ thể chống nhiễm vi-rút viêm gan B tạm thời.
  • Vàng da: Sự tích tụ bilirubin làm da và mắt có màu vàng.
  • Tinh dịch: Chất dịch được tạo ra bởi tuyến sinh dục nam, được tiết ra khi xuất tinh và có chứa tinh trùng.

Nếu bạn có vấn đề thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ, vui lòng liên hệ với bác sĩ Sản phụ khoa để được giải thích rõ ràng hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq093.pdf?dmc=1&ts=20140120T2259166385
  2. http://www.plosone.org/article /
  3. info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0041266. Accessed June 24th2014

Bài viết Giải đáp thắc mắc về viêm gan trong thai kỳ được xuất bản tại Y Học Cộng đồng.

]]>