Thứ Sáu , 29 Tháng Ba 2024
Trang chủ Chuyên mục Ung thư Dinh dưỡng trong ung thư Đau hay lở loét họng miệng trong ung thư

Đau hay lở loét họng miệng trong ung thư

Bài viết thứ 11 trong 23 bài thuộc chủ đề Dinh dưỡng trong ung thư người lớn
 

Một số người bị ung thư có thể bị đau, lở loét miệng hoặc họng. Nguyên nhân thường do dùng thuốc hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu cổ.

Xạ hoặc hóa trị vùng đầu cổ có thể gây đau, lở loét miệng hoặc họng Xạ hoặc hóa trị vùng đầu cổ có thể gây đau, lở loét miệng hoặc họng

Hình 1: Xạ hoặc hóa trị vùng đầu cổ có thể gây đau, lở loét miệng hoặc họng.

Nếu bạn gặp những vấn đề này, ăn thực phẩm mềm, nhạt, ấm hoặc mát sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Mặt khác, các loại thực phẩm thô, khô hoặc gây trầy xước có thể làm bạn cảm thấy tệ hơn. Các loại trái cây và nước trái cây chua, mặn; rượu; và thức ăn cay cũng sẽ gây kích thích.

Súc miệng thường xuyên với dung dịch tự pha bao gồm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng natri bicarbonat (baking soda) pha vào 250ml nước rồi lắc đều. Làm như vậy sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm tình trạng đau, lở miệng. Súc dung dịch này ở cổ họng cũng làm giảm đau và loét họng.

Những việc nên làm khi họng đau, lở loét:

  • Chọn thực phẩm ấm hoặc lạnh. Trái cây đông lạnh, mút kem trái cây, viên đá.

ăn thực phẩm ấm hoặc lạnh ăn thực phẩm ấm hoặc lạnh

Hình 2: Nên ăn thực phẩm ấm hoặc lạnh.

  • Hãy nêm thức ăn bằng các loại thảo mộc như húng quế, oregano (thuộc họ bạc hà), húng tây thay cho các loại gia vị cay.
  • Ăn mềm, các loại đồ ăn từ kem như súp kem, pho mát, khoai tây nghiền, yogurt, trứng, sữa trứng, pudding, ngũ cốc nấu chín, và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng (xem bảng bên dưới).
  • Pha trộn và làm ẩm thức ăn dạng khô hoặc rắn. Bạn có thể trộn với súp hay nước sốt, nước thịt, và nước thịt hầm.
  • Nghiền hoặc làm lỏng thức ăn với máy xay sinh tố sẽ giúp bạn dễ nuốt hơn.

nghiền xay nhỏ thức ăn

Hình 3: Nên nghiền, xay nhỏ thức ăn.

  • Bác sĩ có thể kê toa thuốc súc miệng làm tê họng nếu cần thiết.
Xem thêm bài Chọn thức ăn, nấu nướng an toàn cho bệnh nhân ung thư của Ths. Phạm Thị Nhi

Những việc nên tránh khi họng đau, lở loét:

  • Hạn chế thực phẩm chua, acid, mặn, ngâm giấm, chát, nước sốt cà chua và một số loại nước canh đóng hộp.
  • Tránh thức ăn thô, ráp, cứng, ví dụ như bánh mỳ khô, bánh qui giòn, khoai tây chiên, các loại hạt, ngũ cốc khô, trái cây và rau còn non, sống.

tránh thức ăn thô và cứng tránh thức ăn chua cay mặn

Hình 4: Tránh thức ăn chua, cay, mặn, thô và cứng.

  • Tránh xa rượu, cà phê, thuốc lá.
  • Tránh đồ ăn cay, ví dụ: ớt bột, đinh hương, cà ri, nước sốt nóng, hạt nhục đậu khấu, và tiêu.
  • Tránh dùng nước súc miệng có chứa cồn (vì chúng sẽ gây bỏng rát).

tránh nước súc miệng có cồn Hạn chế dùng cà phê trà rượu

Hình 5: Hạn chế dùng cà phê, trà, rượu và tránh nước súc miệng có cồn.

Bảng tóm tắt những thức ăn nên dùng và tránh khi họng đau, lở loét:

Loại thức ăn Nên ăn Nên tránh
Giàu protein Thịt mềm, nhạt, thịt hầm như là cháo gà, mì ống và pho mát, mì thịt hầm cá ngừ.
Thịt xay.
Súp kem.
Trứng đánh, sữa, sữa lắc.
Thức ăn cay như mì spaghetti, tacos, ớt.
Toàn bộ các loại thịt (nếu không dung nạp tốt).
Bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống Bánh mì (nếu có thể ăn).
Ngũ cốc đã qua chế biến hoặc dùng chung với sữa.
Bánh quy giòn, bánh mì cứng vỏ, bánh mì cuộn muối.
Trái cây và rau củ Mềm, không chua (nếu ăn được). Trái cây họ cam và rau còn sống.
Nước uống, đồ tráng miệng và các loại thức ăn khác Nước trái cây không acid như nước táo và lê.
Các loại thức uống: trà, cà phê, nước giải khát không chứa caffeine.
Bánh không chứa sô cô la, bánh gelatin.
Kem, nước giải khát từ trái cây.
Nước trái cây họ cam (bưởi, cam, chanh), nước ép cà chua.
Các loại thức uống chứa caffeine, rượu.
Món tráng miệng có sô cô la.
Dưa chua, giấm, gia vị.
Khoai tây chiên, bánh qui, bỏng ngô, snack.

Những việc nên làm khi miệng đau, lở loét:

  • Ăn thức ăn mềm, nhạt như súp kem, ngũ cốc nấu chín, mì ống và pho mát, sữa chua, và bánh pudding.

đau lở loét miệng họng

Hình 6: Ăn thức ăn mềm, nhạt.

  • Nghiền hoặc làm lỏng thực phẩm trong máy xay sinh tố để dễ dàng hơn nuốt hơn.
  • Nên ăn lạnh hoặc ấm hơn là nóng, để giảm kích ứng miệng.
  • Ngửa đầu ra sau để giúp thực phẩm và các chất lỏng chảy vào mặt sau của cổ họng khi nuốt.
  • Uống bằng ống hút.
  • Bữa ăn nên giàu protein, năng lượng để nhanh lành thương.
  • Hãy tìm sữa chua không có axit citric.
  • Có thể cung cấp dinh dưỡng qua đường dạ dày hoặc đường tĩnh mạch (nếu cần).

đau hay lở loét do nhiệt miệng

Hình 7: Cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền.

  • Thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn các bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Bác sĩ có thể kê toa thuốc súc miệng có chứa thuốc tê (nếu cần).
  • Làm sạch răng (bao gồm cả răng giả) và súc miệng ít nhất bốn lần một ngày (sau khi ăn và trước khi đi ngủ).
  • Súc miệng với dung dịch tự pha (đã đề cập ở trên).

Đau hay lở loét họng miệng

Hình 8: Giữ răng miệng sạch.

Những việc nên tránh khi miệng đau, lở loét:

  • Tránh thức ăn cay gây kích thích, và gia vị như hạt tiêu,ớt bột ,đinh hương ,nhục đậu khấu, salsa, nước sốt hạt tiêu, và cải ngựa.
  • Tránh các loại trái cây họ cam, chanh…
  • Tránh những thực phẩm thô, khô, hoặc cứng.
  • Tránh uống rượu, đồ uống có ga, và thuốc lá.
  • Hạn chế thức ăn cần phải nhai nhiều.

Bảng tóm tắt những thức ăn nên dùng và tránh khi miệng đau, lở loét:

Loại thức ăn Nên ăn Nên tránh
Giàu protein Thịt mềm, nhạt, thịt hầm như là cháo gà, mì ống và pho mát, mì thịt hầm cá ngừ.
Thịt xay.
Súp kem.
Trứng đánh, sữa, sữa lắc, thức uống bổ sung dinh dưỡng.
Toàn bộ các loại thịt khô.
Bánh mì, ngũ cốc, gạo và mì ống Bánh mì đã được làm ẩm.
Ngũ cốc nấu chín, ngũ cốc lạnh ngâm trong sữa.
Mì và gạo trong nước sốt.
Bánh mì khô, bánh cứng, bánh khô, bánh nướng xốp, bánh mì tròn.
Trái cây và rau củ Trái cây và rau củ chín hoặc xay nhỏ. Trái cây và rau tươi (trừ khi chín, mềm, nhiều nước, như táo, chuối, dưa hấu); trái cây họ cam quýt, dứa, và trái cây có tính axit khác.
Trái cây ngâm; rau sống ngâm.
Cà chua.
Nước uống, đồ tráng miệng và các loại thức ăn khác Phấn hoa quả.
Gelatin hương vị.
Kem, nước trái cây, bánh pudding.
Các loại dầu bơ, dầu thực vật, margarine.
Đồ uống có ga.
Bánh cookie trừ khi ngâm trong sữa.
Đồ ăn nhẹ như bánh quy giòn và khoai tây chiên.
Giấm.
Gia vi: hạt tiêu, nước sốt hạt tiêu, ớt bột, đinh hương, nhục đậu khấu, salsa.
Xem thêm bài Khô miệng ở bệnh nhân ung thư của BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Tài liệu tham khảo

 

http://www.cancer.org/treatment/survivorshipduringandaftertreatment/nutritionforpeoplewithcancer/nutritionforthepersonwithcancer/nutrition-during-treatment-mouth-throat-pain-or-sores
http://www.webmd.com/cancer/nutrition-cancer-12/food-strength
http://www.cancer.gov/cancertopics/pdq/supportivecare/nutrition/Patient/Page5#Keypoint43
http://www.cancer.gov/cancertopics/pdq/supportivecare/nutrition/Patient/page4#Keypoint33