Nội dung chính
- 1 Tên chung quốc tế Indinavir
- 2 Dạng thuốc và hàm lượng Indinavir
- 3 Chỉ định Indinavir
- 4 Chống chỉ định Indinavir
- 5 Thận trọng Indinavir
- 6 Tương tác thuốc Indinavir
- 7 Liều lượng và cách dùng Indinavir
- 8 Tác dụng không mong muốn Indinavir
- 9 Quá liều và xử trí Indinavir
- 10 Độ ổn định và bảo quản Indinavir
Indinavir; IDV.
Nang 200 mg, 333 mg, 400 mg.
Hình Indinavir – Thuốc ức chế protease
Nhiễm HIV, kết hợp với 2 thuốc nucleosid ức chế enzym sao chép ngược và thường dùng với ritonavir liều thấp để tăng tác dụng.
Quá mẫn với indinavir.
Suy gan (Phụ lục 5); uống nhiều nước để giảm nguy cơ sỏi thận; đái tháo đường; bệnh ưa chảy máu (hemophili); thời kỳ mang thai và cho con bú (xem phần chung ở trên và Phụ lục 2 và 3); ức chế chuyển hoá nhiều thuốc nếu điều trị kết hợp.
(Phụ lục 1).
Nhiễm HIV (kết hợp với nucleosid ức chế enzym sao chép ngược và liều thấp ritonavir để tăng tác dụng): Người lớn, uống 800 mg indinavir + 100 mg ritonavir/lần, ngày 2 lần;
Nhiễm HIV (kết hợp với nucleosid ức chế enzym sao chép ngược nhưng không dùng ritonavir): Người lớn uống 800 mg mỗi 8 giờ; trẻ em và thiếu niên 4 – 17 tuổi, 500 mg/m2 mỗi 8 giờ (tối đa 800 mg mỗi 8 giờ); trẻ em dưới 4 tuổi, độ an toàn và hiệu quả chưa xác định.
Lời khuyên: Dùng thuốc 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn; có thể dùng thức ăn nhẹ ít mỡ; không nên ăn bưởi trong khi điều trị bằng indi- navir; khi phối hợp với didanosin, nên uống mỗi thuốc cách 1 giờ (thuốc chống acid trong didanosin làm giảm hấp thụ indinavir).
Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy bụng, rối loạn tiêu hoá, đầy hơi, viêm tụy, khô miệng, rối loạn vị giác; nhức đầu, choáng váng, mất ngủ, đau cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân, suy nhược, giảm cảm giác, dị cảm, tăng đường huyết, phản ứng phản vệ, ngoại ban (gồm cả hội chứng Stevens-Johnson), ngứa, da khô, tăng nhiễm hắc tố, rụng tóc, viêm móng; viêm thận kẽ, bệnh sỏi thận (có thể ngừng thuốc tạm thời hoặc ngừng hẳn, hay gặp ở trẻ em), đái khó; đái ra máu, tinh thể niệu, protein niệu, đái ra mủ (trẻ em); viêm gan, tăng bilirubin huyết nhất thời; rối loạn máu gồm giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu tan huyết; loạn dưỡng lipid và tác động lên chuyển hoá (xem ở trên).
Nếu xảy ra quá liều cấp thì cần tiến hành điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ người bệnh.
Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 o C trong các chai lọ nút kín và có thêm chất hút ẩm.
http://nidqc.org.vn/duocthu/359/