Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Ergotamin tartrat
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Ergotamin tartrat
- 3 Chỉ định Ergotamin tartrat
- 4 Chống chỉ định Ergotamin tartrat
- 5 Thận trọng Ergotamin tartrat
- 6 Tương tác thuốc Ergotamin tartrat
- 7 Liều lượng và cách dùng Ergotamin tartrat
- 8 Tác dụng không mong muốn Ergotamin tartrat
- 9 Quá liều và xử trí Ergotamin tartrat
- 10 Bảo quản Ergotamin tartrat
Tên chung quốc tế Ergotamin tartrat
Ergotamine tartrate.
Dạng thuốc và hàm lượng Ergotamin tartrat
Viên nén 1 mg. Thuốc đạn 2 mg.
Chỉ định Ergotamin tartrat
Điều trị cơn nhức nửa đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau.
Chống chỉ định Ergotamin tartrat
Thời kỳ mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); trẻ em; các bệnh mạch ngoại vi; bệnh mạch vành; tắc mạch máu và hội chứng Raynaud; tăng huyết áp nặng; nhiễm khuẩn huyết; rối loạn chức năng gan (Phụ lục 4); rối loạn chức năng thận (Phụ lục 5); tăng năng tuyến giáp; rối loạn chuyển hoá porphyrin.
Thận trọng Ergotamin tartrat
Người cao tuổi; nhức đầu tái diễn hàng ngày có biểu hiện phụ thuộc ergotamin; ngừng thuốc sau khi đã dùng đều đặn liều bình thường có thể gây nhức đầu do hội chứng cai thuốc; nguy cơ co thắt mạch ngoại vi (phải ngừng thuốc ngay khi thấy các đầu chi có cảm giác bị kim châm hoặc tê mất cảm giác hoặc đau thắt ngực và phải đi khám thầy thuốc);
Tương tác thuốc Ergotamin tartrat
(Phụ lục 1).
Liều lượng và cách dùng Ergotamin tartrat
Điều trị cơn nhức nửa đầu: Uống hoặc đặt trực tràng. Người lớn, 1 – 2 mg khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn, tối đa 4 mg trong 24 giờ; không nhắc lại dưới 4 ngày, dùng tối đa là 8 mg trong một tuần; không dùng quá hai lần trong mỗi tháng; thuốc không dùng cho trẻ em.
Tác dụng không mong muốn Ergotamin tartrat
Buồn nôn; nôn; chóng mặt; đau bụng; tiêu chảy; chuột rút; đau vùng trước tim; thiếu máu cục bộ cơ tim; nhồi máu cơ tim (hiếm gặp); dùng liều cao nhắc lại có thể gây ngộ độc (xem Quá liều, xử trí).
Xử trí ADR : Ngừng dùng thuốc.
Quá liều và xử trí Ergotamin tartrat
Triệu chứng quá liều: Hoa mắt; đau nhức vùng trán; cảm giác đau ở vùng thắt lưng, chân; cảm giác kiến bò; xanh tím; co giật; co cứng; mê sảng; có thể tử vong. Triệu chứng ngộ độc mạn tính do dùng liều cao: hoại tử chi; lú lẫn; xơ hoá màng phổi, màng bụng.
Xử trí ngộ độc: Điều trị triệu chứng. Rửa dạ dày, uống than hoạt; kích thích nhu động dạ dày – ruột bằng thuốc tẩy muối; gây giãn mạch (natri nitroprussid, thuốc chẹn alpha adrenergic); heparin và dextran 40 để giảm nguy cơ huyết khối.
Bảo quản Ergotamin tartrat
Tránh ánh sáng trực tiếp.
http://nidqc.org.vn/duocthu/373/