Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Acid iopanoic
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Acid iopanoic
- 3 Chỉ định Acid iopanoic
- 4 Chống chỉ định Acid iopanoic
- 5 Thận trọng Acid iopanoic
- 6 Liều lượng và cách dùng Acid iopanoic
- 7 Tác dụng không mong muốn Acid iopanoic
- 8 Hướng dẫn xử trí ADR Acid iopanoic
- 9 Độ ổn định và bảo quản Acid iopanoic
Acid iopanoic là chất cản quang iod monome dạng có ion hóa, thải trừ qua đường mật.
Tên chung quốc tế Acid iopanoic
Iopanoic acid.
Dạng thuốc và hàm lượng Acid iopanoic
Viên nén 500 mg (66% iod).
Chỉ định Acid iopanoic
Dùng trong chụp túi mật, đường mật.
Chống chỉ định Acid iopanoic
Suy gan, suy thận nặng (Phụ lục 4 và 5); vàng da do tắc đường dẫn mật. Thuốc có thể không hấp thu qua ruột khi có bệnh lý cấp tính ở dạ dày – ruột.
Thận trọng Acid iopanoic
Tăng nhạy cảm với thuốc có iod; cường giáp nặng, tăng acid uric trong máu hoặc viêm đường mật. Acid iopanoic có thể gây tương tác làm thay đổi kết quả xét nghiệm cơ năng tuyến giáp.
Do nguy cơ gây ra phản ứng khi dùng acid iopanoic, cần sẵn sàng phương tiện và thuốc cấp cứu bệnh nhân khi sử dụng acid iopanoic.
Liều lượng và cách dùng Acid iopanoic
Chụp X – quang túi mật và đường mật qua đường uống. Người lớn uống 3 g với nhiều nước, từ 10 – 14 giờ trước khi chụp. Nếu túi mật ngấm thuốc ít, có thể cho uống tiếp 3 g cùng ngày; cũng có thể chụp lại sau 5 – 7 ngày với liều uống 6 g (liều tối đa là 6 g/24 giờ; không dùng liều 6 g cho bệnh nhân có suy thận). Chỉ định và liều lượng phải do bác sĩ chuyên khoa quyết định.
Tác dụng không mong muốn Acid iopanoic
Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy; đau bụng khi tiểu tiện; ngoại ban và đỏ bừng; suy thận cấp; giảm tiểu cầu, phản ứng tăng cảm; uric niệu và các tác động kháng cholinesterase.
Hướng dẫn xử trí ADR Acid iopanoic
Ngừng thuốc, rửa dạ dày, thụt tháo, uống nhiều nước, kiềm hóa nước tiểu, cho uống cholestyramin; theo dõi huyết áp.
Độ ổn định và bảo quản Acid iopanoic
Tránh nóng, tránh ánh sáng.
http://nidqc.org.vn/duocthu/520/