Chủ Nhật , 14 Tháng Tư 2024
Trang chủ Chuyên ngành Nhi khoa Khóa học an toàn Vắc xin Bài 3.04: Phản ứng liên quan sai sót khi tiêm chủng

Bài 3.04: Phản ứng liên quan sai sót khi tiêm chủng

Bài viết thứ 34 trong 49 bài thuộc chủ đề Khóa học an toàn Vắc xin
 

Biên dịchTrần Vinh Quang

Hiệu đính: Nguyễn Khởi Quân, TS. BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Điểm quan trọng

Sai sót tiêm chủng thường chiếm tỷ lệ lớn nhất của các phản ứng sau tiêm chủng. Chúng có thể bao gồm các trường hợp tử vong liên quan đến việc pha chế vắc xin với chất pha loãng không đúng hoặc pha với thuốc (ví dụ: insulin).

People aged 38-39 invited for COVID-19 jab as NHS in England hits 45m doses | GPonline

Sai sót tiêm chủng do sai sót trong việc chuẩn bị, xử lý, lưu trữ hoặc quản lý vắc xin. Các sai sót này có thể phòng ngừa được và làm giảm lợi ích của chương trình tiêm chủng. Việc xác định và sửa chữa các thực hành tiêm chủng không chính xác này có tầm quan trọng lớn.

Sai sót tiêm chủng có thể dẫn đến một loạt các sự kiện, được xác định là hai hoặc nhiều trường hợp của cùng một sự kiện bất lợi liên quan đến thời gian, địa điểm hoặc sự quản lý vắc xin. Các chuỗi sự kiện này thường liên quan với một nhà cung cấp hoặc cơ sở y tế cụ thể, hoặc một lọ vắc xin đã được chuẩn bị không phù hợp hoặc bị nhiễm bẩn. Những sai sót tiêm chủng này cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều lọ, ví dụ, vắc xin đông lạnh trong quá trình vận chuyển có thể dẫn đến sự gia tăng các phản ứng tại chỗ.

  • Không vô trùng khi tiêm
  • Sai sót pha chế
  • Tiêm tại chỗ không đúng
  • Vắc xin được vận chuyển/lưu trữ không đúng cách
  • Bỏ qua các chống chỉ định 

Ví dụ về sai sót tiêm chủng và các phản ứng sau tiêm chủng

Sai sót tiêm chủng

Phản ứng sau tiêm chủng
có thể xuất hiện

Tiêm không vô trùng

  • Tái sử dụng ống tiêm hoặc kim tiêm dùng một lần dẫn đến nhiễm bẩn lọ, đặc biệt là trong các lọ nhiều liều,
  • Ống tiêm hoặc kim tiệt trùng không đúng cách,
  • Nhiễm bẩn vắc xin hoặc chất pha loãng.
  • Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm (ví dụ, áp xe, sưng, viêm mô tế bào, xơ cứng),
  • Nhiễm trùng huyết,
  • Hội chứng sốc nhiễm độc,
  • Truyền bệnh có đường lây qua máu, ví dụ, viêm gan B, HIV,…
  • Tử vong
Sai sót pha chế

  • Lắc vắc xin không đủ,
  • Pha chế với chất pha loãng không chính xác,
  • Dùng thuốc thay thế cho vắc xin hoặc chất pha loãng,
  • Tái sử dụng vắc xin đã pha ở lần tiếp theo.
  • Áp xe tại chỗ
  • Vắc xin không hiệu quả *,
  • Tác dụng của thuốc, ví dụ: insulin, oxytocin, thuốc giãn cơ,…
  • Hội chứng sốc nhiễm độc,
  • Tử vong.
Tiêm tại chỗ không đúng

  • BCG tiêm dưới da,
  • DTP / DT / TT quá nông,
  • Tiêm vào mông.
  • Phản ứng tại chỗ hoặc áp xe hoặc phản ứng cục bộ khác,
  • Đau thần kinh tọa.
Vắc xin được vận chuyển / lưu trữ không đúng cách

  • Đông lạnh vắc xin trong quá trình vận chuyển,
  • Không giữ vắc xin trong chuỗi lạnh, tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc lạnh.
  • Phản ứng cục bộ tăng lên từ vắc xin đông lạnh,
  • Vắc-xin không hiệu quả *
Bỏ qua chống chỉ định

  • Nhân viên tiêm chủng bỏ qua hoặc không quen thuộc với chống chỉ định đối với vắc xin
  • Phản ứng nặng có thể tránh được

* Vắc xin không hiệu quả hoàn toàn không phải là một tác dụng phụ; đó là một sự thất bại của vắc xin.

Điều quan trọng là nhân viên y tế hoặc người tiêm chủng tại địa phương phải được đào tạo để lưu trữ và xử lý vắc xin đúng cách, tổ chức và quản lý tiêm chủng đúng cách, và có thiết bị và vật liệu phù hợp để thực hiện công việc của họ.

 

Câu hỏi

Sai sót tiêm chủng nào rất có thể xảy ra nếu vắc xin được giữ trong cùng tủ lạnh với các loại thuốc khác?

A. Vắc xin có thể được lưu trữ không chính xác.

B. Chống chỉ định có thể bị bỏ qua.

C. Một sai sót trong pha chế có thể xảy ra.

D. Thuốc tiêm có thể không vô trùng.

E. Việc tiêm thuốc có thể xảy ra ở vị trí sai.

Câu trả lời

Đáp án C đúng.

Lưu trữ không chính xác có thể dẫn đến sai sót pha chế: Thuốc có thể được cung cấp cho khách hàng do nhầm lẫn với vắc xin hoặc có thể được sử dụng thay vì chất pha loãng chính xác để pha lại vắc xin bột đông khô.

 

Tài liệu tham khảo:

https://vaccine-safety-training.org/immunization-error-related-reaction.html