Bài viết thứ 2 trong 7 bài thuộc chủ đề Chăm sóc trẻ 4 đến 10 tuổi

Biểu hiện ở trường

Nói chuyện với giáo viên của con bạn thường xuyên để biết về những biểu hiện của con bạn ở trường.

Phát triển về mặt xã hội và cảm xúc

  • Con của bạn có thể thích chơi những trò chơi mang tính cạnh tranh và các môn thể thao có tính đồng đội.
  • Khuyến khích các hoạt động xã hội ngoài trời như nhóm chơi hay các môn thể thao đồng đội. Sau giờ học, khuyến khích các hoạt động xã hội. Phải luôn giám sát khi trẻ ở nhà sau giờ học.
  • Đảm bảo rằng bạn biết về bạn bè của con mình và cả ba mẹ của chúng. Hãy nói chuyện với con bạn về giáo dục giới tính. Hãy dùng các từ ngữ chính xác và rõ ràng để trả lời chúng.
  • Hãy nói với con bạn về những thay đổi của tuổi dậy thì và những thay đổi này xảy ra vào các thời điểm khác nhau ở những trẻ khác nhau.

Chủng ngừa

Trẻ ở tuổi này nên được chủng ngừa đúng thời hạn nhưng nhân viên y tế có thể yêu cầu chủng ngừa bổ sung nếu bạn quên. Trẻ gái có thể được tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) lúc 9 tuổi và cần được tiêm mũi thứ hai trong vòng hai tháng và mũi thứ ba trong vòng sáu tháng.

Xét nghiệm

Tầm soát cholesterol được khuyến nghị cho tất cả trẻ từ 9 đến 11 tuổi. Trẻ có thể được tầm soát thiếu máu hoặc lao nếu có nguy cơ.

Dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

  • Khuyến khích dùng sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa .
  • Hạn chế nước ép trái cây từ 250 đến 350 ml một ngày. Tránh các đồ uống có đường hay soda.
  • Tránh các sản phẩm chứa lượng chất béo, muối và đường cao.
  • Hãy để trẻ giúp lên kế hoạch và chuẩn bị bữa ăn.
  • Hãy sắp xếp thời gian để cùng thưởng thức bữa ăn gia đình. Khuyến khích trò chuyện trong bữa ăn.
  • Lựa chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe và hạn chế thức ăn nhanh.
  • Tiếp tục giám sát việc đánh răng của con bạn và khuyến khích trẻ dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
  • Tiếp tục bổ sung flo nếu được khuyến nghị vì nước đang sử dụng không đủ flo.
  • Lên lịch khám nha khoa hằng năm cho con của bạn.
  • Trao đổi với nha sĩ về tình trạng hở răng và việc con bạn có cần niềng răng không.

Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc vẫn rất quan trọng đối với trẻ. Đọc sách hằng ngày trước khi đi ngủ giúp trẻ thư giãn. Tránh coi ti vi lúc lên giường.

Lời khuyên làm cha mẹ

  • Khuyến khích hoạt động thể chất mỗi ngày. Đi bộ hoặc đi xe đạp với con của bạn.
  • Con trẻ nên được tạo cơ hội làm việc vặt xung quanh nhà.
  • Hãy nhất quán và công bằng trong kỷ luật, cho trẻ biết rõ những giới hạn và những hình phạt nếu vi phạm. Hãy lưu tâm để sửa chữa hay kỷ luật con em của bạn một cách riêng tư. Khen ngợi những hành vi tốt. Tránh trừng phạt về thể chất.
  • Nói chuyện với con bạn về cách xử lý xung đột mà không dùng bạo lực.
  • Hãy giúp con bạn học cách kiểm soát tính khí của chúng và hòa hợp với các anh chị em và bạn bè.
  • Hạn chế thời gian xem ti vi chỉ 2 giờ mỗi ngày. Trẻ em xem ti vi quá nhiều có khuynh hướng trở nên thừa cân. Hãy theo dõi các chương trình ti vi mà trẻ  xem. Nếu nhà bạn dùng truyền hình cáp, hãy khóa những kênh không phù hợp với trẻ dưới 9 tuổi.

Về sự an toàn

  • Tạo một môi trường không thuốc lá và không ma túy cho con của bạn. Hãy nói chuyện với con trẻ về về việc dùng ma túy, thuốc lá, và rượu bia với bạn bè hay tại nhà bạn bè của chúng.
  • Theo dõi hoạt động băng đảng trong khu phố của bạn hoặc ở các trường học tại địa phương.
  • Hãy giám sát chặt chẽ hoạt động của con em mình.
  • Trẻ em luôn cần phải đội mũ bảo hiểm phù hợp đúng cách khi chúng chạy xe đạp. Cha mẹ nên làm gương đội mũ bảo hiểm và thực hành chạy xe đạp an toàn. Khi dùng xe hơi, bắt buộc con em mình ngồi ở ghế sau và phải luôn sử dụng dây an toàn. Không được để trẻ dưới 13 tuổi ngồi ở ghế trước với túi khí.
  • Trang bị máy báo động cháy cho nhà của bạn và phải thay pin thường xuyên.
  • Thảo luận kế hoạch thoát hiểm với trẻ phòng trường hợp hỏa hoạn xảy ra.
  • Dạy con không chơi với diêm, bật lửa, và nến.
  • Không khuyến khích trẻ sử dụng bất kỳ loại xe địa hình nào hoặc xe có động cơ khác.
  • Đệm đàn hồi thường nguy hiểm. Nếu sử dụng, chúng nên được bao quanh bởi hàng rào an toàn và luôn luôn có sự giám sát của người lớn. Mỗi lúc chỉ cho phép 1 trẻ chơi trên đệm đàn hồi mà thôi.
  • Cất giữ thuốc và các chất độc khác ngoài tầm tay của trẻ.
  • Nếu có vũ khí trong nhà, súng và đạn phải được khóa giữ ở những nơi riêng biệt.
  • Hãy hướng dẫn trẻ về sự an toàn trên đường và an toàn ở sông hồ. Giám sát trẻ em khi chơi đùa gần đường xá. Không bao giờ cho phép trẻ bơi mà không có sự giám sát của người lớn. Hãy cho trẻ  học bơi nếu  trẻ chưa biết bơi.
  • Dặn dò trẻ tránh tiếp xúc với người lạ hoặc nhận quà tặng/kẹo từ người lạ. Dặn dò trẻ phải kể lại với bạn nếu ai đó tiếp xúc với chúng một cách không phù hợp hoặc tại một nơi không an toàn.
  • Đảm bảo con bạn có đeo kính chống nắng để bảo vệ chống lại tia cực tím (UV-A và UV-B) và dùng kem chống nắng với  chỉ số chống nắng ít nhất là 15 (SPF-15) hoặc cao hơn khi ra ngoài nắng để giảm thiểu bị cháy nắng. Cháy nắng sớm có thể dẫn đến rắc rối về da nghiêm trọng trong cuộc sống sau này của trẻ.
  • Hãy chắc chắn rằng con bạn biết cách để gọi các dịch vụ khẩn cấp tại địa phương (như 115 ở Việt Nam) trong các trường hợp khẩn cấp.
  • Đảm bảo con bạn biết tên đầy đủ của ba mẹ chúng cũng như số điện thoại di động hoặc điện thoại tại nơi làm việc của ba mẹ.
  • Phải biết các số điện thoại của sở kiểm soát chất độc ở nơi bạn sống và để nó cạnh điện thoại của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.rockwallpediatrics.com/pdfs/WellChild_9Years.pdf

Nguyễn Thị Mến và TS.BS. Trần Đình Nguyên

  • Nguyễn Thị Mến
  • “Sống thật lòng và hết mình bạn sẽ không phải lo ngại bất cứ điều gì”
  • Nơi làm việc: đang cập nhật
  • Ngành: Sư phạm anh
  • Chuyên ngành: đang cập nhật
  • Quá trình đào tạo:
    • Sư phạm tiếng anh tại Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 2015 (Đại học)

Chia sẻ
Đăng bởi
Nguyễn Thị Mến và TS.BS. Trần Đình Nguyên

Những bài viết gần đây

[TPHCM] LỚP TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO NẠN NHÂN TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Trong 10 năm qua, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong của hơn 2,5…

Cách đây 5 ngày

TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU DÀNH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ

Trong môi trường xã hội, tai nạn và sự cố không mong muốn có thể…

Cách đây 5 ngày

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường)

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khi lượng đường trong…

Cách đây 4 tháng

Khi bạn bị vỡ ối non

Thông tin này dành cho bạn nếu bạn nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán…

Cách đây 5 tháng

Đối phó với sinh non và trầm cảm sau sinh

Leila kể lại những trải nghiệm của mình với hai lần mang thai đầy thử…

Cách đây 5 tháng

Thuốc giảm đau khi chuyển dạ và sinh nở

Biên dịch: Tăng Huỳnh Thanh Hà Hiệu đính: BS. Phạm Hồng Vân Giảm đau vùng…

Cách đây 5 tháng