Thứ Ba , 26 Tháng Ba 2024
Trang chủ Chuyên ngành Nhi khoa Khóa học an toàn Vắc xin Bài 1.10: An toàn vắc xin trong các chương trình tiêm chủng

Bài 1.10: An toàn vắc xin trong các chương trình tiêm chủng

Bài viết thứ 10 trong 49 bài thuộc chủ đề Khóa học an toàn Vắc xin
 

Biên dịch: Trương Thị Diệp Anh

Hiệu đính: Nguyễn Khởi Quân, TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Trong kỷ nguyên tiền vắc-xin, rất nhiều người mắc bệnh tật và tử vong do các bệnh truyền nhiễm mà hiện tại có thể phòng ngừa được. Rõ ràng, nếu vắc xin không tồn tại, thì không có tác dụng phụ nào xảy ra. Giai đoạn tiền vắc xin trong biểu đồ (GIAI ĐOẠN 1) là giai đoạn trước khi vắc xin được giới thiệu.

Ví dụ vắc xin ho gà

1.10 Biểu đồ các giai đoạn tiêm chủng 1

1.10 Chú thích biểu đồ các giai đoạn tiêm chủng 2Các giai đoạn tiềm tàng trong sự phát triển của một chương trình tiêm chủng.

Biểu đồ trích từ Chen RT et al. The Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS) (1). Vaccine, 1994: 12 (6): 542-550.

Ở GIAI ĐOẠN 2, sau khi một loại vắc xin hiệu quả được giới thiệu để ngăn ngừa một căn bệnh cụ thể, tăng tỷ lệ tiêm chủng sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ mắc bệnh (2), nhưng cũng có những phản ứng sau tiêm chủng (AEFI), thực sự hoặc được quan sát, có thể trở thành trọng tâm chính. Nghịch lý thay, khi lợi ích của vắc xin là rõ ràng nhất và độ bao phủ của vắc xin là cao nhất, thì mối lo ngại về an toàn vắc xin cũng tăng lên cao nhất trong cộng đồng.

Sự gia tăng này tập trung vào các AEFI, thường được tăng cường bởi mức độ bao phủ truyền thông của một hoặc một vài báo cáo trường hợp, có thể dẫn đến:

  • Sự mất niềm tin vào vắc xin của công chúng,
  • Giảm độ bao phủ vắc-xin,
  • Sự hồi sinh của bệnh thành dịch cao hơn hoặc thậm chí là dịch (3) (GIAI ĐOẠN 3).

Sự bùng phát trở lại của bệnh tật hoặc sự ra đời của một loại vắc xin thay thế dẫn đến việc niềm tin về tiêm chủng chống lại căn bệnh này được phục hồi. Mức độ tiêm chủng tăng và bệnh giảm xuống mức thấp (GIAI ĐOẠN 4).

Đối với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin (4) chẳng hạn như bệnh đậu mùa (5) có thể bị xóa sổ, việc sử dụng vắc xin có thể được dừng lại, do đó loại bỏ nguy cơ của bất kỳ tác dụng phụ (6) nào do vắc xin (GIAI ĐOẠN 5). Để đảm bảo rằng chu trình được trình bày trong biểu đồ không lặp lại, bất kỳ vấn đề an toàn vắc xin nào cũng đòi hỏi những nỗ lực phát hiện, đánh giá và phản hồi kịp thời để đạt được và duy trì niềm tin của người dân.

Điểm quan trọng

Chiến dịch tiêm chủng càng thành công, càng ít bệnh có thể lây lan ra cộng đồng được ngăn chặn quan sát thấy. Khi mối đe dọa của căn bệnh ban đầu biến mất trong nhận thức của người dân, sự chú ý của họ có thể tập trung vào các tác dụng phụ của vắc-xin. Một nhận thức lệch lạc về nguy cơ vắc xin và sơ suất đe dọa sức khỏe lớn hơn nhiều căn bệnh ban đầu có thể dẫn đến giảm sự chấp nhận vắc-xin.

Để đảm bảo tiếp tục chấp nhận vắc xin trong cộng đồng, điều cần thiết là:

  • Theo dõi tỷ lệ mắc của AEFI,
  • Đánh giá một cách khoa học những liên quan tương tự
  • Ứng phó với các rủi ro mới được xác định từ vắc-xin,
  • Truyền đạt những lợi ích và rủi ro cho bệnh nhân và cha mẹ thông qua một nguồn chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy trước khi khám tiêm chủng.
  1. The Vaccine Adverse Event Reporting System (VAERS) (Hệ thống báo cáo sự kiện bất lợi vắc-xin) Một hệ thống giám sát thụ động ở Mỹ nhằm thu thập báo cáo các phản ứng với vắc-xin. Dưới sự bảo trợ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.
  2. Tỷ lệ mắc bệnh (ví dụ, một bệnh, tác dụng phụ) xảy ra trong một quần thể xác định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
  3. DịchSự xuất hiện của bệnh trong một khu vực địa lý và/hoặc cộng đồng vượt quá những gì thường được dự kiến ​​trong một khoảng thời gian nhất định.
  4. Các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin: Các bệnh mà vắc xin tồn tại có thể bảo vệ một phần hoặc toàn bộ.
  5. Bệnh đậu mùaMột bệnh cấp tính, có khả năng lây nhiễm cao, thường gây tử vong do virus đậu mùa gây ra và đặc trưng bởi sốt cao và đau nhức sau đó phát ban lan rộng dạng nốt sẩn, tạo mủ và hình thành sẹo rỗĐược công bố bị xóa sổ bởi Hội đồng Y tế Thế giới năm 1980.
  6. Tác dụng phụ (hoặc trải nghiệm bất lợi)Bất kỳ sự cố y tế nào xảy ra trong quá trình điều trị với dược phẩm nhưng mà không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả với việc điều trị.

Tài liệu tham khảo

https://vaccine-safety-training.org/vaccine-safety-in-immunization-programmes.html