Đây là một loại bớt bẩm sinh, thường có màu xanh xám, hình dáng thất thường, thường xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra, hoặc một thời gian ngắn sau sinh.
Bớt Mông Cổ không có nghĩa là bớt ở Mông và ở Cổ. Loại bớt này sau nhiều thăng trầm đổi tên, cuối cùng được đặt theo người “Mông Cổ”, bởi một nhà nhân chủng học người Đức làm việc tại Nhật Bản – Erwin Balz – vì vậy, tên gọi hoàn toàn không mang một ý nghĩa nhất định nào. Loại bớt này thật ra, tên “y khoa” là “tăng sinh tế bào hắc tố Melano ở da bẩm sinh” theo đúng bản chất của nó.
Các bớt Mông Cổ thường đa số xuất hiện ở phần cuối cột sống, ở lưng và mông. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào khác trên cơ thể. Người da tối màu, như da vàng, hoặc da đen, hay thường có loại bớt này lúc nhỏ.
Dù có thể một bé có nhiều bớt này, hoặc có thể bớt này nhìn rất lớn, rất không đẹp mắt, nhưng thật ra, đây là loại bớt lành tính nhất, và thường không có liên quan đến bất kì bệnh tật hoặc dị tật bẩm sinh nào. Vì vậy, trẻ có bớt Mông Cổ hoàn toàn không cần điều trị, và không bao giờ có biến chứng gì cả.
Các bớt này trong vài năm đầu sẽ nhạt dần, và khi trẻ đến tuổi trưởng thành, sẽ thường hoàn toàn biến mất.
Tài liệu tham khảo
https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/271926379861091