Dịch bài: Lê Văn Bạn
Hiệu đính: BS. Nguyễn Khởi Quân, TS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Đường dùng là con đường mà một vắc xin được đưa vào cơ thể (đường tiêm bắp, tiêm dưới da, uống,…). Đây là yếu tố then chốt cho sự thành công của việc chủng ngừa. Dược chất phải được vận chuyển từ vị trí đường vào vào đến vị trí trong cơ thể nơi nó có thể phát huy hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng các cơ chế vận chuyển của cơ thể cho mục đích này không phải là chuyện dễ dàng.
- Tiêm trong cơ hay tiêm bắp (IM) đưa vắc xin vào khối cơ. Vắc xin chứa tá dược nên được tiêm trong cơ để giảm các phản ứng không mong muốn tại chỗ.
- Tiêm dưới da (SC) đưa vắc xin vào lớp dưới da (lớp trên lớp cơ và dưới lớp bề mặt da).
- Tiêm trong da (ID) đưa vắc xin vào lớp trên cùng. BCG là vắc xin duy nhất được sử dụng theo đường này, giảm nguy cơ tổn thương thần kinh mạch. Nhân viên tiêm chủng cho biết BCG là vắc xin tiêm khó nhất do kích thước cánh tay của trẻ sơ sinh nhỏ. Một mũi kim hẹp (15mm, 26 Gauge) được dùng cho vắc xin BCG. Tất cả các vắc xin còn lại được dùng với kim rộng hơn, dài hơn (thường là 25mm, 23 Gauge), hoặc tiêm dưới da, hoặc tiêm trong cơ.
- Đường uống giúp phòng bệnh dễ dàng hơn mà không cần phải dùng đến ống tiêm hay kim tiêm.
- Đường xịt vào trong mũi đường vào ở niêm mạc mũi.
Đường sử dụng vắc xin thay đổi để tối ưu hóa hiệu của vắc xin:
- Đường uống: OPV, Rotavirus
- Tiêm trong cơ: DTwP, DtaP, viêm gan B, IPV, Hib,PCV-7
- Tiêm dưới da: Sởi, Sốt vàng
- Tiêm trong da: BCG
Điểm quan trọng
Nhà sản xuất cũng thường khuyến cáo đường dùng phù hợp để hạn chế các tác dụng phụ của riêng từng loại vắc xin.
Tài liệu tham khảo
https://vaccine-safety-training.org/route-of-administration.html