Nội dung chính
Khi một người thân qua đời sẽ rất khó lựa chọn cách giúp trẻ nhỏ đối diện với sự mất mát. Hiểu biết của trẻ về cái chết phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, kinh nghiệm sống và tính cách. Tuy nhiên, có một số điểm quan trọng cần nhớ trong mọi trường hợp.

Giải thích cái chết theo thuật ngữ dành cho trẻ em
Hãy thành thật với bé và khuyến khích bé đặt các câu hỏi. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn vì bạn không phải lúc nào cũng có câu trả lời cho tất cả. Nhưng điều này lại rất quan trọng để tạo ra một không khí an ủi và cởi mở, giúp gửi đến trẻ một thông điệp không có cảm giác nào là đúng hay sai cả. Bạn cũng có thể chia sẻ với trẻ về những niềm tin tâm linh mà bạn biết về cái chết.
Khả năng nhận thức của trẻ về cái chết và cách tiếp cận để giải thích về điều đó cho trẻ cũng thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Mỗi trẻ có từng cách tiếp cận riêng nhưng cũng có một số hướng dẫn chung mà bạn nên nhớ.
Khi trẻ khoảng 5 hoặc 6 tuổi, quan điểm của chúng về thế giới còn rất đơn giản. Vì vậy, bạn chỉ nên giải thích về cái chết một cách cơ bản với những thuật ngữ dễ hiểu nhất. Ví dụ, nếu như người thân yêu bị ốm hoặc về già, bạn có thể giải thích cho bé là cơ thể của người đó không còn hoạt động nữa và bác sĩ cũng không thể chữa trị được.
Nếu một ai đó qua đời đột ngột, ví dụ như do một tai nạn, khi đó bạn có thể giải thích về điều vừa xảy ra rằng, vì một sự kiện rất buồn, cơ thể người đó không còn hoạt động nữa. Bạn cần phải giải thích cái chết có nghĩa là cơ thể ngừng hoạt động.
Đối với trẻ nhỏ, thông thường sẽ rất khó khăn để có thể hiểu rằng tất cả mọi người và mọi sinh vật sống cuối cùng cũng sẽ chết, và họ sẽ không quay trở lại nữa. Vì vậy, ngay cả khi bạn đã giải thích, trẻ vẫn thường xuyên hỏi người đó đã đi đâu hoặc khi nào họ sẽ quay lại? Khi đó, bạn hãy tiếp tục giữ bình tĩnh và nhắc lại cho trẻ là người đã chết sẽ không thể quay lại được nữa.
Tránh sử dụng một số từ ngữ ví dụ như nói với trẻ rằng người yêu quý đó đã đi xa hoặc đã ngủ hoặc thậm chí gia đình đã mất đi một người. Bởi vì trẻ nhỏ luôn hiểu theo nghĩa đen của từ ngữ, do đó những cụm từ trên có thể khiến cho bé sợ khi đi ngủ hoặc là khi có ai đó đi xa.
Bạn cũng nên nhớ là những câu hỏi của trẻ dường như sâu sắc hơn bạn nghĩ. Ví dụ, một em bé 5 tuổi hỏi một người khi chết sẽ ở đâu, có lẽ không phải là đang nói về thế giới bên kia. Hơn nữa trẻ có thể hài lòng với câu trả lời rằng người chết sẽ sống ở nghĩa trang. Đó có thể là lúc để chia sẻ với bé về thế giới bên kia hoặc là thiên đường nếu đó là một phần tôn giáo của bạn.
Trẻ ở độ tuổi từ 6-10 sẽ bắt đầu hiểu về điểm tận cùng của cái chết, mặc dù trẻ có thể chưa hiểu điều đó sẽ xảy ra một ngày nào đó đối với mọi sinh vật sống. Một đứa trẻ 9 tuổi có thể nghĩ rằng bằng cách cư xử tốt hoặc ước, bà sẽ không chết. Thông thường, ở độ tuổi này, chúng thường nghĩ về người chết như ma hoặc là một bộ xương. Tuy nhiên, trẻ có thể đối diện với điều này khi được giải thích chính xác, đơn giản, rõ ràng và thành thật về những điều đã xảy ra.
Khi trẻ ở độ tuổi thiếu niên, chúng bắt đầu hiểu mọi người cuối cùng đều sẽ chết và điều đó không liên quan đến bất cứ điểm số học tập, cách cư xử, ước nguyện hay bất cứ điều gì họ làm.
Khi trẻ bắt đầu hiểu cả những điều liên quan đến cái chết, trẻ sẽ đặt các câu hỏi về cái chết và những điều không thể tránh được. Ví dụ, nếu như một người bạn 16 tuổi của trẻ mất vì một vụ tai nạn, con của bạn có thể sợ hãi khi ngồi sau tay lái hoặc thậm chí sợ đi xe trong một thời gian. Cách tốt nhất là thể hiện sự đồng cảm của bạn về việc vụ tai nạn đó thật là đáng sợ và đáng buồn, đó cũng là cơ hội tốt để có thể nhắc nhở trẻ về cách giữ gìn sự an toàn và sức khỏe, chẳng hạn như không bao giờ ở trên xe khi người tài xế đã uống rượu và luôn thắt dây an toàn.
Trẻ cũng thường có xu hướng tìm kiếm xa hơn về ý nghĩa cái chết của những người gần gũi với chúng. Một đứa trẻ hỏi tại sao một ai đó nhất định phải chết, có lẽ không phải để tìm kiếm một câu trả lời mà có lẽ đang bắt đầu khám phá ý tưởng về ý nghĩa của cuộc sống. Cho dù trẻ đang trải qua điều gì, cách tốt nhất bạn có thể làm là khuyến khích bé biểu hiện và chia sẻ suy nghĩ.
Và nếu bạn cần đến sự giúp đỡ để giải thích cho trẻ, bạn có thể tìm đến rất nhiều nguồn, từ những cuốn sách, từ những tổ chức cộng đồng. Nỗ lực của bạn sẽ giúp trẻ vượt qua thời gian khó khăn, vượt qua mất mát không thể tránh được và những khó khăn sau này trong cuộc sống.
Việc đưa trẻ đến nơi cử hành tang lễ có đúng đắn không?
Điều đó tùy thuộc vào bạn và trẻ. Mọi việc sẽ ổn khi đưa trẻ đến đám ma hoặc nơi tưởng niệm nếu trẻ muốn điều đó. Giải thích trước cho trẻ rằng mọi người có thể sẽ nhắc nhiều về người đã khuất hoặc rất nhiều người sẽ khóc. Chia sẻ những niềm tin tâm linh của bạn về cái chết và ý nghĩa của những nghi lễ mà bạn và gia đình sẽ làm trong đám tang.
Nếu bạn nghĩ sự u sầu của bạn có thể cản trở việc bạn giải thích cho trẻ vào thời điểm khó khăn này, bạn hãy nhờ bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình ở bên cạnh trẻ. Hãy nhờ một người mà bạn yêu mến và tin cậy, người sẽ không bận tâm khi rời khỏi tang lễ nếu như con của bạn muốn điều ấy.
Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc để trẻ nhỏ chứng kiến sự u sầu, đau khổ và nước mắt của họ về cái chết. Đừng cho phép trẻ nhỏ nhận thấy khóc là phản ứng tự nhiên trước đau khổ và trước sự mất mát về mặt tình cảm. Bạn cần khiến trẻ hiểu rằng dù rất đau buồn, bạn vẫn có thể quan tâm lo lắng cho gia đình và khiến trẻ được an toàn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Khi trẻ nhỏ học về cách đối diện với cái chết, các em cần không gian để đau buồn theo cách của riêng mình, khác với người lớn. Một đứa trẻ có thể không khóc hoặc phản ứng lại với tin chết chóc đó bằng một hành động hoặc trở nên vô cùng hiếu động. Tuy nhiên, cho dù trẻ phản ứng như thế nào, bạn cũng đừng đánh giá hành vi đó. Hãy luôn hiểu rằng đối diện với đau buồn cũng giống như đối mặt với bất cứ nhiệm vụ nào khác, đó là một quá trình.
Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện cần đến sự giúp đỡ bên ngoài để đối diện với mất mát, hãy kịp thời giúp trẻ.
Bác sĩ, người hướng dẫn hoặc các tổ chức về sức khỏe tinh thần có thể hỗ trợ cho bạn. Bạn cũng có thể tìm thêm sách, website hoặc các nhóm hỗ trợ để giúp mọi người vượt qua đau khổ.
Bố mẹ không phải lúc nào cũng có thể tránh cho trẻ khỏi phải đối mặt với sự đau buồn và mất mát. Nhưng giúp con của mình học cách đối diện với chúng sẽ rất có ý nghĩa trong suốt cuộc đời của trẻ.