Thứ Ba , 5 Tháng Mười Hai 2023
Trang chủ Chuyên ngành Nhi khoa Kết quả khảo sát – Nuôi con bằng sữa mẹ

Kết quả khảo sát – Nuôi con bằng sữa mẹ

Bài viết thứ 2 trong 2 bài thuộc chủ đề Group Nhi khoa
 

Kết quả khảo sát online – Nuôi con bằng sữa mẹ – tại Group Nhi Khoa Y học cộng đồng

Mục đích khảo sát

Nuôi con bằng sữa mẹ rất quan trọng. Tuy nhiên chưa có nhiều thống kê cụ thể về tình hình thực hiện việc này tại Việt Nam. Một số người cho rằng tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam chưa cao, chỉ tầm 20% và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Nghiên cứu này được nhóm Nhi khoa Y học cộng đồng thực hiện để nắm bắt tình hình nuôi con bằng sữa mẹ và những khó khăn khi thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, qua đó hi vọng đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện trong tương lai.

Phương pháp khảo sát

  • Phương pháp: Khảo sát online dùng google form
  • Thời gian: từ 01/08/2017 đến 26/08/2017
  • Bảng hỏi: 12 câu hỏi về tình hình chăm con liên quan đến sữa mẹ
  • Đối tượng: Tham gia tình nguyện qua lời kêu gọi trên facebook và Group Nhi Khoa Y học cộng đồng
  • Có yêu cầu cung cấp địa chỉ email khi tham gia

Tóm tắt kết quả

  • Số người tham gia: 509
  • Đạt mốc 500 người sau 2 ngày đầu tiên

Độ tuổi tham gia

  • 51,5% trong độ tuổi 20 – 29 tuổi
  • 47,3% trong độ tuổi 30 – 39 tuổi

Đa số nói về chăm con đầu lòng.

  • 77,4% chăm con đầu lòng
  • 20,6% chăm con thứ 2

Nếu có đủ sữa, 99,4% số người tham gia muốn nuôi con bằng sữa mẹ.

89% số người tham gia có tìm hiểu thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ.

Ít người được hướng dẫn về nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) tại lớp học.

  • Chỉ có 18,5% số người tham gia có dự lớp NCBSM trước khi sinh.
  • Chỉ có 12% số người tham gia có dự lớp NCBSM sau khi sinh.

Tỉ lệ Sữa mẹ : Sữa công thức trong 6 tháng đầu sau sinh

  • Hơn 75% nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Tỉ lệ nuôi con “nhiều hơn 70% sữa mẹ” là 91%
  • Vài mẹ (< 5 người) chưa hiểu hết ý câu hỏi, cung cấp tỉ lệ chi tiết hơn hoặc bức xúc vì bị “tráng ruột” bằng sữa công thức.

Tỉ lệ Sữa mẹ : Sữa công thức từ tháng thứ 6 đến tháng 12 sau sinh

  • Hơn 60% nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Tỉ lệ nuôi con “nhiều hơn 70% sữa mẹ” là 80,6%
  • Tỉ lệ nuôi dùng sữa công thức hoàn toàn tăng từ 0,6% lên 4,7%
  • Hai mẹ có con dưới 6 tháng nên không tính câu trả lời
  • Vài mẹ (< 5 người) cung cấp tỉ lệ chi tiết hơn (90:10 hoặc 80:20)

Nhiều trẻ tiếp tục được nuôi bằng sữa mẹ sau 1 tuổi

  • Tỉ lệ có nuôi con bằng sữa mẹ (không kể tỉ trọng) sau 1 tuổi là 86,1%

Thời điểm dừng sữa mẹ

  • Có 3,1% bỏ bú mẹ trước 3 tháng.
  • Gần 30% bỏ bú mẹ trước 2 tuổi.
  • Hơn 80 trường hợp vẫn đang nuôi con bằng sữa mẹ tại thời điểm khảo sát nên không trả lời chính xác.

Khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ

Người tham gia chọn nhiều câu trả lời cùng lúc. Các mẹ ghi thêm rất nhiều ý kiến và trải nghiệm bản thân.

  • 37,5% Bận đi làm
  • 30,3% Sữa mẹ không đủ
  • 20,2% Không thấy con tăng đủ cân
  • 15,9% Chỗ làm không thuận lợi cho việc cho bú
  • 15,9% Không có chỗ cho bú khi cùng con ra ngoài chơi
  • 14,3% Không biết sữa mẹ vậy có đủ dinh dưỡng cho con không
  • 14,1% Áp lực thêm sữa công thức từ gia đình chồng
  • 13% Nuôi bằng sữa mẹ cực quá
  • 10,4% Không thích ăn, bị bắt ăn nhiều thứ kích sữa
  • 9,2% Áp lực thêm sữa công thức từ gia đình mình
  • 8,4% Mẹ có vấn đề về sức khỏe
  • 4,1% Không biết hỏi ý kiến ai
  • 3,5% Không biết thời điểm và cách bỏ sữa
  • 1,6% Con có vẻ không thích sữa mẹ
  • 1,2% Thấy con bú sữa bột được nhiều hơn
  • 0,3% Nghe nói/nghĩ là sữa công thức tốt hơn cho trẻ em
  • 5,9% Nguyên nhân khác

=> Đa số do bận đi làm hoặc lo lắng rằng sữa mẹ không đủ.

=> Có 8,4% trường hợp mẹ có vấn đề về sức khỏe.

=> Nhiều mẹ (13%) thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ quá vất vả.

=> Áp lực phải thêm sữa công thức từ gia đình chồng lớn hơn.

=> Nhiều mẹ (10%) không thích ăn thực phảm kích sữa.

=> Hầu hết không nghĩ / không bị lung lạc rằng sữa công thức tốt hơn.

Nguyên nhân khác gây khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ

  • Vòng luẩn quẩn: Mẹ sữa ít => Con bú không đủ khóc quấy => Mẹ ăn ngủ không đủ giấc => Thiếu sữa…
  • Thường xuyên bị tắc tia sữa.
  • Mất sữa, tắc sữa, ít sữa đột ngột (do căng thẳng, mẹ ốm)
  • Đầu ti bị tụt vào trong nên bé khó khăn khi bú.
  • Không chịu ti mẹ trực tiếp nên phải vắt ra bình cho bé ti.
  • Bé “nghiền” ti mẹ, ti lắt nhắt không đi đâu làm gì được.
  • Con mọc răng cắn ti mẹ rất đau.
  • Sau sinh, đau vết khâu nên không ngồi cho bé bú được
  • Con tự nhiên bỏ sữa không thích ti mẹ nữa!
  • Khó tách việc ngủ và bú của con ra thành 2 chuyện riêng biệt.
  • Con nhiều khi bú lắt nhắt không tập trung nên gây giảm sữa.
  • Không đủ sữa do sinh đôi.
  • Bé ti mẹ nên không thích ăn những thứ khác mặc dù được 11 tháng rồi.
  • Rào cản về tâm lý và tác động của xã hội
    • Con bú ở nơi công cộng là xấu.
    • Con trên 1 tuổi mà còn bú là xấu.
    • Trên 2 tuổi còn bú là quá xấu.
    • các y tá bệnh viện gợi ý mua sữa công thức ngay khi bé chào đời.
  • Không có đủ thời gian vắt sữa khi đi làm.
  • Bữa ăn tại công ty không đủ dinh dưỡng.
  • Thiếu sự đồng cảm từ người thân.
  • Áp lực theo cách nuôi của ông bà, phải béo tốt.
  • Con hay bị mang ra so sánh với nhà hàng xóm, bà con.
  • Thiếu người tư vấn hướng dẫn.
  • Tài liệu hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ chưa đc phổ biến rộng rãi trong khi quảng cáo sữa công thức quá nhiều.

Bàn luận và đề xướng

Tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao hơn kỳ vọng rất nhiều! Đây là khảo sát online, nên kết quả có thể khác so với những nghiên cứu thực hiện trực tiếp (offline) tại cộng đồng.

Một trong những lý do có thể là “selection bias” (thiên lệch ở đối tượng tham gia) mà cách nghiên cứu này không tránh khỏi. Người tham gia qua facebook có thể có học vấn, điều kiện kinh tế tốt hơn mặt bằng chung. Nhiều mẹ là thành viên của nhóm Nhi khoa Y học cộng đồng, nhóm Betibuti,…có hiểu biết tốt hơn về nuôi con bằng sữa mẹ.

Những nguyên nhân “chủ quan” ở mẹ và con cản trở nuôi con bằng sữa mẹ cần được giải quyết bằng việc phổ biến các tài liệu hướng dẫn cụ thể, tổ chức các lớp chỉ dẫn thực tế, tư vấn online và/hoặc video về các cách xử trí tình huống.

Đối với những nguyên nhân “khách quan” do xã hội, cần có sự thay đổi nhận thức trong cộng đồng sâu rộng hơn nữa. Việc cải thiện môi trường làm việc, trang bị nơi công cộng thuận lợi hơn cho việc bú mẹ khi cần là rất cấp thiết.

Thông tin khảo sát xem tại

https://www.facebook.com/groups/nhikhoa.yhcd/permalink/1618672944870970/