Thứ Hai , 20 Tháng Ba 2023

Bài 2.11: Sốc phản vệ

Bài viết thứ 26 trong 49 bài thuộc chủ đề Khóa học an toàn Vắc xin
 

Biên dịch: Trần Vinh Quang

Hiệu đính: Nguyễn Khởi Quân, TS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng rất hiếm gặp (một trên một triệu vắc xin) và có thể gây tử vong nếu không cấp cứu nhanh .Kháng nguyên vắc xin và các thành phần có thể gây ra phản ứng dị ứng này. Những phản ứng này có thể xảy ra tại chỗ (một vùng cơ thể)hoặc toàn thân và bao gồm các triệu chứng  phản vệ từ nhẹ đến nặng hoặc các triệu chứng giống như phản vệ (ví dụ như nổi mề đay hoặc phát ban, thở khò khè, sưng miệng và cổ họng, khó thở, hạ huyết áp và sốc). Các báo cáo về sốc phản vệ ít phổ biến ở các nước thu nhập thấp và trung bình  có lẽ do độ nhạy giám sát giảm và cũng vì sự kiện này có thể không được công nhận (nghĩa là chết do nguyên nhân khác).

 

Định nghĩa và hướng dẫn các trường hợp sốc phản vệ của Brighton Collaboration có sẵn trên trang web của họ.

https://www.brightoncollaboration.org/

Sốc phản vệ không rõ nguyên nhân và không liên quan đến vắc xin tăng trong tuổi thiếu niên, phổ biến hơn ở các bé gái. Các nhân viên tiêm chủng cần biết phân biệt sốc phản vệ với ngất xỉu và ngất do thần kinh (cũng thường gặp ở thanh thiếu niên) hoặc phân biệt sốc phản vệ với biểu hiện lo lắng, khó thở- tất cả đều là những tác dụng phụ lành tính phổ biến.

Các hướng dẫn của WHO về nhận biết và điều trị sốc phản vệ được bao gồm trong Phụ lục C của Chiến dịch tiêm chủng sởi hàng loạt: Báo cáo và điều tra các tác dụng phụ sau tiêm chủng.

Chẩn đoán sai ngất  và các nguyên nhân khác gây ra ngất , chẳng hạn như sốc phản vệ, có thể dẫn đến điều trị không phù hợp (ví dụ: sử dụng adrenaline mà không nhận ra và điều trị các tình trạng y tế nghiêm trọng khác).

Phân biệt sốc phản vệ với ngất xỉu (phản ứng thần kinh)

  Ngất xỉu Sốc phản vệ
Khởi phát Thường vào thời điểm hoặc ngay sau khi tiêm Thường  khoảng  5 -30 phút sau khi tiêm

 

Triệu chứng
 

Da

Nhợt nhạt, mồ hôi, lạnh và khó chịu Đỏ, xuất hiện và nổi mẩn ngứa; sưng mắt, mặt; phát ban toàn thân
Hô hấp Thở bình thường hoặc thở sâu Hơi thở ồn ào do tắc nghẽn đường thở (thở khò khè hoặc thở rít )
Tim mạch Rối loạn nhịp tim Nhịp tim nhanh
Hạ huyết áp thoáng qua Huyết áp tụt
Tiêu hóa Buồn nôn/nôn Đau bụng
Thần kinh Mất ý thức thoáng qua, còn phản ứng tốt khi nằm sấp Mất ý thức, ít phản ứng khi nằm sấp

Sử dụng adrenaline để điều trị sốc phản vệ

soc-phan-ve
                Adrenalin ống 1mg/1ml

Adrenaline kích thích tim và đảo ngược quá trình co thắt trong các mạch máu và đường phổi, làm giảm phù nề và nổi mề đay, do đó chống lại sốc phản vệ. Nhưng tác nhân rất mạnh này có thể gây ra nhịp tim không đều, suy tim, tăng huyết áp nặng và hoại tử mô nếu sử dụng không đúng cách, mặc dù thực sự nó không được dùng để điều trị .

Ngày hết hạn của adrenaline nên được viết ở bên ngoài bộ dụng cụ khẩn cấp. Adrenaline có tông màu nâu phải được loại bỏ.

Điểm quan trọng

Mỗi nhân viên tiêm phòng đã được tập huấn về điều trị sốc phản vệ cần nhanh chóng tiếp xúc với bộ dụng cụ khẩn cấp chứa adrenaline, và làm quen với liều lượng và cách dùng.

Tài liệu tham khảo

https://vaccine-safety-training.org/anaphylaxis.html