Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Glibenclamid
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Glibenclamid
- 3 Chỉ định Glibenclamid
- 4 Chống chỉ định Glibenclamid
- 5 Thận trọng Glibenclamid
- 6 Tương tác thuốc Glibenclamid
- 7 Liều lượng và cách dùng Glibenclamid
- 8 Tác dụng không mong muốn Glibenclamid
- 9 Quá liều và xử trí Glibenclamid
- 10 Độ ổn định và bảo quản Glibenclamid
Tên chung quốc tế Glibenclamid
Glibenclamide.
Dạng thuốc và hàm lượng Glibenclamid
Viên nén 2,5 mg, 5 mg.
Hình Glibenclamid
Chỉ định Glibenclamid
Đái tháo đường typ 2 khi chế độ ăn, giảm trọng lượng và luyện tập không kiểm soát được đường huyết.
Chống chỉ định Glibenclamid
Đái tháo đường typ 1; đái tháo đường không ổn định; đái tháo đường ở thiếu niên; hôn mê do đái tháo đường; tổn thương gan (Phụ lục 5); tổn thương thận (Phụ lục 4); thiếu dinh dưỡng; mang thai (Phụ lục 2); cho con bú (Phụ lục 3); mất bù cấp tính do nhiễm khuẩn hoặc hoại thư; mẫn cảm với glibenclamid.
Thận trọng Glibenclamid
Giảm chức năng thận hoặc gan (Phụ lục 4 và 5); suy dinh dưỡng; người cao tuổi; xơ cứng động mạch não; dị ứng với sulfonamid; người bệnh bị nhiễm khuẩn, chấn thương, phải mổ. Người bệnh chưa kiểm soát được đường huyết, không dùng thuốc đều đặn, cần tránh vận hành máy móc, xe cộ.
Tương tác thuốc Glibenclamid
(Phụ lục 1).
Liều lượng và cách dùng Glibenclamid
Trước khi dùng thuốc phải điều trị bằng chế độ ăn uống. Liều phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Uống thuốc 30 phút trước bữa ăn. Liều ban đầu: 2,5 – 5 mg/ngày, uống 30 phút trước bữa ăn sáng. Điều chỉnh liều nếu cần sau 2 – 3 tuần, tăng mỗi lần 2,5 mg cho tới khi đạt mức glucose huyết theo yêu cầu. Liều duy trì: Thường là 1,25 – 10 mg/ngày. Nếu trên 10 mg/ngày thì uống làm 2 lần. Liều tối đa 15 mg/ngày.
Đang dùng thuốc chống đái tháo đường khác chuyển sang dùng gliben- clamid: Uống 2,5 – 5 mg glibenclamid ngay sau ngày ngừng thuốc kia; nếu cần tăng dần liều, mỗi lần 2,5 mg như ở trên.
Chú ý giảm liều ở người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng, tổn thương gan hoặc thận (liều ban đầu 1,25 mg/ngày).
Tác dụng không mong muốn Glibenclamid
Thường nhẹ. Buồn nôn; nôn; nhức đầu; phản ứng quá mẫn; hạ đường huyết; rối loạn thị giác tạm thời; vàng da. Nếu quá liều: Tụt đường huyết; nhức đầu; bị kích thích; bồn chồn; vã mồ hôi; mất ngủ; rối loạn hành vi.
Xử trí ADR: Chuyển sang tạm thời dùng insulin (nhiễm khuẩn nặng, bị mổ, dùng corticosteroid); theo dõi chặt chẽ đường huyết; tuân thủ chế độ ăn; giảm liều.
Quá liều và xử trí Glibenclamid
Ăn đường ngay, đến bác sĩ hoặc bệnh viên. Nếu hôn mê: Truyền dung dịch glucose vào tĩnh mạch.
Độ ổn định và bảo quản Glibenclamid
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và chống ẩm.
http://nidqc.org.vn/duocthu/588/