Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Immunoglobulin kháng dại
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Immunoglobulin kháng dại
- 3 Chỉ định Immunoglobulin kháng dại
- 4 Chống chỉ định Immunoglobulin kháng dại
- 5 Thận trọng Immunoglobulin kháng dại
- 6 Liều lượng và cách dùng Immunoglobulin kháng dại
- 7 Tác dụng không mong muốn Immunoglobulin kháng dại
- 8 Độ ổn định và bảo quản Immunoglobulin kháng dại
Globulin miễn dịch kháng dại (người).
Tên chung quốc tế Immunoglobulin kháng dại
Rabies immunoglobulin.
Dạng thuốc và hàm lượng Immunoglobulin kháng dại
Lọ 300 đv, lọ 1500 đv.
Hình
Chỉ định Immunoglobulin kháng dại
Miễn dịch thụ động sau khi tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với bệnh dại ở vùng có nguy cơ cao, cho người chưa được miễn dịch (phối hợp cùng vaccin dại).
Chống chỉ định Immunoglobulin kháng dại
Xem ghi chú ở Mục 19.1; tránh tiêm lặp lại, sau khi đã bắt đầu tiêm vaccin; không tiêm tĩnh mạch.
Thận trọng Immunoglobulin kháng dại
Xem ghi chú ở Mục 19.1. Nếu cần phải tiêm vaccin dại và immunoglobulin kháng dại cùng một lúc, các thuốc này phải dùng bơm tiêm riêng và tiêm vào các vị trí khác nhau.
Liều lượng và cách dùng Immunoglobulin kháng dại
Tạo miễn dịch thụ động kháng dại : Điều trị sau khi tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc), tiêm bắp và tiêm xung quanh vết thương, người lớn và trẻ em 20 đv/kg (một nửa tiêm bắp và một nửa tiêm xung quanh vết thương).
Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi tiếp xúc.
Tác dụng không mong muốn Immunoglobulin kháng dại
Xem ghi chú Mục 19.1.
Độ ổn định và bảo quản Immunoglobulin kháng dại
Bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 o C, tránh đông lạnh.
http://nidqc.org.vn/duocthu/600/