Nội dung chính
Biên dịch: Đinh Khánh Linh
Hiệu đính: BS. Phạm Võ Công, BS. Nguyễn Khởi Quân, TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
Phần mở đầu
Một phần công việc của các chuyên gia y tế và cơ quan quản lý trong các chương trình tiêm chủng là:
- Dự đoán và/hoặc đánh giá các AEFI liên quan đến các loại vắc xin cụ thể.
- So sánh các AEFI được báo cáo trong khu vực với các phản ứng “dự kiến” ở nhóm người được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và ứng phó với các AEFI nghiêm trọng.
Tuy nhiên, một trong những thách thức chính trong việc giám sát AEFI là phân biệt các phản ứng ngẫu nhiên với các phản ứng do vắc xin hoặc thành phần của vắc xin gây ra.
Điểm quan trọngQuan sát tỷ lệ các phản ứng bất lợi trong quần thể đã được tiêm chủng và so sánh với tỷ lệ phản ứng này trong quần thể chưa tiêm chủng có thể giúp phân biệt các phản ứng của vắc xin chính hãng. |
Biểu đồ dưới đây cho thấy cách so sánh tỷ lệ nền với tỷ lệ quan sát của một phản ứng, có thể giúp xác định tỷ lệ phản ứng của vắc xin (nghĩa là tỷ lệ các phản ứng thực sự do vắc xin gây ra).
* Tỷ lệ có thể được thể hiện ở mỗi 1000, 10000 hoặc 100000
Bảng thuật ngữ và cách đo lường
Thuật ngữ |
Cách đo lường |
Ví dụ |
Tỷ lệ nền | Tỷ lệ nền có thể được xác định trong một quần thể trước khi giới thiệu một loại vắc xin mới hoặc đồng thời ở những người không được tiêm chủng. | Nếu chúng ta đo nhiệt độ của 1000 trẻ em chưa tiêm chủng trong một tuần, một số trẻ em sẽ bị sốt (> 38oC) trong suốt thời gian quan sát (do nhiễm trùng).
Ví dụ: Tỷ lệ 2 trường hợp sốt trên 1000 trẻ mỗi tuần. |
Tỷ lệ quan sát (báo cáo) | Tỷ lệ quan sát được có thể đo lường trong các thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép hoặc các nghiên cứu sau khi được cấp phép. | Nếu chúng ta quan sát cùng một nhóm 1000 trẻ em nhưng bây giờ chúng ta tiêm chủng cho tất cả các trẻ và đo nhiệt độ của chúng hàng ngày thì tỷ lệ sốt sẽ cao hơn.
Như vậy, tỷ lệ sốt có thể tăng lên 5/1000 trẻ mỗi tuần, với mức tăng tập trung vào 72 giờ sau tiêm chủng. |
Tỷ lệ phản ứng vắc xin (tỷ lệ quy đổi) | Các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược.
Các nghiên cứu sau cấp phép – giám sát thụ động. |
Như vậy, tỷ lệ sốt do vắc xin sẽ là 3/1000 trẻ được tiêm chủng (tỷ lệ quan sát được trừ đi tỷ lệ nền) |
So sánh tỷ lệ các phản ứng bất lợi quan sát được với tỷ lệ “dự kiến”
Nếu tỷ lệ nền của một phản ứng bất lợi cụ thể không được biết trong cộng đồng (như thường lệ), bạn cần phải so sánh tỷ lệ quan sát được trong dân số của mình với “tỷ lệ dự kiến” do cơ quan quản lý vắc xin công bố. Ví dụ: thông tin từ WHO về tỷ lệ dự kiến AEFI sau một số loại vắc xin ở trẻ em.
Bảng: Tỷ lệ dự kiến AEFI của một số loại vắc xin ở trẻ em.
Vắc xin |
Tỷ lệ phản ứng nghiêm trọng ước tính |
BCG | 1 trong 1000 đến 1 trong 50 000 liều |
OPV (vắc xin bại liệt uống) | 1 trong 2-3 triệu liều (hoặc 1 trong 750 000 liều cho liều đầu tiên) |
Bệnh sởi | 1 trong 1 triệu liều |
DTP (vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván) | 1 trong 750 000 liều |
Câu hỏiHãy tưởng tượng rằng những tin đồn bắt đầu lan truyền về một loại vắc xin khi tiêm cho trẻ sơ sinh, xảy ra ở các trường hợp co giật sau tiêm chủng. Tỷ lệ co giật trong dân số này là 1: 1000 trẻ sơ sinh. Tỷ lệ quan sát được ở trẻ sơ sinh được tiêm chủng là 1,2: 1000. Tỷ lệ phản ứng do vắc xin được rút ra từ những số liệu này là bao nhiêu?
|
Đáp án: Phương án B đúng.
Tỷ lệ quy cho vắc xin là 0,2:1.000 hoặc thêm 2 trường hợp co giật ở trẻ sơ sinh trong mỗi 10.000 lần tiêm chủng, so với tỷ lệ cơ bản. |
Các yếu tố khác cần xem xét khi so sánh tỷ lệ AEFI
Hãy ghi nhớ các yếu tố gây nhiễu khác có thể ảnh hưởng đến việc so sánh tỷ lệ các phản ứng bất lợi.
Yếu tố gây nhiễu là bất kì yếu tố nào được kết hợp ngẫu nhiên với một sự kiện (trong trường hợp này là AEFI), có thể đánh lừa điều tra viên kết luận sai rằng yếu tố đang ảnh hưởng đến tỷ lệ phản ứng bất lợi của vắc xin. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi so sánh một tỷ lệ AEFI quan sát được với một tỷ lệ khác.
1. Vắc xin
Mặc dù vắc xin có thể có cùng yếu tố kháng nguyên, nhưng các nhà sản xuất khác nhau có thể sản xuất vắc xin ( hoặc lô vắc xin) khác nhau về thành phần của chúng, bao gồm tá dược và các thành phần khác. Những biến thể này dẫn đến các vắc xin có khả năng phản ứng khác nhau, do đó ảnh hưởng đến việc so sánh tỷ lệ phản ứng vắc xin của chúng.
2. Tuổi tác
Cùng một loại vắc xin được tiêm cho các nhóm tuổi khác nhau có thể dẫn đến tỷ lệ phản ứng vắc xin khác nhau. Ví dụ, vắc xin MMR tiêm cho trẻ sơ sinh có thể gây co giật do sốt. Tuy nhiên, phản ứng này không xảy ra ở thanh thiếu niên được tiêm cùng một loại vắc xin.
3. Liều lượng vắc xin
Cùng một loại vắc xin được tiêm với “liều chính” có thể có đặc điểm phản ứng khác với khi được tiêm với “liều tăng cường”. Ví dụ, vắc xin DTaP được tiêm với liều chính ít có khả năng gây sưng chi hơn so với cùng loại vắc xin này được tiêm với liều tăng cường.
4. Định nghĩa trường hợp
Các phản ứng bất lợi có thể được định nghĩa khác nhau trong các nghiên cứu không bám vào cùng một định nghĩa trường hợp. Do vậy, việc không sử dụng các định nghĩa trường hợp tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng đến việc ước tính tỷ lệ AEFI.
5. Phương pháp giám sát
Cách thu thập giữ liệu giám sát có thể thay đổi tỷ lệ. Ví dụ, dữ liệu giám sát có thể được thu thập một cách chủ động hoặc thụ động, sử dụng các thử nghiệm lâm sàng trước hoặc sau cấp phép, có hoặc không có kiểm soát ngẫu nhiên và giả dược.
6. Tỷ lệ nền
Tỷ lệ nền của các phản ứng nhất định có thể khác nhau giữa các cộng đồng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ quan sát mặc dù tỷ lệ được quy cho vắc xin là như nhau ở cả hai cộng đồng. Ví dụ, các báo cáo về tử vong sau tiêm có thể cao hơn ở một quốc gia có tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ngẫu nhiên cao hơn.
Tài liệu tham khảo
https://vaccine-safety-training.org/rates-of-adverse-vaccine-reactions.html