Biên dịch: Lê Văn Bạn
Hiệu đính: Nguyễn Khởi Quân, TS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Tổng quan
Một phản ứng vắc xin là đáp ứng của một cá thể với các thành phần vốn có của vắc xin, thậm chí ngay cả khi vắc xin được chuẩn bị, xử lí, và quản lí đúng cách (những phản ứng liên quan đến sản phẩm vắc xin). Từ 5 nguyên nhân của AEFI ở phần trước, phản ứng vắc xin bao gồm phản ứng liên quan đến sản phẩm vắc xin và phản ứng liên quan đến khiếm khuyết chất lượng vắc xin.
Phản ứng vắc xin có thể chia thành 2 nhóm:
- Các phản ứng nhẹ:
- Thường xảy ra trong vài giờ sau tiêm.
- Hồi phục sau thời gian ngắn và gây ít nguy hiểm.
- Tại chỗ (bao gồm đau, sưng hoặc đỏ ở tại vị trí tiêm).
- Hệ thống (bao gồm sốt, khó chịu, đau cơ, đau đầu hoặc giảm ngon miệng).
- Các phản ứng nặng:
- Thường không dẫn đến các vấn đề kéo dài (long-term).
- Có thể gây khuyết tật.
- Hiếm khi đe dọa tính mạng.
- Bao gồm các phản ứng co giật và dị ứng gây ra bởi phản ứng cơ thể với một thành phần cụ thể trong vắc xin.
Phản ứng nặng là một thuật ngữ bao gồm các phản ứng nghiêm trọng nhưng cũng gồm các phản ứng nặng khác. |
! Điểm mấu chốt
Sự dung nạp các tác dụng phụ trong cộng đồng thấp. Vì vậy vắc xin chỉ được cấp phép khi tần suất của các phản ứng nặng là hiếm và chỉ khi các phản ứng nhẹ, tự giới hạn được báo cáo.
Các phản ứng vắc xin nhẹ
Về lý thuyết, vắc xin sẽ không gây ra tác dụng phụ hoặc chỉ gây ra các tác dụng phụ nhẹ.
Vắc xin gây ra miễn dịch là do hệ miễn dịch của người nhận phản ứng với kháng nguyên chứa trong vắc xin. Các phản ứng tại chỗ hoặc hệ thống như đau hoặc sốt xảy ra như là một phần của đáp ứng miễn dịch. Thêm nữa, các thành phần khác của vắc xin (ví dụ như tá dược, chất ổn định, chất bảo quản) có thể gây ra các phản ứng. Một vắc xin thành công giữ các phản ứng nhẹ tới mức thấp nhất trong khi tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh nhất có thể.
Tần suất của các phản ứng vắc xin thường được quan sát với vài loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất, và cách điều trị chúng, được liệt kê ở bảng dưới đây. Các phản ứng này thường xảy ra trong vòng một hoặc hai ngày sau chủng ngừa (ngoại trừ phản ứng phát ban sau tiêm vắc xin sởi, có thể xuất hiện từ 6-12 ngày sau chủng ngừa) và tồn tại từ một đến vài ngày.
Bảng 1: Các phản ứng nhẹ, thường gặp và cách điều trị
Vắc xin |
Phản ứng tại chỗ |
Phản ứng toàn thân |
|
(đau, sưng, đỏ) | Sốt > 38oC | Kích thích, khó chịu và các triệu chứng hệ thống | |
BCG1 |
90-95% |
– |
– |
Viêm gan B |
Người lớn lên tới 15% Trẻ em lên tới 5% |
1-6% |
– |
Hib |
5-15% |
2-10% |
|
Sởi/ Sởi-Rubella/ |
Khoảng 10% |
5-15% |
5%(ban) |
(Bại liệt) |
Không |
Nhỏ hơn 1% |
Nhỏ hơn 1%2 |
(DTwP)3 |
Lên đến 50% |
Lên đến 50% |
Lên đến 55% |
Phế cầu khuẩn tiếp hợp5 | Khoảng 20% | Khoảng 20% |
Khoảng 20% |
Uốn ván /DT/ aTd |
Khoảng 10%4 |
Khoảng 10% |
Khoảng 25% |
Cách điều trị | – Dùng miếng bông lạnh tại vị trí tiêm
– Paracetamol6 |
– Dùng thêm dịch đường uống
– Mặc quần áo mát mẻ – Lau ấm hoặc tắm – Paracetamol6 |
– Dùng thêm dịch đường uống |
- Khả năng gây ra phản ứng tại chỗ thay đổi từ loại này sang loại khác, phụ thuộc vào chủng và số lượng kháng nguyên tồn tại trong vắc xin.
- Tiêu chảy, đau đầu và/ hoặc đau cơ.
- Khi so với vắc xin ho gà toàn tế bào (DTwP), tỉ lệ của vắc xin ho gà vô bào (DTaP) là thấp hơn.
- Tỉ lệ phản ứng tại chỗ có thể tăng với liều tăng cường, lên đến 50-85%.
- Nguồn: https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/acip-recs/
- Liều paracetamol: lên tới 15mg/kg 6-8h, tối đa 4 liều trong 24h.
Các phản ứng vắc xin nặng
Các phản ứng vắc xin nặng bao gồm co giật, giảm tiểu cầu, cơn giảm đáp ứng giảm trương lực cơ (HHE: hypotonic hyporesponsive episodes) và khóc kéo dài, tất cả cần được báo cáo trong vòng 24 giờ để cần có sự can thiệp trung bình. Các phản ứng vắc xin nghiêm trọng nhất không dẫn đến các vấn đề kéo dài. Phản ứng phản vệ, có thể gây tử vong, có thể điều trị được mà không để lại bất cứ ảnh hưởng kéo dài nào.
! Điểm mấu chốt
Các phản ứng dị ứng nặng (ví dụ phản ứng phản vệ) có thể đe dọa tính mạng. Nhân viên y tế là những người thực hiện việc tiêm chủng cần biết các dấu hiệu của phản ứng dị ứng và cần chuẩn bị để xử trí ngay lập tức.
Bảng 2: Các phản ứng vắc xin nặng, khoảng khởi phát, và tỉ lệ kết hợp với các vắc xin trẻ em được chọn
Vắc xin |
Phản ứng* | Khoảng khởi phát26 |
Tần suất mỗi liều |
BCG28 |
Nhiễm BCG gây tử vong |
1 – 12 tháng |
0.19 – 1.56/106 |
OPV29 |
Vắc xin kết hợp với viêm tủy xám liệt (paralytic poliomyelitis) (VAPP)** |
4 – 30 ngày |
2-4/106 |
DTwP30 |
Khóc kéo dài và co giật*** |
0 – 24h |
<1/103 |
HHE | 0 – 24h |
<1/103-2/103 |
|
Sởi31 |
Co giật do sốt |
6 – 12 ngày | 1/3000 |
Giảm tiểu cầu | 15 – 35 ngày |
2/30000 |
|
Phản ứng phản vệ |
1h |
1/100000 |
* Các phản ứng (ngoại trừ phản ứng phản vệ) không xảy ra nếu đã có miễn dịch rồi (90% người nhận liều thứ hai), trẻ > 6 tuổi thường không xảy ra co giật do sốt.
** Nguy cơ VAPP cao hơn ở liều đầu tiên(1/750000 so với 1/5100000 ở những liều tiếp theo), và cho người lớn và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
*** Co giật chủ yếu là do sốt. Nguy cơ xuất hiện co giật phụ thuộc vào độ tuổi. Nguy cơ thấp hơn ở trẻ nhũ nhi < 4 tháng tuổi.
Sự khác nhau giữa các phản ứng nghiêm trọng và nặng
Điều quan trọng cần phải lưu ý là sự khác nhau giữa thuật ngữ các phản ứng nghiêm trọng và nặng. Một phản ứng nghiêm trọng là một thuật ngữ điều chỉnh, theo định nghĩa của Trung tâm giám sát Uppsala (UMC), là bất cứ sự cố y khoa xảy ra tại bất cứ liều nào gây ra tử vong, cần phải nhập viện hoặc điều trị lâu dài tại bệnh viên.
Một phản ứng nặng là thuật ngữ rộng hơn, bao gồm các phản ứng nặng, nhưng cũng gồm các phản ứng khác mức độ nặng nhưng không nhất thiết dẫn đến các vấn đề kéo dài.