Chủ đề Vaccine

Bệnh cúm và vaccine

Bài viết thứ 17 trong 27 bài thuộc chủ đề Vaccine

Bệnh cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi một số virus. Các virus truyền qua không khí và xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua mũi hoặc miệng của bạn.

Bệnh cúm có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây chết người ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, và những người có bệnh mãn tính.

Các triệu chứng của bệnh cúm đến đột ngột và nặng nề hơn so với cảm lạnh thông thường. Có thể bao gồm:

  • Đau nhức cơ thể hoặc đau nhức bắp thịt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau họng

Bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm?

  • Cảm lạnh hiếm khi gây ra sốt hoặc đau đầu.
  • Cúm hầu như không bao giờ gây ra một rối loạn dạ dày. Và “cúm dạ dày” chắc chắn không phải là cúm mà là viêm dạ dày ruột.
  • Hầu hết những người bị cúm tự phục hồi lại mà không cần chăm sóc y tế.
  • Những người với các trường hợp nhẹ của bệnh cúm nên ở nhà và tránh tiếp xúc với những người khác, ngoại trừ để có được chăm sóc y tế.
  • Hiện nay có thể ngừa cúm cổ điển ở người bằng cách tiêm vaccine hàng năm. Riêng các loại cúm biến thể như cúm A-H1N1 hay cúm gia cầm H5N1 hiện vẫn chưa có vaccine ngừa bệnh.

Ai không nên chủng ngừa?

  • Dị ứng nghiêm trọng với trứng gà
  • Tiền sử phản ứng nguy hiểm với tiêm phòng bệnh cúm
  • Đang mang bệnh vừa phải đến nặng có sốt (bạn nên đợi cho đến khi bạn lành bệnh)
  • Tiền sử hội chứng Guillain-Barré (một bệnh bại liệt nghiêm trọng)​

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ nhẹ thường bắt đầu ngay sau khi bạn được chủng ngừa và kéo dài 1-2 ngày. Bao gồm:

  • Đau nhức, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm
  • Ngất xỉu, chủ yếu là ở thanh thiếu niên
  • Nhức đầu
  • Sốt
  • Buồn nôn

Có thể có tác dụng phụ nhẹ của loại vaccine Cúm dạng xịt mũi bao gồm:

  • Chảy nước mũi
  • Thở khò khè
  • Nhức đầu
  • Ói mửa
  • Đau nhức bắp thịt
  • Sốt

Tác dụng phụ nghiêm trọng của việc chủng ngừa bao gồm:

  • Khó thở
  • Khàn giọng
  • Sưng quanh mắt hoặc môi
  • Nổi mề đay
  • Xanh xao
  • Mệt mỏi
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Thay đổi hành vi
  • Sốt cao

Nếu bạn gặp bất kỳ những phản ứng này, tìm đến trung tâm y tế ngay lập tức.

Tài liệu tham khảo

  1. www.vaccines.gov/diseases/flu/
  2. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/flu.html
TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

  • TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức
  • Cứu một người là cứu cả thế giới
  • Nơi làm việc: Bộ môn Nhi - Đại học Y dược Huế
  • Ngành: Nhi khoa
  • Chuyên ngành: Truyền nhiễm Nhi
  • Quá trình đào tạo:
    • Sức khỏe trẻ em tại Trường Đại Học Y Nha Khoa Tokyo năm (2015) ((Tiến sĩ))
    • Nhi khoa tại Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2009 (Thạc sĩ )
    • Trường Đại Học Y Dược Huế năm 2006 (Bác sĩ đa khoa)

Chia sẻ
Đăng bởi
TS.BS. Nguyễn Hữu Châu Đức và TS. BS. Nguyễn An Nghĩa

Những bài viết gần đây

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường)

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong…

Cách đây 4 tháng

Khi bạn bị vỡ ối non

Thông tin này dành cho bạn nếu bạn nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán…

Cách đây 4 tháng

Đối phó với sinh non và trầm cảm sau sinh

Leila kể lại những trải nghiệm của mình với hai lần mang thai đầy thử…

Cách đây 5 tháng

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân Giảm đau vùng…

Cách đây 5 tháng

Ngừa thai

Trong thập kỳ vừa qua, vẫn có 57% học sinh lớp 12 có quan hệ…

Cách đây 5 tháng

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục

Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục là quan trọng vì bệnh thường…

Cách đây 5 tháng