Thứ Năm , 14 Tháng Ba 2024

Hồi sức tim phổi (CPR)

Bài viết thứ 39 trong 39 bài thuộc chủ đề Sơ cứu
 

Hồi sức tim phổi quan trọng khi nào?

Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp chết đuối). Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sống quan trọng, đặc biệt đối với những nạn nhân trong tình trạng còn có khả năng cải thiện được. Kỹ thuật này giúp duy trì sự tuần hoàn của lượng máu chứa oxy trong cơ thể, từ đó giúp phòng tránh nguy cơ tổn thương não và các cơ quan nội tạng.

Hồi sức tim phổi

Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân bị bệnh vào giai đoạn cuối (như giai đoạn nặng của bệnh ung thư) và đang hấp hối thì hồi sức tim phổi không thể là một lựa chọn tốt nhất. Trong những tình huống này, việc trao đổi ngay từ đầu giữa bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về vấn đề hồi sức này là rất cần thiết.

Hồi sức tim phổi sẽ diễn ra như thế nào?

Quy trình hồi sức tim phổi bao gồm 2 giai đoạn: nhấn ngực (dùng lực nhấn mạnh lên lồng ngực để kích thích tim đập) và hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi từ miệng qua miệng).

Kích điện lên lồng ngực (dùng máy khử rung tự động ngoài lồng ngực, viết tắt là AED của từ tiếng Anh “Automated External Defibrillator”, để giúp tim đập trở lại) và một số thuốc đặc biệt đôi khi được áp dụng để cứu sống người có tim vừa ngừng đập. Kỹ thuật này thường sẽ được thực hiện trong 15- 30 phút. Có thể sẽ cần đặt một cái ống vào mũi hoặc miệng để luồn xuống dưới phổi. Ống này sẽ được nối với máy giúp thở để giúp duy trì hơi thở cho nạn nhân.

Sẽ ra sao nếu không thực hiện hồi sức tim phổi?

Nạn nhân sẽ trở nên lơ mơ gần như ngay lập tức và sẽ chết trong 5-10 phút sau đó.

Những ích lợi của hồi sức tim phổi?

Hồi sức tim phổi thật sự không hề có tác dụng đối với những bệnh nhân ở vào giai đoạn cuối và đang hấp hối.

Hồi sức tim phổi có thể giúp kéo dài sự sống của những bệnh nhân có tình trạng sức khỏe khá hơn hoặc những bệnh nhân trẻ hơn. Kỹ thuật này, nếu được thực hiện trong vòng 5 -10 phút ngay sau khi tim vừa ngừng đập hoặc bệnh nhân vừa ngừng thở sẽ cứu được tính mạng.

Hồi sức tim phổi có những nguy cơ gì?

Nhấn mạnh lên lồng ngực có thể dẫn tới đau ngực, gãy xương sườn hoặc vỡ phổi. Những bệnh nhân được đặt ống thở thường phải cần tới thuốc để làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Một số bệnh nhân sau khi qua cơn nguy kịch có thể sẽ cần dùng tới máy giúp thở một thời gian trong lúc nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt (viết tắt là ICU – intensive care unit).

Chỉ một số ít bệnh nhân (dưới 10%) thoát qua cơn nguy kịch tại bệnh viện là có thể hồi phục được chức năng như trước đó. Phần nhiều bệnh nhân chỉ sống được một thời gian ngắn sau hồi sức tim phổi rồi sau đó cũng tử vong ngay tại bệnh viện. Nhìn chung hồi sức tim phổi có thể giúp kéo dài được tiến trình dẫn tới tử vong này.

Những bệnh nhân mắc nhiều bệnh đồng thời trong người thường sẽ không sống được cho dù có hồi sức tim phổi. Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, hầu như không ai có thể sống được sau hồi sức tim phổi, và cũng không ai sống đủ lâu cho đến lúc xuất viện. Ở một số bệnh nhân hy hữu vượt qua được ngưỡng này thì thường họ sẽ bị yếu hơn hoặc bị tổn thương não. Một vài người sẽ phải cần sống lệ thuộc vào máy giúp thở cho đến cuối đời.

Cách học hồi sức tim phổi?

Hồi sức tim phổi là một kỹ năng mà bạn cần học từ các khóa huấn luyện chính quy về sơ cứu ban đầu. Khóa học sẽ dạy bạn cách thực hiện hồi sức tim phổi và cách dùng máy khử rung tự động ngoài lồng ngực.

Xem video hướng dẫn

Xem hướng dẫn: Bật phụ đề tiếng việt trên youtube tại đây.

  • Cardiopulmonary Resuscitation (CPR) Training Video

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/cardiopulmonary-resuscitation-cpr.html